Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 76/2018/NQ-HĐND

Sơn La, ngày 04 tháng 4 năm 2018

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ NÔNG SẢN, THỰC PHẨM AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2018 - 2021

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
KHOÁ XIV, KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ THỨ 2

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015;

Xét đề nghị của UBND tỉnh tại Tờ trình số 149 /TTr-UBND ngày 27 tháng 3 năm 2018 đề nghị ban hành Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2021; Báo cáo thẩm tra số 195 /BC-DT ngày 30 tháng 3 tháng 2018 của Ban Dân tộc của HĐND tỉnh và thảo luận tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2021 như sau:

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Hỗ trợ sản xuất: Áp dụng tại địa bàn các xã khu vực III (có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn).

1.2. Hỗ trợ, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm: Áp dụng trên địa bàn toàn tỉnh.

2. Đối tượng hỗ trợ: Hộ gia đình sản xuất nông nghiệp là thành viên hợp tác xã, Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã, doanh nghiệp thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam trên địa bàn tỉnh.

3. Nguyên tắc áp dụng

3.1. Nguồn kinh phí hỗ trợ

(1) Nguồn kinh phí ngân sách tỉnh thực hiện hỗ trợ: Sản xuất nông sản xuất khẩu; dự án đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn các xã khu vực III của tỉnh Sơn La; hoàn tất hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalG.A.P và các tiêu chuẩn tương tự; xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm; xây dựng mã số, mã vạch; tuyên truyền, quảng bá sản phẩm.

(2) Nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ thực hiện hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu sản phẩm, chỉ dẫn địa lý.

3.2. Trường hợp nội dung hỗ trợ có nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau thì đối tượng thụ hưởng được lựa chọn áp dụng một chính sách hỗ trợ có lợi nhất.

3.3. Đối với nội dung hỗ trợ giống cây trồng phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh áp dung theo các chính sách hiện hành (Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững; Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ; Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh và bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020).

4. Quy định về điều kiện, nội dung và mức hỗ trợ hộ gia đình là thành viên hợp tác xã; Hợp tác xã; Liên hiệp hợp tác xã; Doanh nghiệp (Có phụ biểu số 01, 02, 03, 04 kèm theo).

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 14 tháng 4 năm 2018.

2. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 57/2017/NQ-HĐND ngày 21 tháng 7 năm 2017 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ cây trồng vật nuôi, thủy sản và chế biến tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2021.

3. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chưa nhận được hỗ trợ nhưng đã được UBND cấp huyện chấp thuận hỗ trợ trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện hỗ trợ đối với doanh nghiệp, Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã theo quy định tại Nghị quyết số 57/2017/NQ-HĐND ngày 21 tháng 7 năm 2017 của HĐND tỉnh.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. UBND tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết; UBND tỉnh xây dựng phương án hỗ trợ trình Thường trực HĐND tỉnh xem xét cho ý kiến và công bố công khai hàng năm đối với nội dung hỗ trợ quy định tại Khoản 1, Mục I Phụ biểu số 01 kèm theo Nghị quyết này.

2. Thường trực HĐND tỉnh xem xét cho ý kiến đối với nội dung hỗ trợ quy định tại Khoản 1, Mục I Phụ biểu số 01 kèm theo Nghị quyết này.

3. Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết được HĐND tỉnh khoá XIV, kỳ họp chuyên đề thứ 2 thông qua ngày 04 tháng 4 năm 2018./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
- Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội;
- Ban công tác đại biểu của UBTVQH;
- Ban Chỉ đạo Tây Bắc;
- Văn phòng: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ;
- Các Bộ: Kế hoạch-đầu tư; NN&PTNT; Tài chính;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Ban Thường vụ tỉnh ủy;
- TT HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh; Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- Văn phòng: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND tỉnh;
- TT Huyện ủy, Thành ủy; HĐND; UBND các huyện, thành phố;
- Đảng ủy, HĐND, UBND xã, phường, thị trấn;
- Trung tâm Thông tin tỉnh; Chi cục Văn thư – Lưu trữ tỉnh;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Hoàng Văn Chất

 

Phụ biểu số 01

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ HỘ GIA ĐÌNH LÀ THÀNH VIÊN HỢP TÁC XÃ

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 76/2018/NQ-HĐND ngày 04/4/2018 của HĐND tỉnh Sơn La)

STT

Chính sách hỗ trợ

Điều kiện hỗ trợ

Nội dung và mức hỗ trợ

I

Hỗ trợ sản xuất nông sản xuất khẩu

 

1

Hỗ trợ sản xuất

- Hộ gia đình là thành viên hợp tác xã nông nghiệp, Liên hiệp Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012, sản xuất các sản phẩm sau:

+ Sản phẩm trồng trọt: Rau, quả, chè, cà phê, dược liệu, sơn tra.

+ Sản phẩm chăn nuôi: Lợn, gia cầm, thủy cầm, bò thịt, ong.

+ Sản phẩm thủy sản: Cá tầm, cá lăng, cá chiên, cá rô phi đơn tính, cá chép, cá trắm đen, cá trắm cỏ.

- Được cấp giấy chứng nhận áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt hoặc áp dụng các tiêu chuẩn tương tự.

- Có sản phẩm nông sản đủ điều kiện xuất khẩu.

Các hộ gia đình là thành viên Hợp tác xã nông nghiệp, Liên hiệp Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012 khi sản xuất được nông sản, thực phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu được các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp thu mua, thì được hỗ trợ một khoản kinh phí tính trên 01 kg sản phẩm

 

2

Hỗ trợ lãi suất

- Hộ gia đình là thành viên Hợp tác xã đăng ký và hoạt động tại địa bàn các xã khu vực III (có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn), sản xuất các sản phẩm sau:

+ Sản phẩm trồng trọt: Rau, quả, chè, cà phê, dược liệu, sơn tra.

+ Sản phẩm chăn nuôi: Lợn, gia cầm, thủy cầm, bò thịt, ong.

+ Sản phẩm thủy sản: Cá tầm, cá lăng, cá chiên, cá rô phi đơn tính, cá chép, cá trắm đen, cá trắm cỏ.

- Được cấp Giấy chứng nhận áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt hoặc áp dụng các tiêu chuẩn tương tự.

- Có sản phẩm nông sản đủ điều kiện xuất khẩu.

Hỗ trợ 35% lãi suất tiền vay vốn tại các ngân hàng thương mại, Quỹ tín dụng nhân dân để sản xuất kinh doanh, tối đa không quá 500 triệu đồng/dự án để đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, hệ thống điện, thủy lợi nội đồng, nhà kho chứa sản phẩm nông sản, hệ thống tưới phục vụ dự án hoặc phương án.

 

Phụ biểu số 02

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ HỢP TÁC XÃ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, TIÊU THỤ NÔNG SẢN, THỰC PHẨM AN TOÀN

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 76/2018/NQ-HĐND ngày 04/4/2018 của HĐND tỉnh Sơn La)

STT

Chính sách hỗ trợ

Điều kiện hỗ trợ

Nội dung và mức hỗ trợ

I

Hỗ trợ sản xuất đối với các Hợp tác xã đăng ký, hoạt động tại địa bàn các xã Khu vực III (có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn)

1

Hỗ trợ phát triển cây trồng

- Quy mô diện tích:

+ Trồng cây ăn quả (Xoài, nhãn, bơ, cây có múi, chanh Leo, dứa, hồng, lê, thanh long, na, dâu tây, mận): 10 ha trở lên.

+ Trồng dược liệu, dược liệu trồng xen cây ăn quả: 10 ha trở lên.

+ Trồng rau: 5 ha trở lên.

+ Trồng cà phê; bơ trồng xen cà phê; Mắc ca trồng xen cà phê: 50 ha trở lên.

+ Trồng chè; Bơ trồng xen chè: 25 ha trở lên.

+ Trồng sơn tra: 50 ha trở lên.

- Dự án đầu tư trên địa bàn các xã khu vực III (có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) của tỉnh Sơn La hoàn thành đi vào sản xuất.

Hỗ trợ 35% lãi suất tiền vay vốn tại các ngân hàng thương mại, Quỹ tín dụng nhân dân để sản xuất kinh doanh, tối đa không quá 500 triệu đồng/dự án để đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, hệ thống điện, thủy lợi nội đồng, nhà kho chứa sản phẩm nông sản, hệ thống tưới phục vụ dự án hoặc phương án.

2

Hỗ trợ phát triển vật nuôi

- Dự án đầu tư trên địa bàn các xã khu vực III (có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) của tỉnh Sơn La, hoàn thành đi vào sản xuất.

- Dự án đầu tư có quy mô chăn nuôi thường xuyên tập trung từ 1.000 con lợn thịt/năm trở lên hoặc 50 con bò thịt trở lên.

- Bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường theo các quy định của pháp luật về thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.

Hỗ trợ 35% lãi suất tiền vay vốn tại các ngân hàng thương mại, Quỹ tín dụng nhân dân để sản xuất kinh doanh, tối đa không quá 500 triệu đồng/dự án để đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, chuồng nuôi trong hàng rào dự án.

3

Hỗ trợ phát triển thủy sản

- Dự án đầu tư trên địa bàn các xã khu vực III (có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) của tỉnh Sơn La, hoàn thành đi vào sản xuất.

- Dự án đầu tư có quy mô lồng nuôi: 50 m3/lồng; số lượng lồng nuôi: 20 lồng.

- Dự án đầu tư xây dựng cơ sở chế biến thủy sản có quy mô từ 200 tấn thủy sản chế biến/năm trở lên; hoặc cơ sở bảo quản có quy mô từ 500 tấn thủy sản/năm trở lên.

- Bảo đảm vệ sinh thú y thủy sản, an toàn phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường theo các quy định của pháp luật về thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.

Hỗ trợ 35% lãi suất tiền vay vốn tại các ngân hàng thương mại, Quỹ tín dụng nhân dân để sản xuất kinh doanh, tối đa không quá 500 triệu đồng/dự án để đầu tư xây dựng dự án, lồng bè nuôi, mua giống, thức ăn, hệ thống xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng, nhà bảo quản trong hàng rào dự án.

II

Hỗ trợ Xúc tiến thương mại, đảm bảo biện pháp kỹ thuật, sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa đối với sản phẩn nông sản, thủy sản an toàn đối với các hợp tác xã được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012

1

Hỗ trợ hoàn tất hồ sơ thủ tục

 

 

1.1

Hỗ trợ hoàn tất hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn VietGAP

- Sản phẩm trồng trọt: Rau, quả, chè, cà phê, dược liệu, sơn tra.

- Sản phẩm chăn nuôi: Lợn, gia cầm, thủy cầm, bò thịt, ong.

- Sản phẩm thủy sản: Cá tầm, cá lăng, cá chiên, cá rô phi đơn tính, cá chép, cá trắm đen, cá trắm cỏ.

- Được cấp Giấy chứng nhận áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt hoặc áp dụng các tiêu chuẩn tương tự.

Hỗ trợ một lần kinh phí, nhưng không quá 50 triệu đồng/hợp tác xã để thuê tổ chức chứng nhận đánh giá đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận VietGAP.

1.2

Hỗ trợ hoàn tất hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn GlobalG.A.P và các tiêu chuẩn tương tự

Hỗ trợ một lần kinh phí, nhưng không quá 100 triệu đồng/hợp tác xã để thuê tổ chức chứng nhận đánh giá đủ điều kiện được cấp Giấy chứng GlobalG.A.P và các tiêu chuẩn tương tự.

2

Hỗ trợ xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm (xây dựng phần mềm truy xuất nguồn gốc sản phẩm và máy in tem)

Hỗ trợ một lần kinh phí, nhưng tối đa không quá 20 triệu đồng/hợp tác xã.

3

Hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu sản phẩm

- Nhãn hiệu chứng nhận: Hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt từ nguồn sự nghiệp khoa học.

- Nhãn hiệu tập thể: Hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt từ nguồn sự nghiệp khoa học.

- Nhãn hiệu thông thường: Hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4

Hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa lý

Hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và phát triển chỉ dẫn địa lý theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phí, lệ phí cấp văn bằng bảo hộ.

5

Hỗ trợ xây dựng mã số, mã vạch

Hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng mã số, mã vạch.

6

Hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá sản phẩm

Hỗ trợ 100% kinh phí, nhưng không quá 50 triệu đồng/hợp tác xã để tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông sản trên phương tiện thông tin đại chúng.

III

Tiêu thụ sản phẩm

- Sản phẩm trồng trọt: Rau, quả, chè, cà phê, dược liệu, sơn tra.

- Sản phẩm chăn nuôi: Lợn, gia cầm, thủy cầm, bò thịt, ong.

- Sản phẩm thủy sản: Cá tầm, cá lăng, cá chiên, cá rô phi đơn tính, cá chép, cá trắm đen, cá trắm cỏ.

- Được cấp Giấy chứng nhận áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt hoặc áp dụng các tiêu chuẩn tương tự.

 

1

Hỗ trợ thuê gian hàng giới thiệu sản phẩm tại hội chợ, triển lãm

Hỗ trợ 100% kinh phí, nhưng không quá 100 triệu đồng/hợp tác xã để thuê gian hàng hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt hoặc áp dụng các tiêu chuẩn tương tự

2

Hỗ trợ thuê điểm bán sản phẩm

Hỗ trợ 100% kinh phí trong vòng 24 tháng, nhưng không quá 48 triệu đồng/hợp tác xã để thuê điểm bán sản phẩm trong nước áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt hoặc áp dụng các tiêu chuẩn tương tự

3

Hỗ trợ mua bao bì, đóng gói sản phẩm

Hỗ trợ không quá 100 triệu đồng/hợp tác xã để in nhãn mác, mua bao bì đóng gói sản phẩm đưa đi tiêu thụ

 

Phụ biểu số 03

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI, TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐẢM BẢO BIỆN PHÁP KỸ THUẬT, SỞ HỮU TRÍ TUỆ, XUẤT XỨ HÀNG HÓA ĐỐI VỚI SẢN PHẨM NÔNG SẢN, THỦY SẢN AN TOÀN

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 76/2018/NQ-HĐND ngày 04/4/2018 của HĐND tỉnh Sơn La)

STT

Chính sách hỗ trợ

Điều kiện hỗ trợ

Nội dung và mức hỗ trợ

1

Hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu sản phẩm

- Sản phẩm trồng trọt: Rau, quả, chè, cà phê, dược liệu, sơn tra.

- Sản phẩm chăn nuôi: Lợn, gia cầm, thủy cầm, bò thịt, ong.

- Sản phẩm thủy sản: Cá tầm, cá lăng, cá chiên, cá rô phi đơn tính, cá chép, cá trắm đen, cá trắm cỏ.

- Được cấp giấy chứng nhận áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt hoặc áp dụng các tiêu chuẩn tương tự.

- Nhãn hiệu chứng nhận: Hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Nhãn hiệu tập thể: Hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Nhãn hiệu thông thường: Hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2

Hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa lý

Hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và phát triển chỉ dẫn địa lý theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phí, lệ phí cấp văn bằng bảo hộ.

3

Hỗ trợ xây dựng mã số, mã vạch

Hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng mã số, mã vạch.

4

Hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá sản phẩm

Hỗ trợ 100% kinh phí, nhưng không quá 50 triệu đồng/liên hiệp hợp tác xã để tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông sản trên phương tiện thông tin đại chúng.

5

Tiêu thụ sản phẩm

 

 

5.1

Hỗ trợ thuê gian hàng giới thiệu sản phẩm tại hội chợ, triển lãm

- Sản phẩm trồng trọt: Rau, quả, chè, cà phê, dược liệu, sơn tra.

- Sản phẩm chăn nuôi: Lợn, gia cầm, thủy cầm, bò thịt, ong.

- Sản phẩm thủy sản: Cá tầm, cá lăng, cá chiên, cá rô phi đơn tính, cá chép, cá trắm đen, cá trắm cỏ.

- Được cấp giấy chứng nhận áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt hoặc áp dụng các tiêu chuẩn tương tự.

Hỗ trợ 100% kinh phí, nhưng không quá 100 triệu đồng/hợp tác xã để thuê gian hàng hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt hoặc áp dụng các tiêu chuẩn tương tự

5.2

Hỗ trợ thuê điểm bán sản phẩm

Hỗ trợ 100% kinh phí trong vòng 24 tháng, nhưng không quá 48 triệu đồng/hợp tác xã để thuê điểm bán sản phẩm trong nước áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt hoặc áp dụng các tiêu chuẩn tương tự

5.3

Hỗ trợ mua bao bì, đóng gói sản phẩm

Hỗ trợ không quá 100 triệu đồng/hợp tác xã để in nhãn mác, mua bao bì đóng gói sản phẩm đưa đi tiêu thụ

 

Phụ biểu số 04

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI, ĐẢM BẢO BIỆN PHÁP KỸ THUẬT, SỞ HỮU TRÍ TUỆ, XUẤT XỨ HÀNG HÒA ĐỐI VỚI SẢN PHẨM NÔNG SẢN, THỦY SẢN AN TOÀN

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 76/2018/NQ-HĐND ngày 04/4/2018 của HĐND tỉnh Sơn La)

STT

Chính sách hỗ trợ

Điều kiện hỗ trợ

Nội dung và mức hỗ trợ

1

Hỗ trợ hoàn tất hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn VietGAP

- Sản phẩm trồng trọt: Rau, quả, chè, cà phê, dược liệu, sơn tra.

- Sản phẩm chăn nuôi: Lợn, gia cầm, thủy cầm, bò thịt, ong.

- Sản phẩm thủy sản: Cá tầm, cá lăng, cá chiên, cá rô phi đơn tính, cá chép, cá trắm đen, cá trắm cỏ.

- Được cấp giấy chứng nhận áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt hoặc áp dụng các tiêu chuẩn tương tự.

Hỗ trợ một lần kinh phí, nhưng không quá 50 triệu đồng/doanh nghiệp để thuê tổ chức chứng nhận đánh giá đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận VietGAP.

2

Hỗ trợ hoàn tất hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận sản xuất nông nghiệp tốt Theo tiêu chuẩn GlobalG.A.P và các tiêu chuẩn tương tự

Hỗ trợ một lần kinh phí, nhưng không quá 100 triệu đồng/doanh nghiệp để thuê tổ chức chứng nhận đánh giá đủ điều kiện được cấp Giấy chứng GlobalG.A.P và các tiêu chuẩn tương tự.

3

Hỗ trợ xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm (xây dựng phần mềm truy xuất nguồn gốc sản phẩm và máy in tem)

Hỗ trợ một lần kinh phí, nhưng tối đa không quá 20 triệu đồng/doanh nghiệp.

4

Hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu sản phẩm

- Nhãn hiệu chứng nhận: Hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Nhãn hiệu tập thể: Hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Nhãn hiệu thông thường: Hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5

Hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa lý

Hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và phát triển chỉ dẫn địa lý theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phí, lệ phí cấp văn bằng bảo hộ.

6

Hỗ trợ xây dựng mã số, mã vạch

Hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng mã số, mã vạch.

7

Hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá sản phẩm

Hỗ trợ 100% kinh phí, nhưng không quá 50 triệu đồng/doanh nghiệp để tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông sản trên phương tiện thông tin đại chúng.

8

Tiêu thụ sản phẩm

 

 

8.1

Hỗ trợ thuê gian hàng giới thiệu sản phẩm tại hội chợ, triển lãm

- Sản phẩm trồng trọt: Rau, quả, chè, cà phê, dược liệu, sơn tra.

- Sản phẩm chăn nuôi: Lợn, gia cầm, thủy cầm, bò thịt, ong.

- Sản phẩm thủy sản: Cá tầm, cá lăng, cá chiên, cá rô phi đơn tính, cá chép, cá trắm đen, cá trắm cỏ.

- Được cấp Giấy chứng nhận áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt hoặc áp dụng các tiêu chuẩn tương tự.

Hỗ trợ 100% kinh phí, nhưng không quá 100 triệu đồng/hợp tác xã để thuê gian hàng hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt hoặc áp dụng các tiêu chuẩn tương tự

8.2

Hỗ trợ thuê điểm bán sản phẩm

Hỗ trợ 100% kinh phí trong vòng 24 tháng, nhưng không quá 48 triệu đồng/hợp tác xã để thuê điểm bán sản phẩm trong nước áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt hoặc áp dụng các tiêu chuẩn tương tự

8.3

Hỗ trợ mua bao bì, đóng gói sản phẩm

Hỗ trợ không quá 100 triệu đồng/hợp tác xã để in nhãn mác, mua bao bì đóng gói sản phẩm đưa đi tiêu thụ

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 76/2018/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2018-2021

  • Số hiệu: 76/2018/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 04/04/2018
  • Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
  • Người ký: Hoàng Văn Chất
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 14/04/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản