Điều 20 Pháp lệnh Dự trữ Quốc gia năm 2004
Điều 20. Nhập, xuất sử dụng hàng dự trữ quốc gia theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ
1. Trong trường hợp cần thiết, Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định nhập, xuất sử dụng hàng dự trữ quốc gia và uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy định sau đây:
a) Nhập, xuất cấp ngay hàng hoá, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu dự trữ quốc gia có trị giá dưới một tỷ đồng để phục vụ kịp thời cho mỗi nhiệm vụ phát sinh;
b) Tạm xuất máy móc, thiết bị, phương tiện dự trữ quốc gia để phục vụ kịp thời nhiệm vụ phát sinh; sau khi hoàn thành nhiệm vụ phải thu hồi ngay để bảo dưỡng, nhập lại kho dự trữ quốc gia và bảo quản theo quy định hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định xử lý.
2. Bộ trưởng quyết định nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn ba ngày kể từ ngày quyết định nhập, xuất hàng phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ và phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về quyết định của mình; đồng thời gửi báo cáo đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra việc nhập, xuất cấp và sử dụng hàng dự trữ quốc gia trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, bảo đảm đúng mục đích, đúng đối tượng quy định; tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị xử lý kịp thời đối với trường hợp vi phạm.
Pháp lệnh Dự trữ Quốc gia năm 2004
- Số hiệu: 17/2004/PL-UBTVQH11
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 29/04/2004
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 17
- Ngày hiệu lực: 01/09/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Mục tiêu của dự trữ quốc gia
- Điều 2. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 3. Đối tượng áp dụng
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Tổ chức dự trữ quốc gia
- Điều 6. Nguyên tắc quản lý, sử dụng quỹ dự trữ quốc gia
- Điều 7. Nguồn hình thành quỹ dự trữ quốc gia
- Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm và xử lý vi phạm pháp luật về dự trữ quốc gia
- Điều 9. Tổng mức dự trữ quốc gia, tổng mức tăng dự trữ quốc gia
- Điều 10. Phương thức dự trữ quốc gia
- Điều 11. Danh mục hàng dự trữ quốc gia và thẩm quyền quản lý
- Điều 12. Kế hoạch dự trữ quốc gia
- Điều 13. Ngân sách chi cho quỹ dự trữ quốc gia
- Điều 14. Ngân sách chi cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật để quản lý dự trữ quốc gia
- Điều 15. Ngân sách chi cho công tác quản lý dự trữ quốc gia
- Điều 16. Chế độ quản lý tài chính, ngân sách; chế độ kế toán, thống kê, kiểm toán nhà nước; chế độ báo cáo
- Điều 17. Nguyên tắc nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia
- Điều 18. Nhập, xuất, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia theo kế hoạch
- Điều 19. Nhập, xuất sử dụng hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
- Điều 20. Nhập, xuất sử dụng hàng dự trữ quốc gia theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ
- Điều 21. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác
- Điều 22. Điều chuyển nội bộ hàng dự trữ quốc gia
- Điều 23. Quản lý giá mua, giá bán hàng dự trữ quốc gia
- Điều 24. Phương thức mua, bán hàng dự trữ quốc gia
- Điều 27. Nguyên tắc bảo quản hàng dự trữ quốc gia
- Điều 28. Trách nhiệm bảo vệ, bảo quản hàng dự trữ quốc gia
- Điều 29. Xây dựng, ban hành tiêu chuẩn chất lượng, định mức kinh tế - kỹ thuật, quy trình, quy phạm và thời hạn bảo quản hàng dự trữ quốc gia
- Điều 32. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
- Điều 33. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính
- Điều 34. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 35. Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia
- Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách
- Điều 37. Nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị dự trữ quốc gia
- Điều 38. Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 39. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc sử dụng hàng dự trữ quốc gia