Hệ thống pháp luật

Điều 4 Pháp lệnh Dự trữ Quốc gia năm 2004

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hoạt động dự trữ quốc gia là các hoạt động xây dựng và thực hiện kế hoạch, dự toán ngân sách dự trữ quốc gia; xây dựng hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật để quản lý dự trữ quốc gia; điều hành nhập, xuất, bảo quản, bảo vệ dự trữ quốc gia.

2. Quỹ dự trữ quốc gia là khoản tích lũy từ ngân sách nhà nước, do Nhà nước thống nhất quản lý và sử dụng theo quy định của Pháp lệnh này và các văn bản pháp luật có liên quan.

3. Hàng dự trữ quốc gia là những vật tư, hàng hoá trong danh mục dự trữ quốc gia.

4. Dự trữ quốc gia bằng tiền là khoản tiền dự trữ trong quỹ dự trữ quốc gia được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.

5. Điều hành dự trữ quốc gia là các hoạt động về quản lý nhập, xuất, bảo quản, bảo vệ dự trữ quốc gia.

6. Tổng mức dự trữ quốc gia là tổng giá trị quỹ dự trữ quốc gia.

7. Tổng mức tăng dự trữ quốc gia là tổng số tiền bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm được Quốc hội thông qua dành cho việc tăng quỹ dự trữ quốc gia.

8. Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia là bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được Chính phủ phân công trực tiếp tổ chức quản lý, bảo quản hàng dự trữ quốc gia.

9. Đơn vị dự trữ quốc gia là tổ chức thuộc bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý, nhập, xuất, bảo quản, bảo vệ hàng dự trữ quốc gia.

Pháp lệnh Dự trữ Quốc gia năm 2004

  • Số hiệu: 17/2004/PL-UBTVQH11
  • Loại văn bản: Pháp lệnh
  • Ngày ban hành: 29/04/2004
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Văn An
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 17
  • Ngày hiệu lực: 01/09/2004
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH