Điều 27 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
Điều 27. Sử dụng vật liệu nổ công nghiệp .
1. Tổ chức, đơn vị sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh hoạt động ngành nghề, lĩnh vực cần sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
b) Có hoạt động khai thác khoáng sản, dầu khí hoặc công trình xây dựng, nghiên cứu, thử nghiệm cần sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
c) Có kho chứa, công nghệ, thiết bị, phương tiện, dụng cụ phục vụ công tác sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
d) Có địa điểm sử dụng vật liệu nổ công nghiệp bảo đảm các điều kiện về an ninh, trật tự;
2. Tổ chức, đơn vị sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải theo quy định sau đây:
a) Chỉ được mua vật liệu nổ công nghiệp có trong Danh mục vật liệu nổ Việt Nam từ các tổ chức kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp hợp pháp;
b) Vật liệu nổ công nghiệp thừa, không sử dụng hết phải bán lại cho tổ chức kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp hợp pháp;
c) Thực hiện việc bổ nhiệm người chỉ huy nổ mìn và thực hiện đầy đủ các quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn về kỹ thuật an toàn trong sử dụng vật liệu nổ công nghiệp khi tiến hành nổ mìn;
d) Có thiết kế, phương án nổ mìn được cơ quan cấp giấy phép nổ mìn phê duyệt và được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép, phù hợp với quy mô sản xuất, trong đó có các biện pháp bảo đảm an toàn khi nổ mìn, việc giám sát việc tiêu thụ, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp trong và sau khi nổ mìn.
3. Chính phủ quy định việc cấp giấy phép sử dụng, giám sát tiêu thụ, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp trong và sau khi nổ mìn.
Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
- Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 6. Mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong các trường hợp đặc biệt
- Điều 7. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được trang bị, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
- Điều 8. Trách nhiệm của người được giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
- Điều 9. Tiêu chuẩn của người được giao bảo quản kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
- Điều 10. Bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
- Điều 11. Giao nộp, tiếp nhận và xử lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ
- Điều 12. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí
- Điều 13. Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng
- Điều 14. Tiêu chuẩn của người sử dụng vũ khí
- Điều 15. Thủ tục trang bị vũ khí quân dụng
- Điều 16. Cấp, thu hồi giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng
- Điều 17. Đối tượng được trang bị vũ khí thể thao
- Điều 18. Thủ tục trang bị vũ khí thể thao
- Điều 19. Cấp, thu hồi giấy phép sử dụng vũ khí thể thao
- Điều 20. Nhập khẩu vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao
- Điều 21. Vận chuyển vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao
- Điều 22. Quy định nổ súng
- Điều 23. Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ
- Điều 24. Sử dụng vũ khí thô sơ
- Điều 25. Nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ
- Điều 26. Vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp
- Điều 27. Sử dụng vật liệu nổ công nghiệp .
- Điều 28. Vận chuyển vật liệu nổ quân dụng
- Điều 29. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa công cụ hỗ trợ
- Điều 30. Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ
- Điều 31. Vận chuyển công cụ hỗ trợ
- Điều 32. Nhập khẩu, xuất khẩu, kinh doanh công cụ hỗ trợ
- Điều 33. Sử dụng công cụ hỗ trợ