Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 74/NQ-HĐND

Thái Bình, ngày 10 tháng 12 năm 2021

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 05 NĂM GIAI ĐOẠN 2021-2025, TỈNH THÁI BÌNH

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
KHÓA XVII KỲ HỌP THỨ BA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quản lý nợ công ngày 23 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ ban hành Quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm;

Căn cứ Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm;

Xét Báo cáo số 129/BC-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước 05 năm giai đoạn 2016-2020 và định hướng kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021-2025, tỉnh Thái Bình; Báo cáo thẩm tra số 38/BC-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Mục tiêu tổng quát

1. Bảo đảm kinh tế tăng trưởng bền vững, huy động, phân bổ, quản lý, sử dụng hiệu quả tổng thể các nguồn lực tài chính, trong đó nguồn lực từ ngân sách địa phương là cơ bản, lâu dài kết hợp hiệu quả với nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và nguồn huy động tài trợ hợp pháp là quan trọng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh và chủ động hội nhập quốc tế. Tiếp tục cơ cấu lại ngân sách nhà nước, tăng tỷ trọng các nguồn thu bền vững, quản lý thu - chi ngân sách chặt chẽ, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên để tăng chi đầu tư phát triển. Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài nhà nước phát triển sản xuất kinh doanh tạo giá trị tăng thêm và tạo các nguồn thu bền vững.

2. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững; đẩy mạnh cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh tỉnh Thái Bình giai đoạn đến năm 2025; triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 09-NQ/ĐH ngày 15 tháng 10 năm 2020 của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2020-2025; Nghị quyết số 35/2020/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 05 năm giai đoạn 2021-2025; thực hiện nghiêm, hiệu quả các chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa theo chỉ đạo của Trung ương.

Điều 2. Mục tiêu cụ thể

1. Về thu ngân sách nhà nước

Phấn đấu tỷ trọng thu nội địa so với tổng thu ngân sách nhà nước không thấp hơn mục tiêu đề ra (chiếm tỷ trọng 85% thu ngân sách nhà nước trên địa bàn). Phấn đấu tốc độ tăng thu nội địa từ thuế, phí (không tính thu tiền sử dụng đất) đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đề ra (12%/năm trở lên). Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chống thất thu thuế; tích cực đôn đốc thu hồi nợ thuế và áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế theo quy định, hạn chế nợ mới phát sinh, thu hồi kịp thời số tiền thuế, tiền phạt và các khoản phải thu theo kiến nghị của cơ quan kiểm toán, kết luận của cơ quan thanh tra.

Phấn đấu tổng thu ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 là 72.854,6 tỷ đồng, tăng 33% so với kế hoạch giai đoạn 2016-2020. Số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2021-2025 là 48.483 tỷ đồng; thu nội địa giai đoạn 2021-2025 là 41.858,8 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 86,3% số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn. Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn 2021-2025 là 6.624 tỷ đồng, bằng 102% so với kế hoạch của giai đoạn 2016-2020. Trong đó:

a) Thu ngân sách địa phương hưởng theo phân cấp giai đoạn 2021-2025 là 35.374,2 tỷ đồng bằng 48,6% tổng thu ngân sách địa phương và đáp ứng được 48,2% tổng chi ngân sách địa phương; thu ngân sách địa phương hưởng theo phân cấp (không bao gồm nguồn thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết, ghi thu ghi chi giải phóng mặt bằng) giai đoạn 2021-2025 là 22.970,2 tỷ đồng, đảm bảo được 45,8% tổng chi thường xuyên ngân sách địa phương.

b) Thu từ xổ số, tiền sử dụng đất giai đoạn 2021-2025 là 12.264 tỷ đồng để tạo nguồn chi đầu tư cho các công trình trọng điểm phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Một số nguồn thu mang tính chủ đạo trong ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025: Thu thuế từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 9.237 tỷ đồng chiếm 40%; thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước 3.106 tỷ đồng chiếm 13,5% tổng thu nội địa ngân sách địa phương hưởng (không kể tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết); thuế bảo vệ môi trường phần ngân sách địa phương hưởng là 5.256 tỷ đồng chiếm 23% tổng thu nội địa ngân sách địa phương hưởng (không kể tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết); đây là những nguồn thu mang tính chủ đạo đối với ngân sách địa phương trong giai đoạn 2021-2025 và có tính ổn định cao.

2. Về chi ngân sách nhà nước

Trong quá trình tổ chức thực hiện và điều hành ngân sách hằng năm, huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (từ các nguồn tăng thu thực hiện so với dự toán, dự phòng ngân sách, hỗ trợ từ ngân sách trung ương); phấn đấu tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước đạt trên 29% tổng chi ngân sách địa phương, giảm tỷ trọng chi thường xuyên; cân đối, bố trí nguồn lực để thu hồi số vốn ứng từ ngân sách cấp tỉnh cho các công trình, dự án đến hết năm 2020 chưa thu hồi; kiểm soát chặt chẽ nợ công, vay và trả nợ của chính quyền địa phương, bội chi ngân sách địa phương chỉ dành để đầu tư phát triển. Đảm bảo nguồn lực thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách về tiền lương, an sinh xã hội và thực hiện các nhiệm vụ chính trị do Trung ương, địa phương ban hành trên địa bàn; thúc đẩy mạnh mẽ cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công, tinh giản biên chế và tiết kiệm chi thường xuyên; chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo, sự nghiệp khoa học, công nghệ không thấp hơn mức dự toán Thủ tướng Chính phủ giao.

Dự kiến tổng chi ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 là 73.429,3 tỷ đồng, trong đó:

a) Chi đầu tư phát triển là 21.866,6 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 29,8% so với tổng chi ngân sách địa phương

b) Chi thường xuyên là 50.159,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 68,3% so với tổng chi ngân sách địa phương; trong đó:

- Chi sự nghiệp giáo dục là 20.626 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 41% tổng chi thường xuyên ngân sách địa phương.

- Chi sự nghiệp khoa học, công nghệ là 170,8 tỷ đồng.

- Chi sự nghiệp y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình là 4.198,5 tỷ đồng.

- Chi đảm bảo xã hội là 6.581 tỷ đồng.

Tỉnh Thái Bình hiện nay chưa tự cân đối ngân sách, thu nội địa từ thuế, phí chưa đủ đảm bảo nhiệm vụ chi thường xuyên; nguồn lực bố trí cho chi đầu tư phát triển trong dự toán hằng năm chủ yếu được cân đối từ nguồn thu tiền sử dụng đất, vay lại Chính phủ; mục tiêu đặt ra là huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển (từ các nguồn dự phòng, tăng thu ngân sách, hỗ trợ bổ sung từ ngân sách Trung ương...), phấn đấu tăng tỷ lệ chi đầu tư phát triển trong tổng chi ngân sách địa phương so với giai đoạn 2016-2020.

3. Chênh lệch thu, chi ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 là -565,4 tỷ đồng, trong đó:

a) Bội thu ngân sách địa phương (để trả nợ gốc tiền vay) là 2,7 tỷ đồng;

b) Bội chi ngân sách địa phương (để đầu tư các công trình, dự án) là 568,1 tỷ đồng.

4. Tổng mức vay ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025:

a) Tổng mức vay giai đoạn 2021-2025 là 658,8 tỷ đồng.

b) Nghĩa vụ trả nợ giai đoạn 2021-2025 là 254 tỷ đồng.

Điều 3. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện

1. Chấp hành nghiêm Luật Ngân sách nhà nước; đẩy mạnh phân cấp, khuyến khích các địa phương khai thác, nuôi dưỡng nguồn thu để tăng thu, huy động các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, tạo sự chủ động và tự chịu trách nhiệm cho chính quyền địa phương trong việc quyết định, sử dụng ngân sách. Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách đối với các cơ quan, đơn vị, nhất là đối với các cơ quan, đơn vị có cơ chế tài chính, ngân sách đặc thù; xây dựng cơ chế, chính sách quản lý tài chính, ngân sách đặc thù đối với một số địa phương có điều kiện, nhất là địa bàn thành phố nhằm huy động các nguồn thu, tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

2. Thực hiện các giải pháp thu ngân sách

a) Tổ chức thực hiện tốt các quy định pháp luật về thuế và nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước hằng năm; triển khai thực hiện các giải pháp khả thi để đạt tỷ lệ huy động tối đa vào ngân sách nhà nước; hạn chế tối đa việc đề xuất, ban hành các chính sách mới làm giảm thu ngân sách; quyết tâm thu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Cơ quan Thuế, Hải quan tập trung thực hiện rà soát, nắm chắc địa bàn, dữ liệu cơ sở sản xuất, kinh doanh, người nộp thuế và nguồn thu được giao quản lý; khai thác các dư địa thu, chủ động đề ra các giải pháp và triển khai quyết liệt; tích cực đôn đốc thu hồi nợ thuế và áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế theo quy định, chống thất thu, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ đọng thuế xuống dưới 5% tổng thu ngân sách nhà nước. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế; kiểm soát chặt chẽ hoàn thuế giá trị gia tăng.

b) Rà soát việc thực hiện các chính sách ưu đãi thuế để tránh thất thu, bảo đảm minh bạch, công bằng, khả thi, phù hợp với quy định của pháp luật. Ban Chỉ đạo thu các cấp chỉ đạo cơ quan Thuế phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức thực hiện tốt Luật Quản lý thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ và khắc phục các tồn tại, bất cập trong thực hiện, đặc biệt đối với các hoạt động chuyển giá, thương mại điện tử và các hình thức kinh doanh trên nền tảng số. Tập trung các khoản thu phí, lệ phí do các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp nhà nước thu vào ngân sách nhà nước theo đúng quy định của Luật Phí và lệ phí; chú trọng các nguồn thu từ đất đai, tài nguyên, khoáng sản góp phần đảm bảo duy trì nguồn thu bền vững cho ngân sách.

3. Thực hiện các giải pháp chi ngân sách

a) Tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách theo hướng bền vững, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển để có nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, trong đó tập trung hoàn thành xây dựng hạ tầng Khu kinh tế Thái Bình và các dự án, công trình trọng điểm của địa phương theo chỉ đạo của Tỉnh ủy; bảo đảm nguồn lực cho quốc phòng, an ninh, thực hiện cải cách chính sách tiền lương, đảm bảo an sinh xã hội; ưu tiên cho giáo dục - đào tạo, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; tập trung cao hơn các nguồn lực cho bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia trong tình hình mới.

b) Tập trung nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương theo lộ trình do Trung ương ban hành; không sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư cho đầu tư xây dựng cơ bản và các mục đích khác trừ trường hợp Nghị quyết của Quốc hội cho phép. Thực hiện đúng quy định trong các Nghị quyết của Quốc hội về việc sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư cho các mục đích khác, bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo đúng Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương. Số tăng thu, tiết kiệm chi hàng năm ưu tiên để tạo nguồn cải cách tiền lương theo Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XII), giảm bội chi, trả nợ gốc, tập trung đầu tư các dự án lớn trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

c) Nâng cao hiệu quả phân bổ, quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính, ngân sách nhà nước, gắn với đề cao trách nhiệm của các sở, ngành và địa phương; khắc phục tình trạng phân bổ vốn đầu tư công dàn trải, kéo dài, đặc biệt là nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, gắn hiệu quả sử dụng vốn đầu tư với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Quản lý, điều hành chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, đảm bảo đúng quy định, tiết kiệm, hiệu quả; chỉ đề xuất ban hành chính sách làm tăng chi ngân sách khi thật sự cần thiết và có nguồn đảm bảo; đẩy nhanh tiến độ thực hiện và thanh toán vốn đầu tư xây dựng các công trình, dự án. Thực hiện quyết liệt, đồng bộ các cơ chế, chính sách liên quan đến việc đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, đặc biệt là đẩy nhanh lộ trình thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp công tiến tới tính đủ chi phí, góp phần nâng cao tính tự chủ của các đơn vị; tạo điều kiện để cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước, dành nguồn thực hiện cải cách tiền lương, đồng thời đẩy mạnh việc tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017, Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương và Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ công chức cấp xã.

d) Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trên nền tảng công nghệ hiện đại, sáng tạo; tiếp tục thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước. Tiền thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước nộp vào ngân sách nhà nước chỉ sử dụng cho đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm, quan trọng của địa phương và bổ sung vốn điều lệ cho một số doanh nghiệp nhà nước then chốt nhà nước cần đầu tư và nắm giữ vốn theo quy định.

đ) Đẩy nhanh tiến độ phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền quản lý, sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật.

4. Thực hiện vay và trả nợ chính quyền địa phương

a) Đa dạng hóa nguồn vốn và phương thức vay trong nước và ngoài nước; trong đó tập trung vào nguồn vốn vay lại Chính phủ vay nước ngoài để thực hiện các dự án của địa phương; nghiên cứu việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

b) Kịp thời cân đối, bố trí nguồn đảm bảo trả nợ đầy đủ, đúng hạn, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn làm ảnh hưởng đến các cam kết, Hiệp định vay vốn và các dự án vay mới của chính quyền địa phương; kiểm soát chặt chẽ bội chi và nợ của chính quyền địa phương.

c) Việc huy động và sử dụng vốn vay ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài phải bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội và khả năng trả nợ. Các khoản vay mới vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài chỉ sử dụng cho chi đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên; tập trung cho một số lĩnh vực chủ chốt để đảm bảo phát huy được tối đa hiệu quả kinh tế, ưu tiên đầu tư cho các dự án trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng gắn với phát triển bền vững, có tác động liên vùng và có hiệu ứng lan tỏa, ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng môi trường, giáo dục, y tế, công nghệ.

5. Thực hiện quản lý, sử dụng tài sản công

a) Tiếp tục đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật; thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công trong cơ quan, đơn vị trực thuộc và quản lý theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao.

b) Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và sử dụng tài sản công; tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính từ tài sản công theo quy định pháp luật; thực hiện nghiêm túc việc đăng tải thông tin đấu thầu, đấu giá, niêm yết giá khi thực hiện mua sắm, thuê, sử dụng tài sản công để cho thuê, liên doanh, liên kết, bán, chuyển nhượng tài sản công,... theo quy định của pháp luật.

c) Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật liên quan đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý có hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng tài sản công.

6. Thực hiện một số giải pháp khác

a) Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước, nợ công, quản lý tài sản công, tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; đảm bảo kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước được sử dụng làm căn cứ phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước và phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương cấp tỉnh hàng năm. Đẩy mạnh việc phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu; khen thưởng, động viên tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc; xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân có các vi phạm theo quy định của pháp luật.

b) Rà soát việc duy trì, quản lý và sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách của địa phương. Sửa đổi, bổ sung quy định về tổ chức, hoạt động của các quỹ này nhằm nâng cao tính minh bạch, hiệu quả hoạt động của quỹ theo quy định của pháp luật; tăng cường công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước đối với các quỹ, sắp xếp lại các quỹ có nguồn thu, nhiệm vụ chi trùng với ngân sách nhà nước hoặc không còn phù hợp.

c) Đẩy mạnh việc rà soát, hoàn thiện đồng bộ cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở thực hiện tính đúng, tính đủ giá dịch vụ sự nghiệp công theo lộ trình, bảo đảm công khai, minh bạch; ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở cho việc xác định giá dịch vụ sự nghiệp công. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách để thu hút các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước tham gia cung cấp dịch vụ công và đảm bảo quyền lợi của người sử dụng dịch vụ công. Sớm hoàn thiện các văn bản hướng dẫn việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo phương thức đặt hàng hoặc đấu thầu; rà soát, đánh giá và sớm hoàn thiện cơ chế cho phép cổ phần hóa đối với đơn vị sự nghiệp công lập có đủ điều kiện, gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

d) Tăng cường quản lý tài chính, ngân sách nhà nước, nợ công theo kế hoạch trung hạn, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất giữa kế hoạch tài chính với kế hoạch đầu tư công, kế hoạch vay, trả nợ công. Thường xuyên đánh giá những tác động của vay vốn đến dư nợ chính quyền địa phương và nghĩa vụ trả nợ. Không ban hành các chính sách, chế độ, các chương trình, đề án mới khi không cân đối được nguồn.

Điều 4. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 5. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình Khóa XVII Kỳ họp thứ Ba thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2021 và có hiệu lực từ ngày thông qua./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Kho bạc Nhà nước Thái Bình;
- Thường trực Huyện ủy, Thành ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân huyện, thành phố;
- Ủy ban nhân dân huyện, thành phố;
- Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
- Báo Thái Bình, Công báo tỉnh, Cổng thông tin điện tử Thái Bình; Trang thông tin điện tử Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình;
- Lưu VTVP.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Tiến Thành

 

DỰ BÁO MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU GIAI ĐOẠN 2021-2025

(Kèm theo Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

TT

Nội dung

Đơn vị tính

Mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020

Thực hiện giai đoạn 2016 - 2020

Kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025

Tổng giai đoạn

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

1

Tổng sản phẩm (GRDP) theo giá hiện hành

Triệu đồng

 

369.037.000

56.094.000

64.106.000

74.131.000

84.225.000

90.481.000

650.121.506

2

Tốc độ tăng trưởng GRDP

%

≥ 8,6

8,70

9,12

10,72

10,60

9,83

3,23

10,00

3

Cơ cấu kinh tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nông, lâm, ngư nghiệp

%

25,00

24,99

30,33

26,62

24,90

22,99

24,98

13,5

 

- Công nghiệp, xây dựng

%

40,00

36,37

28,47

32,87

36,49

39,39

38,36

50

 

- Dịch vụ

%

35,00

31,84

33,89

33,23

31,74

31,02

30,41

36,5

 

- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

%

 

6,80

7,31

7,28

6,87

6,60

6,25

 

4

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

%

 

 

2,03

3,43

4,45

3,42

-0,50

4,00

5

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn

Triệu đồng

166.500.000

229.372.035

40.767.915

43.194.801

46.374.127

47.597.055

51.438.137

470.200.000

 

Tỷ lệ so với GRDP

%

 

62,2%

73%

67%

63%

57%

57%

72%

6

Kim ngạch xuất khẩu

Triệu USD

> 2.000

7.413,3

1.303,1

1.391,1

1.541,1

1.718,8

1.459,2

3.200,0

 

Tốc độ tăng

%

 

3,23

2,2

6,8

10,8

11,5

-15,11

10,00

7

Kim ngạch nhập khẩu

Triệu USD

 

6.649,4

1.178,2

1.234,7

1.400,6

1.590,3

1.245,6

5.800,0

 

Tốc độ tăng

%

 

2,5%

2,4

4,8%

13,4%

13,5%

-21,7%

 

8

Dân số

1.000 người

1.796

 

1.838,1

1.846,1

1.854,1

1.862,2

1.870,2

1.920

9

Thu nhập bình quân đầu người

Triệu đồng/năm

50

 

33,7

37,9

42,6

46,4

50,9

90,0

10

Giải quyết việc làm mới

1.000 lao động

33

 

33,2

33,0

33,5

33,5

33,5

34,5

11

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

70

 

58

61

64

67

70

80

12

Tỷ lệ hộ nghèo

%

 

 

4,70

4,00

2,90

2,40

2,30

<3

13

Tỷ lệ giảm hộ nghèo

%/năm

Mỗi năm giảm 1% trở lên

0,58

0,66

0,60

0,66

0,50

0,50

2/3 số hộ

14

Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới

%

75,0

 

70,7

76,0

89,7

100,0

100,0

 

15

Số xã đạt chuẩn NTM (lũy kế)

197

 

186

200

236

263

263

 

16

Y tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cơ sở khám chữa bệnh

Cơ sở

 

 

311

312

312

312

286

 

 

Số giường bệnh

Giường

6.645

 

5.660

6.090

6.270

6.970

7.200

7.680

 

Biểu số 02

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2016-2020; DỰ KIẾN KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2025

(Kèm theo Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Nội dung

Kế hoạch giai đoạn 2016-2020

Thực hiện giai đoạn 2016-2020

Kế hoạch giai đoạn 2021-2025

Tổng giai đoạn

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

A

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GRDP) THEO GIÁ HIỆN HÀNH

369.037.000

369.037.000

56.094.000

64.106.000

74.131.000

84.225.000

90.481.000

650.121.506

B

TỔNG THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN (I II)

36.417.500

45.538.123

10.333.956

8.262.679

8.320.733

9.731.981

8.888.774

48.483.080

 

Tốc độ tăng thu NSNN trên địa bàn (%)

 

-5,3%

 

-20,0%

0,7%

17,0%

18,7%

8,1%

 

Tỷ lệ thu NSNN trên địa bàn so với GRDP (%)

9,9%

12,3%

18,4%

12,9%

11,2%

11,6%

9,8%

7,46%

 

Tỷ lệ thu từ thuế, phí so với GRDP (%)

6,3%

7,0%

10,4%

7,2%

6,6%

6,7%

5,4%

4,3%

I

Thu nội địa

30.015.500

38.502.232

8.136.545

7.058.268

7.047.212

8.510.503

7.749.704

41.858.800

 

Tốc độ tăng thu (%)

 

-0,4%

 

-13,3%

-0,2%

20,8%

8,9%

8,2%

 

Tốc độ tăng thu nội địa không bao gồm tiền SD đất (%)

 

-3,9%

 

-22,6%

4,8%

19,0%

-16,7%

6,7%

 

Tỷ trọng trong tổng thu NSNN trên địa bàn (%)

82,4%

84,5%

78,7%

85,4%

84,7%

87,4%

98,0%

86%

 

Trong đó: Thu tiền sử dụng đất

5.030.000

9.185.436

1.465.122

1.813.148

1.538.962

2.027.220

2.340.983

12.000.000

 

Thu xổ số kiến thiết

165.500

209.507

37.040

38.223

43.005

44.527

46.713

264.000

II

Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu

6.500.000

7.035.891

2.197.411

1.204.410

1.273521

1.221.478

1.139.071

6.624.280

 

Tốc độ tăng thu (%)

 

-12,6%

 

-45,2%

5,7%

-4,1%

-6,7%

8,0%

 

Tỷ trọng trong tổng thu NSNN trên địa bàn (%)

17,8%

15,5%

21,3%

14,6%

15,3%

12,6%

14,4%

13,7%

C

TỔNG THU NSĐP (I II thu ....)

54.607.035

77.597.727

14.904.170

14.954.446

14.961.437

15.771.103

17.006.571

72.854.678

 

Tốc độ tăng thu NSĐP (%)

 

3,4%

 

0,3%

0,0%

5,4%

7,8%

6,5%

 

Tỷ lệ thu NSĐP so với GRDP (%)

14,8%

21,0%

26,6%

23,3%

20,2%

18,7%

18,8%

11,21%

I

Thu NSĐP (nội địa) được hưởng theo phân cấp

24.299.744

33.424.283

8.091.973

5.826.038

5.794.773

6.977.538

6.733.962

35.374.210

 

Thu nội địa hưởng theo phân cấp (trừ tiền SD đất, XSKT) ghi thu GPMB)

 

 

 

 

 

 

 

22.970.210

 

Tốc độ tăng (%)

 

-2,9%

 

-28,0%

-0,5%

20,4%

-3,5%

10,2%

 

Tỷ trọng trong tổng thu NSĐP (%)

44,5%

43,1%

54,3%

39,0%

38,7%

44,2%

39,6%

48,6%

II

Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

29.062.951

32.234.688

5.009.503

6.546.622

6.707.390

6.442.478

7.528.695

37.480.468

 

Tốc độ tăng (%)

 

23,7%

-16,3%

30,7%

2,5%

-3,9%

16,9%

 

 

Tỷ trọng trong thu NSĐP (%)

53,2%

41,5%

33,6%

43,8%

44,8%

40,8%

44,3%

51,4%

-

Thu bổ sung cân đối ngân sách

21.433.652

21.729.700

3.049.996

4.600.426

4.600.426

4.692.426

4.786.426

30.698.470

-

Thu bổ sung có mục tiêu, BS các CTMTQG, khác

7.629.299

10.504.988

1.959.507

1.946.196

2.106.964

1.750.052

2.742.269

6.781.998

D

TỔNG CHI NSĐP (I II III IV V VI VII)

53.747.579

75.213.418

14.006.855

14.627.104

14.591.746

15.413.943

16.573.770

73.429.281

 

Tốc độ tăng chi NSĐP (%)

 

7,7%

21,1%

4,4%

-0,2%

5,6%

7,5%

6,8%

 

Tỷ lệ chi NSĐP so với GRDP (%)

14,6%

20,4%

25,0%

22,8%

19,7%

18,3%

18,3%

11%

I

Chi đầu tư phát triển

14.072.517

24.837.097

4.826.232

4.833.505

4.807.910

4.554.439

5.815.010

21.866.624

 

Tốc độ tăng (%)

 

10,6%

31%

0,15%

-0,53%

-5,27%

27,68%

10,5%

 

Tỷ trọng trong tổng chi NSĐP (%)

26,2%

33,0%

34,5%

33,0%

32,9%

29,5%

35,1%

29,8%

 

Tr.đó: - Vốn XDCB nước ngoài

 

894.638

144.437

90.955

213.551

213.551

232.144

330.863

 

- Vốn XDCB NSTW bổ sung có mục tiêu

 

3.747.866

488.148

258.380

1.253.348

340.890

1.407.100

5.248.558

 

- Vốn XDCB từ nguồn thu tiền SD đất, phần cấp cân đối NSĐP

 

19.990.126

4.161.647

4.445.947

3.298.007

3.955.472

4.129.053

15.285.900

 

- Chi ĐT XDCB từ nguồn vốn XSKT

 

204.467

32.000

38.223

43.005

44.527

46.713

264.000

 

- Chi BT, GPMB từ nguồn thu tiền thuê đất nhà đầu tư ứng trước

 

-

 

 

 

 

 

160.000

 

- Chi từ nguồn bội chi ngân sách

 

 

 

 

 

 

 

577.303

II

Chi thường xuyên

37.355.446

39.274.923

6.908.595

7.548.032

7.785.520

8.329.155

8.703.622

50.159.580

 

Tốc độ tăng (%)

 

6,0%

 

9,26%

3,15%

6,98%

4,50%

5,4%

 

Tỷ trọng trong tổng chi NSĐP (%)

69,5%

52,2%

49,3%

51,6%

53,4%

54,0%

52,5%

68,3%

III

Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền ĐP vay

10.900

13.891

2.163

-

-

11.690

38

58.898

 

Tốc độ tăng (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ trọng trong tổng chi NSĐP (%)

0,02%

0,02%

0,02%

0%

0%

0,1%

0,00%

0,08%

IV

Chi tạo nguồn, điều chỉnh tiền lương

17.296

23.053

20.000

1.530

1.523

 

 

 

E

BỘI THU ( )/BỘI CHI (-) NSĐP

 

648.050

 

227.950

214.000

140.500

65.600

-565.403

-

Bội thu NSĐP

1.197.221

648.050

 

227.950

214.000

140.500

65.600

2.700

-

Bội chi NSĐP

 

 

 

 

 

 

 

-568.103

G

TỔNG MỨC VAY, TRẢ NỢ CỦA NSĐP

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Hạn mức dư nợ vay tối đa của NSĐP

 

4.493.050

464.492

961.880

1.008.220

975.291

1.083.168

6.624.842

II

Mức dư nợ đầu kỳ (năm)

 

4.369.772

1.023.345

1.189.921

945.505

687.058

523.943

2.188.822

 

Tỷ lệ mức dư nợ đầu kỳ (năm) so với mức dư nợ vay tối đa của NSĐP (%)

 

97,3%

220,3%

123,7%

93,8%

70,4%

48,4%

8,6%

 

Tỷ lệ dư nợ đầu kỳ (năm) so với GRDP (%)

 

1,2%

1,8%

1,9%

1,3%

0,8%

0,6%

 

III

Trả nợ gốc vay trong kỳ (năm)

 

1.236.653

426.124

251.639

258.447

163.278

137.165

254.094

-

Từ nguồn vay để trả nợ gốc

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Từ nguồn bội thu, bội chi NSĐP; tăng thu, tiết kiệm chi; kết dư ngân sách cấp tỉnh

 

1.123.345

426.124

227.950

214.000

140.500

114.771

133.431

-

Từ nguồn khác

 

113.308

 

23.689

44.447

22.778

22.394

120.663

IV

Tổng số vay trong kỳ (năm)

 

133.502

125.000

7.223

0

165

1114

658.803

.

Vay để bù đắp bội chi

 

0

 

 

 

 

 

572.703

-

Vay để trả nợ gốc

 

133.502

125.000

7.223

 

165

1.114

86.100

-

Vay để chi ĐTPT

 

 

 

 

 

 

 

0

V

Mức dư nợ cuối kỳ (năm)

 

3.266.621

722.221

945.505

687.058

523.945

387.892

2.593.531

 

Tỷ lệ mức dư nợ cuối kỳ (năm) so với mức dư nợ vay tối đa của NSĐP (%)

 

72,7%

155,5%

98,3%

68,1%

53,7%

35,8%

40,4%

 

Tỷ lệ dư nợ cuối kỳ (năm) so với GRDP (%)

0,0%

0,9%

1,3%

1,5%

0,9%

0,6%

0,4%

0,4%

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 74/NQ-HĐND năm 2021 về kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021-2025, tỉnh Thái Bình

  • Số hiệu: 74/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 10/12/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình
  • Người ký: Nguyễn Tiến Thành
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 10/12/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản