Hệ thống pháp luật

Chương 3 Quyết định 1077-QĐ năm 1962 ban hành chế độ quản lý, sửa chữa đường ô tô do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Chương 3:

PHÂN LOẠI CÔNG TÁC SỬA CHỮA

Điều 7. – Công tác sửa chữa đường ô tô chia ra làm 2 loại, loại có thể dự đoán trước và loại không thể dự đoán trước:

1. Loại công tác có thể dự đoán trước gồm có:

a) Giữ gìn và chăm nom để bảo vệ trạng thái tốt của các công trình và đề phòng hư hỏng.

b) Sửa chữa nhỏ

c) Sữa chữa vừa.

d) Sửa chữa lớn.

2. Loại công tác không thể dự đoán trước:

a) Khôi phục đường hoặc sửa chữa những hư hỏng bất ngờ (hư hỏng do phá hoại, hư hỏng lớn do thiên tai hay hư hỏng do sửa chữa nhỏ, sửa chữa vừa và sửa chữa lớn không tốt gây nên).

b) Cải tiến tiêu chuẩn (nâng cao tiêu chuẩn toàn bộ con đường).

Điều 8. – Do tính chất công tác, hai loại công tác chăm nom và sửa chữa nhỏ được gộp làm một và gọi là “sửa chữa thường xuyên”. Và bản chế độ này chỉ quy định về loại công tác có thể dự đoán trước nói ở điểm 1) điều 7 trên.

Điều 9. – Công tác sửa chữa thường xuyên là những công tác giữ gìn và chăm nom các công trình đề phòng hư hỏng và sửa chữa kịp thời những hư hỏng nhỏ. Công tác này tiến hành trong suốt cả năm và trên toàn tuyến đường, nhằm duy trì tình trạng tốt sẵn của các công trình để đảm bảo giao thông vận tải liên tục, nhanh chóng và an toàn.

Trong mỗi mùa mưa hoặc mùa khô, công tác sửa chữa thường xuyên có một số việc trọng tâm. Khẩu hiệu là: chăm nom và đề phòng là chính. Công tác sửa chữa thường xuyên nhằm không để xảy ra những hư hỏng lớn, không để gián đoạn giao thông.

Điều 10. – Công tác sửa chữa vừa là công tác sửa chữa định kỳ ngắn hạn (hai năm trở lên một lần) tiến hành giữa hai lần sửa chữa lớn nhằm giữ vững chất lượng của công trình bằng cách sửa chữa một số bộ phận của công trình cho đúng tiêu chuẩn và kỹ thuật đã quy định.

Công tác này tiến hành trên từng đoạn đường dài, đồng thời sửa chữa mặt đường thì cũng sửa chữa nền đường và các công trình kỹ thuật. Trong khi tiến hành công tác này, có thể gián đoạn giao thông nhưng không lâu.

Điều 11. – Công tác sửa chữa lớn là những công tác sửa chữa định kỳ dài hạn, tổng hợp và toàn diện nhằm sửa chữa tất cả hư hỏng của một đoạn đường dài hoặc của một công trình kỹ thuật nhằm khôi phục khả năng cũ của các công trình; có khi nâng cao tiêu chuẩn một vài bộ phận của công trình.

Công tác này có thể đòi hỏi đình chỉ giao thông trên đường trong một thời gian hoặc chuyển giao thông qua một đường khác.

Công tác sửa chữa lớn sẽ tiến hành sau khi công trình đã trải qua một hay nhiều lần sửa chữa vừa, trung bình là bốn hay năm năm một lần.

Điều 12. – Công tác sửa chữa thường xuyên lúc đầu phải kết hợp với sửa chữa vừa và sửa chữa lớn để hoàn thiện các công trình; đến lúc công trình đã được hoàn thiện thì sửa chữa thường xuyên là công tác chủ yếu trong toàn bộ công tác sửa chữa.

Ba công tác này kết hợp được chặt chẽ và thực hiện được tốt sẽ làm cho đường sá, cầu cống, phà, ca-nô, nhà cửa, các thiết bị an toàn càng ngày càng được nâng cao chất lượng, dần dần trở nên hoàn chỉnh, do đó:

- Bảo đảm được tốc độ và trọng tải xe như đã quy định, góp phần vào việc bảo đảm an toàn giao thông.

- Hạ được giá thành vận tải;

- Giảm bớt được chi phí về sửa chữa vừa và sửa chữa lớn;

- Kéo dài được thời gian phục vụ của con đường tránh được việc phải đầu tư sớm làm lại con đường để tập trung vốn vào việc phát triển mảng lưới giao thông.

PHẦN 2:

NỘI DUNG CÔNG TÁC SỬA CHỮA

Quyết định 1077-QĐ năm 1962 ban hành chế độ quản lý, sửa chữa đường ô tô do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 1077-QĐ
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 15/09/1962
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Dương Bạch Liên
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 47
  • Ngày hiệu lực: 15/09/1962
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH