Chương 2 Pháp lệnh Quản lý thị trường năm 2016
VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, VÀ TỔ CHỨC CỦA LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Điều 7. Vị trí, chức năng của lực lượng Quản lý thị trường
Lực lượng Quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Điều 8. Nhiệm vụ và quyền hạn của lực lượng Quản lý thị trường
1. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi kiểm tra theo quy định tại
2. Thanh tra chuyên ngành.
3. Xử lý vi phạm hành chính.
4. Thu thập tài liệu, chứng cứ, lấy mẫu sản phẩm hàng hóa, tang vật, phương tiện có dấu hiệu vi phạm, trưng cầu giám định, kiểm nghiệm mẫu vật là hàng hóa, tài liệu, giấy tờ, vật chứng liên quan đến vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân.
5. Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phục vụ hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm hành chính.
6. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật với các tổ chức, cá nhân.
7. Tổ chức thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền áp dụng các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh đối với các hành vi vi phạm pháp luật.
8. Xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý địa bàn, kết quả kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính và cơ sở dữ liệu khác phục vụ hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường; tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của lực lượng Quản lý thị trường với cấp có thẩm quyền; đề xuất, kiến nghị ban hành, sửa đổi các quy định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao.
9. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính.
10. Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công thương thực hiện các nội dung quản lý nhà nước quy định tại
Điều 9. Tổ chức của lực lượng Quản lý thị trường
1. Lực lượng Quản lý thị trường được tổ chức từ trung ương đến địa phương theo nguyên tắc tập trung, thống nhất.
2. Chính phủ quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của lực lượng Quản lý thị trường các cấp.
Điều 10. Công chức Quản lý thị trường
1. Công chức Quản lý thị trường là người được tuyển dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, bổ nhiệm vào ngạch công chức Quản lý thị trường.
2. Các ngạch công chức Quản lý thị trường:
a) Kiểm soát viên cao cấp thị trường;
b) Kiểm soát viên chính thị trường;
c) Kiểm soát viên thị trường;
d) Kiểm soát viên trung cấp thị trường.
3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.
Điều 11. Những việc công chức Quản lý thị trường không được làm
1. Thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, biện pháp nghiệp vụ không có căn cứ, không đúng chức năng, thẩm quyền, phạm vi nhiệm vụ, địa bàn hoạt động được giao, không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
2. Cản trở lưu thông hàng hóa, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên thị trường; đe dọa, mua chuộc, lừa dối đối với tổ chức, cá nhân trong hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành hoặc xử lý vi phạm hành chính.
3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thái độ, cử chỉ, phát ngôn không đúng quy định đối với tổ chức, cá nhân trong khi thi hành công vụ.
4. Tiết lộ trái phép thông tin, tài liệu, hồ sơ vụ việc liên quan đến hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của lực lượng Quản lý thị trường.
5. Những việc công chức không được làm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Pháp lệnh Quản lý thị trường năm 2016
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Quản lý nhà nước đối với lực lượng Quản lý thị trường
- Điều 5. Nguyên tắc hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường
- Điều 6. Xây dựng lực lượng Quản lý thị trường
- Điều 7. Vị trí, chức năng của lực lượng Quản lý thị trường
- Điều 8. Nhiệm vụ và quyền hạn của lực lượng Quản lý thị trường
- Điều 9. Tổ chức của lực lượng Quản lý thị trường
- Điều 10. Công chức Quản lý thị trường
- Điều 11. Những việc công chức Quản lý thị trường không được làm
- Điều 12. Thẻ kiểm tra thị trường
- Điều 13. Cấp lần đầu thẻ kiểm tra thị trường
- Điều 14. Cấp lại thẻ kiểm tra thị trường
- Điều 15. Thu hồi, tạm đình chỉ sử dụng thẻ kiểm tra thị trường
- Điều 16. Thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, thu hồi, tạm đình chỉ sử dụng thẻ kiểm tra thị trường
- Điều 17. Phạm vi kiểm tra
- Điều 18. Hình thức kiểm tra
- Điều 19. Quyết định kiểm tra
- Điều 20. Căn cứ ban hành quyết định kiểm tra
- Điều 21. Thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra
- Điều 22. Thời hạn kiểm tra
- Điều 23. Đoàn kiểm tra
- Điều 24. Nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn kiểm tra
- Điều 25. Trách nhiệm của Trưởng đoàn kiểm tra, thành viên Đoàn kiểm tra
- Điều 26. Trách nhiệm của người ban hành quyết định kiểm tra
- Điều 27. Xử lý kết quả kiểm tra
- Điều 28. Quản lý, lưu trữ hồ sơ kiểm tra
- Điều 29. Hoạt động thanh tra chuyên ngành của lực lượng Quản lý thị trường
- Điều 30. Quyền của tổ chức, cá nhân được kiểm tra
- Điều 31. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được kiểm tra
- Điều 34. Nguyên tắc phối hợp
- Điều 35. Nội dung phối hợp
- Điều 36. Cơ quan chủ trì kiểm tra
- Điều 37. Trách nhiệm của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp
- Điều 38. Bảo đảm hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường
- Điều 39. Phương tiện làm việc, trang phục của lực lượng Quản lý thị trường
- Điều 40. Chế độ, chính sách đối với công chức Quản lý thị trường