QUỐC HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/1999/NQ-QH10 | Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 1999 |
VỀ CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNH NĂM 2000
QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ vào Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Điều 62 và Điều 63 của Luật tổ chức Quốc hội, Điều 22 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Sau khi xem xét Tờ trình số 232/UBTVQH10 ngày 24 tháng 11 năm 1999 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2000 và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội;
QUYẾT NGHỊ
Điều 1: Thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2000 như sau:
1- Các dự án luật
Tại kỳ họp thứ 7 (tháng 4-2000):
a) Quốc hội thảo luận, cho ý kiến một số nội dung về tổ chức bộ máy nhà nước trong Hiến pháp năm 1992 cần phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và quyết định thành lập Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp.
b) Các dự án trình Quốc hội xem xét, thông qua:
1. Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi);
2. Luật khoa học và công nghệ;
3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
4. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí;
5. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng hình sự.
c) Các dự án trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến:
1. Luật kinh doanh bảo hiểm;
2. Luật phòng, chống ma tuý.
d) Các dự án tổ chức lấy ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại các Đoàn đại biểu Quốc hội ở địa phương:
1. Luật bảo vệ di sản văn hoá dân tộc.
Tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10-2000)
a) Các dự án trình Quốc hội xem xét, thông qua:
1. Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều về tổ chức bộ máy nhà nước của Hiến pháp năm 1992.
2. Luật kinh doanh bảo hiểm;
3. Luật phòng, chống ma tuý.
b) Các dự án trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến:
1. Bộ luật tố tụng dân sự;
2. Luật biên giới quốc gia;
3. Luật về hoạt động giám sát của Quốc hội.
c) Dự án tổ chức lấy ý kiến đại biểu Quốc hội tại các Đoàn đại biểu Quốc hội ở địa phương:
1. Luật dân tộc;
2. Luật phòng cháy, chữa cháy.
2- Các dự án pháp lệnh
a) Chương trình thông qua:
1. Pháp lệnh về tình trạng khẩn cấp;
2. Pháp lệnh đấu thầu;
3. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức;
4. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh chống tham nhũng;
5. Pháp lệnh chăm sóc người cao tuổi;
6. Pháp lệnh phí và lệ phí;
7. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thi hành án dân sự;
8. Pháp lệnh tổ chức luật sư (sửa đổi);
9. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi);
10. Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam (sửa đổi);
11. Pháp lệnh về tôn giáo;
12. Pháp lệnh thú y (sửa đổi);
13. Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật (sửa đổi);
14. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (sửa đổi).
b) Chương trình dự bị:
1. Pháp lệnh đê điều (sửa đổi);
2. Pháp lệnh phòng, chống lụt bão (sửa đổi);
3. Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi (sửa đổi);
4. Pháp lệnh cơ yếu;
5. Pháp lệnh thể dục, thể thao;
6. Pháp lệnh phòng, chống tệ nạn mãi dâm;
7. Pháp lệnh về xây dựng Thủ đô;
8. Pháp lệnh giám định tư pháp;
9. Pháp lệnh trọng tài thương mại.
c) Chương trình chuẩn bị:
1. Pháp lệnh bảo vệ tài liệu lưu trữ quốc gia (sửa đổi);
2. Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước (sửa đổi);
3. Pháp lệnh quảng cáo;
4. Pháp lệnh thực phẩm;
5. Pháp lệnh về công tác cảnh vệ;
6. Pháp lệnh quản lý dự trữ quốc gia;
7. Pháp lệnh về tổ chức giám sát của nhân dân.
2- Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội có kế hoạch chủ động phối hợp các cơ quan chủ trì soạn thảo để bảo đảm chất lượng thẩm tra, làm tốt công tác tham mưu cho Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc xem xét thông qua các dự án luật, pháp lệnh.
3- Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các cơ quan hữu quan trong việc triển khai thực hiện chương trình, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật để bảo đảm các luật, pháp lệnh sớm đi vào cuộc sống.
Các cơ quan của Quốc hội tăng cường giám sát việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh để pháp luật được thực hiện thống nhất trong cả nước.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999.
Nông Đức Mạnh (Đã ký) |
- 1Nghị quyết số 19/1998/NQ-QH10 về chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khoá X và chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 1999 do Quốc hội ban hành
- 2Nghị quyết số 76/1999/NQ-UBTVQH10 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khoá X và chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 1999 do Uỷ ban thường vụ Quốc Hội ban hành
- 3Nghị quyết số 231/2000/QĐ-UBTVQH10 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2000 do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 1Hiến pháp năm 1992
- 2Luật Tổ chức Quốc hội 1992
- 3Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật 1996
- 4Nghị quyết số 19/1998/NQ-QH10 về chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khoá X và chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 1999 do Quốc hội ban hành
- 5Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999
- 6Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao năm 1999
- 7Nghị quyết số 76/1999/NQ-UBTVQH10 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khoá X và chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 1999 do Uỷ ban thường vụ Quốc Hội ban hành
- 8Pháp lệnh nghĩa vụ lao động công ích năm 1999
- 9Pháp lệnh đo lường năm 1999
- 10Nghị quyết số 231/2000/QĐ-UBTVQH10 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2000 do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành
Nghị quyết số 33/1999/NQ-QH10 về chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2000 do Quốc Hội ban hành
- Số hiệu: 33/1999/NQ-QH10
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 21/12/1999
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nông Đức Mạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/01/2000
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định