- 1Luật Khoáng sản sửa đổi 2005
- 2Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 3Nghị định 160/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khoáng sản và Luật Khoáng sản sửa đổi
- 4Nghị định 77/2007/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 150/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản
- 5Quyết định 93/2007/QĐ-TTg Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 6Luật Khoáng sản 1996
- 7Luật Đất đai 2003
- 8Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 9Nghị định 150/2004/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản
- 10Nghị định 181/2004/NĐ-CP thi hành Luật Đất đai
- 11Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 12Quyết định 76/2006/QĐ-UBND về Quy chế quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 1Quyết định 31/2015/QĐ-UBND về Quy định thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho đối tượng là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 2Quyết định 165/QĐ-UBND năm 2016 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực do tỉnh Gia Lai ban hành
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2008/QĐ-UBND | Pleiku, ngày 02 tháng 01 năm 2008 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;
- Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
- Xét tờ trình số 399/TT-TNMT ngày 23/10/2007 của Sở Tài nguyên - Môi trường đề nghị phê duyệt 02 bản Đề án một cửa liên thông trong việc cấp giấy phép khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn tỉnh và đề nghị của Trưởng bộ phận chuyên trách cải cách hành chính tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong việc Cấp giấy phép khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và Đề án một cửa liên thông trong việc giải quyết hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức trong nước và cá nhân nước ngoài trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Điều 2. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm làm đầu mối chính trong việc tiếp nhận các hồ sơ công việc trong 02 Đề án trên; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để xử lý, giải quyết công việc theo đúng quy định.
Điều 3. Các ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ngành: Nội, vụ, Tài nguyên - Môi trường, Nông nghiệp và PTNT, Sở Văn hóa - Thông tin, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Cục thuế tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố trong tỉnh, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
1. Cơ sở pháp lý.
1. Căn cứ Luật đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
2. Căn cứ Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai.
II. Các quy định chung.
1. Đề án này được áp dụng để giải quyết các hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất của các tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức và cá nhân nước ngoài (gọi chung là người sử dụng đất) thuộc thẩm quyền của UBND Tỉnh.
2. Hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất được tiếp nhận và hoàn trả một nơi là Sở Tài nguyên và Môi trường.
3. Các cơ quan sau đây cùng tham gia với Sở Tài nguyên và Môi trường để giải quyết các hồ sơ giao đất, cho thuê đất thuộc thẩm quyền quyết định của UBND Tỉnh:
- Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Sở Xây dựng;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Sở Tài chính;
- Sở, ngành liên quan khác (nếu có);
- Cục Thuế tỉnh;
- UBND Huyện, thành phố, thị xã nơi khu đất tọa lạc;
- UBND phường, xã, thị trấn nơi khu đất tọa lạc.
4. Bản đồ địa chính khu đất để lập thủ tục giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất:
4.1. Bản đồ địa chính để lập thủ tục giao đất (hoặc thuê đất), chuyển mục đích sử dụng đất là bản trích lục bản đồ địa chính đang được lưu hành do Trung tâm Thông tin Tài nguyên và Môi trường; Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Cơ quan quản lý đất đai của Huyện, Thị xã, Thanh phố trích lục, trên đó thể hiện vị trí, ranh giới, diện tích, kích thước các cạnh khu đất hoặc tọa độ các góc khu đất.
Đối với những khu đất xin sử dụng mà chưa có bản đồ địa chính, người xin sử dụng đất ký Hợp đồng với đơn vị chức năng đo đạc địa chính để trích đo địa chính khu đất.
4.2. Chi phí trích lục hoặc đo đạc lập bản đồ do người xin sử dụng đất chi trả,
4.3. Đối với các công trình có dạng tuyến như đường giao thông, đường đây tải điện, đường ống dẫn nước, đê đập, kênh mương... thì được dùng bản đồ địa chính được thành lập mới nhất có tỷ lệ không nhỏ hơn 1/25.000 để thay thế bản đồ địa chính để lập hồ sơ thu hồi, giao đất.
QUY TRÌNH, THỦ TỤC VÀ THỜI GIAN GIẢI QUYẾT HỒ SƠ
Thủ tục giao đất, cho thuê đất.
1. Trình tự thủ tục giao đất, cho thuê đất đối với Người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích nông lâm nghiệp ( các dự án trồng rừng, trồng cao su...):
1.1 Việc nộp hồ sơ thực hiện như sau:
Người sử dụng đất có nhu cầu sử dụng đất để sử dụng vào mục đích nông lâm nghiệp nộp 02 (hai) bộ hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường, Hồ sơ gồm có:
a) Đơn xin giao đất hoặc thuê đất (theo mẫu);
b) Giấy phép thành lập doanh nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký thuế) và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức trong nước (bản sao);
c) Dự án đầu tư đối với dự án không phải phê duyệt hoặc quyết định phê duyệt dự án đối với dự án phải phê duyệt hoặc giấy phép đầu tư đối với dự án đầu tư nước ngoài (bản sao);
d) Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo bản đồ địa chính khu đất xin giao hoặc thuê có xác nhận của chính quyền địa phương (xã, huyện, thị xã, thành phố );
e) Phương án bồi thường tài sản, hoa màu (nếu có).
1.2. Trình tự giải quyết hồ sơ giao đất, cho thuê đất:
Thời gian thực hiện các công việc trên. Làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người sử dụng đất nhận được quyết định giao đất, cho thuê đất. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
- Phối hợp cùng với các Sở, ngành liên quan tổ chức thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa, đối chiếu với qui hoạch và kế hoạch sử dụng đất;
- Lập tờ trình trình Ủy ban nhân dân tỉnh ký quyết định giao đất hoặc cho thuê đất.
Chậm nhất do Sở Tài nguyên và Môi trường lập báo cáo tóm tắt nội dung hồ sơ, gửi báo cáo này cùng với hồ sơ xin giao đất hoặc cho thuê đất, các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh (nếu có) và thư mời tham gia góp ý đến các Sở, ngành liên quan;
Thời gian thẩm định hồ sơ của các Sở, ngành có hên quan chậm nhất
Sau khi có ý kiến của các Sở, ngành có liên quan Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giao đất hoặc cho thuê đất hoặc có văn bản trả lời cho người xin sử dụng đất biết lý do không giải quyết đối với hồ sơ không được chấp thuận;
Trong thời gian Ủy ban nhân dân tỉnh kí quyết định giao đất hoặc cho thuê đất.
1.3. Phối hợp luân chuyển; bàn giao đất sau khi có quyết định giao đất hoặc cho thuê đất:
1.3.1, Phối hợp luân chuyển hồ sơ:
a) Luân chuyển hồ sơ giữa Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài chính (trường hợp cho thuê đất).
b) + Sau khi UBND tỉnh có quyết định cho thuê đất, Sở Tài nguyên và Môi trường lập Phiếu chuyển thông tin kèm theo các hồ sơ có liên quan chuyển đến Sở Tài chính để xác định đơn giá cho thuê đất.
+ Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc; Sở Tài chính phải có quyết định về đơn giá cho thuê đất và chuyển ngay cho Sở Tài nguyên và Môi trường để ký kết Hợp đồng cho thuê đất.
c) Luân chuyển hồ sơ giữa Sở Tài nguyên và Môi trường và Cục Thuế tỉnh;
+ Sau khi có quyết định giao đất hoặc đã ký kết Hợp đồng thuê đất; trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc, Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn người sử dụng đất khai và nộp tờ khai tiền thuê đất; tiền sử đụng đất. Lập phiếu chuyển thông tin và hồ sơ kèm theo chuyển cho Cục Thuế tỉnh.
+ Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc, Cục Thuế tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, căn cứ vào giá đất, giá cho thuê đất để xác định nghĩa vụ tài chính; ra thông báo về các khoản tiền phải nộp để người sử dụng đất nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước.
Trường hợp có vướng mắc trong việc xác định giá đất và hồ sơ có liên quan về thuế; cho phép chậm nộp tiền sử đụng đất, thì Cục Thuế tỉnh có văn bản gửi cho Sở Tài nguyên và Môi trường để trả lời cho người sử dụng đất biết rõ lý do và ngày trả hồ sơ, ngày bàn giao đất.
1.3.2, Tổ chức bàn giao đất:
Sau khi người sử dụng đất thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính, trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc; Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, Ủy ban nhân xã, phường, thị trấn nơi có đất của dự án chịu trách nhiệm bàn giao đất tại thực địa cho người sử dụng đất để thực hiện dự án;
2. Trình tự thủ tục giao đất, cho thuê đất đối với người sử dụng đất vào mục đích kinh doanh, thương mại dịch vụ, xây dựng các công trình công cộng:
2.1. Việc nộp hồ sơ được thực hiện như sau:
Người sử dụng đất có nhu cầu sử dụng đất để sử dụng vào mục đích kinh doanh, thương mại dịch vụ, xây dựng công trình công cộng nộp 02 (hai) bộ hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường, Hồ sơ gồm có:
- Đơn xin giao đất, thuê đất, đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất (theo mẫu);
- Giấy phép thành lập doanh nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký thuế) và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao);
- Dự án đầu tư đối với dự án không phải phê duyệt (bản chính) hoặc quyết định phê duyệt dự án đối với dự án phải phê duyệt (bản sao) hoặc giấy phép đầu tư đối với dự án đầu tư nước ngoài (bản sao);
- Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo bản đồ địa chính khu đất xin giao có xác nhận của chính quyền địa phương; đối với đất xây dựng tại thành phố Pleiku, thị xã An Khê phải kèm theo Chứng chỉ quy hoạch của Sở Xây dựng.
2.2. Trình tự giải quyết hồ sơ:
Trong thời hạn không quá, 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
- Tổ chức thẩm tra hồ sơ, đối chiếu với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Lập Tờ trình trình UBND Tỉnh ký quyết định giao đất hoặc cho thuê đất;
Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc; UBND: Tỉnh ký quyết định giao đất hoặc cho thuê đất.
- Trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày làm việc; kể từ ngày UBND Tính ký quyết định giao đất, cho thuê đất; Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với Sở Xây dựng, chính quyền địa phương tổ chức cắm mốc ngoài thực địa, giao cho người sử dụng đất thực hiện dự án,
Việc xác định mức thu tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ (đối với trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất) hoặc tiền thuê đất (đối với trường hợp thuê đất) thực hiện theo điểm a, b khoản 1.3.1, mục 1, phần 11 Quy định này.
3. Trình tự thủ tục giao đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh
3.1. Việc nộp hề sơ được thực hiện như sau:
Đơn vị vũ trang nhân dân xin giao đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh nộp 02 (hai) bộ hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn xin giao đất (theo mẫu);
b) Trích sao quyết định đầu tư xây dựng công trình quốc phòng, an ninh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gồm các nội dung liên quan đến việc sử dụng đất hoặc quyết định phê duyệt quy hoạch vị trí đóng quân của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
c) Văn bản đề nghị giao đất của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc Thủ trưởng đơn vị được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an uỷ nhiệm;
d) Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo bản đồ địa chính khu đất xin giao có xác nhận của chính quyền địa phương (xã, huyện, thị xã, thành phố ).
3.2. Trình tự giải quyết hồ sơ:
Trình tự giao đất thực hiện theo khoản 2.2 mục II Quy định này
I. Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.
2.1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép:
Các trường hợp sau đây khi chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:
Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất chuyên nuôi trồng thủy sản;
b) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ sang sử dụng vào mục đích khác;
c) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
d) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở.
2.2. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không thuộc quy định tại mục 2.1 Qui định này thì người sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải đăng ký với văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc cơ quan quản lý đất đai của huyện nơi chưa có văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
2.3. Trình tự thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức trong nước, tổ chức và cá nhân nước ngoài để sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ, xây dựng các công trình công cộng, nhà ở:
a) Việc nộp hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện theo khoản 2.1 mục n Quy định này.
b) Trình tự ban hành quyết định chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện theo khoản 2.2 mục u Quy định này.
II. Quy trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ.
III. Tiếp nhận hồ sơ:
- Khi tiếp nhận hồ sơ rông chức tại bộ phận tiếp nhận có trách nhiệm đối chiếu, kiểm tra kỹ hồ sơ.
- Đối với các hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa đúng theo quy định, thi giải thích, hướng dẫn cho người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn chỉnh theo quy định. Việc hướng dẫn này được thực hiện theo nguyên tắc: Một lần, đầy đủ và đúng như nội dung đã niêm yết công khai.
- Đối với hồ sơ đã hợp lệ, công chức tiếp nhận hồ sơ cập nhật vào sổ theo dõi giải quyết hồ sơ, viết giấy biên nhận hồ sơ ghi nhận đầy đủ nội dung của hồ sơ.
1. Chuyển hồ sơ trong nội bệ Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, bộ phận tiếp nhận có trách nhiệm chuyển đến phòng Đo đạc - Qui hoạch vào lúc 10h30 đối với các hồ sơ nhận trong buổi sáng và 16h30 đối với các hồ sơ nhận trong buổi chiều.
- Hồ sơ tiếp nhận theo cơ chế “một cửa liền thông” được sắp xếp quản lý bàng kẹp hồ sơ riêng, bên ngoài kẹp hồ sơ có ghi “Hồ sơ một cửa liên thông”.
- Thời gian bộ phận tiếp nhận chuyển hồ sơ cho phòng Đo đạc - Qui hoạch phải được thể hiện rõ tại phiếu lưu chuyển hồ sơ và sổ theo dõi giải quyết hồ sơ.
- Phiếu lưu chuyển hồ sơ do bộ phận tiếp nhận lập lần đầu và được lưu chuyển kèm theo hồ sơ đến các bộ phận, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết cho đến khi trả lại kết quả. Các bộ phận, cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ phải xác nhận vào phiếu lưu chuyển hồ sơ, thể hiện được thời gian nhận và chuyển hồ sơ khi qua từng công đoạn xử lý; phải được tổ chức, công chức ký khi nhận kết quả giải quyết hồ sơ và được lưu tại bộ phận tiếp nhận.
Từng cơ quan, bộ phận trong quy trình lưu chuyển hề sơ có trách nhiệm sao lưu phiếu lưu chuyển trước khi luân chuyển sang cơ quan, bộ phận tiếp theo.
2. Giải quyết hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường
- Sau khi nhận hồ sơ do bộ phận tiếp nhận chuyển đến Trưởng phòng Đo đạc - Qui hoạch có trách nhiệm phân công công chức chuyên môn thực hiện nghiệp vụ xử lý hồ sơ theo quy định.
- Trường hợp hồ sơ chuyển đến chưa hợp lệ theo quy định, phòng Đo đạc - Qui hoạch đề nghị bộ phận tiếp nhận yêu cầu công dân, tổ chức bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ, Nội dung đề nghị bổ sung, hoàn chỉnh phải được ghi nhại cụ thể trong phiếu lưu chuyển hồ sơ kèm theo thông báo yêu cầu điều chỉnh và bổ sung hồ sơ để xác định trách nhiệm chuyên môn và thời gian chậm trễ.
3. Chuyển hồ sơ cho các cơ quan liên quan tiếp tục xử lý:
- Sau khi thẩm tra hồ sơ, cần thiết phải có thêm các ngành chức năng cùng góp ý. Phòng Đo đạc- Qui hoạch có trách nhiệm ghi rõ nội dung, địa chỉ, thời gian trả lại hồ sơ đến cơ quan cần thẩm định và bàn giao cho bộ phận tiếp nhận để lưu chuyển hồ sơ giải quyết.
- Trong quá trình giải quyết hồ sơ, thời điểm nhận hồ sơ và trả kết quả phải thể hiện tại phiếu lưu chuyển hồ sơ, để xác định trách nhiệm của từng cơ quan trong quá trình giải quyết.
I. Trách nhiệm cùa các cơ quan trong công tác giải quyết hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Đầu mối tiếp nhận và trả hồ sơ;
- Chịu trách nhiệm hướng dẫn các biểu mẫu và nghiệp vụ chuyên môn, cung cấp các thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để đồi chiếu và các thông tin liên quan đến vị trí, hình thể, diện tích khu đất phục vụ cho việc xác định mức nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất;
- Lập thủ tục trình UBND tỉnh quyết định hoặc làm văn bản trả lời cho người xin sử dụng đất biết lý do không chấp thuận.
- Cùng UBND thành phố, thị xã, các huyện kiểm tra tình hình thực hiện dự án sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất.
2. Sở Xây dựng:
- Có trách nhiệm về quy hoạch địa điểm, mục đích sử dụng đất, cao độ xây dựng chuẩn, mật độ xây dựng, cơ cấu sử dụng đất, hệ số sử dụng đất và tầng cao công trình.
- Cùng với Sở Tài nguyên và Môi trường, chính quyền địa phương cắm mốc xác định ranh giới trên thực địa, sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất của UBND Tỉnh (đối với đất đô thị).
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Có trách nhiệm về hiện trạng đất lâm nghiệp, quy hoạch đất lâm nghiệp đối với dự án sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác.
4. Sở Tài chính:
- Có trách nhiệm về giá đất khi người sử dụng đất được UBND Tỉnh quyết định giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất.
5. Cục Thú y tỉnh:
- Có trách nhiệm xác định mức nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, lệ phí trước bạ phải nộp,
6. UBND Thành phố, Thị xã, Huyện:
- Có trách nhiệm về :
+ Quy hoạch địa điểm, mục đích sử dụng đất;
+ Tính pháp lý khu đất, khả năng bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án;
+ Tổ chức bàn giao đất cho người sử dụng đất, sau khi được UBND Tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất; chuyển mục đích sử dụng đất;
- Tổ chức kiểm tra tình hình sử dụng đất của dự án sau khi bàn giao đất.
8. UBND Phường, Xã, Thị trấn:
- Có ý kiến về hiện trạng khu đất, tính pháp lý khu đất;
- Có ý kiến về các vấn đề Hên quan đến trách nhiệm quản lý đất đai tại địa phương;
- Phối hợp bàn giao đất trên thực địa, kiểm tra tình hình thực hiện dự án sau khi có quyết định của UBND tỉnh;
9. Các Sở, Ban, Ngành khác: *
- Tham dự đầy đủ các cuộc họp xét giải quyết hồ sơ khi cố thư mời tham dự của Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ về các lĩnh vực được giao quản lý, các Sở ngành có trách nhiệm tham gia ý kiến để quyết định việc giải quyết hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
10. Trách nhiệm của cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo Cải cách hành chính tỉnh và thủ trưởng các Cơ quan liên quan.
1. Thường trực ban chỉ đạo Cải cách hành chính tỉnh giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, đôn đốc, theo dõi việc triển khai thực hiện các nội dung của Đề án;
2. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan xử lý kịp thời hoặc đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai Để án;
3. Phối hợp tổ chức tổng kết và báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh quá trình triển khai kết quả thực hiện, các bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện.
Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án nếu có vướng mắc đề nghị các đơn vị, các cơ quan liên quan phản ánh về Uỷ ban nhân dân tỉnh (thông qua cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Cải cách hành chính tỉnh) để điều chỉnh, bổ sung kịp thời.
Sở Tài nguyên và Môi trường kính trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt Đề án này để triển khai thực hiện./.
UBND TỈNH GIA LAI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| Pleiku, ngày 23 tháng 10 năm 2007 |
Sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14/06/2005, Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính Phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một sổ điều của Luật Khoáng sản; Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngày 29/07/2004 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, Nghị định sổ 77/2007/NĐ-CP ngày 10/5/2007 của Chính phủ V/v sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định sổ 150/2004/NĐ-CP ngày 29/07/2004 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, Uỷ ban nhân dân tinh Gia Lai đa ban hành Quyết định số 76/2006/QĐ-UBND ngày 28/09/2006 ban hành quy chế quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai và nhiều văn bản pháp quy nhằm cụ thể hoá các nội dung quản lý về khoáng sản để đáp ứng kịp thời những đòi hỏi mới nảy sinh và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Nhìn chung công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh đa được tăng cường, cũng cố, đi vào nề nếp, phân định trách nhiệm cụ thể, rõ ràng việc quản lý giữa các ngành, các cấp, tạo điều kiện thuận lợi phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, bảo vệ tài nguyên khoáng sản. Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản đã từng bước nâng cao ý thức chấp hành quy định của pháp luật, kinh doanh khoáng sản gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Bên cạnh những mặt đã đạt được thì trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản còn chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật khác có liên quan gắn liền với sự quản lý và chi phối của nhiều Ngành, nhiều cấp nên công tác quản lý về khoáng sản có nơi, có lúc còn bị ràng buộc và thiếu thống nhất, chưa đồng bộ, gây khó khăn cho việc đầu tư, kêu gội đầu tư vào tham gia hoạt động khoáng sản.
Tuy nhiên bên cạnh những cơ chế, chính sách thông thoáng đó thì việc quy định về thủ tục hành chính còn rườm rà, bất cập mà nổi cộm là: Việc cấp giấy phép khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh còn gặp rất nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian, gây ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân tham' gia hoạt động khoáng sản, vì hiện nay vẫn còn những bất cập trong cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp từ tỉnh đến huyện, xã. Vấn đề này làm cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản ngộ nhận vê chủ trương, chính sách của nhà nước về cải cách hành chính mà Đảng và Chính phủ đang quyết tâm thực hiện triệt để, đồng thời làm cho cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương cũng gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện chức năng quản lý về lĩnh vực tài nguyên khoáng sản.
Với cách làm như hiện nay tổ chức, cá nhân phải trải qua nhiều công đoạn tại nhiều cơ quan hành chính từ cấp xã đến cấp tinh và phải theo đúng trình tự, phải mất rất nhiều thời gian vì không thể tiến hành song song, đồng thời các công việc liên quan, tiếp xúc với nhiều cán bộ, công chức của cơ quan hành chính nhà nước và tất yếu làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác cải cách hành chính. Vì vậy việc thực hiện cơ chế “ một cửa liên thông” trong công việc cấp phép khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản là một công việc hết sức cần thiết trong thời điểm hội nhập kinh tế hiện nay cũng như phù hợp vội chủ trương kêu gọi đầu tư của tỉnh nhà. Việc thực hiện cơ chế "cải cách liên thông” nhất định sẽ mang lại lợi ích cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản cũng như nâng cao hiệu quả trong cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện hỗ trợ tích cực hơn để phát triển kinh tế của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
I/ GIẢI THÍCH TỪ NGỮ:
1. “ Một cửa “ là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả lại kết quả được thực hiện tại một đầu mối duy nhất là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại cơ quan hành chính nhà nước ( theo quy định tại quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương được ban hành kèm theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 28/6/2007 của Thù tướng Chính phủ).
2. "Một cửa liên thông" trong việc cấp giấy phép khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai là cơ chế giải quyết các thủ tục trên của tổ chức, cá nhân thông qua một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ ( một cửa liên thông ) tại Sở Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi tắt là Bộ phận tiếp nhận). Mọi nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ, quan hệ phối hợp thẩm tra, giải quyết hồ sơ, trả kết quả hồ sơ do Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện.
3. Việc cấp mới, gia hạn, cho phép trả lại hoặc chuyển nhượng quyền khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản của các tổ chức, cá nhân đều phải thực hiện theo các thủ tục nêu trên.
II/ Sự cần thiết của việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một Cửa Liên Thông” Trong việc cấp giấy phép khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Mục đích của việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “ một cửa liên thông” là giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân một cách nhanh chóng theo hướng một đầu mối tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ đâm bảo đúng pháp luật và thuận lợi cho việc cấp giấy phép khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh, giảm bớt thời gian đi lại và chi phí cho tổ chức, cá nhân khi phải liên hệ từ "một cửa” này đến "một cửa” khác.
về phía các cơ quan nhà nước, cơ chế ” một của liên thông” được thực hiện góp phần tăng cường trách nhiệm liên kết và phối hợp chặt chẽ có hiệu quả trong quy trình giải quyết hồ sơ, nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ công, góp phần ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, nhũng nhiễu của bộ phận cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ, chấm dứt cơ chế " xin cho “ trong giải quyết công việc yêu cầu của các tổ chức, cá nhân.
III/ MỤCTIÊU:
Cơ chế ” một cửa liên thông” trong việc cấp giấy phép khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh nhằm từng bước tối ưu hoá hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính cộng của các cơ quan nhà nước đối với tổ chức, cá nhân, góp phần xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
Các mục tiêu cụ thể của việc thực hiện cơ chế “ một cửa liên thông”
- Giảm tối đa thời gian, chi phí thực hiện các thủ tục hành chính trong việc cấp giấy phép khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản.
- Tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu cấp giấy phép khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản chí cần liên hệ tại một đầu mối nhận và trả kết quả duy nhất tại Bộ phận tiếp nhận thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Mục tiêu của Đề án này là: Tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu cấp giấy phép khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản hồ sơ không phải thông qua UBND xã, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( nếu khu vực hoạt động khoáng sản liên quan đến đất rừng ) và các ngành có liên quan như trước đây mà việc này sẽ do Sở Tài nguyên và Môi trường đảm nhận trong việc phối kết hợp với các ngành, địa phương nói trên.
- Nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức khi giải quyết công việc thuộc thẩm quyền và tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hành chính để giải quyết yêu cầu của tổ chức, cá nhân, nâng cao hiệu Ịực, hiệu quả quản lý nhà nước.
- Với quy trình khép kín, lãnh đạo có điều kiện thuận lợi để điều hành thống nhất, theo dõi được tình hình công việc, quản lý cán bộ, công chức dưới quyền chặt chẽ hơn, trên cơ sở đó đánh giá đúng cán bộ, công chức.
- Thành công của việc thực hiện cơ chế “ một cửa liên thông “ này là cơ sở để rút kinh nghiệm triển khai, nhân rộng trên các lĩnh vực khác.
IV/ NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN:
- Thủ tục hành chính rõ ràng, đơn giản và đúng quy định của pháp luật hiện hành của nhà nước.
- Bảo đảm công khai, minh bạch các hoạt động công vụ và dịch vụ.
- Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết tại một đầu mối duy nhất là Bộ phận tiếp nhận thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Việc phối hợp để giải quyết công việc của các tổ chức, cá nhân là trách nhiệm của các Cơ quan hành chính liên quan.
- Tinh thần, thái độ và trách nhiệm phục vụ là thước đo hiệu quả giải quyết yêu cầu của các tổ chức, cá nhân được cán bộ, công chức đặt lên hàng đầu.
I/ CƠ SỞ PHÁP LÝ:
1. Căn cứ Luật Khoáng sản; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14/6/2005 và Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
2. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;
3. Luật Đất đai năm 2003;
4. Luật Bảo vệ môi trường;
5. Chi thị số 03/2007/CT-UBND ngày 25/01/2007 của Uỷ ban nhân dân tính Gia Lai về việc đẩy mạnh thực hiện cơ chế “ một cửa “ tại cơ quan hành chính nhà nước các cấp ở địa phương.
II/ CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh:
- Đề án này quy định thủ tục, trình tự tiếp nhận, giải quyết hồ sơ trong việc cấp giấy phép khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh theo Cơ chế “ một cửa liên thông “ tại Sở Tài nguyên và Môi trường, bao gồm;.
a. Hồ sơ xin cấp mới, gia hạn, chuyển nhượng hoặc trả lại giấy phép khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản ; Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thụ lý hồ sơ trình Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu hoạt động khoáng sản,
b. Văn bản ý kiến của các Sở, Ban, Ngành có liên quan đến khu vực hoạt động, khảo sát, thăm dò khai thác và chế biến khoáng sản..
2. Đối tượng áp dụng:
Mọi tổ chức, cá nhân ( trong và ngoài nước) có nhu cầu hoạt động khoáng sản bao gồm khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản ở thể rắn, thể khí, nước khoáng và nước nóng thiên nhiên đều phải áp dụng theo quy định của Đề án này.
3. Các cơ quan tham gia phối hợp để giải quyết hồ sơ theo cơ chế “ một cửa liên thông
- Sở Tài nguyên và Môi trường và các phòng chuyên môn trực thuộc
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Pleiku
- Một số Sở, Ban, Ngành có liên quan.
4. Thời gian tiến hành:
- Đề án này được triển khai thực hiện sau khi được UBND tỉnh quyết định phê duyệt cho phép triển khai thực hiện
Ngoài các hồ sơ công việc giải quyết theo cơ chế “một cửa liên thông” dược Đề án này quy định, việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ khác thực hiện theo các quy định hiện hành của UBND tính và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Thời gian giải quyết hồ sơ công việc theo quy định tại Đề án này là thời gian làm việc ( không kể ngày nghỉ hàng tuần, nghi lễ, tết theo quy định )
6. Việc tiếp nhận và trả kết quả của các tổ chức, cá nhân theo quy định của Đề án này được thực hiện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
QUY TRÌNH, THỦ TỤC VÀ THỜI GIAN GIẢI QUYẾT HỒ SƠ
I. QUY TRÌNH, THỦ TỤC:
1 - Hồ sơ cấp, gia hạn, cho phép trả lại giấy phép khảo sát khoáng sản gồm có:
a. Hồ sơ xin cấp giấy phép khảo sát khoáng sản bao gồm:
- Đơn xin cấp giấy phép khảo sát khoáng sản ( theo mẫu quy định ) kèm theo bản đồ khu vực khảo sát;
- Đề án khảo sát khoáng sản, trong đó nêu rõ cơ sở địa chất và các loại khoáng sản là đối tượng khảo sát, phương pháp và khối lượng khảo sát; thời hạn, tiến độ khảo sát và nguồn tài chính;
- Bản photo văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân của tổ chức xin cấp giấy phép khảo sát khoáng sản.
b - Hồ sơ xin gia hạn giấy phép khảo sát khoáng sản:
Hồ sơ xin gia hạn phải nộp cho cơ quan tiếp nhận trước ngày giấy phép hết hạn ba mươi (30) ngày, bao gồm:
- Đơn xin gia hạn;
- Báo cáo kết quả khảo sát khoáng sản và khối lượng công trình, kinh phí đã thực hiện đến thời điểm xin gia hạn.
Trong trường hợp giấy phép khảo sát khoáng sản đã hết hạn nhưng hồ sơ xin gia hạn đang được xem xét thì tổ chức, cá nhân được phép khảo sát khoáng sản được tiếp tục hoạt động đến thời điểm có quyết định gia hạn hoặc có văn bản trả lời giấy phép không được gia hạn.
c. Hồ sơ xin trả lại giấy phép khảo sát khoáng sản bao gồm:
- Đơn xin trả lại giấy phép .
- Báo cáo kết quả khảo sát khoáng sần và khối lượng công trình, kinh phí đã thực hiện đến thời điểm trở lại giấy phép.
2. Hồ sơ cấp, cấp lại, gia hạn, cho phép trả lại, chuyển nhượng giấy phép thăm dò khoáng sản, cho phép tiếp tục thực hiện quyên thăm dò khoáng sản
a. Hồ sơ xin cấp giấy phép thăm dò khoáng sản bao gồm:
- Đơn xin cấp giấy phép thăm dò khoáng sản ( theo mẫu quy định ) ;
- Đề án thăm dò khoáng sản lập theo quy định, kèm theo bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản;
- Bản photo văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân đối với tổ chức xin cấp giấy phép thăm dò khoáng sản là tổ chức trong nước hoặc bản photo giấy phép đầu tư đối với tổ chức xin cấp giấy phép thăm dò khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài.
b. Hồ sơ xin cấp lại giấy phép thăm dò khoáng sản.
Trường hợp xin cấp lại giấy phép thăm dò quy định tại khoản 3 Điều 25 Luật Khoáng sản và khoản 3 Điều 49 của Nghị định 160/2005/NĐ-CP thì hồ sơ phải nộp cho cơ quan tiếp nhận trước ngày giấy phép hết hạn ba mươi ( 30) ngày, bao gồm
- Đơn xin cấp lại giấy phép thăm dò khoáng sản;
- Báo cáo kết quả thăm dò, khối lượng công tác thăm dò đa thực hiện; chương trình, khối lượng thăm dò tiếp tục;
- Bản đồ khu vực xin cấp lại giấy phép thăm dò.
c. Hồ sơ gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản.
Hồ sơ xin gia hạn phải nộp cho cơ quan tiếp nhận trước ngày giấy phép hết hạn ba mươi (30) ngày, bao gồm:
- Đơn xin gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản;
- Báo cáo kết quả thăm dò, khối lượng công tác thăm dò, đã thực hiện; chương trình, khối lượng thăm dò tiếp tục;
- Bản đồ khu vực thăm dò trong đó đa loại trừ ít nhất ba mươi phần trăm (30%) diện tích theo giấy phép được cấp trước đó.
Trong trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản đã hết hạn nhung hồ sơ xin gia hạn đang được xem xét thì tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản được tiếp tục hoạt động đến thời điểm có quyết định gia hạn hoặc có văn bản trả lời giấy phép không được gia hạn.
d. Hồ sơ xin trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích thăm dò khoáng sản bao gồm:
- Đơn xin trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích thăm dò khoáng sản;
- Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản, khối lượng công trình thăm dò đã thực hiện đến thời điểm trả lại giấy phép hoặc trả lại một phần diện tích ghi trong giấy phép
- Bản đồ khu vực tiếp tục thăm dò; khối lượng công trình, chương trình thăm dò tiếp tục ( đối với trường hợp trả lại một phần diện tích thăm dò).
e. Hồ sơ xin chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản bao gồm:
- Đơn xin chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản kèm theo hợp đồng chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản và báng kê giá trị tài sản sẽ chuyển nhượng;
- Đáo cáo kết quả thăm dò, khối lượng công trình đã thực hiện và các nghĩa vụ có liên quan theo quy định đa hoàn thành đến thời điểm xin chuyển nhượng quyền thăm dò;
- Bản photo văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân đối với tổ chức xin nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản là tổ chức trong nước hoặc bản photo giấy phép đầu tư ( nếu có) có chứng thực đối với tổ chức xin nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài..
Việc chuyển nhượng quyền thăm dò được chấp thuận bằng việc cấp giấy phép thăm dò thay thế giấy phép thăm dò đã cấp.
- Hồ sơ xin tiếp tục thực hiện quyền thăm dò khoáng sản bao gồm:
- Đơn xin tiếp tục thực hiện quyền thăm dò khoáng sản; báo cáo kết quả thăm dò, khối lượng công trình đã thực hiện và chương trình tiếp tục thăm dò;
- Bản photo văn bản pháp lý chứng minh tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền thăm dò khoáng sản;
- Bản photo văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân của tổ chức được thừa kế.
- Việc cho phép tiếp tục thực hiện quyền thăm dò khoáng sản được chấp thuận bảng
- Việc cấp giấy phép thăm dò cho tổ chức, cá nhân được thừa kế thay thế giấy phép thăm dò đã cấp.
3. Hồ sơ cấp, gia hạn, cho phép trả lại, chuyển nhượng giấy phép khai thác khoáng sản, cho phép tiếp tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản
a. Hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản bao gồm:
- Đơn xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản (theo mẫu quy định) kèm theo bản đồ khu vực khai thác khoáng sản;
- Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định (trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Khoáng sản và trong trường hợp khai thác khoáng sản ở khu vực đã được điều tra, đánh giá không nằm trong quy hoạch khai thác, chế biến khoáng sản của cả nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc thuộc diện dự trữ quốc gia quy định tại điểm b khoản 1 Điều 56 của Luật Khoáng sản thì hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác không bao gồm quyết định phê duyệt trữ lượng);
- Báo cáo nghiên cứu khả thì hoặc đề án khai thác khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt theo quy định.
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Bản photo văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực đối với tổ chức xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản là tổ chức trong nước mà không phải lồ tổ chức đã được cấp giấy phép thăm dò hoặc bản photo giấy phép đầu tư đối với tổ chức xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài.
b. Hồ sơ xin gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản
Hồ sơ xin gia hạn phải nộp cho cơ quan tiếp nhận trước ngày giấy phép hết hạn Ba mươi (30) ngày, bao gồm:
- Đơn xin gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản;
- Bản đồ hiện trạng khai thác khoáng sản tại thời điểm xin gia hạn kèm theo Báo cáo kết quả hoạt động khai thác đến thời điểm xin gia hạn; trữ lượng khoáng sản còn lại và diện tích xin tiếp tục khai thác.
- Trong trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hạn nhưng hồ sơ xin gia hạn đang được xem xét thì tổ chức, cố nhân được phép khai thác khoáng sản được tiếp tục hoạt động đến thời điểm được gia hạn hoặc có văn bản trả lời giấy phép không được gia hạn.
c. Hồ sơ xin trả lại giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khai thác khoáng sản bao gồm:
- Đơn trả lại giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khai thác khoáng sản;
- Bản đồ hiện trạng kèm theo báo cáo kết quả khai thác khoáng sản đến thời điểm trả lại giấy phép hoặc trả lại một phần diện tích khai thác;
- Đê án đóng cửa mỏ đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật đối với trường hợp trả lại giấy phép khai thác.
d. Hồ sơ xin chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản bao gồm:
- Đơn xin chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản kèm theo hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản và bản kê giá trị tài sản chuyển nhượng;
- Báo cáo kết quả khai thác và các nghĩa vụ đã thực hiện đến thời điểm xin chuyển nhượng quyền khai thác kèm theo bản đồ hiện trạng khai thác tại thời điểm xin chuyển nhượng;
- Bản photo văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân đối với tổ chức xin nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản là tổ chức trong nước hoặc bản photo giấy phép đầu tư đối với tổ chức xin nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài.
Việc chuyển nhượng quyền khai thác được chấp thuận bằng việc cấp giấy phép khai thác cho tổ chức nhận chuyển nhượng thay thế giấy phép đã cấp.
e. Hồ sơ xin tiếp tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản bao gồm:
- Đơn xin tiếp tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản;
- Bản photo văn bản pháp lý chứng minh tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền khai thác khoáng sản;
- Bản photo văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân của tổ chức được thừa kế.
- Bản đồ hiện trạng kèm theo báo cáo kết quả khai thác khoáng sản đến thời điểm xin được tiếp tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản.
Việc cho phép tiếp tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản được chấp thuận bằng việc cấp giấy phép khai thác cho tổ chức, cá nhân được thừa kế thay thế giấy phép đã cấp,.
f. Việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Khoáng sản và trong trường hợp khai thác khoáng sản ở khu vực đã được điều tra, đánh giá không nằm trong quy hoạch khai thác, chế biến khoáng sản của cả nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc không thuộc diện dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia quy định tại điểm b khoản 1 Điều 56 của Luật Khoáng sản thì hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác không bao gồm quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản.
4. Giấy phép chế biến khoáng sản được cấp cho tổ chức, cá nhân không phải là tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản. Hồ sơ cấp, gia hạn, cho phép trả lại, chuyển nhượng giấy chế biến khoáng sản, cho phép tiếp tục thực hiện quyền chế biến khoáng sản phải gửi đến cơ quan tiếp nhận đơn theo quy định của quy chế này bao gồm:
a. Hồ sơ xin cấp giấy phép chế biến khoáng sản bao gồm:
- Đơn xin cấp giấy phép chế biến khoáng sản (theo mẫu quy định );
- Báo cáo nghiên cứu khả thì hoặc đề án chế biến khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt theo quy định;
- Bản photo văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân đối với tổ chức xin cấp giấy phép chế biến khoáng sản là tổ chức trong nước hoặc bản photo giấy phép đầu tư đối với tổ chức xin cấp giấy phép chế biến khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài.
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bàn đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
b. Hồ sơ xin gia hạn giấy phép chế biến khoáng sản
Hồ sơ xin gia hạn phải nộp cho cơ quan tiếp nhận trước ngày giấy phép hết hạn Ba mươi (30) ngày, bao gồm:
- Đơn xin gia hạn giấy phép chế biến khoáng sản;
- Báo cáo kết quả hoạt động chế biến khoáng sản đến thời điểm xin gia hạn, sản lượng khoáng sản tiếp tục chế biến.
- Trong trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hạn nhưng hồ sơ xin gia hạn đang được xem xét thì tổ chức, cá nhân được phép chế biến khoáng sản được tiếp tục hoạt động đến thời điểm được gia hạn hoặc có văn bản trả lời tổ chức xin gia hạn về lý do giấy phép không được gia hạn.
c. Hồ sơ xin trả lại giấy phép chế biến khoáng sản bao gồm:
- Đơn trả lại giấy phép chế biến khoáng sản;
- Báo cáo kết quả chế biến khoáng sản kể từ ngày giấy phép có hiệu lực đến thời điểm trả lại giấy phép.
d. Hồ sơ xin chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản bao gồm:
- Đơn xin chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản;
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản, kèm theo bản kê giá trị tài sản chuyển nhượng; bố cáo kết quả chế biến khoáng sản và các nghĩa vụ đã hoàn thành tính đến thời điểm xin chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản;
- Bản photo văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân đối với tổ chức xin nhận chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản là tổ chức trong nước hoặc bốn photo giấy phép đầu tư đối với tổ chức xin nhận chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh cả bên nước ngoài.
Việc chuyển nhượng quyền chế biến được chấp thuận bằng việc cấp giấy phép chế biến cho tổ chức nhận chuyển nhượng, thay thế giấy phép đa cấp.
e. Hồ sơ xin tiếp tục thực hiện quyền chế biến khoáng sản bao gồm:
- Đơn xin tiếp tục thực hiện quyền chế biến khoáng sản;
- Bản photo văn bản pháp lý chứng minh tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền chế biến khoáng sản;
- Bản photo văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân của tổ chức được thừa kế.
- Báo cáo kết quả chế biến khoáng sản và kế hoạch tiếp tục hoạt động chế biến khoáng sản.
Việc cho phép tiếp tục thực hiện quyền chế biến khoáng sản được thể hiện bằng việc cấp giấy phép chế biến khoáng sản cho tổ chức, cá nhân được thừa kế, thay thế giấy phép đã cấp.
II/ QUY TRÌNH TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT HỒ SƠ:
1/ Tiếp nhận hồ sơ:
- Khi tiếp nhận hồ sơ cán bộ, công chức tại bộ phận tiếp nhận có trách nhiệm đối chiếu, kiểm tra kỹ hồ sơ
- Đối với các hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa đúng theo quy định, thì giải thích, hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ bổ sung và hoàn chỉnh theo quy định. Việc hướng dẫn này được thực hiện theo nguyên tắc: Một lần, đầy đủ và đúng như nội dung đã niêm yết công khai.
- Đối với hồ sơ đa hợp lệ, công chức tiếp nhận hồ sơ cập nhật vào sổ theo dõi giải quyết hồ sơ, viết giấy biên nhận hồ sơ ghi nhận đầy đủ nội dung của hồ sơ và ghi rõ ngày trả kết quả.
- Đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân phải trực tiếp đến nộp hồ sơ để ký vào các giấy tờ theo quy định.
- Lệ phí:
Tổ chức, cá nhân hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản phải có trách nhiệm nộp lệ phí giấy phép theo quy định tại Thông tư số 20/2005/TT-BTC ngày 16/3/2005 của Bộ Tài chính Quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.
Mức thu lệ phí giấy phép được thực hiện niêm yết công khai tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
2/ Chuyển hồ sơ trong nội bộ Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, bộ phận tiếp nhận có trách nhiệm chuyển đến Phòng Tài nguyên vào lúc 10h50’ đối với các hồ sơ nhận trong buổi sáng và 16h50’ đối với các hồ sơ nhận trong buổi chiều.
- Hồ sơ tiếp nhận theo cơ chế "một cửa liên thông" được sắp xếp quản lý bằng kẹp hồ sơ riêng, bên ngoài kẹp hồ sơ có ghi "Hồ sơ một cửa liên thông”.
- Thời gian bộ phận tiếp nhận chuyển hồ sơ cho phòng Tài nguyên phải được thể hiện rõ tại phiếu lưu chuyển hồ sơ và sổ theo dõi giải quyết hồ sơ.
- Phiếu lưu chuyển hồ sơ do bộ phận tiếp nhận lập lần đầu và được lưu chuyển kèm theo hồ sơ của tổ chức, cá nhân đến các bộ phận, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết cho đến khi trả lại kết quả cho tổ chức, cá nhân. Các bộ phận, cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ phải xác nhận vào phiếu lưu chuyển hồ sơ, thể hiện được thời gian nhận và chuyển hồ sơ khi qua từng công đoạn xử lý; phải được tổ chức, cá nhân ký khi nhận kết quả giải quyết hồ sơ và được lưu tại Bộ phận tiếp nhận.
Từng cơ quan, bộ phận trong quy trình lưu chuyển hồ sơ có trách nhiệm, sao lưu Phiếu lưu chuyển trước khi luân chuyển sang cơ quan, bộ phận tiếp theo.
3. Giải quyết hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Sau khi nhận hồ sơ do Bộ phận tiếp nhận chuyển đến, Lãnh đạo Phòng Tài nguyên có trách nhiệm phân công công chức chuyên môn thực hiện nghiệp vụ xử lý hồ sơ theo quy định.
Trường hợp hồ sơ chuyển đến chưa hợp lệ theo quy định, Phòng Tài nguyên để nghị Bộ phận tiếp nhận yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Nội dung đề nghị bổ sung, hoàn chỉnh phải được ghi nhận cụ thể trong phiếu lưu chuyển hồ sơ kèm theo thông báo yêu cầu điều chỉnh và bổ sung hồ sơ để xác định trách nhiệm chuyên môn và thời gian chậm trễ.
- Trong thời gian 05 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, đối với các hồ sơ liên quan đến các Sở, Ban, ngành thì phòng Tài nguyên tham mưu trình Lãnh đạo Sở TN&MT trong việc tham khảo ý kiến các ngành hữu quan, tổng hợp trình UBND tinh cấp Giấy phép hoạt động khoáng sản.
4. Trả kết quả hồ sơ:
Sau khi nhận được kết quả giải quyết hồ sơ của các Sở, Ban, Ngành có liên quan;
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
- Nếu khu vực hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến đảm bảo đủ điều kiện thì tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép cho các tổ chức, cá nhân
- Nếu khu vực hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến không đảm bảo đủ điều kiện thì phải trả lời cho tổ chức, cá nhân việc không được cấp giấy phép bằng văn bản cụ thể.
III/ THỜI GIAN GIẢI QUYẾT:
Thời gian thụ lý đơn, hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động khoáng sản được quy định cụ thể như sau:
Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
1 - Trong thời hạn bốn mươi lăm (45) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của tổ chức trong nước xin cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, của tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài xin cấp giấy phép khảo sát, thăm dò khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường phải hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc cấp giấy phép. Trường hợp phức tạp cần có thời gian xem xét, thẩm định thì thời hạn thẩm định có the dài hom, nhưng không quá sáu mươi (60) ngày làm việc, kể từ ngậy nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong đó: a- Tại Sở Tài nguyên và Môi trường: không quá 35 ngày b- Tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: không quá 10 ngày; c- Tại Ủy ban nhấn dần huyện, thị xã, thành phố Plẹiku: không quá 10 ngày d- Tại các Sở, Ban, Ngành có liên quan: không quá 10 ngày Lưu ý: Thời gian giải quyết tại các điểm b, c, d được thực hiện đồng thời với nhau.
2 - Trong thời hạn hải mươi (25) ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh có bên nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư và nộp đầy đủ, hợp lệ hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường phải hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
a- Tại Sở Tài nguyên và Môi trường: không quá 18 ngày
b- Tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: không quá 07 ngày;
c- Tại Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố Pleiku: không quá 07 ngày
d- Tại các Sở, Ban, Ngành có liên quan: không quá 07 ngày
Lưu ý: Thời gian giải quyết tại các điểm b, c, d được thực hiện đồng thời với nhau.
3 - Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ xin gia hạn, trả lại giấy phép, trả lại một phần diện tích hoạt động khoáng sản, chuyển nhượng quyền hoạt động khoáng sản, tiếp tục thực hiện quyền hoạt động khoáng sản trong trường hợp thừa kế hợp pháp quyền hoạt động khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường phải hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định việc cho phép hoặc không cho phép.
4 - Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ do cơ quan tiếp nhận trình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy phép hoạt động khoáng sản và chuyển lại hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận. Trong trường hợp không cấp giấy phép thì phải trả lời băng văn bản và nêu rõ lý do.
5 - Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm giao giấy phép cho tổ chức xin cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.
6- Tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường: không quá 02 ngày, trong đó: 01 ngày, sau khi nhận được hồ sơ phải chuyển hồ sơ cho Phòng Tài nguyên để thụ lý theo quy định; 01 ngày để nhận kết quả từ Phòng Tài nguyên.
Phòng Tài nguyên thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo Sở gửi văn bản đề nghị phối hợp giải quyết hồ sơ của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản đến các Sở, Đan, Ngành có liên quan.
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm giao giấy phép khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản cho tổ chức, cá nhân.
SƠ ĐỒ KHÁI QUÁT QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT HỒ SƠ CẤP GIẤY PHÉP KHẢO SÁT, THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN THEO CƠ CHẾ “ MỘT CỬA LIÊN THÔNG “
MỐI QUAN HỆ VÀ TRÁCH NHIỆM PHỘI HỢP TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ “ MỘT CỬA LIÊN THÔNG “
I. Mối quan hệ nội bộ Sở Tài nguyên và Môi trường:
1. Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ, nếu thủ tục hồ sơ còn vướng mắc, chưa rõ ràng thì Bộ phận tiếp nhận trao đổi ngay với Phòng Tài nguyên để thống nhất trước khi nhận hồ sơ của các tổ chức, cá nhân.
2. Nếu hồ sơ do Bộ phận tiếp nhận chuyển đến cán bộ, công chức chuyên môn kiểm tra không đúng theo quy định của Đề án này thì trả lại cho Bộ phận tiếp nhận để đề nghị tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ ( phải ghi cụ thể chi tiết tại phiếu lưu chuyển hồ sơ )
II. Mối quan hệ và trách nhiệm phối hợp giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Pleiku và các Sở, Ban, Ngành khác có liên quan.
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, văn bản tham khảo ý kiến từ Sở Tài nguyên.và Môi trường về các vấn đề liên quan đến khu vực mà các tổ chức, cá nhân có nhu cầu hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản thì Bộ phận tiếp nhận, Phòng chuyên môn trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Pleiku và các Sở, Ban, Ngành có liên quan khác có trách nhiệm theo chức năng, nhiệm vụ của mình xem xét lại tính hợp lệ, hợp lý của hồ sơ và trình lãnh đạo cơ quan minh có ý kiến chính thức bằng văn bản theo quy định của Pháp luật hiện hành.
- Trách nhiệm của các Sở, Ngành, địa phương có liên quan và mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan đó trong việc giải quyết hồ sơ xin cấp mới, gia hạn, chuyển nhượng hoặc trả lại giấy phép khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản, cụ thể:
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm trả lời bằng văn bản kết quả giải quyết về khu vực hoạt động khoáng sản có liên quan đến đất rừng thuộc thẩm quyền giải quyết của mình gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường theo đúng thời gian quy định trong đề án này.
+ Sở Văn hoá - Thông tin, Cơ quan quân sự địa phương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản kết quả giải quyết về khu vực hoạt động khoáng sản có liên quan có liên quan đến di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, đất Quốc phòng thuộc thẩm quyền giải quyết của của mình về Sở Tài nguyên và Môi trường theo đúng thời gian quy định trong đề án này.
+ Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Pleiku có trách nhiệm trả lời bằng văn bản kết quả giải quyết về khu vực hoạt động khoáng sản có liên quan đến quy hoạch khu dân cư, khu công nghiệp, đất sản xuất, an ninh quốc phòng v.v..., thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường theo đúng thời gian quy định trong đề án này.
Nếu quá thời gian quy định theo đề án này mà các Sở, Ban, Ngành có liên quan được cơ quan tiếp nhận hồ sơ hỏi ý kiến mà không trả lời bằng văn bản thì coi như đã đồng ý và chịu trách nhiệm về hồ sơ của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu hoạt động khoáng sản.
I. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Mồi trường, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thân, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Pleiku và các Sở, Ban, Ngành khác có liên quan.
1. Chỉ đạo việc triển khai Đề án thực hiện cơ chế ” một của liên thông “ tại các Phòng chuyên môn có liên quan, tạo cơ chế ưu tiên trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án.
2. Tổ chức việc tiếp nhận, trả kết quả hồ sơ của tổ chức, cá nhân theo đúng các quy định hiện hành; chỉ đạo các phòng chuyên môn thực hiện tốt công tác phối hợp trong quá trình thực hiện Đề án.
3. Quán triệt trong toàn thể cán bộ, công chức các phòng chuyên môn thực hiện tốt công tác tuyên truyền giới thiệu thông qua nhiều hình thức cho tổ chức, cá nhân biết và thực hiện.
4. Cùng phối hợp để có hình thức và nội dung bồi dưỡng; nghiệp vụ cần thiết cho việc thực hiện các quy định của Đề án; trong đó đặc biệt lưu ý đến chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức có trách nhiệm hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận một cửa.
5. Trong quá trình thực hiện thí điểm, thường xuyên kiểm tra, đánh giá, báo cáo kịp thời những vấn đề vướng mắc, sơ kết rút kinh nghiệm việc triển khai thực hiện thí điểm cơ chế “ một cửa liên thông “ có hình thức khen thưởng đối với cán bộ, công chức hoặc Bộ phận chuyên môn thực hiện tốt và có hình thức xử lý đối với cán bộ, công chức hoặc bộ phận chuyên môn không hoàn thành chức trách trong quá trình thực hiện Đề án này.
6. Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Bộ phận tiếp nhận hồ sơ; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan qua mạng vi tính để thường xuyên trao đổi nghiệp vụ, các quy định mới của pháp luật có liên quan nhàm nâng cao hiệu quả việc giải quyết các thủ tục về hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác và che biến khoáng sản trên địa bàn tinh.
7. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a. Củng cố, sắp xếp cán bộ, công chức tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ phù hợp theo yêu cầu của Đề án cơ chế “ một của liên thông
b. Bố trí cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phân tiếp nhận có chuyên môn nghiệp vụ theo tiêu chuẩn quy định có phẩm chất và năng lực, có kỹ năng giao tiếp với tổ chức, cá nhân.
c. Bô trí phòng làm việc của Bộ phận tiếp nhận tại nơi thuận tiện, có đủ diện tích và điều kiện trang thiết bị làm việc.
d. Niêm yết công khai các quy định về quy trình, thủ tục, thời gian, biểu mẫu và mức thu lệ phí đối với từng loại giấy phép tại Bộ phận tiếp nhận, trên Website chuyên ngành; mở sổ góp ý, hòm thư góp ý.
đ. Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân các huyện,thị xã, thành phố Pleiku và các Sở, Ban, Ngành có liên quan khác tổ chức công bố thực hiện cơ chế “ một cửa liên thông “ theo thời gian do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định;
e. Tổ chức các hình thức thông báo, tuyên truyền rộng rãi cho tổ chức, cá nhân hiện đang tham gia hoạt động khoáng sản và nhân dân về chủ trương các quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc triển khai Đề án.
- 1Quyết định 47/2009/QĐ-UBND về giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” trên lĩnh vực đất đai và khoáng sản tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 2Quyết định 26/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định thực hiện cơ chế một cửa liên thông giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng, đất đai, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành
- 3Quyết định 46/2003/QĐ-UB quy định thủ tục, trình tự thực hiện cơ chế "một cửa" đối với việc xét duyệt hồ sơ cấp giấy phép khai thác tài nguyên khoáng sản, nước của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 4Quyết định 31/2015/QĐ-UBND về Quy định thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho đối tượng là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 5Quyết định 165/QĐ-UBND năm 2016 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực do tỉnh Gia Lai ban hành
- 1Quyết định 31/2015/QĐ-UBND về Quy định thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho đối tượng là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 2Quyết định 165/QĐ-UBND năm 2016 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực do tỉnh Gia Lai ban hành
- 3Quyết định 20/2016/QĐ-UBND Quy định quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 1Luật Khoáng sản sửa đổi 2005
- 2Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 3Nghị định 160/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khoáng sản và Luật Khoáng sản sửa đổi
- 4Nghị định 77/2007/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 150/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản
- 5Quyết định 93/2007/QĐ-TTg Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 6Luật Khoáng sản 1996
- 7Luật Đất đai 2003
- 8Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 9Nghị định 150/2004/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản
- 10Nghị định 181/2004/NĐ-CP thi hành Luật Đất đai
- 11Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 12Thông tư 20/2005/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản do Bộ Tài chính ban hành
- 13Quyết định 47/2009/QĐ-UBND về giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” trên lĩnh vực đất đai và khoáng sản tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 14Quyết định 26/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định thực hiện cơ chế một cửa liên thông giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng, đất đai, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành
- 15Quyết định 76/2006/QĐ-UBND về Quy chế quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 16Quyết định 46/2003/QĐ-UB quy định thủ tục, trình tự thực hiện cơ chế "một cửa" đối với việc xét duyệt hồ sơ cấp giấy phép khai thác tài nguyên khoáng sản, nước của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Quyết định 01/2008/QĐ-UBND phê duyệt Đề án thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong việc cấp giấy phép khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và Đề án một cửa Liên thông trong việc gỉai quyết hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyền mục đích sử dụng đất đối với tổ chức trong nước và cá nhân nước ngoài trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- Số hiệu: 01/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/01/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
- Người ký: Phạm Thế Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/01/2008
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực