Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1069/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 12 tháng 5 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG, VẬN ĐỘNG LỒNG GHÉP CUNG CẤP DỊCH VỤ SỨC KHOẺ SINH SẢN - KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH ĐẾN VÙNG ĐÔNG DÂN, VÙNG CÓ MỨC SINH CAO, VÙNG KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2016

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Công văn số 97/TCDS-QMDS, ngày 21 tháng 3 năm 2016 của Tổng cục Dân số-KHHGĐ về việc hướng dẫn thực hiện chiến dịch năm 2016;

Xét Tờ trình số 839/TTr-SYT, ngày 09 tháng 5 năm 2016 của Giám đốc Sở Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai Chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ sức khoẻ sinh sản - kế hoạch hoá gia đình đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao, vùng khó khăn năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch triển khai chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản - kế hoạch hoá gia đình đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao, vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh, năm 2016, với những nội dung chủ yếu sau:

1. Chiến dịch được thực hiện trên 05 xã thuộc huyện Trà Ôn, huyện Vũng Liêm, thị xã Bình Minh (theo Quyết định số 477/QĐ-UBDT, ngày 19/9/2013 của Uỷ ban Dân tộc công nhận thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III, thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012 - 2015);

2. Tổng kinh phí thực hiện là 64.000.000 đồng (sáu mươi bốn triệu đồng), trong đó:

- Ngân sách Trung ương là: 24.000.000 đồng.

- Sự nghiệp y tế năm 2016: 40.000.000 đồng.

- Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

(Kèm theo Kế hoạch số 838/KH-SYT, ngày 09/5/2016 của Sở Y tế).

Điều 2. Giám đốc Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này; quản lý, sử dụng và thanh quyết toán nguồn kinh phí trên đúng quy định Nhà nước; báo cáo kết quả thực hiện về Uỷ ban nhân dân tỉnh và Trung ương theo từng đợt Chiến dịch;

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật, trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Trà Ôn, huyện Vũng Liêm và thị xã Bình Minh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lữ Quang Ngời

 

UBND TỈNH VĨNH LONG
SỞ Y TẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 838/KH-SYT

Vĩnh Long, ngày 09 tháng 5 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

VỀ VIỆC TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG, VẬN ĐỘNG LỒNG GHÉP CUNG CẤP DỊCH VỤ SKSS/KHHGĐ ĐẾN VÙNG ĐÔNG DÂN, CÓ MỨC SINH CAO, VÙNG KHÓ KHĂN NĂM 2016
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1069/QĐ-UBND ngày 12/5/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long)

Căn cứ Hướng dẫn 97/TCDS-QMDS ngày 21/3/2016 của Tổng cục Dân số về việc hướng dẫn thực hiện chiến dịch 2016.

Chiến dịch Truyền thông, vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ sức khoẻ sinh sản/Kế hoạch hoá gia đình (SKSS/KHHGĐ) đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn (gọi tắt là chiến dịch) được thực hiện thông qua lồng ghép, phối hợp một số hoạt động của Dự án đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình năm 2016.

Sở Y tế Vĩnh Long xây dựng Kế hoạch triển khai Chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ đến vùng đông dân, có mức sinh cao, vùng khó khăn năm 2016, với những nội dung cụ thể như sau:

A. MỤC TIÊU CỦA CHIẾN DỊCH:

I. MỤC TIÊU CHUNG:

Huy động các cấp, các ngành, các đoàn thể tăng cường tuyên truyền vận động và cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại các vùng đông dân, vùng có mức sinh cao không ổn định và vùng khó khăn góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc SKSS/KHHGĐ và thực hiện chỉ tiêu công tác DS-KHHGĐ năm 2016.

Mở đợt cao điểm nhằm tuyên truyền vận động người dân trên địa bàn toàn tỉnh tham gia và hưởng ứng nhiệt tình đợt chiến dịch. Từ đó, tạo tiền đề cho việc thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của đề án, nhằm từng bước góp phần nâng cao chất lượng Dân số, thực hiện có hiệu quả công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 2016-2020, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao mức sống, xoá đói giảm nghèo cho người dân.

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ:

1. Triển khai thực hiện chiến dịch tại 05 xã thuộc huyện Trà Ôn, Vũng Liêm và Thị xã Bình Minh (theo Quyết định số 447/QĐ-UBDT, ngày 19/9/2013 của Uỷ ban Dân tộc về việc công nhận thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I,II,III thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2011-2015 và một số xã có mức sinh cao).

2. Mục tiêu đạt được tại mỗi xã triển khai chiến dịch so chỉ tiêu năm: (Phân bổ chỉ tiêu chiến dịch Tổng cục DS-KHHGĐ).

- Triệt sản: 50% chỉ tiêu kế hoạch triệt sản/năm.

- Dụng cụ tử cung: 60% chỉ tiêu kế hoạch đặt dụng cụ tử cung/năm.

- Thuốc tiêm, thuốc cấy: 60% chỉ tiêu kế hoạch/năm (mỗi loại).

3. Riêng đối với các xã hưởng ứng chiến dịch, cần tập trung tuyên truyền hiệu quả các đề án, dự án; tích cực khám, điều trị bệnh phụ khoa tại Trạm Y tế. Gói dịch vụ kế hoạch hoá gia đình thực hiện theo hợp đồng 7.1. Nếu đối tượng có thẻ BHYT thì Trạm Y tế áp dụng để thực hiện điều trị phụ khoa. Ngoài ra những trường hợp không nằm trong đối tượng được quy định, đề nghị địa phương hỗ trợ kinh phí trên cơ sở kế hoạch tham mưu của Trung tâm DS-KHHGĐ.

Các xã đăng ký hưởng ứng chiến dịch phấn đấu hoàn thành > 10% chỉ tiêu kế hoạch năm về triệt sản, dụng cụ tử cung, thuốc tiêm, thuốc cấy.

B. THỜI GIAN, TIẾN ĐỘ:

Năm 2016, tổ chức 01 đợt tại 05 xã trong tỉnh. Bắt đầu từ ngày 01/9/2016, kết thúc trước ngày 30/9/2016.

- Tại các xã chiến dịch được tổ chức trong thời gian từ 7-8 ngày, gồm các hoạt động chính:

+ Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tư vấn, vận động đối tượng, lập danh sách đối tượng đăng ký thực hiện các dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ.

+ Tổ chức cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại Trạm y tế xã trong thời gian 03 ngày/xã/01 đợt .

C. CÁC THÔNG TIN VỀ CHIẾN DỊCH:

I. THÔNG TIN CHUNG:

TT

Nội dung

Toàn tỉnh năm 2016

Địa bàn Chiến dịch

Toàn CD

1

Tổng số huyện/thị, thành phố

8

3

2

Tổng số xã

109

5 xã/42 xã

3

Dân số (người )

1.097.090

58.506

4

Số phụ nữ 15-49 tuổi có chồng

182.023

9.695

5

Số cặp vợ chồng đang sử dụng BPTT hiện đại (cặp)

120.890

6.689

6

Tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại %

66,4

68,64

II. CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỊCH VỤ CSSKSS/KHHGĐ:

1. Gói dịch vụ kế hoạch hoá gia đình:

TT

Số người mới áp dụng các BPTT hiện đại

Kế hoạch toàn tỉnh năm 2016

Chỉ tiêu chiến dịch/Chỉ tiêu năm của 05 xã

1

Triệt sản

100

4/5

2

Đặt vòng

14.600

514/776

3

Thuốc tiêm

2.900

101/153

4

Thuốc cấy

350

13/20

5

Thuốc viên

20.139

1.053/1.053

6

Bao cao su

14.304

761/761

 

Tổng cộng

52.393

2.446/2.768

2. Gói phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản:

TT

Nội dung

Toàn Chiến dịch

1

Số PN được khám các bệnh NKĐSS

(bình quân 400 người/xã)

2.000 người

2

Số PN được phát hiện mắc bệnh NKĐSS (60% số được khám PK)

1.200 người

3

Số PN được điều trị NKĐSS

 

 

Trong đó

 

 

+ Số điều trị tại xã

1.140 người

 

+ Số chuyển tuyến (5% số điều trị)

60 người

3. Kế hoạch hoạt động tuyên truyền vận động tại địa bàn chiến dịch:

Nội dung

Tỉnh tổ chức

Huyện tổ chức

Xã tổ chức

Tổng số

Tổng số

Tổng số

1. Hội nghị, tập huấn triển khai... (cuộc )

-

03

05

2. Nói chuyện về SKSS/KHHGĐ (lượt)

-

-

15

3. Truyền thanh/ phát thanh/ truyền hình (buổi)

-

84

70

4. Số lượng tài liệu truyền thông được cung cấp (tờ rơi, sách lật...)

 

 

8.000

4. Kế hoạch huy động lực lượng tham gia cung cấp dịch vụ tại địa bàn chiến dịch:

- Số đội lưu động cấp huyện tham gia Chiến dịch: 05. Các đội lưu động sẽ sử dụng máy siêu âm lưu động thực hiện khám phục vụ trong 3 ngày diễn ra chiến dịch.

- Số cán bộ y tế tham gia chiến dịch: 15 người.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Công tác chuẩn bị:

Căn cứ chỉ tiêu được giao từ Chương trình mục tiêu DS/KHHGĐ; Sở Y tế xây dựng phương án phân bổ như sau:

1.1. Số xã Trung ương giao: 05 xã.

1.2. Toàn bộ các chi phí dự chi theo định mức đã được Bộ Y tế và Tổng cục Dân số hướng dẫn, chi từ nguồn kinh phí chiến dịch năm 2016.

1.3. Mỗi xã tham gia chiến dịch bình quân 400 người. Mục đích khám để phát hiện, điều trị nhằm hạ thấp tỉ lệ bệnh phụ khoa để nâng cao khả năng chấp nhận vòng tránh thai của nhân dân. Số phát hiện bệnh hiểm nghèo, Chi Cục DS-KHHGĐ tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo và các cơ quan, tổ chức khác hỗ trợ, phẫu thuật, điều trị ở tuyến trên. Tỷ lệ có bệnh cần điều trị khoảng 60% số người đến khám. Tỷ lệ thuốc được phân phối sẽ thực hiện theo tỷ lệ bệnh năm 2015. Các địa phương tự cân đối nguồn thuốc đảm bảo có dự phòng để điều tiết hợp lý giữa các xã trong huyện và tỉnh cũng có dự phòng để điều tiết giữa các huyện trong tỉnh, phấn đấu đảm bảo nhu cầu của người dân đều được đáp ứng đầy đủ.

1.4. Kinh phí của Chiến dịch được bố trí theo hệ thống Ban chỉ đạo, Ban điều hành và Ban tổ chức chiến dịch ở tỉnh, huyện, xã. Do vậy, đề nghị Uỷ ban nhân dân các huyện chủ trì việc điều hành các hoạt động của chiến dịch để quyết định các giải pháp căn cứ vào mục tiêu, chỉ tiêu của chiến dịch và tình hình thực tế tại địa phương. Đồng thời, đề nghị UBND các cấp đầu tư kinh phí để giải quyết các yêu cầu đặc thù của địa phương những nơi Trung ương không đầu tư, tổ chức tốt mối quan hệ phối hợp giữa các ngành đoàn thể.

1.5. Mỗi địa phương tham mưu cho UBND huyện, thị củng cố Ban điều hành chiến dịch ở huyện, Ban tổ chức chiến dịch ở xã kiểm tra lại phương tiện, dụng cụ, bố trí nhân lực để thành lập đội KHHGĐ/SKSS lưu động tại mỗi huyện để nâng cao chất lượng khám điều trị, đồng thời rút ngắn thời gian chiến dịch. Tại xã chiến dịch hoạt động trong 07 ngày, trong đó có 3-4 ngày thực hiện cung cấp dịch vụ cho dân; từ 3 - 4 ngày tổ chức tuyên truyền vận động để lập được danh sách đối tượng đăng ký khám, điều trị phụ khoa và thực hiện KHHGĐ. Báo cáo và thanh toán phần kinh phí vận động tư vấn chỉ được thực hiện cho số người thực hiện triệt sản và đặt vòng trong thời gian diễn ra chiến dịch.

1.6. Trung tâm DS-KHHGĐ sẽ cung cấp các tài liệu truyền thông về chăm sóc SKSS/KHHGĐ và nâng cao chất lượng dân dân số trên cơ sở kế hoạch đã nhận cuối năm 2015. Các huyện, thị xã, thành phố sử dụng kinh phí truyền thông, đồng thời phối hợp tốt với các đài huyện, xã để tuyên truyền nội dung vận động sát với yêu cầu của mỗi địa phương kịp thời cung cấp thông tin về chiến dịch tại địa bàn.

1.7. Năm 2016, Trung ương chỉ đầu tư cho Vĩnh Long 05 xã chiến dịch. Để hoàn thành chỉ tiêu KHHGĐ trên địa bàn năm 2016, đề nghị UBND các huyện, thị, thành phố, xã phường, thị trấn hỗ trợ kinh phí địa phương cho các xã hưởng ứng chiến dịch.

2. Thi đua khen thưởng:

Đối với những huyện, xã hoàn thành chỉ tiêu năm ngay trong đợt chiến dịch sẽ được Sở Y tế khen.

3. Thời gian dự kiến thực hiện:

Sẽ tiến hành cung cấp 02 gói dịch vụ cho người dân từ ngày 01/9/2016 - 30/9/2016.

Tùy điều kiện cụ thể các đơn vị có thể chọn ngày ra quân tổ chức Chiến dịch và kết thúc Chiến dịch, nhưng phải đảm bảo trong thời gian quy định và phải báo cáo lịch cụ thể về Chi cục DS - KHHGĐ để theo dõi chỉ đạo. Thực hiện chế độ báo cáo tiến độ theo quy định, báo cáo tổng kết chiến dịch trước ngày 20/10/2016.

Tổng kết chiến dịch cấp tỉnh dự kiến ngày 26/12/2016.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHIẾN DỊCH ĐỢT I NĂM 2016:

1. Nguồn kinh phí:

Đơn vị tính: Đồng

Các nguồn

Số tiền

Tổng cộng

64.000.000

Trong đó:

 

1. Ngân sách chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ:

24.000.000

2. Ngân sách của địa phương.

 

- Ngân sách tỉnh:

40.000.000

- Ngân sách huyện:

 

- Ngân sách xã:

 

*Ghi chú: Nguồn ngân sách tỉnh đã được giao cho đơn vị đầu năm 2016, riêng nguồn ngân sách Chương trình trình mục tiêu quốc gia chưa được phân bổ.

2. Chi tiết kinh phí thực hiện:

Đơn vị tính: Đồng

TT

Nội dung

Số lượng

Định mức

Nguồn kinh phí

Thành tiền

Trung ương

Địa phương

1

Thù lao cho cán bộ tư vấn, vận động đối tượng triệt sản (theo Thông tư Liên tịch 20/2013/TTLT-BTC-BYT)

04 người

30.000

120.000

 

120.000

2

Thù lao cho cán bộ tư vấn, vận động đối tượng đặt vòng (theo Thông tư Liên tịch 20/2013/TTLT-BTC-BYT)

514 người

10.000

5.140.000

 

5.140.000

 

Gói dịch vụ khám và chẩn đoán viêm nhiễm đường sinh sản:

 

 

 

 

10.000.000

3

- Phí khám phụ khoa

2.000 ca

4.000 đ/ca

8.000.000

 

8.000.000

 

- Hỗ trợ đưa rước đối tượng khám phụ khoa

2.000 ca

1.000 đ/ca

2.000.000

 

2.000.000

 

Tổ chức triển khai, tổng kết chiến dịch:

 

 

 

 

8.740.000

4

- Cấp tỉnh

 

 

5.240.000

 

5.240.000

 

- Cấp huyện

03 Huyện

500.000

1.500.000

 

1.500.000

 

- Cấp xã

05 xã

400.000

2.000.000

 

2.000.000

5

Chi hỗ trợ 83 Cộng tác viên và 05 Cán bộ chuyên trách Dân số: Rà soát, thu thập danh sách đối tượng (theo Thông tư Liên tịch 20/2013/TTLT-BTC-BYT)

88 người

100.000

 

8.800.000

8.800.000

6

Hỗ trợ Công tác phí cho cán bộ Y tế tham gia phục vụ đoàn lưu động (theo Thông tư Liên tịch 20/2013/TTLT-BTC-BYT)

05 Đội

1.000.000

 

5.000.000

5.000.000

7

Hỗ trợ chuyển tuyến

60

15.000 đ/ca

 

900.000

900.000

8

Thuốc thiết yếu điều trị phụ khoa (Có bù trượt giá 10%)

 

 

 

9.682.000

9.682.000

9

Giám sát đánh giá

 

 

 

 

12.118.000

 

- Cấp tỉnh

 

8.118.000

 

8.118.000

8.118.000

 

- Cấp huyện

5 xã

500.000đ/x

 

2.500.000

2.500.000

 

- Cấp xã

5 xã

300.000đ/x

 

1.500.000

1.500.000

10

Hỗ trợ cấp xã tổ chức truyền thông chiến dịch

5 xã

700.000đ/x

 

3.500.000

3.500.000

Tổng cộng

24.000.000

40.000.000

64.000.000

Số tiền bằng chữ: Sáu mươi bốn triệu đồng.

V. HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, GIÁM SÁT TẠI ĐỊA BÀN CHIẾN DỊCH:

Nội dung

Tổng số

1. Tuyến tỉnh

 

- Số lần kiểm tra, giám sát

05 xã

- Số huyện được kiểm tra, giám sát

03 huyện

- Số xã được kiểm tra, giám sát

05 xã

2. Tuyến huyện

 

- Số lần kiểm tra, giám sát

20

- Số xã được kiểm tra, giám sát

05

Trên đây là Kế hoạch triển khai Chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ đến vùng đông dân, có mức sinh cao, vùng khó khăn năm 2016 tỉnh Vĩnh Long./.

 

 

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Mai Thanh Hùng