Hệ thống pháp luật

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

QCVN 46 : 2012/BTNMT

VỀ QUAN TRẮC KHÍ TƯỢNG

National Technical Regulation on meterological Observations

Lời nói đầu

QCVN 46: 2012/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc khí tượng biên soạn, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo Thông tư số 25/2012/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2012.

Phần I

QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật trong quan trắc khí tượng bề mặt và khí tượng trên cao.

2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động quan trắc khí tượng bề mặt và trên cao thuộc lãnh thổ Việt Nam.

3. Giải thích từ ngữ

3.1. Áp suất khí quyển (khí áp) là áp suất thủy tĩnh của cột khí quyển, được xác định bởi trọng lượng cột không khí có chiều cao bằng bề dầy của khí quyển nén lên một đơn vị diện tích.

3.2. Gió là chuyển động ngang của không khí, đặc trưng bởi hai yếu tố: Tốc độ gió và hướng gió.

3.3. Bốc hơi là quá trình nước từ mặt ẩm hoặc từ mặt nước ở nhiệt độ dưới điểm sôi biến thành hơi.

3.4. Nhiệt độ không khí đặc trưng cho chuyển động nhiệt của các phân tử không khí trong khí quyển.

3.5. Giáng thủy là những sản phẩm hơi nước ngưng kết ở thể rắn hay lỏng rơi từ trên cao xuống như: mưa, mưa đá, tuyết...., hay lắng đọng ngay trong lớp không khí gần mặt đất như: sương mù, sương móc, sương muối, mù....

3.6. Nắng (ánh sáng) là thuật ngữ chỉ tên gọi phần bức xạ nhìn thấy của năng lượng bức xạ mặt trời.

3.7. Tầm nhìn ngang là một đặc tính biểu thị độ trong suốt của khí quyển. Tầm nhìn ngang được xác định là khoảng cách lớn nhất mà ban ngày có thể phân biệt được vật đen tuyệt đối có kích thước góc lớn hơn 15 phút góc, in trên nền trời; nếu xa hơn thì lẫn vào nền trời và không trông thấy được.

Phần II

QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

1. Quy định chung

1.1. Vị trí quan trắc

Vị trí quan trắc các yếu tố khí tượng bề mặt và trên cao phải thông thoáng, cách xa những chướng ngại vật lớn, hồ, ao, sông ngòi, không bị ngập úng, tiêu biểu cho khu vực quan trắc (Chi tiết tại Phụ lục 1).

1.2. Thiết bị dùng trong quan trắc khí tượng

- Có chứng nhận kiểm định của cơ quan có thẩm quyền và thực hiện đầy đủ các chế độ bảo quản, bảo dưỡng;

- Các chỉ tiêu thông số kỹ thuật đối với các yếu tố quan trắc, tối thiểu đạt mức quy định trong Quy chuẩn này.

1.3. Quan trắc viên

Quan trắc viên phải được đào tạo cơ bản về quan trắc khí tượng, được cấp bằng hoặc chứng chỉ do cơ quan có thẩm quyền cấp.

2. Quan trắc khí tượng bề mặt theo từng yếu tố

2

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 46 : 2012/BTNMT về quan trắc khí tượng do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: QCVN46:2012/BTNMT
  • Loại văn bản: Quy chuẩn
  • Ngày ban hành: 28/12/2012
  • Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản