Hệ thống pháp luật

QCVN 35:2019/BLĐTBXH

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI HỆ THỐNG MÁNG TRƯỢT DÙNG TRONG CÔNG TRÌNH VUI CHƠI CÔNG CỘNG

National technical regulation on safe work for alpine slide

 

Lời nói đầu

QCVN 35:2019/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với máng trượt dùng trong công trình vui chơi công cộng do Cục An toàn lao động biên soạn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành theo Thông tư số .../2019/TT-BLĐTBXH ngày ... tháng ... năm 2019, sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI HỆ THỐNG MÁNG TRƯỢT DÙNG TRONG CÔNG TRÌNH VUI CHƠI CÔNG CỘNG

National technical regulation on safe work for slides

1. Quy định chung

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn kỹ thuật này quy định các yêu cầu an toàn đối với các hệ thống máng trượt sử dụng xe trượt để vận chuyển người lên cao từ 2m trở lên, dùng trong công trình vui chơi công cộng, thuộc Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với:

1.2.1. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, cung cấp, sử dụng, sửa chữa hệ thống máng trượt dùng trong công trình vui chơi công cộng;

1.2.2. Các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

1.3. Giải thích từ ngữ

1.3.1. Máng trượt hình máng: là máng trượt thiết kế theo hình máng và lấy máng làm quỹ đạo trượt.

1.3.2. Máng trượt hình trụ: là máng trượt thiết kế theo hình trụ và lấy trụ làm quỹ đạo trượt.

1.3.3. Độ dốc trung bình của máng trượt: là tỉ số giữa hiệu số cao độ của trạm đầu và trạm cuối với độ dài toàn tuyến máng trượt.

1.3.4. Hệ thống máng trượt: bao gồm máng trượt, xe trượt, hệ thống vận chuyển trên mặt đất của xe trượt, biển hiệu, lưới an toàn, khung đỡ, thiết bị chiếu sáng.

1.3.5. Xe trượt: là một loại phương tiện nhỏ chở người trong hệ thống máng trượt.

1.3.6. Hệ thống vận chuyển trên mặt đất của xe trượt: là hệ thống có nhiệm vụ đưa xe trượt từ trạm cuối lên trạm đầu phục vụ du khách thông qua hệ thống kéo của dây cáp.

2. Quy định về kỹ thuật

2.1. Quy định chung

2.1.1. Độ dốc trung bình của máng trượt: máng trượt hình máng từ 5% - 20% và đối với máng trượt hình trụ từ 6% - 30%.

2.1.2. Độ dốc lớn nhất của máng trượt: máng trượt hình máng 20%, máng trượt hình trụ 30%.

2.1.3. Đường kính tối thiểu của dây cáp không nhỏ hơn quy định trong thiết kế của nhà sản xuất và không nhỏ hơn 10mm trong mọi trường hợp.

2.1.4. Tất cả các xe trượt đều phải được lắp phanh.

2.1.5. Tốc độ tối đa cho phép của xe trượt ở bất kỳ đoạn nào của máng trượt là 40km/h.

2.1.6. Tại trạm cuối của hệ thống máng trượt, phải lắp đặt hệ thống phanh xe kéo dài ít nhất 10m và lưới an toàn.

2.1.7. Cạnh bên của máng trượt hình máng phải được thiết kế nhô cao để đảm an toàn cho xe trượt khi đạt vận tốc 40km/h. Khoảng cách từ bánh xe đến điểm xa nhất cạnh bên của máng trượt ở mọi vị trí không được nhỏ hơn 10cm.

2.1.8. Phải có đủ thiết bị chiếu sáng dọc tuyến máng trượt khi vận hành vào ban đêm.

2.2. Quy định đối với máng trượt

2.2.1. Độ cao của giá đỡ không quá 6m. Nếu độ cao của giá đỡ nhỏ hơn 2m thì phải lắp lưới an toàn ở 2 bên máng trượt. Khi độ cao của giá đỡ lớn hơn 2m, 2 bên máng trượt phải có lan can bảo vệ, khoảng cách giữa 2 lan can này cách nhau ít nhất là 0,8m.

2.2.2. Móng của máng trượt và giá đỡ phải đảm bảo kiên cố theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 35:2019/BLĐTBXH về An toàn lao động đối với hệ thống máng trượt dùng trong công trình vui chơi công cộng

  • Số hiệu: QCVN35:2019/BLĐTBXH
  • Loại văn bản: Quy chuẩn
  • Ngày ban hành: 28/01/2019
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản