- 1Luật các tổ chức tín dụng 2010
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 5Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 6Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017
- 7Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 128/2020/NQ-HĐND | Sơn La, ngày 28 tháng 02 năm 2020 |
BAN HÀNH CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ MƯỜI HAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
Xét đề nghị của UBND tỉnh tại Tờ trình số 21/TTr-UBND ngày 17/02/2020 đề nghị ban hành chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La; Báo cáo thẩm tra số 402/BC-DT ngày 26/02/2020 của Ban Dân tộc HĐND tỉnh và thảo luận tại kỳ hợp.
QUYẾT NGHỊ:
1. Phạm vi điều chỉnh: Nghị quyết này quy định một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La.
2. Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (sau đây gọi chung là hợp tác xã).
3. Nguyên tắc áp dụng ưu đãi và hỗ trợ đầu tư
3.1. Ngân sách tỉnh thực hiện hỗ trợ đối với các đối tượng, dự án đáp ứng điều kiện hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018, Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 và Nghị quyết này.
3.2. Đối với những cơ chế, chính sách đã được quy định tại các văn bản do Trung ương ban hành thì thực hiện theo quy định tại các văn bản đó.
3.3. Trường hợp nội dung hỗ trợ có nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau thì đối tượng thụ hưởng được lựa chọn áp dụng một chính sách hỗ trợ cao nhất.
4. Nội dung hỗ trợ, điều kiện hỗ trợ: Các nội dung hỗ trợ, điều kiện hỗ trợ được quy định chi tiết tại biểu số 01, biểu số 02 kèm theo Nghị quyết này.
5. Nguồn vốn hỗ trợ: Hàng năm, ngân sách địa phương bố trí tối thiểu 5% trên tổng số vốn chi ngân sách địa phương cho ngành nông nghiệp, cùng với các nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội, các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện.
1. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 3 năm 2020.
2. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 76/2018/NQ-HĐND ngày 04 tháng 4 năm 2018 của HĐND tỉnh Sơn La về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2021.
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa nhận được hỗ trợ nhưng đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận hỗ trợ trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết số 76/2018/NQ-HĐND ngày 04/4/2018 của HĐND tỉnh.
1. UBND tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết.
2. Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa XIV, Kỳ họp thứ mười hai thông qua ngày 28 tháng 02 năm 2020./.
| CHỦ TỊCH |
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI VÀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 128/2020/NQ-HĐND ngày 28/02/2020 của HĐND tỉnh Sơn La)
STT | Chính sách hỗ trợ | Điều kiện hỗ trợ | Nội dung và mức hỗ trợ |
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN | |||
1 | Hỗ trợ lãi suất | - Doanh nghiệp có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La. - Thời gian hỗ trợ lãi suất theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 8 Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ. - Phương thức hỗ trợ: Ngân sách Nhà nước cấp trực tiếp mức chênh lệch lãi suất vay cho doanh nghiệp qua Kho bạc Nhà nước và thực hiện theo hồ sơ thanh toán thực tế giữa doanh nghiệp với ngân hàng thương mại trên cơ sở hợp đồng đã ký. - Không thực hiện cấp bù chênh lệch lãi suất đối với các khoản vay (gốc và lãi) quá hạn tính từ thời điểm quá hạn. | - Ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất vay thương mại so với lãi suất tín dụng nhà nước ưu đãi đầu tư tính trên số dư nợ thực tế tại thời điểm xem xét hồ sơ hỗ trợ, nhưng không quá 03 tỷ đồng/dự án. - Hạn mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất: Tối đa không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án. |
2 | Hỗ trợ cơ sở sơ chế cà phê | Công suất sơ chế cà phê tối thiểu 5.000 tấn quả tươi/năm. | Doanh nghiệp có dự án đầu tư cơ sở sơ chế cà phê theo công nghệ tiên tiến được hỗ trợ 60% kinh phí để xây dựng xử lý chất thải, nhà xưởng, trang thiết bị máy móc trong hàng rào dự án, nhưng không quá 01 tỷ đồng/dự án. |
3 | Hỗ trợ phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường |
| - Hỗ trợ một lần kinh phí, tối đa 20 triệu đồng/doanh nghiệp để thuê đơn vị tư vấn xây dựng hệ thống nhận diện và truy xuất nguồn gốc sản phẩm (xây dựng phần mềm nhận diện và truy xuất nguồn gốc dùng chung toàn tỉnh, in ấn tem, nhãn điện tử thông minh Qrcode theo mẫu chung hoặc theo đặt hàng của từng doanh nghiệp). - Hỗ trợ một lần toàn bộ kinh phí xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu sản phẩm theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt từ nguồn sự nghiệp khoa học. - Hỗ trợ một lần toàn bộ kinh phí xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và phát triển chỉ dẫn địa lý theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phí, lệ phí cấp văn bằng bảo hộ. - Hỗ trợ một lần kinh phí, tối đa 20 triệu đồng/doanh nghiệp để xây dựng mã số, mã vạch. - Hỗ trợ tối đa 50 triệu đồng/doanh nghiệp để tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông sản trên phương tiện thông tin đại chúng. - Hỗ trợ tối đa 100 triệu đồng/doanh nghiệp để thuê gian hàng hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt hoặc áp dụng các tiêu chuẩn tương tự, nông nghiệp hữu cơ. - Hỗ trợ tối đa 48 triệu đồng/doanh nghiệp trong vòng 24 tháng để thuê điểm bán sản phẩm trong nước áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt hoặc áp dụng các tiêu chuẩn tương tự, nông nghiệp hữu cơ. - Hỗ trợ một lần kinh phí, tối đa 100 triệu đồng/doanh nghiệp để in nhãn mác, mua bao bì mới đóng gói sản phẩm đưa đi tiêu thụ. |
|
| - Diện tích trồng trọt được cấp giấy chứng nhận VietGAP, GlobalGAP: Cây ăn quả 10 ha trở lên (cây ăn quả trồng trong nhà kính, nhà lưới từ 01 ha trở lên); cây chè, cây cà phê từ 30 ha trở lên; rau các loại từ 5 ha trở lên (rau trồng trong nhà kính, nhà lưới từ 01 ha trở lên). - Quy mô chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận VietGAP, GlobalGAP: Chăn nuôi trâu, bò lấy thịt từ 200 con/năm trở lên; bò sữa từ 100 con/năm trở lên; lợn thịt từ 3.000 con/năm trở lên; gia cầm từ 30.000 con/năm trở lên; nuôi thủy sản: Nuôi lồng bè từ 50 lồng/năm trở lên; nuôi ao, hồ từ 01 ha mặt nước trở lên. | - Hỗ trợ một lần kinh phí, tối đa 50 triệu đồng/doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản, thủy sản được Tổ chức chứng nhận đánh giá, cấp giấy chứng nhận VietGAP, GlobalGAP hoặc các tiêu chuẩn tương tự. |
1 | Doanh nghiệp khi tham gia liên kết được hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi, hệ thống tưới tiết kiệm | Các bên tham gia liên kết ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 11 Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ, dự án liên kết và tiêu thụ sản phẩm nông sản phải có quy mô như sau: + Quả tươi các loại (Xoài, nhãn, bơ, cây có múi, chanh Leo, dứa, hồng, lê, thanh long, na, dâu tây, mận....): 50 ha trở lên. + Trồng rau: 10 ha trở lên. + Trồng chè: 50 ha trở lên. + Trồng Cà phê: 100 ha trở lên. + Trồng Mía: 5.000 ha trở lên. + Nhiều loại nông sản bao gồm: (quả, rau, dược liệu, chè, cà phê...) khác nhau: 100 ha trở lên. + Chăn nuôi: bò 200 con trở lên; lợn 1.000 con trở lên; gà 10.000 con trở lên. + Nuôi cá lồng: 200 lồng trở lên. | Hỗ trợ tối đa 60% kinh phí đầu tư nhưng không quá 500 triệu đồng/dự án |
2 | Doanh nghiệp khi tham gia liên kết được hỗ trợ đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật, nâng cao nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật sản xuất, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường. | Hỗ trợ tối đa 60% chi phí nhưng không quá 30 triệu đồng/dự án. |
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ HỢP TÁC XÃ ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 128/2020/NQ-HĐND ngày 28/02/2020 của HĐND tỉnh Sơn La)
STT | Chính sách hỗ trợ | Điều kiện hỗ trợ | Nội dung và mức hỗ trợ |
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN | |||
1 | Hỗ trợ lãi suất | - Hợp tác xã có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La. - Thời gian hỗ trợ lãi suất theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 8 Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ. - Phương thức hỗ trợ: Ngân sách Nhà nước cấp trực tiếp mức chênh lệch lãi suất vay cho doanh nghiệp qua Kho bạc Nhà nước và thực hiện theo hồ sở thanh toán thực tế giữa hợp tác xã với ngân hàng thương mại trên cơ sở hợp đồng đã ký. - Không thực hiện cấp bù chênh lệch lãi suất đối với các khoản vay (gốc và lãi) quá hạn tính từ thời điểm quá hạn. | - Ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất vay thương mại so với lãi suất tín dụng nhà nước ưu đãi đầu tư tính trên số dư nợ thực tế tại thời điểm xem xét hồ sơ hỗ trợ, nhưng không quá 03 tỷ đồng/dự án. - Hạn mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất: Tối đa không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án. |
2 | Hỗ trợ đầu tư dự án nhân giống cây trồng bằng công nghệ nuôi cấy mô | Quy mô từ 500.000 cây/năm trở lên. | Hỗ trợ tối đa 80% kinh phí đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị và xử lý môi trường, nhưng không quá 02 tỷ đồng/dự án. Trường hợp quy mô dự án tăng thì mức hỗ trợ tăng tương ứng nhưng không quá 05 tỷ đồng/dự án. |
3 | Hỗ trợ đầu tư cơ sở sơ chế cà phê | Công suất sơ chế cà phê tối thiểu 5.000 tấn quả tươi/năm. | Hợp tác xã có dự án đầu tư cơ sở sơ chế cà phê theo công nghệ tiên tiến được hỗ trợ 60% kinh phí để xây dựng xử lý chất thải, nhà xưởng, trang thiết bị máy móc trong hàng rào dự án, nhưng không quá 01 tỷ đồng/dự án. |
4 | Hỗ trợ đầu tư cơ sở chăn nuôi bò thịt tập trung | Quy mô nuôi từ 100 con trở lên. | Hợp tác xã đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi bò thịt tập trung được hỗ trợ 60% kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng và mua thiết bị; mức hỗ trợ không quá 02 tỷ đồng/dự án. |
5 | Hỗ trợ đầu tư cơ sở chế biến nông sản | + Công suất cơ sơ chế biến sản phẩm quả có quy mô tối thiểu 500 tấn/năm. + Công suất cơ sở chế biến dược liệu có quy mô tối thiểu 300 tấn/năm. + Công suất cơ sở chế biến thủy sản có quy mô tối thiểu 200 tấn/năm. | Dự án đầu tư cơ sở chế biến nông sản được hỗ trợ một phần kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, xử lý nước thải, nhà xưởng và mua thiết bị trong hàng rào dự án. Mức hỗ trợ 60% tổng mức đầu tư, nhưng không quá 02 tỷ đồng/dự án. Trường hợp sản phẩm nông sản sơ chế, chế biến khi được công nhận là sản phẩm chủ lực quốc gia, chủ lực của tỉnh, ngoài mức hỗ trợ trên, được hỗ trợ bổ sung không quá 01 tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải. |
6 | Hỗ trợ đầu tư cơ sở bảo quản nông sản | + Công suất cơ sở sấy lúa, ngô, khoai, sắn, lâm sản phải đạt tối thiểu 50 tấn sản phẩm/ngày. + Cữ sở bảo quản rau, hoa quả tươi, chè, cà phê đạt 500 tấn kho; bảo quản lưu trữ giống cây trồng đạt công suất 50 tấn kho. | Hợp tác xã đầu tư cơ sở bảo quản nông sản (sấy, chiếu xạ, khử trùng, đông lạnh, kho lạnh, bảo quản sinh học) được hỗ trợ kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, xử lý nước thải, nhà xưởng và mua thiết bị. Mức hỗ trợ tối đa 70% chi phí đầu tư, nhưng không quá 01 tỷ đồng/dự án. |
7 | Hỗ trợ đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung | - Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung bán công nghiệp công suất tối thiểu đạt 20 con trâu, bò, ngựa/ngày; 100 con lợn, dê/ngày; 500 con gia cầm/ngày. | - Xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung được hỗ trợ kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng và mua thiết bị trong hàng rào dự án; mức hỗ trợ tối đa 60% kinh phí đầu tư, nhưng không quá 03 tỷ đồng/dự án. |
8 | Hỗ trợ phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường |
| - Hỗ trợ một lần kinh phí, tối đa 20 triệu đồng/hợp tác xã để thuê đơn vị tư vấn xây dựng hệ thống nhận diện và truy xuất nguồn gốc sản phẩm (xây dựng phần mềm nhận diện và truy xuất nguồn gốc dùng chung toàn tỉnh, in ấn tem, nhãn điện tử thông minh Qrcode theo mẫu chung hoặc theo đặt hàng của từng hợp tác xã). - Hỗ trợ một lần toàn bộ kinh phí xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu sản phẩm theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt từ nguồn sự nghiệp khoa học. - Hỗ trợ một lần toàn bộ kinh phí xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và phát triển chỉ dẫn địa lý theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phí, lệ phí cấp văn bằng bảo hộ. - Hỗ trợ một lần kinh phí, tối đa 20 triệu đồng/hợp tác xã kinh phí xây dựng mã số, mã vạch. - Hỗ trợ tối đa 50 triệu đồng/hợp tác xã để tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông sản trên phương tiện thông tin đại chúng. - Hỗ trợ tối đa 100 triệu đồng/hợp tác xã để thuê gian hàng hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt hoặc áp dụng các tiêu chuẩn tương tự, nông nghiệp hữu cơ. - Hỗ trợ tối đa 48 triệu đồng/hợp tác xã trong vòng 24 tháng để thuê điểm bán sản phẩm trong nước áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt hoặc áp dụng các tiêu chuẩn tương tự, nông nghiệp hữu cơ. - Hỗ trợ một lần kinh phí, tối đa 100 triệu đồng/hợp tác xã để in nhãn mác, mua bao bì mới đóng gói sản phẩm đưa đi tiêu thụ. |
|
| - Diện tích trồng trọt được cấp giấy chứng nhận VietGAP, GlobalGAP: Cây ăn quả 10 ha trở lên (cây ăn quả trồng trong nhà kính, nhà lưới từ 01 ha trở lên); cây chè, cây cà phê từ 30 ha trở lên; rau các loại từ 5 ha trở lên (rau trồng trong nhà kính, nhà lưới từ 01 ha trở lên). - Quy mô chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận VietGAP, GlobalGAP: Chăn nuôi trâu, bò lấy thịt từ 200 con/năm trở lên; bò sữa từ 100 con/năm trở lên; lợn thịt từ 3.000 con/năm trở lên; gia cầm từ 30.000 con/năm trở lên; nuôi thủy sản: Nuôi lồng bè từ 50 lồng/năm trở lên; nuôi ao, hồ từ 01 ha mặt nước trở lên. | - Hỗ trợ một lần kinh phí, tối đa 50 triệu đồng/hợp tác xã sản xuất, kinh doanh nông sản, thủy sản được Tổ chức chứng nhận đánh giá, cấp giấy chứng nhận VietGAP, GlobalGAP hoặc các tiêu chuẩn tương tự. |
1 | Hợp tác xã khi tham gia liên kết được hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi, hệ thống tưới tiết kiệm | Các bên tham gia liên kết ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 11 Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ, dự án liên kết và tiêu thụ sản phẩm nông sản phải có quy mô như sau: + Quả tươi các loại (Xoài, nhãn, bơ, cây có múi, chanh Leo, dứa, hồng, lê, thanh long, na, dâu tây, mận....): 50 ha trở lên. + Trồng rau: 10 ha trở lên. + Trồng chè: 50 ha trở lên. + Trồng Cà phê: 100 ha trở lên. + Trồng Mía: 5.000 ha trở lên. + Nhiều loại nông sản bao gồm: (quả, rau, dược liệu, chè, cà phê...) khác nhau: 100 ha trở lên. + Chăn nuôi: bò 200 con trở lên; lợn 1.000 con trở lên; gà 10.000 con trở lên. + Nuôi cá lồng: 200 lồng trở lên. | Hỗ trợ tối đa 60% kinh phí đầu tư nhưng không quá 500 triệu đồng/dự án |
2 | Hợp tác xã khi tham gia liên kết được hỗ trợ đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật, nâng cao nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật sản xuất, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường. | Hỗ trợ tối đa 60% chi phí nhưng không quá 30 triệu đồng/dự án |
- 1Nghị quyết 76/2018/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2018-2021
- 2Quyết định 772/QĐ-UBND năm 2020 về danh mục dự án, lĩnh vực khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2020-2024
- 3Quyết định 09/2020/QĐ-UBND quy định về biện pháp thực hiện Nghị quyết 193/2019/NQ-HĐND về chính sách tín dụng, vốn cấp bù lãi suất và mức vốn sử dụng ngân sách tỉnh để thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 4Quyết định 25/2020/QĐ-UBND về định mức hỗ trợ đối với từng loại hạng mục, công trình thuộc dự án khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2025
- 1Luật các tổ chức tín dụng 2010
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 5Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 6Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017
- 7Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 8Quyết định 772/QĐ-UBND năm 2020 về danh mục dự án, lĩnh vực khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2020-2024
- 9Quyết định 09/2020/QĐ-UBND quy định về biện pháp thực hiện Nghị quyết 193/2019/NQ-HĐND về chính sách tín dụng, vốn cấp bù lãi suất và mức vốn sử dụng ngân sách tỉnh để thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 10Quyết định 25/2020/QĐ-UBND về định mức hỗ trợ đối với từng loại hạng mục, công trình thuộc dự án khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2025
Nghị quyết 128/2020/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La
- Số hiệu: 128/2020/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 28/02/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
- Người ký: Nguyễn Thái Hưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/03/2020
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết