Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 60/2019/NQ-HĐND

Đắk Nông, ngày 11 tháng 12 năm 2019

 

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
KHÓA III, KỲ HỌP THỨ 9

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định s 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Nghị định s 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiu sgiai đoạn 2015 - 2020;

Căn cứ Quyết định s 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành một số chính sách tăng cường công tác bo vệ rừng;

Căn cứ Quyết định s 38/2016/QĐ-TTg ngày 14 tháng 09 năm 2016 của Thủ tưng Chính phủ về việc ban hành một schính sách bảo vệ, phát trin rng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đi với các công ty nông, lâm nghiệp;

Căn cứ Thông tư s 02/2018/TT-BKHĐT ngày 14 tháng 05 năm 2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một snội dung của Quyết định s 38/2016/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một schính sách bảo vệ, phát trin rừng và đầu tư htrợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đi với các công ty nông, lâm nghiệp;

Xét Tờ trình s5353/TTr-UBND ngày 06 tháng 11 năm 2019 của UBND tỉnh Đắk Nông đề nghị ban hành Nghị quyết “Quy định về một s chính sách bảo vệ và phát triển rừng bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định về một số chính sách bảo vệ và phát triển rừng bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết, định kỳ báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện.

Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông Khóa III, Kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 11 tháng 12 năm 2019 và có hiệu lực từ ngày 21 tháng 12 năm 2019./.

 


Nơi nhận:
- UBTV Quốc hội; Chính phủ;
- Các Bộ: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh, UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các Ban của HĐND tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh;
- Văn phòng: Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- HĐND, UBND các huyện, thị xã;
- Báo Đắk Nông, Đài PT-TH tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh, Công báo Đắk Nông;
- Trung tâm lưu trữ tỉnh;
- Lưu: VT, TH, HC-TC-QT, HSKH.

CHỦ TỊCH




Lê Diễn

 

QUY ĐỊNH

VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 60/2019/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đk Nông)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

a) Hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất, trồng cây phân tán, trồng nông lâm kết hợp.

b) Hỗ trợ hoạt động quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh.

c) Hỗ trợ kinh phí hoạt động Ban Lâm nghiệp xã.

Trường hợp Trung ương có các chính sách trùng với các chính sách tại Nghị quyết này, thì áp dụng chính sách có mức hỗ trợ cao nhất.

2. Đối tượng áp dụng: Ban Lâm nghiệp xã; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thực hiện hoạt động bảo vệ rừng, phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cây bản địa: Là loài cây có phân bố tự nhiên trong các khu rừng trên địa bàn tỉnh; được gây trồng chủ yếu trên địa bàn tỉnh. Các loài cây bản địa thuộc phạm vi điều chỉnh Nghị quyết gồm: Sao đen, Dầu rái, Cà te, Giáng hương; Cẩm lai.

2. Trồng cây phân tán: Là trồng các cây gỗ lớn, cây bản địa trên bờ lô, khoảnh ở nương rẫy kết hợp bảo vệ cây nông nghiệp; trồng trên đất công cộng (đường giao thông, trường học, cơ quan, bờ mương...).

3. Ban Lâm nghiệp xã bao gồm Ban Lâm nghiệp xã, phường, thị trấn. Ban Lâm nghiệp xã được thành lập để thực hiện tham mưu giúp UBND xã, phường, thị trấn thực hiện quản lý Nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp; xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban Lâm nghiệp liên quan đến quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản theo quy định pháp luật.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất; trồng cây phân tán, nông lâm kết hợp

1. Hỗ trợ trồng cây gỗ lớn, cây đa mục đích, cây bản địa:

a) Điều kiện:

- Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư có đất quy hoạch trồng rừng sản xuất được cấp có thẩm quyền giao, cho thuê và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã sử dụng đất ổn định trong vòng 3 năm trở lên không có tranh chấp (có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn) và không phải là đất lấn, chiếm của các tổ chức.

- Tổ chức do Nhà nước thành lập, các công ty nông lâm nghiệp đã được cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ làm chủ đầu tư trồng rừng, khi nhận hỗ trợ để thực hiện dự án trồng rừng thì giao khoán cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư ổn định lâu dài (tối thiểu một chu kỳ).

- Cây giống trồng rừng phải được kiểm soát về chất lượng theo quy định về quản lý giống cây trồng hiện hành.

- Mỗi đơn vị diện tích chỉ được hỗ trợ một lần.

b) Mức hỗ trợ:

Hỗ trợ bổ sung đủ 2.000.000 đồng/ha cho các đối tượng được hưởng chính sách theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp.

c) Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ sau đầu tư.

2. Hỗ trợ trồng cây gỗ nhỏ:

a) Điều kiện:

Đảm bảo điều kiện quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này.

b) Mức hỗ trợ:

Hỗ trợ bổ sung đủ 2.000.000 đồng/ha cho các đối tượng được hưởng chính sách theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp.

c) Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ sau đầu tư.

3. Hỗ trợ trồng cây phân tán, nông lâm kết hợp:

a) Đối tượng hỗ trợ:

Tổ chức, hộ gia đình trồng cây phân tán trên bờ lô, khoảnh ở nương rẫy kết hợp bảo vệ cây nông nghiệp; đất công cộng (đường giao thông, bờ mương, khuôn viên, cơ quan, đơn vị...). Trồng bổ sung cây lâm nghiệp trên diện tích hiện đang trồng cây nông nghiệp, công nghiệp, cây ăn quả ổn định thuộc quy hoạch đất lâm nghiệp; trường hợp trồng cây trên đất của các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, Công ty nông lâm nghiệp thì phải được giao khoán cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng ổn định lâu dài (tối thiểu một chu kỳ).

b) Điều kiện hỗ trợ:

- Cây trồng gỗ lớn, cây bản địa, cây gỗ quý, hiếm.

c) Mức hỗ trợ:

Hỗ trợ bổ sung đủ 5.000 đồng/cây cho các đối tượng được hưởng chính sách theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp; mức hỗ trợ tối đa 200 cây/ha.

d) Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ sau đầu tư.

Điều 4. Hỗ trợ khoán quản lý bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung

1. Hỗ trợ khoán quản lý bảo vệ rừng 100.000 đồng/ha/năm tại những khu vực không có nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng, không thuộc các xã có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn (khu vực II, III) ngoài số kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ (300.000 đồng/ha/năm). Đảm bảo tổng kinh phí khoán quản lý bảo vệ rừng 400.000 đồng/ha/năm (bao gồm cả chi phí lập hồ sơ giao khoán quản lý bảo vệ rừng là 50.000 đồng/ha/5 năm).

2. Hỗ trợ đủ 2.000.000 đồng/ha tiền cây giống để thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung cây bản địa, cây gỗ lớn.

Điều 5. Hỗ trợ quản lý bảo vệ rừng

1. Hỗ trợ kinh phí quản lý bảo vệ rừng đối với diện tích rừng tự nhiên quy hoạch rừng phòng hộ, rừng sản xuất do Công ty lâm nghiệp được Nhà nước thành lập và Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối trực tiếp; UBND các xã đang trực tiếp quản lý diện tích rừng; các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư được giao, thuê trong thời gian đóng cửa rừng, cụ thể:

a) Đối với các tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân không có, hoặc nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng dưới 300.000 đồng/ha, mức hỗ trợ đủ 300.000 đồng/ha/năm;

Riêng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đầu tư phát triển Đại Thành, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp Đắk Wil, mức hỗ trợ 150.000 đồng/ha.

b) Đối với các tổ chức, cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân có nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng từ 300.000 đến 400.000 đồng/ha, mức hỗ trợ 200.000 đồng/ha/năm.

2. Hỗ trợ kinh phí quản lý bảo vệ rừng tập trung đối với diện tích rừng tự nhiên quy hoạch rừng phòng hộ, rừng đặc dụng của các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, đảm bảo đủ 500.000 đồng/ha (bao gồm cả kinh phí dịch vụ môi trường rừng, kinh phí hỗ trợ từ Nhà nước và các nguồn kinh phí phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng khác). Riêng đối với Ban quản lý rừng phòng hộ Gia Nghĩa, Ban quản lý rừng phòng hộ Đắk Măng, đảm bảo đủ 800.000 đồng/ha.

3. Hỗ trợ kinh phí quản lý bảo vệ rừng đối với diện tích rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên các Công ty ngoài quốc doanh được giao, thuê (trong thời gian đóng cửa rừng), các tổ chức khác (không bao gồm lực lượng vũ trang...), đảm bảo đủ 300.000 đồng/ha (bao gồm cả kinh phí dịch vụ môi trường rừng, kinh phí hỗ trợ từ Nhà nước và các nguồn kinh phí phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng khác); mức hỗ trợ không quá 150.000 đồng/ha.

Điều 6. Hỗ trợ kinh phí hoạt động Ban Lâm nghiệp xã

1. Đối tượng hỗ trợ: Ban Lâm nghiệp xã được thành lập theo quy định.

2. Định mức hỗ trợ:

- Xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn, biên giới:

+ Hỗ trợ 1.500.000 đồng/tháng đối với xã, phường, thị trấn có diện tích rừng từ 500 ha đến dưới 5.000 ha;

+ Hỗ trợ 2.250.000 đồng/tháng đối với xã, phường, thị trấn có diện tích rừng từ 5.000 ha đến dưới 15.000 ha;

+ Hỗ trợ 3.000.000 đồng/tháng đối với xã, phường, thị trấn có diện tích rừng từ 15.000 ha trở lên.

- Xã, phường, thị trấn không thuộc vùng khó khăn, biên giới:

+ Hỗ trợ 1.000.000 đồng/tháng đối với xã, phường, thị trấn có diện tích rừng từ 500 ha đến dưới 5.000 ha;

+ Hỗ trợ 1.500.000 đồng/tháng đối với xã, phường, thị trấn có diện tích rừng từ 5.000 ha đến dưới 15.000 ha;

+ Hỗ trợ 2.000.000 đồng/tháng đối với xã, phường, thị trấn có diện tích rừng từ 15.000 ha trở lên.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7. Kinh phí thực hiện

1. Ngân sách Trung ương thực hiện đầu tư, hỗ trợ đầu tư theo quy định hiện hành (đối với các nội dung đầu tư, hỗ trợ đầu tư theo các chính sách do Trung ương quy định).

2. Ngân sách tỉnh; nguồn thu từ xử phạt các hành vi vi phạm luật về lâm nghiệp, nguồn thu để lại từ các nhà máy thủy điện (trong đó kinh phí dịch vụ môi trường rừng chưa xác định đối tượng chi; điều tiết kinh phí dịch vụ môi trường rừng tại các lưu vực có đơn giá bình quân > 800.000 đồng/ha/năm) và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Điều khoản thi hành

Giao Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo kinh phí hỗ trợ hiệu quả./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 60/2019/NQ-HĐND quy định về chính sách bảo vệ và phát triển rừng bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

  • Số hiệu: 60/2019/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 11/12/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông
  • Người ký: Lê Diễn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 21/12/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản