Hệ thống pháp luật

QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Nghị quyết số: 70/2014/QH13

Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2014

NGHỊ QUYẾT

ĐIỀU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNH NHIỆM KỲ QUỐC HỘI KHÓA XIII, NĂM 2014 VÀ CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNH NĂM 2015

QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật tổ chức Quốc hội số 30/2001/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 83/2007/QH11;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12;

Sau khi xem xét Tờ trình số 652/TTr-UBTVQH13 ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về dự kiến điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, năm 2014 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015 và Báo cáo số 667/BC-UBTVQH13 ngày 29 tháng 5 năm 2014 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về giải trình, tiếp thu ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về dự kiến điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, năm 2014 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1

Bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII các dự án sau đây:

1. Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam.

3. Pháp lệnh quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, nhân viên quốc phòng.

4. Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế ưu đãi đối với cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ đặc biệt.

Điều 2

Điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014 như sau:

1. Bổ sung vào Chương trình thông qua tại kỳ họp thứ 7 các dự án sau đây:

a) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam (xem xét, thông qua theo quy trình tại một kỳ họp);

b) Nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi) (xem xét, thông qua theo quy trình tại một kỳ họp).

2. Bổ sung vào Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 và thông qua tại kỳ họp thứ 8 dự án Luật hộ tịch.

3. Bổ sung vào Chương trình thông qua tại kỳ họp thứ 8 dự án Nghị quyết của Quốc hội về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình thế giới.

4. Bổ sung vào Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 các dự án sau đây:

a) Luật kiểm toán nhà nước (sửa đổi);

b) Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;

c) Luật thú y;

d) Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế ưu đãi đối với cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ đặc biệt.

5. Chuyển từ Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 sang Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 các dự án sau đây:

a) Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi);

b) Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi).

6. Rút khỏi Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 các dự án sau đây:

a) Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự;

b) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kế toán;

c) Luật thống kê (sửa đổi).

7. Chưa đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014 các dự án sau đây:

a) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dược;

b) Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (để xây dựng Luật tín ngưỡng, tôn giáo).

Điều 3

Thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015 như sau:

I. CÁC DỰ ÁN LUẬT

1. Tại kỳ họp thứ 9

a) Quốc hội thông qua 13 dự án, bao gồm:

1. Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi).

2. Luật tổ chức chính quyền địa phương.

3. Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

4. Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi).

5. Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

6. Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi).

7. Luật kiểm toán nhà nước (sửa đổi).

8. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

9. Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi).

10. Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

11. Luật thú y.

12. Luật an toàn, vệ sinh lao động.

13. Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016.

b) Quốc hội cho ý kiến 15 dự án, bao gồm:

1. Bộ luật dân sự (sửa đổi) (lần 2).

2. Bộ luật Hình sự (sửa đổi).

3. Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi).

4. Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi).

5. Luật tố tụng hành chính (sửa đổi).

6. Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự.

7. Luật tạm giữ, tạm giam.

8. Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

9. Luật trưng cầu ý dân.

10. Luật biểu tình.

11. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kế toán.

12. Luật thống kê (sửa đổi).

13. Luật an toàn thông tin.

14. Luật phí, lệ phí.

15. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hàng hải Việt Nam.

2. Tại kỳ họp thứ 10

a) Quốc hội thông qua 16 dự án, bao gồm:

1. Bộ luật dân sự (sửa đổi).

2. Bộ luật Hình sự (sửa đổi).

3. Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi).

4. Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi).

5. Luật tố tụng hành chính (sửa đổi).

6. Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự.

7. Luật tạm giữ, tạm giam.

8. Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

9. Luật trưng cầu ý dân.

10. Luật biểu tình.

11. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kế toán.

12. Luật thống kê (sửa đổi).

13. Luật an toàn thông tin.

14. Luật phí, lệ phí.

15. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hàng hải Việt Nam.

16. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chuyển giao công nghệ (xem xét, thông qua theo quy trình tại một kỳ họp).

b) Quốc hội cho ý kiến 11 dự án, bao gồm:

1. Luật ban hành quyết định hành chính.

2. Luật về hội.

3. Luật khí tượng, thủy văn.

4. Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (sửa đổi).

5. Luật quy hoạch.

6. Luật báo chí (sửa đổi).

7. Luật tiếp cận thông tin.

8. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi).

9. Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

10. Luật đấu giá tài sản.

11. Luật dân số.

II. CÁC DỰ ÁN PHÁP LỆNH

Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua 2 dự án pháp lệnh, bao gồm:

1. Pháp lệnh quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, nhân viên quốc phòng.

2. Pháp lệnh đào tạo một số chức danh tư pháp.

Điều 4

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thi hành nghiêm chỉnh Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức thực hiện tốt các giải pháp đã được đề ra trong các Nghị quyết của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; tiếp tục tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc soạn thảo, thẩm tra, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội để bảo đảm chất lượng và tiến độ chuẩn bị các dự án; tạo điều kiện thuận lợi cho đại biểu Quốc hội và các chủ thể khác thực hiện quyền sáng kiến pháp luật của mình.

2. Chính phủ, các cơ quan liên quan phải bảo đảm ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để có hiệu lực cùng thời điểm với hiệu lực của luật, pháp lệnh, nghị quyết; tăng kinh phí hỗ trợ xây dựng pháp luật, bảo đảm kinh phí xây dựng các dự án đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội cả nhiệm kỳ và hàng năm.

3. Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm tạo điều kiện về kinh phí và điều kiện vật chất cần thiết khác; Viện nghiên cứu lập pháp của Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm giúp đại biểu Quốc hội trong việc tổ chức lập, hoàn thiện hồ sơ theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 30 tháng 5 năm 2014./.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Sinh Hùng

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 70/2014/QH13 điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, năm 2014 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015 do Quốc hội ban hành

  • Số hiệu: 70/2014/QH13
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 30/05/2014
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 619 đến số 620
  • Ngày hiệu lực: 30/05/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản