Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 56/NQ-HĐND

Bình Thuận, ngày 08 tháng 12 năm 2021

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 05 NĂM ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
KHÓA XI, KỲ HỌP THỨ 5

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm;

Căn cứ Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm;

Căn cứ Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022;

Căn cứ Thông tư số 69/2017/TT-BTC ngày 07 tháng 7 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập Kế hoạch tài chính 05 năm và Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm;

Xét Tờ trình số 4634/TTr-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về kế hoạch tài chính 05 năm địa phương giai đoạn 2021 - 2025; Báo cáo thẩm tra số 166/BC-HĐND ngày 02 tháng 12 năm 2021 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí thông qua kế hoạch tài chính 05 năm địa phương giai đoạn 2021 - 2025 (có phụ lục kèm theo) với các nội dung cụ thể như sau:

1. Mục tiêu tổng quát

Huy động, phân bổ, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chủ động nguồn lực phòng, chống dịch bệnh, thiên tai và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, chủ động hội nhập quốc tế; tiếp tục cơ cấu lại ngân sách nhà nước, tăng tỷ trọng các nguồn thu bền vững, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên để tăng chi đầu tư phát triển, tăng cường phân cấp, phân quyền, tạo sự chủ động của ngân sách địa phương các cấp gắn với nâng cao và cá thể hóa trách nhiệm; quản lý chặt chẽ nợ chính quyền địa phương; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao trách nhiệm giải trình, bảo đảm công khai, minh bạch; tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý ngân sách địa phương.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Phấn đấu bình quân hàng năm, huy động GRDP vào ngân sách (chưa tính các khoản thu trực tiếp từ dầu khí và thuế xuất nhập khẩu) khoảng 7,5 - 8%.

b) Chi đầu tư phát triển chiếm khoảng 35% tổng chi ngân sách địa phương.

Điều 2. Định hướng công tác tài chính địa phương giai đoạn 2021 - 2025

1. Về thu ngân sách nhà nước: Cơ cấu lại nguồn thu ngân sách, thúc đẩy tăng thu hợp lý kết hợp nuôi dưỡng và tạo nguồn thu bền vững. Đẩy mạnh các biện pháp khai thác hiệu quả các nguồn thu còn dư địa thu, giảm nợ đọng, mở rộng cơ sở thuế, đẩy mạnh công tác chống thất thu ngân sách nhà nước.

2. Về chi ngân sách nhà nước: Từng bước cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới cơ chế phân bổ chi thường xuyên theo kết quả thực hiện nhiệm vụ; bảo đảm chi cho con người, an sinh xã hội, y tế, môi trường, quốc phòng, an ninh và các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ... theo quy định của pháp luật.

3. Về cân đối ngân sách nhà nước: Đảm bảo cân đối thu, chi ngân sách nhà nước; kiểm soát chặt chẽ nợ chính quyền địa phương, đảm bảo không vượt quá hạn mức dư nợ vay tối đa theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển.

Điều 3. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện

1. Chấp hành nghiêm Luật Ngân sách nhà nước. Đẩy mạnh phân cấp, khuyến khích các cấp ngân sách tăng thu, huy động các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, tạo sự chủ động và tăng cường trách nhiệm cho chính quyền địa phương các cấp trong việc quyết định, sử dụng ngân sách. Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách đối với các cơ quan, đơn vị.

2. Thực hiện các giải pháp khả thi để đạt tỷ lệ huy động GRDP vào ngân sách nhà nước, khai thác hiệu quả các nguồn thu còn dư địa thu, mở rộng và chống xói mòn cơ sở thuế, đẩy mạnh chống thất thu, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ đọng thuế dưới 5% tổng thu ngân sách nhà nước. Chú trọng các nguồn thu từ đất đai, tài nguyên, khoáng sản để tránh thất thoát. Tập trung các khoản thu phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước theo đúng quy định của Luật Phí và lệ phí.

3. Quản lý và kiểm soát chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm để có nguồn vốn bổ sung cho đầu tư phát triển; bảo đảm đủ nguồn lực cho quốc phòng, an ninh, thực hiện cải cách chính sách tiền lương, đảm bảo an sinh xã hội; ưu tiên cho giáo dục - đào tạo, khoa học, công nghệ; tập trung cao hơn các nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, thiên tai, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số trong tình hình mới. Số tăng thu, tiết kiệm chi hàng năm ưu tiên để tạo nguồn cải cách tiền lương, giảm bội chi, trả nợ gốc, sử dụng cho đầu tư phải tập trung cho các dự án lớn trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Nâng cao hiệu quả phân bổ, quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính, ngân sách nhà nước, gắn với đề cao trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương; khắc phục tình trạng phân bổ vốn đầu tư công dàn trải, kéo dài, gắn hiệu quả sử dụng vốn đầu tư với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Rà soát việc duy trì, quản lý và sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách. Tăng cường công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra đối với các quỹ, sắp xếp lại các quỹ có nguồn thu, nhiệm vụ chi trùng với ngân sách nhà nước hoặc không còn phù hợp.

4. Bố trí thanh toán trả nợ đầy đủ, đúng hạn; kiểm soát chặt chẽ nợ chính quyền địa phương. Việc sử dụng vốn vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ phải bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội, tập trung cho một số lĩnh vực chủ chốt để đảm bảo phát huy được tối đa hiệu quả kinh tế, ưu tiên đầu tư cho các dự án trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng gắn với phát triển bền vững, có hiệu ứng lan tỏa, ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng môi trường, giáo dục, y tế, công nghệ.

5. Đẩy mạnh tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở thực hiện tính đúng, tính đủ giá dịch vụ sự nghiệp công theo lộ trình, bảo đảm công khai, minh bạch. Đến năm 2025 giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2016 - 2020.

6. Đẩy nhanh tiến độ phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền quản lý, sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết gắn với việc đảm bảo trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch, sử dụng hiệu quả, đúng pháp luật.

7. Tăng cường quản lý tài chính, ngân sách nhà nước, nợ chính quyền địa phương theo kế hoạch trung hạn, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất giữa kế hoạch tài chính với kế hoạch đầu tư công, kế hoạch vay, trả nợ chính quyền địa phương. Không ban hành các chính sách, chế độ, các chương trình, đề án mới khi không cân đối được nguồn. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước, nợ chính quyền địa phương, quản lý tài sản công, tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra. Đẩy mạnh việc phòng chống tham nhũng, lãng phí trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu; khen thưởng, động viên tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc; xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân có các vi phạm theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2021 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Ban công tác Đại biểu Quốc hội;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành và đoàn thể tỉnh;
- Các Văn phòng: Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
- HĐND và UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Trung tâm Thông tin tỉnh;
- Lưu: VT. (CTHĐ.08) Nhân

CHỦ TỊCH




Nguyễn Hoài Anh

 

Biểu mẫu số 02 Nghị định số 31/2017NĐ-CP

Phụ lục: KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 05 NĂM 2021 - 2025

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 56/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Nội dung

Kế hoạch giai đoạn trước

Thực hiện giai đoạn trước

Kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025

Tổng giai đoạn

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

A

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GRDP) THEO GIÁ HIỆN HÀNH

352.132.000

338.992.434

52.396.093

58.465.032

65.522.144

78.920.647

83.688.518

525.145.307

B

TỔNG THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN

44.205.000

53.554.431

9.167.981

9.637.662

10.612.465

13.215.061

10.921.262

52.286.000

 

Tốc độ tăng thu NSNN trên địa bàn (%)

 

43.03

18.08

5.12

10.11

24.52

-17.36

-2.37

 

Tỷ lệ thu NSNN so với GRDP (%)

 

15.80

17.50

16.48

16.20

16.74

13.05

9.96

 

Tỷ lệ thu từ thuế, phí so với GRDP (%)

 

8.00

8.58

7.20

7.72

8.92

7.53

5.51

I

Thu nội địa

30.955.000

37.245.953

5.665.506

6.163.384

7.385.721

9.439.022

8.592.320

39.386.000

 

Tốc độ tăng thu (%)

 

96.00

25.75

8.79

19.83

27.80

-8.97

5.75

 

Tỷ trọng trong tổng thu NSNN trên địa bàn (%)

 

69.55

61.80

63.95

69.59

71.43

78.68

75.33

 

Trong đó: Thu tiền sử dụng đất

3.130.000

5.939.090

632.337

1.286.680

1.519.995

1.386.579

1.113.499

4.965.000

 

Thu xổ số kiến thiết

3.355.000

4.199.130

536.246

668.603

805.583

1.014.776

1.173.922

5.500.000

II

Thu từ dầu thô

7.880.000

8.315.438

1.547.584

1.809.058

1.923.290

1.873.300

1.162.206

5.300.000

 

Tốc độ tăng thu (%)

 

-48.17

-44.82

16.90

6.31

-2.60

-37.96

-36.26

 

Tỷ trọng trong tổng thu NSNN trên địa bàn (%)

 

15.53

16.88

18.77

18.12

14.18

10.64

10.14

III

Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu

5.370.000

7.983.750

1.954.533

1.663.205

1.299.505

1.900.531

1.165.976

7.600.000

 

Tốc độ tăng thu (%)

 

236.60

332.89

-14.91

-21.87

46.25

-38.65

-4.81

 

Tỷ trọng trong tổng thu NSNN trên địa bàn (%)

 

14.91

21.32

17.26

12.25

14.38

10.68

14.54

IV

Thu viện trợ

0

9.290

358

2.015

3.949

2.208

760

0

 

Tốc độ tăng thu (%)

 

-60.25

-87.00

462.85

95.98

-44.09

-65.58

-100.00

 

Tỷ trọng trong tổng thu NSNN trên địa bàn (%)

 

0.02

0.00

0.02

0.04

0.02

0.01

0.00

C

TỔNG THU NSĐP

42.930.939

54.878.809

8.220.779

9.148.427

11.047.077

13.531.667

12.930.859

62.622.828

 

Tốc độ tăng thu NSĐP (%)

 

68.11

4.98

11.28

20.75

22.49

-4.44

14.11

 

Tỷ lệ thu NSĐP so với GRDP (%)

 

16.19

15.69

15.65

16.86

17.15

15.45

11.92

I

Thu NSĐP được hưởng theo phân cấp

28.516.413

35.215.229

5.585.037

5.730.179

6.948.803

8.805.906

8.145.304

36.990.400

 

Tốc độ tăng (%)

 

139.27

55.50

2.60

21.27

26.73

-7.50

5.04

 

Tỷ trọng trong tổng thu NSĐP (%)

 

64.17

67.94

62.64

62.90

65.08

62.99

59.07

II

Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

14.414.526

16.824.737

2.283.511

3.234.521

3.799.523

4.004.051

3.503.131

24.949.803

 

Tốc độ tăng (%)

 

31.77

-27.04

41.65

17.47

5.38

-12.51

48.29

 

Tỷ trọng trong tổng thu NSĐP (%)

 

30.66

27.78

35.36

34.39

29.59

27.09

39.84

-

Thu bổ sung cân đối ngân sách

9.040.508

9.040.508

1.115.240

1.822.125

1.968.452

2.197.261

1.937.430

14.989.471

-

Thu bổ sung có mục tiêu

5.374.018

7.784.229

1.168.271

1.412.396

1.831.071

1.806.790

1.565.701

9.960.332

D

TỔNG CHI NSĐP

43.095.839

45.064.407

7.749.120

8.048.415

9.127.851

9.356.764

10.782.257

62.622.828

 

Tốc độ tăng chi NSĐP (%)

 

43.49

9.03

3.86

13.41

2.51

15.23

38.96

 

Tỷ lệ chi NSĐP so với GRDP (%)

 

13.29

14.79

13.77

13.93

11.86

12.88

11.92

I

Chi đầu tư phát triển

9.166.090

11.402.758

1.971.461

2.108.535

2.408.820

2.201.388

2.712.554

13.737.958

 

Tốc độ tăng (%)

 

61.13

23.78

6.95

14.24

-8.61

23.22

20.48

 

Tỷ trọng chi đầu tư phát triển bao gồm Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình mục tiêu và các nhiệm vụ Trung ương giao so với tổng chi NSĐP

 

35.03

33.34

33.05

35.21

34.70

37.86

36.29

II

Chi thường xuyên

28.464.658

27.478.965

4.720.104

5.225.015

5.599.075

5.675.632

6.259.139

34.879.128

 

Tốc độ tăng (%)

 

40.17

6.07

10.70

7.16

1.37

10.28

26.93

 

Tỷ trọng trong tổng chi NSĐP (%)

 

60.98

60.91

64.92

61.34

60.66

58.05

55.70

III

Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay

4.400

7.147

2.634

1.975

988

817

733

1.348

 

Tốc độ tăng (%)

 

-61.91

16.50

-25.02

-49.97

-17.31

-10.28

-81.14

 

Tỷ trọng trong tổng chi NSĐP (%)

 

0.02

0.03

0.02

0.01

0.01

0.01

0.00

IV

Chi tạo nguồn, điều chỉnh tiền lương

114.979

0

0

0

0

0

0

2.814.225

E

BỘI CHI/BỘI THU NSĐP

7.600

0

0

0

0

0

0

511.500

G

TỔNG MỨC VAY, TRẢ NỢ CỦA NSĐP

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Hạn mức dư nợ vay tối đa của NSĐP

645.667

2.443.591

645.667

1.146.036

1.389.761

1.761.181

2.443.591

2.520.750

II

Mức dư nợ đầu kỳ

496.487

496.487

496.487

392.487

224.396

103.494

61.704

52.038

 

Tỷ lệ mức dư nợ đầu kỳ so với mức dư nợ vay tối đa của NSĐP (%)

 

20.32

76.90

34.25

16.15

5.88

2.53

2.06

 

Tỷ lệ mức dư nợ đầu kỳ so với GRDP (%)

 

0.15

0.95

0.67

0.34

0.13

0.07

0.01

III

Trả nợ gốc vay trong kỳ

646.487

646.487

254.000

169.925

132.762

60.800

29.000

56.942

-

Từ nguồn vay để trả nợ gốc

0

0

0

0

0

0

0

0

-

Từ nguồn bội thu NSĐP; tăng thu, tiết kiệm chi; kết dư ngân sách cấp tỉnh

646.487

646.487

254.000

169.925

132.762

60.800

29.000

56.942

IV

Tổng mức vay trong kỳ

202.038

202.038

150.000

1.834

11.860

19.010

19.334

511.500

-

Vay để bù đắp bội chi

202.038

202.038

150.000

1.834

11.860

19.010

19.334

511.500

-

Vay để trả nợ gốc

0

0

0

0

0

0

0

0

V

Mức dư nợ cuối kỳ

52.038

52.038

392.487

224.396

103.494

61.704

52.038

506.596

 

Tỷ lệ mức dư nợ cuối kỳ so với mức dư nợ vay tối đa của NSĐP (%)

 

2.13

60.79

19.58

7.45

3.50

2.13

20.10

 

Tỷ lệ mức dư nợ cuối kỳ (năm) so với GRDP (%)

 

0.02

0.75

0.38

0.16

0.08

0.06

0.10

* Ghi chú:

- Các chỉ tiêu ở cột (8) được so sánh với thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020.

- Biểu số liệu thực hiện theo hướng dẫn tại Biểu mẫu số 02 tại Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2017, trong đó chưa bao gồm một số khoản thu và chi khác