Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 04/QĐ-UBND

Tuy Hòa, ngày 04 tháng 01 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TIẾP TỤC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẤT SẢN XUẤT, ĐẤT Ở, NHÀ Ở VÀ NƯỚC SINH HOẠT ĐẾN NĂM 2010 CHO HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ NGHÈO, ĐỜI SỐNG KHÓ KHĂN TỈNH PHÚ YÊN, THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1592/2009/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 1592/2009/QĐ-TTg ngày 12 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt đến năm 2010 cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn;
Căn cứ Công văn số 880/UBDT-CSDT ngày 05 tháng 11 năm 2009 của Ủy ban Dân tộc về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1592/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt đến năm 2010 cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn;
Theo đề nghị của Ban Dân tộc (tại Tờ trình số 500/TTr-BDT ngày 15 tháng 12 năm 2009),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt đến năm 2010 cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn tỉnh Phú Yên, theo Quyết định số 1592/2009/QĐ-TTg ngày 12 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ”; kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Chủ tịch UBND các huyện: Sơn Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân, Tây Hòa, Phú Hòa và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Kim Anh

 

ĐỀ ÁN

TIẾP TỤC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẤT SẢN XUẤT, ĐẤT Ở, NHÀ Ở VÀ NƯỚC SINH HOẠT ĐẾN NĂM 2010 CHO HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ NGHÈO, ĐỜI SỐNG KHÓ KHĂN TỈNH PHÚ YÊN, THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1592/2009/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Quyết định số 04/QĐ-UBND ngày 04 tháng 01 năm 2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)

I. THÔNG TIN CHUNG

Tỉnh Phú Yên thuộc khu vực Nam Trung bộ, có diện tích tự nhiên 5.060 km2, phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, phía Đông giáp biển Đông, với chiều dài bờ biển gần 200 km kéo dài từ đầm Cù Mông đến Vũng Rô.

Toàn tỉnh có 07 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố với 115 xã, phường, thị trấn; trong đó có 03 huyện miền núi là Đồng Xuân, Sông Hinh, Sơn Hòa; 03 huyện: Tây Hòa, Phú Hòa, Tuy An và thị xã Sông Cầu có xã miền núi. Toàn tỉnh có 45 xã miền núi, trong đó có 10 xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006-2010, được phê duyệt theo Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg , Quyết định số 113/2007/QĐ-TTg và Quyết định số 69/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; có 31 thôn, buôn đặc biệt khó khăn ở các xã khu vực II thuộc Chương trình 135 giai đoạn II (2006-2010).

Dân số toàn tỉnh có 186.930 hộ với 885.807 người, trong đó dân số vùng miền núi 208.915 người chiếm 23,6% dân số toàn tỉnh. Dân tộc thiểu số có 12.288 hộ với 55.300 người (dân tộc Ê Đê: 22.873 người; Chăm 22.713 người; Ba Na: 4.827 người; Tày: 2.017 người; Nùng: 1.785 người; Dao: 497 người; Mường: 82 người; Ja Rai: 100; Thái: 84; Hà Nhì: 83 người và 18 dân tộc thiểu số khác: 239 người).

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 134 TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY

1. Tổng vốn kế hoạch Chương trình 134 tỉnh Phú Yên: 37.903 triệu đồng.

Ngân sách Trung ương: 35.010 triệu đồng.

Ngân sách địa phương: 2.893 triệu đồng.

Cụ thể ở các huyện như sau:

- Huyện Đồng Xuân:

+ Ngân sách Trung ương: 8.839,3 triệu đồng.

+ Ngân sách địa phương: 929 triệu đồng.

- Huyện Sông Hinh:

+ Ngân sách Trung ương: 13.367,7 triệu đồng.

+ Ngân sách địa phương: 864 triệu đồng.

- Huyện Sơn Hòa:

+ Ngân sách Trung ương: 12.303 triệu đồng.

+ Ngân sách địa phương: 1.055 triệu đồng.

- Huyện Phú Hòa:

+ Ngân sách Trung ương: 236,5 triệu đồng.

+ Ngân sách địa phương: 23 triệu đồng.

- Huyện Tây Hòa:

+ Ngân sách Trung ương: 256,25 triệu đồng.

+ Ngân sách địa phương: 21 triệu đồng.

- Huyện Đông Hòa:

+ Ngân sách Trung ương: 7,25 triệu đồng.

+ Ngân sách địa phương: 1 triệu đồng.

2. Kết quả thực hiện từ năm 2005 đến nay.

2.1. Hỗ trợ giải quyết nhà ở.

Đã hỗ trợ xây dựng được 2.893/2.901 nhà cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn; nhà có giá trị thấp nhất: 6 triệu đồng/nhà, có giá trị cao nhất: 30 triệu đồng/nhà; trung bình mỗi ngôi nhà trị giá 12 triệu đồng. Ngân sách Trung ương 15.072 triệu đồng, ngân sách địa phương hỗ trợ 2.893 triệu đồng.

Lý do thực hiện không đạt tiến độ: huyện Sơn Hòa 05 hộ được xét hỗ trợ nhà ở hiện nay là hộ quá nghèo, không có vốn đối ứng và các nguồn hỗ trợ khác không đáng kể nên chưa xây dựng được nhà ở; huyện Tây Hòa được giao kế hoạch 24 nhà nhưng chỉ thực hiện hoàn thành 21 nhà, còn 03 nhà không thực hiện được vì các hộ được hỗ trợ đã di chuyển đi nơi khác sinh sống nên Ủy ban nhân dân huyện đang xem xét các đối tượng khác để hỗ trợ.

2.2. Hỗ trợ giải quyết đất ở:

Đã giải quyết được 35.598m2 đất ở cho 106 hộ nghèo có nhu cầu, bình quân mỗi hộ được 374m2 đất ở. Tổng chi phí giải quyết đất ở là: 201 triệu đồng.

2.3. Hỗ trợ giải quyết đất sản xuất:

Đã giải quyết được cho 823 hộ với tổng diện tích 229ha, bình quân mỗi hộ được 0,3ha đất sản xuất. Tổng chi phí giải quyết đất sản xuất là: 3.590 triệu đồng, bình quân 16 triệu đồng/ha.

2.4. Hỗ trợ giải quyết nước sinh hoạt:

a) Số công trình nước tập trung phục vụ cụm dân cư: 56 công trình, phục vụ cho 3.155 hộ, kinh phí thực hiện: 15.087 triệu đồng.

b) Số công trình phân tán theo hộ: 148 công trình, phục vụ cho 148 hộ, tổng kinh phí thực hiện: 44,4 triệu đồng.

c) Nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến việc chưa đáp ứng đủ yêu cầu về nước sinh hoạt hoặc một số công trình chưa phát huy được hiệu quả sau khi công trình được đầu tư xây dựng.

- Về khách quan:

+ Địa hình vùng miền núi nhiều đồi dốc, đá ngầm gây ảnh hưởng trực tiếp đến công tác khoan thăm dò địa chất công trình;

+ Chất lượng nước không đảm bảo các chỉ tiêu về hóa sinh an toàn cho sức khỏe của nhân dân; thứ ba đặc điểm tự nhiên vùng miền núi mưa lũ thường xảy ra dẫn đến làm hỏng hóc các thiết bị của hệ thống các công trình: hỏng bể lọc thô, xói rỗng ống dẫn đầu nguồn, bể đường ống chính... gây thiếu nước cục bộ trong vùng.

- Về chủ quan:

+ Chưa có kinh phí cho việc khoan thăm dò quy hoạch nguồn nước vùng miền núi;

+ Chưa được Trung ương bố trí kinh phí theo đề án chỉnh sửa bổ sung.

Sau khi đầu tư hoàn thành, các công trình nước được bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, khai thác, vận hành. Tuy nhiên, thực tế năng lực chuyên môn của ban quản lý khai thác được Ủy ban nhân dân xã giao chưa ngang tầm với yêu cầu về quản lý vận hành, bảo quản sử dụng công trình; mặt khác ý thức của một số bộ phận nhân dân về bảo vệ hệ thống công trình cấp nước và thực hiện nghĩa vụ đối với người sử dụng nước chưa cao, do đó một số công trình ít phát huy hiệu quả đầu tư.

III. TỔNG HỢP RÀ SOÁT, BỔ SUNG VÀ NHU CẦU ĐẦU TƯ HỖ TRỢ GIAI ĐOẠN 2009-2010 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1592/2009/QĐ-TTG

1. Đối tượng hỗ trợ.

a) Hộ đồng bào dân tộc thiểu số được thụ hưởng chính sách quy định tại Quyết định số 1592/2009/QĐ-TTg đảm bảo đủ các điều kiện sau:

- Hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo tiêu chí hộ nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ được công nhận tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2008. Hộ sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp chưa có hoặc chưa đủ đất sản xuất theo định mức quy định tại Quyết định số 1592/2009/QĐ-TTg hoặc chưa được hưởng chính sách hỗ trợ về đất sản xuất, nước sinh hoạt theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg trước đây;

- Những hộ dân tộc thiểu số (kể cả hộ chỉ có vợ hoặc chồng là người dân tộc thiểu số) đã định cư và có hộ khẩu thường trú tại địa phương từ một năm trở lên; hộ di dân tự do được đưa vào quy hoạch, kế hoạch định cư của các địa phương; hộ di dân tự do nay trở về quê cũ trước thời điểm Quyết định số 1592/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành.

b) Đối với cộng đồng thôn, buôn: là những tổ chức được quy định tại Quyết định số 134/2002/QĐ-BNV ngày 06 tháng 12 năm 2002 của Bộ Nội vụ, có từ 20% số hộ dân tộc thiểu số trở lên đang sinh sống và có khó khăn về nhu cầu nước sinh hoạt.

2. Nhu cầu đầu tư hỗ trợ đến năm 2010.

2.1. Đất sản xuất:

Tổng số hộ thiếu đất sản xuất cần được hỗ trợ: 2.473 hộ. Trong đó:

a) Hỗ trợ giải quyết trực tiếp đất sản xuất: 1.066 hộ, diện tích 410ha.

- Huyện Đồng Xuân: 142 hộ, diện tích: 71ha, kinh phí: 2.840 triệu đồng;

- Huyện Sông Hinh: 469 hộ, diện tích: 234,5ha, kinh phí: 9.380 triệu đồng;

- Huyện Sơn Hòa: 410 hộ, diện tích: 85,3ha, kinh phí: 9.700 triệu đồng;

- Huyện Phú Hòa: 13 hộ, diện tích: 6,5ha, kinh phí: 260 triệu đồng;

- Huyện Tây Hòa: 32 hộ, diện tích: 12,8ha, kinh phí: 640 triệu đồng.

* Tổng vốn thực hiện hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất: 22.820 triệu đồng.

Trong đó:

+ Ngân sách Trung ương: 10.660 triệu đồng;

+ Vốn vay ngân hàng: 10.660 triệu đồng;

+ Vốn khác: 1.500 triệu đồng.

b) Hỗ trợ giao khoán bảo vệ và trồng rừng: 206 hộ, diện tích: 2.890ha.

- Huyện Đồng Xuân: 36 hộ, diện tích: 360 ha, kinh phí: 72 triệu đồng;

- Huyện Sông Hinh: 160 hộ, diện tích: 2.400ha, kinh phí: 2.880 triệu đồng (hỗ trợ giao khoán bảo vệ rừng: 1.900ha, kinh phí: 380 triệu đồng và trồng mới 500ha, kinh phí: 2.500 triệu đồng);

- Huyện Phú Hòa: 10 hộ, diện tích: 130ha, kinh phí: 26 triệu đồng.

* Tổng vốn hỗ trợ giao khoán bảo vệ và trồng rừng: 2.978 triệu đồng.

Trong đó: Ngân sách Trung ương: 2.978 triệu đồng.

c) Chuyển đổi ngành nghề mua nông cụ sản xuất: 778 hộ, 818 lao động.

- Huyện Đồng Xuân: 55 hộ, 95 lao động, kinh phí: 1.235 triệu đồng;

- Huyện Sông Hinh: 118 hộ, 118 lao động, kinh phí: 2.950 triệu đồng;

- Huyện Sơn Hòa: 571 hộ, 571 lao động, kinh phí: 9.136 triệu đồng;

- Huyện Tây Hòa: 34 hộ, 34 lao động, kinh phí: 442 triệu đồng.

* Tổng vốn thực hiện hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề mua nông cụ phục vụ cho sản xuất: 13.763 triệu đồng.

Trong đó:

+ Ngân sách Trung ương: 2.454 triệu đồng;

+ Vốn vay ngân hàng: 8.180 triệu đồng;

+ Vốn khác: 3.129 triệu đồng.

d) Hỗ trợ giải quyết nhu cầu học nghề: 388 hộ với 388 lao động.

- Huyện Đồng Xuân: 70 hộ, 70 lao động, kinh phí: 210 triệu đồng;

- Huyện Sơn Hòa: 310 hộ, 310 lao động, kinh phí: 4.030 triệu đồng;

- Huyện Tây Hòa: 08 hộ, 08 lao động, kinh phí: 128 triệu đồng.

* Tổng vốn thực hiện hỗ trợ giải quyết nhu cầu học nghề: 4.368 triệu đồng.

Trong đó:

+ Ngân sách Trung ương: 1.188 triệu đồng;

+ Vốn vay ngân hàng: 3.180 triệu đồng.

e) Hỗ trợ nhu cầu đi xuất khẩu lao động: 35 hộ với 35 lao động.

- Huyện Sông Hinh: 33 hộ, 33 lao động, kinh phí: 1.089 triệu đồng;

- Huyện Tây Hòa: 02 hộ, 02 lao động, kinh phí: 66 triệu đồng.

* Tổng vốn thực hiện hỗ trợ đi xuất khẩu lao động : 1.155 triệu đồng.

Trong đó:

+ Ngân sách Trung ương: 105 triệu đồng;

+ Vốn vay ngân hàng: 1.050 triệu đồng.

f) Tổng nhu cầu vốn để thực hiện các mục tiêu của hỗ trợ giải quyết đất sản xuất là: 45.084 triệu đồng, phân bố nguồn vốn như sau:

- Ngân sách Trung ương: 17.385 triệu đồng;

- Vốn vay ngân hàng: 23.070 triệu đồng;

- Vốn khác: 4.629 triệu đồng;

2.2. Hỗ trợ giải quyết nước sinh hoạt.

Tổng số hộ có nhu cầu giải quyết nước sinh hoạt: 3.585 hộ.

a) Nước sinh hoạt phân tán: 342 hộ, kinh phí 342 triệu đồng.

- Huyện Đồng Xuân: 145 hộ, kinh phí: 145 triệu đồng;

- Huyện Sông Hinh: 160 hộ, kinh phí: 160 triệu đồng;

- Huyện Tây Hòa: 37 hộ, kinh phí: 37 triệu đồng.

b) Công trình nước sinh hoạt tập trung: 47 công trình, phục vụ cho 3.243 hộ, kinh phí đầu tư: 33.370 triệu đồng.

Cụ thể:

- Giếng nước sinh hoạt tập trung: 24 giếng, phục vụ cho 341 hộ tại các xã, thôn buôn của huyện Sơn Hòa, kinh phí đầu tư: 720 triệu đồng;

- Công trình nước nước sinh hoạt tập trung: 23 công trình, cung cấp nước sinh hoạt cho 2.902 hộ, kinh phí 32.650 triệu đồng.

c) Tổng nhu cầu vốn để thực hiện các mục tiêu của hỗ trợ giải quyết nước sinh hoạt là: 33.712 triệu đồng, ngân sách Trung ương hỗ trợ 100%.

3. Hỗ trợ nhà ở và đất ở.

a) Hỗ trợ nhà ở thực hiện theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.

Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên đã ban hành Quyết định số 626/2009/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2009 phê duyệt Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg. Trong đó hỗ trợ cho 957 hộ nghèo dân tộc thiểu số xây dựng nhà ở, vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ 8.038,8 triệu đồng vào năm 2010.

b) Hỗ trợ đất ở gắn với hỗ trợ về nhà ở: chính quyền địa phương các cấp tạo quỹ đất giao cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo chưa có đất ở.

4. Tổng hợp nhu cầu vốn để tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ về đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt đến năm 2010 cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

* Tổng vốn: 86.834,8 triệu đồng, bao gồm:

- Hạng mục đầu tư, gồm:

+ Đất sản xuất: 45.084 triệu đồng.

(Trong đó: ngân sách Trung ương cấp: 17.385 triệu đồng, vốn vay: 23.070 triệu đồng, vốn khác: 4.629)

+ Nước sinh hoạt: 33.712 triệu đồng.

+ Xây dựng nhà ở: 8.038,8 triệu đồng (theo Đề án thực hiện Quyết định số 1672008/QĐ-TTg).

- Cơ cấu vốn đầu tư:

+ Ngân sách Trung ương: 59.135,8 triệu đồng.

+ Vốn vay ngân hàng:  23.070 triệu đồng.

+ Vốn khác:  4.629 triệu đồng.

(Kèm theo biểu tổng hợp nhu cầu hỗ trợ đầu tư năm 2010 số 01, 02, 03).

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 04/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Đề án “Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt đến năm 2010 cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn tỉnh Phú Yên, theo Quyết định số 1592/2009/QĐ-TTg do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành

  • Số hiệu: 04/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 04/01/2010
  • Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên
  • Người ký: Lê Kim Anh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản