Hệ thống pháp luật

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

QCVN 37: 2011/BTTTT

VỀ THIẾT BỊ VÔ TUYẾN LƯU ĐỘNG MẶT ĐẤT CÓ ĂNG TEN LIỀN DÙNG CHO THOẠI TƯƠNG TỰ

National technical regulation

on land mobile radio equipment using an integral antenna intended primarily for analogue speech  

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này đưa ra các chỉ tiêu chất lượng và phương pháp đo đối với thiết bị vô tuyến lưu động mặt đất có ăng ten liền dùng cho thoại tương tự nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ và giảm thiểu nhiễu gây hại đến các dịch vụ và thiết bị khác.

Quy chuẩn này quy định các đặc tính kỹ thuật thiết yếu để sử dụng hiệu quả phổ tần số. Quy chuẩn này áp dụng cho thiết bị vô tuyến cầm tay có ăng ten liền dùng phương thức điều chế góc trong các dịch vụ lưu động mặt đất, chủ yếu cho thoại tương tự, hoạt động trong dải tần số vô tuyến từ 30 MHz đến 1000 MHz với các khoảng cách kênh là 12,5 kHz và 25 kHz.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh các thiết bị thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn này trên lãnh thổ Việt Nam.

1.3. Tài liệu viện dẫn

 ITU-T Recommendation O.41 (1994): “Psophometer for use on telephone-type circuits.

1.4. Giải thích từ ngữ

1.4.1. Điều chế góc (angle modulation)

Điều chế pha (G3) hay điều chế tần số (F3).

1.4.2. Tải tần số âm tần (audio frequency load)

Tải tần số âm tần thông thường là một điện trở có khả năng chịu được công suất ra âm tần cực đại của thiết bị cần đo kiểm. Giá trị của điện trở này do nhà sản xuất quy định và tương đương với trở kháng của bộ chuyển đổi âm tần tại tần số 1000 Hz. Trong một số trường hợp, cần thiết đặt một biến áp cách ly giữa các kết cuối đầu ra của máy thu cần đo kiểm và tải này.

1.4.3. Kết cuối tần số âm tần (audio frequency termination)

Kết cuối tần số âm tần là bất cứ kết nối phục vụ mục đích đo kiểm máy thu ngoại trừ tải tần số âm tần. Thông thường, thiết bị kết cuối do nhà sản xuất lựa chọn hoặc là thoả thuận giữa nhà sản xuất và phòng thử nghiệm và yêu cầu ghi rõ trong các biên bản đo kiểm. Nếu yêu cầu thiết bị đặc biệt, nên để nhà sản xuất cung cấp.

1.4.4. Bộ lọc chắn dải (cho máy đo SINAD) (band-stop filter (for the SINAD meter)

Đặc tính của bộ lọc chắn dải sử dụng trong máy đo hệ số méo âm tần và máy đo SINAD cần thỏa mãn: tại đầu ra, tần số 1000 Hz sẽ bị suy hao ít nhất là 40 dB và tại 2000 Hz suy hao sẽ phải nhỏ hơn 0,6 dB. Đặc tính bộ lọc là phẳng và phải nhỏ hơn 0,6 dB tại các dải tần từ 20 Hz đến 500 Hz và từ 2000 Hz đến 4000 Hz. Trong trường hợp tín hiệu chưa điều chế, bộ lọc không thể gây ra suy hao lớn hơn 1 dB đối với tổng công suất tạp âm ở đầu ra tần số âm tần của thiết bị cần đo kiểm.

1.4.5. Ăng ten liền (integral antenna)

Ăng ten được thiết kế để gắn vào thiết bị mà không sử dụng đầu nối ngoài trở kháng 50 W và được coi là một phần của thiết bị. Ăng ten liền có thể được gắn cố định bên trong hoặc bên ngoài thiết bị.

1.4.6. Phép đo dẫn (conducted measurements)

Phép đo được thực hiện bằng cách nối trực tiếp với thiết bị cần đo kiểm.

1.4.7. Phép đo bức xạ (radiated measurements)

Phép đo giá trị tuyệt đối của trường bức xạ.

1.4.8. Trạm gốc (base station)

Thiết bị vô tuyến có ổ cắm ăng ten để sử dụng với ăng ten ngoài và ở vị trí cố định.

1.4.9. Máy cầm tay (handportable station)

Thiết bị vô tuyến có ổ cắm ăng ten hoặc ăng ten liền, hoặc cả hai, thông thường được sử dụng độc lập, có thể mang theo người hoặc cầm tay.

1.4.10. Trạm di động (mobile station)

Thiết bị vô tuyến lưu động có ổ cắm ăng ten để sử dụng với ăng t

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 37:2011/BTTTT về thiết bị vô tuyến lưu động mặt đất có ăng ten liền dùng cho thoại tương tự do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

  • Số hiệu: QCVN37:2011/BTTTT
  • Loại văn bản: Quy chuẩn
  • Ngày ban hành: 26/10/2011
  • Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản