Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/KH-UBND | Yên Bái, ngày 16 tháng 3 năm 2015 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH TỈNH YÊN BÁI NĂM 2015
Căn cứ Nghị quyết Kỳ họp thứ 12 - Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khóa XVII về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015; Nghị quyết 29/2012/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về một số chính sách hỗ trợ công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh Yên Bái giai đoạn 2013-2016; thực hiện Quyết định số 2419/QĐ-UBND ngày 12/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa - xã hội năm 2015, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình năm 2015 như sau:
I. MỤC ĐÍCH
Tập trung mọi nỗ lực của các cấp, các ngành, các đoàn thể triển khai đồng bộ các hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản- kế hoạch hoá gia đình để thực hiện đạt mục tiêu giảm tỷ lệ sinh và giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, hạn chế tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, từng bước nâng cao chất lượng dân số.
II. MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Giảm tỷ lệ sinh: Chỉ tiêu giảm tỷ lệ sinh toàn tỉnh năm 2015 là 0,3%o.
2. Tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh: 0,3%.
3. Tỷ lệ sàng lọc trước sinh: 5%
4. Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh: 10%
6. Tổng số người mới thực hiện biện pháp tránh thai hiện đại: 52.880 người.
- Triệt sản: 230 người
- Đặt dụng cụ tử cung: 8.500 người
- Thuốc cấy tránh thai: 200 người;
- Thuốc tiêm tránh thai: 2.740 người;
- Viên uống tránh thai: 25.250 người, trong đó:
+ Miễn phí: 14.790 người;
+ Tiếp thị: 10.460 người;
- Bao cao su: 15.960 người, trong đó:
+ Miễn phí : 7.260 người;
+ Tiếp thị : 8.700 người
(Chỉ tiêu giao cho các huyện, thị xã, thành phố theo phụ lục đính kèm).
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Tiếp tục củng cố kiện toàn bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ
a) Tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã. Từng cấp có kế hoạch kiểm tra, giám sát công tác DS-KHHGĐ. Có đánh giá, rút kinh nghiệm kết quả chỉ đạo vào dịp sơ kết 6 tháng và tổng kết năm.
b) Tiếp tục đẩy mạnh củng cố hệ thống tổ chức làm công tác DS-KHHGĐ cấp huyện, xã:
- Điều chuyển Trung tâm DS-KHHGĐ huyện, thị xã, thành phố về Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý.
- Tuyển dụng 50 cán bộ DS - KHHGĐ xã, phường, thị trấn của 50 xã đặc biệt khó khăn vào biên chế viên chức Trạm Y tế xã; tiếp tục đề xuất bố trí biên chế để tuyển dụng cán bộ DS-KHHGĐ các xã còn lại.
c) Bố trí cho đi đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân số ở cấp tỉnh, huyện. Tổ chức đào tạo chuẩn viên chức dân số cho đội ngũ cán bộ dân số xã, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ dân số cấp xã, nhân viên y tế- dân số và cộng tác viên dân số thôn, bản.
2. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục và vận động
a) Đẩy mạnh các hoạt động vận động, huy động cộng đồng và truyền thông chuyển đổi hành vi về DS-KHHGĐ nhằm chuyển đổi nhận thức, thái độ, hành vi, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác DS - KHHGĐ đối với sức khỏe, hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và sự phát triển kinh tế-xã hội.
b) Tăng cường hơn nữa sự phối hợp của các cấp, các ngành, sự tham gia của các tầng lớp nhân dân đối với công tác DS-KHHGĐ, góp phần hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch năm 2015: thực hiện hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ sinh, giảm nhanh tình trạng sinh con thứ 3 trở lên, tăng số người mới sử sụng biện pháp tránh thai hiện đại, chú trọng về kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh, tăng tỷ lệ chẩn đoán sàng lọc trước sinh và tỷ lệ chẩn đoán sàng lọc sơ sinh, góp phần nâng cao chất lượng dân số.
c) Tiếp tục thực hiện mỗi quí 1 tháng cao điểm đẩy mạnh đồng bộ các giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác DS-KHHGĐ.
d) Tổ chức các hoạt động truyền thông gây ấn tượng mạnh đến đông đảo nhân dân nhân Ngày Dân số Thế giới, Ngày Dân số Việt Nam, Tháng hành động DS-KHHGĐ…
e) Tập trung chỉ đạo chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ, truyền thông vùng trọng điểm, truyền thông tại các địa bàn
đặc thù…phấn đấu đạt chỉ tiêu giao ngay trong chiến dịch.
Đối với các địa bàn không tổ chức chiến dịch, các địa phương cần hỗ trợ nguồn lực, tổ chức các hoạt động hưởng ứng chiến dịch tạo khí thế thi đua sôi nổi thực hiện chỉ tiêu DS-KHHGĐ.
f) Tiếp tục việc giáo dục dân số, giới, giới tính, SKSS/KHHGĐ thông qua sinh hoạt ngoại khoá tại các trường phổ thông để nâng cao kiến thức cho đối tượng là vị thành niên, thanh niên.
3. Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ
a) Lồng ghép chương trình DS-KHHGĐ với các Chương trình mục tiêu y tế khác để nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế làm dịch vụ, bảo đảm cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/ KHHGĐ kịp thời, an toàn, thuận tiện và chất lượng tốt cho người dân.
b) Chủ động đảm bảo hậu cần thuốc thiết yếu thực hiện dịch vụ SKSS/KHHGĐ.
c) Định kỳ tổ chức các đội lưu động cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ đến vùng nông thôn, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đông dân có mức sinh cao và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao, phối hợp cung cấp dịch vụ trong các đợt chiến dịch truyền thông.
b) Quản lý chặt chẽ việc phân phối và sử dụng phương tiện tránh thai miễn phí, đồng thời đẩy mạnh tiếp thị xã hội bao cao su và thuốc uống tránh thai, nhằm tăng số người tự chi trả mua bao cao su và thuốc uống tránh thai để thực hiện KHHGĐ.
4. Tiếp tục duy trì các mô hình tầm soát các dị dạng, dị tật bẩm sinh và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh
Duy trì thực hiện các mô hình: Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; Mô hình can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống; Mô hình Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; Chương trình sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh ở một số địa bàn để rút kinh nghiệm nhân rộng vào các năm tiếp theo.
5. Đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng và xử lý vi phạm trong việc thực hiện chính sách DS-KHHGĐ
a) Khen thưởng:
- Phát động phong trào thi đua thực hiện công tác DS-KHHGĐ trong toàn tỉnh. Tiếp tục bổ sung, đưa nội dung chính sách DS-KHHGĐ vào hương ước, qui ước của thôn, bản, tổ dân phố.
- Tổ chức kí giao ước thi đua xây dựng xã, phường, thôn, bản, khu phố không có người sinh con thứ 3 trở lên. Vận động nam, nữ thanh niên kết hôn đúng độ tuổi Pháp luật quy định, vận động các cặp vợ chồng đã có 2 con trở lên kí cam kết không sinh thêm con, không lựa chọn giới tính thai nhi…
- Tổ chức sơ kết, tổng kết phong trào thi đua, biểu dương, khen thưởng kịp thời các cá nhân, gia đình, tập thể thực hiện tốt chính sách DS- KHHGĐ..
b) Xử lí vi phạm:
- Đối với cán bộ công chức, viên chức sinh con thứ 3 trở lên: Các cơ quan đơn vị có biện pháp tuyên truyền giáo dục trách nhiệm công dân trong việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, xử lí kỉ luật cá nhân vi phạm theo phân cấp; nghiêm túc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lí theo đúng quy định hiện hành.
- Đối với hộ gia đình có sinh con thứ 3 trở lên: Không công nhận gia đình văn hóa trong 3 năm liên tục.
- Đối với xã, phường, thị trấn, thôn, bản, tổ nhân dân để tình trạng sinh con thứ 3 trở lên và tình trạng tảo hôn tăng so với năm trước; cơ quan, đơn vị trong năm có người sinh con thứ 3 trở lên không được công nhận đơn vị văn hoá và không xét khen thưởng toàn diện.
- Định kì 6 tháng, 1 năm Ban chỉ đạo công tác DS- KHHGĐ các cấp kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện chính sách DS-KHHGĐ tại địa bàn phụ trách, kịp thời có biện pháp chỉ đạo.
6. Nâng cao chất lượng thông tin, số liệu về DS-KHHGĐ:
Tổ chức thực hiện tốt việc thu thập, cập nhật thông tin vào kho dữ liệu điện tử và báo cáo thống kê DS- KHHGĐ định kỳ nhằm cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác, đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành công tác DS-KHHGĐ các cấp.
7. Đảm bảo kinh phí thực hiện nhiệm vụ công tác Dân số-KHHGĐ.
Kinh phí thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình tỉnh Yên Bái năm 2015 gồm:
a) Ngân sách Chương trình mục tiêu Quốc gia Dân số-KHHGĐ năm 2015 thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
b) Ngân sách tỉnh hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 29/2012/NQ-HĐND về một số chính sách hỗ trợ công tác dân số - KHHGĐ tỉnh Yên Bái giai đoạn 2013-2016.
c) Ngân sách huyện, xã: Ngân sách Chương trình mục tiêu Dân số-KHHGĐ và Ngân sách của tỉnh hỗ trợ chỉ đáp ứng nhu cầu thiết yếu và chỉ đảm bảo các hoạt động chủ yếu. Do vậy, ngoài nguồn ngân sách trên, để nâng cao chất lượng hoạt động đảm bảo thực hiện hoàn thành nhiệm vụ công tác DS- KHHGĐ của mỗi địa phương. Đề nghị cấp huyện, xã bổ sung kinh phí cho công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn để mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động: Tuyên truyền vận động, tổ chức chiến dịch, hoạt động giám sát điều hành của Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ, thực hiện các mô hình nâng cao chất lượng dân số...
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế:
Chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo thực hiện kế hoạch; tăng cường cung cấp dịch vụ SKSS /KHHGĐ có chất lượng. Phối hợp với các ban, ngành, tổ chức đoàn thể của tỉnh tổ chức đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách DS-KHHGĐ. Phối hợp tổ chức đào tạo chuẩn viên chức dân số cho cán bộ dân số xã, chuẩn bị các điều kiện phục vụ công tác bàn giao Trung tâm DS-KHHGĐ về UBND huyện quản lý; Tham mưu đề xuất phương án tuyển dụng cán bộ dân số xã thành viên chức trạm y tế, trước mắt trong năm 2015 tuyển dụng 50 cán bộ dân số tại các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn.
Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện, định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện với tỉnh và Bộ Y tế.
2. Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố: Căn cứ Kế hoạch của tỉnh để tổ chức thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ công tác DS- KHHGĐ của địa phương. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện, đặc biệt tình hình thực hiện khen thưởng và vi phạm chính sách DS-KHHGĐ trên địa bàn. Đồng thời đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 29/2012/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về một số chính sách hỗ trợ công tác DS-KHHGĐ tỉnh Yên Bái giai đoạn 2013-2016 theo chỉ đạo của HĐND tỉnh.
3. Sở Nội vụ: Chủ trì phối hợp với Sở Y tế tham mưu bàn giao Trung tâm DS-KHHGĐ huyện quản lý; Hướng dẫn tuyển dụng 50 cán bộ DS - KHHGĐ xã, phường, thị trấn của 50 xã đặc biệt khó khăn vào biên chế viên chức Trạm Y tế xã. Hướng dẫn bổ sung các chỉ tiêu thực hiện chính sách DS-KHHGĐ thành một trong các tiêu chí để đánh giá thi đua, xét danh hiệu và hình thức khen thưởng đối với tập thể và cá nhân.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Cân đối, tham mưu bố trí kinh phí thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia DS-KHHGĐ, ngân sách địa phương; lồng ghép với các chương trình khác để thực hiện có hiệu quả mục tiêu DS-KHHGĐ; kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí theo đúng quy định hiện hành.
5. Sở Thông tin và truyền thông, Sở Văn hoá-Thể thao và Du lịch, Báo Yên Bái, Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh:
Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến những chủ trương, chính sách về DS-KHHGĐ. Thường xuyên cập nhật tình hình thực hiện công tác DS-KHHGĐ của các địa phương. Kịp thời nêu gương người tốt việc tốt và phê phán những tập thể, cá nhân vi phạm chính sách DS-KHHGĐ.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo dõi việc thực hiện đưa chính sách DS-KHHGĐ là một tiêu chí bắt buộc trong xây dựng thôn, bản, tổ dân phố và đơn vị văn hoá.
6. Sở Tư pháp: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về DS-KHHGĐ; phối hợp với Sở Y tế tham mưu cho tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực DS-KHHGĐ.
7. Sở Giáo dục - Đào tạo: Tổ chức thực hiện giáo dục tuyên truyền phổ biến kiến thức về về dân số, giới, giới tính, sức khoẻ sinh sản/kế hoạch hóa gia đình trong nhà trường.
8. Cục Thống kê tỉnh: Chủ trì phối hợp với với Sở Y tế chỉ đạo việc thu thập, cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các số liệu về DS-KHHGĐ vào quý IV hàng năm, nhằm phục vụ việc chỉ đạo, quản lý chương trình DS-KHHGĐ và làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái phối hợp với Sở Y tế đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ và nhân dân thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống văn hóa ở khu dân cư ", xây dựng các mô hình truyền thông DS-KHHGĐ vùng có đạo, vùng dân tộc ...
10. Đề nghị Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Tỉnh đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Hội chữ thập đỏ Liên đoàn lao động tỉnh, Ban Dân tộc, Sở Lao động thương binh và xã hội vận động hội viên, cán bộ, công chức và công nhân lao động, thực hiện chính sách DS-KHHGĐ, phối hợp với Sở Y tế lồng ghép tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách DS-KHHGĐ với thực hiện nhiệm vụ của từng ngành, xây dựng và nhân rộng mô hình truyền thông DS-KHHGĐ, các câu lạc bộ (CLB) Phụ nữ không sinh con thứ 3 trở lên, CLB tiền hôn nhân, CLB gia đình trẻ, CLB Nông dân với công tác DS-KHHGĐ…
Trên đây là kế hoạch thực hiện công tác DS-KHHGĐ tỉnh Yên Bái năm 2015, Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành tổ chức thực hiện, định kỳ hàng quý gửi báo cáo kết quả về Sở Y tế (Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Y tế./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 01/2009/CT-UBND phát động Chiến dịch Truyền thông Dân số - Kế hoạch hoá gia đình - Chăm sóc sức khoẻ sinh sản năm 2009 của tỉnh Hậu Giang
- 2Chỉ thị 03/2009/CT-UBND tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 3Nghị quyết 04/2005/NQ-HĐND quy định tạm thời việc thực hiện chính sách Dân số và Kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 4Nghị quyết 25/2015/NQ-HĐND phê duyệt Đề án về công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tại 72 xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020
- 5Quyết định 1069/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch triển khai chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản - kế hoạch hoá gia đình đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao, vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long năm 2016
- 6Kế hoạch 674/KH-UBND năm 2016 tổ chức hoạt động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Dân số và kỷ niệm 55 năm Ngày Dân số Việt Nam674/KH-UBND (26/12/1961 - 26/12/2016) do tỉnh Nghệ An ban hành
- 7Nghị quyết 40/2017/NQ-HĐND sửa đổi Điều 1 Nghị quyết 25/2015/NQ-HĐND phê duyệt Đề án về công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình tại 72 xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020
- 1Chỉ thị 01/2009/CT-UBND phát động Chiến dịch Truyền thông Dân số - Kế hoạch hoá gia đình - Chăm sóc sức khoẻ sinh sản năm 2009 của tỉnh Hậu Giang
- 2Nghị quyết 29/2012/NQ-HĐND về một số chính sách hỗ trợ công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2013 - 2016
- 3Chỉ thị 03/2009/CT-UBND tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 4Nghị quyết 04/2005/NQ-HĐND quy định tạm thời việc thực hiện chính sách Dân số và Kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 5Nghị quyết 25/2015/NQ-HĐND phê duyệt Đề án về công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tại 72 xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020
- 6Quyết định 1069/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch triển khai chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản - kế hoạch hoá gia đình đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao, vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long năm 2016
- 7Kế hoạch 674/KH-UBND năm 2016 tổ chức hoạt động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Dân số và kỷ niệm 55 năm Ngày Dân số Việt Nam674/KH-UBND (26/12/1961 - 26/12/2016) do tỉnh Nghệ An ban hành
- 8Nghị quyết 40/2017/NQ-HĐND sửa đổi Điều 1 Nghị quyết 25/2015/NQ-HĐND phê duyệt Đề án về công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình tại 72 xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020
Kế hoạch 33/KH-UBND thực hiện công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình năm 2015 tỉnh Yên Bái
- Số hiệu: 33/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 16/03/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái
- Người ký: Ngô Thị Chinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra