Hệ thống pháp luật

QCVN 33:2019/BGTVT

QUY KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ GƯƠNG DÙNG CHO XE Ô TÔ

National technical regulation on mirrors for automobiles

Lời nói đầu

QCVN 33:2019/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Thông tư số 26/2019/TT-BGTVT ngày 01 tháng 8 năm 2019

QCVN 33:2019/BGTVT thay thế QCVN 33:2011/BGTVT.

QCVN 33:2019/BGTVT được biên soạn trên cơ sở QCVN 33:2011/BGTVT và tham khảo quy định UNECE No.46 Revision 6 (Supplement 2 to 04 series) có hiệu lực từ ngày 18 tháng 06 năm 2016.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ GƯƠNG DÙNG CHO XE Ô TÔ

National technical regulation on mirrors for automobiles

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

1.1.1. Quy chuẩn này quy định về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với gương, camera-màn hình dùng cho xe ô tô được định nghĩa tại TCVN 6211 “Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa”.

1.1.2. Quy chuẩn này không áp dụng đối với gương, camera-màn hình lắp trên xe ô tô phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh và các thiết bị quan sát khác có thể hiển thị cho người lái phạm vi quan sát như được quy định tại Phụ lục A của Quy chuẩn này.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, nhập khẩu gương, camera-màn hình; các cơ sở sản xuất lắp ráp, nhập khẩu ô tô và các tổ chức liên quan đến quản lý, thử nghiệm, kiểm tra chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật đối với gương, camera-màn hình dùng cho xe ô tô.

1.3. Giải thích từ ngữ

1.3.1. Gương (Mirror) là bộ phận dùng để quan sát phía sau, bên cạnh hoặc phía trước xe trong phạm vi quan sát được quy định tại Phụ lục A của Quy chuẩn này bằng bề mặt phản xạ.

1.3.2. Camera-màn hình (CMS) là hệ thiết bị dùng để quan sát phía sau, bên cạnh hoặc phía trước xe trong phạm vi quan sát được quy định tại Phụ lục A của Quy chuẩn này bằng phương pháp kết hợp giữa camera-màn hình được định nghĩa như sau:

a) Camera (camera) là thiết bị ghi lại hình ảnh của thế giới bên ngoài và sau đó chuyển đổi hình ảnh này thành tín hiệu (ví dụ, tín hiệu video).

b) Màn hình (monitor) là thiết bị chuyển đổi tín hiệu thành các hình ảnh được thể hiện trong quang phổ mắt người nhìn thấy được .

1.3.3. Phạm vi quan sát (Field of vision) là khoảng không gian ba chiều quan sát được của người lái do gương, camera-màn hình cung cấp. Trừ khi có quy định khác phạm vi quan sát này là phạm vi nhìn thấy trên mặt đường bằng mắt của người lái ở vị trí làm việc bình thường.

1.3.4. Gương lắp trong (Interior mirror) là gương được lắp trong khoang lái của xe.

1.3.5. Gương lắp ngoài (Exterior mirror) là gương được lắp bên ngoài xe.

1.3.6. Gương quan sát (Surveillance mirror) là gương khác với gương được định nghĩa trong 1.3.1, có thể được lắp bên trong hay bên ngoài xe để có phạm vi quan sát khác với phạm vi quan sát nêu tại Phụ lục A của Quy chuẩn này.

1.3.7. Kiểu loại gương (Mirror type): các gương chiếu hậu được coi là cùng kiểu loại nếu có cùng nhãn hiệu, nhà sản xuất, dây chuyền sản xuất và không có sự khác biệt về các đặc tính kỹ thuật chính sau đây:

a) Các kích thước và bán kính cong của bề mặt phản xạ gương;

b) Kết cấu, hình dạng hay vật liệu chế tạo gương và các bộ phận liên kết với xe.

1.3.8. Kiểu loại camera-màn hình (Camera-monitor type): các camera-màn hình được coi là cùng kiểu loại nếu có cùng nhãn hiệu, nhà sản xuất, dây chuyền sản xuất và không có sự khác biệt về các đặc tính kỹ thuật chính sau đây:

a) Kết cấu, kiểu dáng thiết bị, chi tiết gắn vào thân xe (nếu thích hợp);

b) Loại thiết bị, phạm vi quan sát, độ phóng đại và độ phân giải.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 33:2019/BGTVT về Gương dùng cho xe ô tô

  • Số hiệu: QCVN33:2019/BGTVT
  • Loại văn bản: Quy chuẩn
  • Ngày ban hành: 01/08/2019
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo:
  • Ngày hiệu lực: 15/09/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản