Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 148/NQ-HĐND

Hưng Yên, ngày 26 tháng 10 năm 2021

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 05 NĂM GIAI ĐOẠN 2021-2025 TỈNH HƯNG YÊN

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
KHÓA XVII KỲ HỌP THỨ TƯ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2017 quy định Quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hàng năm; số 45/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 và kế hoạch tài chính 03 năm;

Căn cứ Thông tư số 69/2017/TT-BTC ngày 07 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách 03 năm;

Căn cứ Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh: số 340/NQ-HĐND ngày 22 tháng 12 năm 2020 về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 tỉnh Hưng Yên; số 24/NQ-HĐND ngày 30 tháng 6 năm 2021 về dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021-2025 tỉnh Hưng Yên;

Xét Báo cáo số 155/BC-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện thu chi ngân sách giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch tài chính - ngân sách 05 năm giai đoạn 2021-2025; Báo cáo thẩm tra số 810/BC-KTNS ngày 22 tháng 10 năm 2021 của Ban Kinh tế - Ngân sách; ý kiến thảo luận và kết quả biểu quyết của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh cơ bản tán thành đánh giá kết quả thực hiện tài chính - ngân sách 05 năm giai đoạn 2016-2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh, với các nội dung chủ yếu sau:

1. Kết quả chủ yếu

1.1. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên thực hiện giai đoạn 2016-2020 đạt 67.357,3 tỷ đồng (trong đó thu nội địa: 50.690,6 tỷ đồng, chiếm 75,3%), tăng gấp hơn 2 lần tổng thu ngân sách giai đoạn 2011-2015. Tốc độ tăng thu nội địa bình quân 19,8%/năm. Thu xuất nhập khẩu đạt 16.666,8 tỷ đồng, tăng gần 2 lần so với giai đoạn 2011-2015 và tốc độ tăng bình quân hơn 6,8%/năm.

1.2. Tổng chi ngân sách địa phương giai đoạn 2016-2020 đạt 50.830,3 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần tổng chi giai đoạn 2011-2015, trong đó chi đầu tư phát triển 20.016,9 tỷ đồng, chi thường xuyên 30.782,4 tỷ đồng, chi trả nợ gốc và phí/lãi 601 tỷ đồng, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 4 tỷ đồng.

1.3. Quản lý nợ công: tổng dư nợ công đầu kỳ là 634 tỷ đồng, tổng vay trong kỳ là 246,5 tỷ đồng, tổng số trả trong kỳ là 602,6 tỷ đồng (trong đó: trả gốc là 574,1 tỷ đồng, trả lãi là 28,5 tỷ đồng), tổng dư nợ đến 31/12/2020 là 313,7 tỷ đồng.

(Phụ lục chi tiết kèm theo)

2. Hạn chế, khó khăn

- Về mặt tổng thể, kế hoạch thu NSNN trên địa bàn là hoàn thành so với dự toán Trung ương giao, tuy nhiên một số chỉ tiêu đạt thấp hơn so dự toán, cụ thể chỉ tiêu: Thu khu vực doanh nghiệp nước ngoài; Thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh,.. dẫn đến 03 năm liên tiếp (năm 2017, 2018 và năm 2019) ngân sách địa phương không đạt kế hoạch thu.

- Ngân sách Trung ương giao thực hiện trong thời kỳ ổn định trung hạn
chưa phản ánh được đầy đủ các yếu tố thay đổi về chính sách, chế độ, nhiệm vụ
cũng như yếu tố về giá cả thị trường trong giai đoạn nên khó khăn trong cân đối
và điều hành ngân sách địa phương. Việc thực hiện cơ chế tự chủ của các đơn vị còn vướng mắc về hệ thống văn bản của Trung ương, chưa đồng bộ trong hướng dẫn, chậm so với yêu cầu triển khai.

- Các năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, ngân sách địa phương bị hụt thu, nguyên nhân là do thay đổi cơ chế, chính sách thuế Trung ương ban hành làm ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách địa phương, tình hình thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn làm việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị sụt giảm, làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước, để đảm bảo cân đối ngân sách, địa phương đã phải cắt giảm, tạm dừng, chuyển một số nhiệm vụ chi sang năm sau.

Điều 2. Kế hoạch tài chính ngân sách 05 năm giai đoạn 2021-2025

1. Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế và cơ chế tài chính địa phương; huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính của nhà nước và xã hội phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX; tiếp tục cơ cấu lại thu, chi ngân sách theo hướng tăng hợp lý tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới mạnh mẽ khu vực dịch vụ sự nghiệp công; triệt để tiết kiệm, chống lãng phí; sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công, đầu tư hợp lý cho con người và giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính đi đôi với đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tài chính; kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách nhà nước, nợ công.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Về thu ngân sách nhà nước

- Dự kiến tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2021-2025: là 82.911,9 tỷ đồng, tăng khoảng 23,1% so với giai đoạn 2016-2020, trong đó:

+ Thu nội địa là 63.351,9 tỷ đồng (thu ngân sách địa phương được hưởng là 58.377,2 tỷ đồng), tăng khoảng 25% so với giai đoạn 2016-2020 (trong đó: thu tiền sử dụng đất 14.700 tỷ đồng, thu xổ số kiến thiết 132 tỷ đồng), tỷ trọng thu nội địa bình quân khoảng 76,4% trong tổng thu ngân sách nhà nước.

+ Thu xuất nhập khẩu đạt 19.560 tỷ đồng, tăng khoảng 17,4 % so với giai đoạn 2016-2020, tỷ trọng thu xuất nhập khẩu bình quân khoảng 23,6% trong tổng thu ngân sách nhà nước.

- Tổng thu cân đối ngân sách địa phương là 63.555,7 tỷ đồng gồm: thu ngân sách được hưởng theo phân cấp 58.377,3 tỷ đồng; thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là 5.178,4 tỷ đồng (vốn đầu tư công 3.617,8 tỷ đồng, hỗ trợ chế độ, chính sách 1.560,6 tỷ đồng).

2.2. Về chi ngân sách địa phương

Tổng chi ngân sách địa phương dự kiến giai đoạn 2021-2025 là 63.429,5 tỷ đồng (bao gồm cả chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu 5.178,4), tăng 31,3% so với giai đoạn 2016-2020. Trong đó: chi đầu tư phát triển: 21.673,4 tỷ đồng; chi thường xuyên: 41.726,3 tỷ đồng, chi trả nợ lãi chính quyền vay 24,8 tỷ đồng, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 5 tỷ đồng.

2.3. Về quản lý nợ công

Tổng dư nợ đầu kỳ 01/01/2021 là 313,7 tỷ đồng. Kế hoạch trả gốc và lãi là 151 tỷ đồng. Dư nợ cuối kỳ 31/12/2025 là 162,7 tỷ đồng.

2.4. Bội thu ngân sách nhà nước

Bội thu ngân sách nhà nước 126,2 tỷ đồng, dùng để chi trả nợ gốc của chính quyền địa phương.

(Phụ lục chi tiết kèm theo)

2.5. Phấn đấu đến năm 2025 thu ngân sách trên địa bàn đạt 21.500 tỷ đồng (trong đó: thu nội địa đạt 16.500 tỷ đồng, thu nội địa không tính thu tiền sử dụng đất 14.500 tỷ đồng).

3. Các giải pháp tài chính chủ yếu

3.1. Tổ chức triển khai thực hiện tốt pháp luật về thuế. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thuế, phí, lệ phí và thu khác vào ngân sách nhà nước. Rà soát, triển khai có hiệu quả các chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là ưu đãi về đất đai, tiếp cận vốn, tín dụng đầu tư, thuế, hải quan. Tăng cường khai thác nguồn lực tài chính công (đất đai, tài nguyên, tài sản tại khu vực sự nghiệp công).

3.2. Tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách nhà nước chủ động, chặt chẽ, đảm bảo kỷ cương, kỷ luật tài chính; thực hiện tốt việc thực hiện dự toán, quyết toán ngân sách cho các cấp, các ngành, đơn vị; sắp xếp, bố trí kinh phí tập trung đảm bảo chi lương, phụ cấp, chi an sinh xã hội, phòng chống thiên tai, dịch bệnh và các nội dung chi phục vụ nhiệm vụ cấp bách.

3.3. Nâng cao tính chủ động trong công tác phân tích, dự báo; rà soát và đánh giá kịp thời những yếu tố tác động làm ảnh hưởng tăng, giảm đến nguồn thu ngân sách, nhất là những năng lực sản xuất mới phát sinh; giao nhiệm vụ thu ngân sách cho các địa phương đảm bảo sát tình hình thực tế, có cơ chế khuyến khích các địa phương thu ngân sách vượt chỉ tiêu, đồng thời có biện pháp phù hợp đối với những địa phương không hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách. Chủ động nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ chi khi có những thay đổi mới về cơ chế chính sách do Trung ương ban hành; các chính sách đặc thù, chương trình, đề án của tỉnh ban hành để thúc đẩy phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.

3.4. Cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả đầu tư công. Tập trung nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư các công trình trọng điểm, có sức lan tỏa lớn, tạo thuận lợi thu hút đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thực hiện hiệu quả pháp luật về thu ngân sách nhà nước và đầu tư công.

3.5. Giảm dần từ chi ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập. Đẩy mạnh thực hiện tự chủ đầy đủ về tài chính, tổ chức, biên chế cho các đơn vị sự nghiệp công lập; tính đúng, tính đủ chi phí hợp lý và giá các dịch vụ thiết yếu, thực hiện điều chỉnh giá các dịch vụ công theo giá thị trường; xây dựng lộ trình thực hiện giá thị trường đối với dịch vụ giáo dục, y tế,…, gắn với hỗ trợ đối tượng chính sách, người nghèo; sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập.

3.6. Thực hiện chính sách tài chính chặt chẽ, linh hoạt, hiệu quả, nhất là chính sách điều chỉnh giá, phí do nhà nước quản lý. Tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên, chi cho bộ máy quản lý nhà nước, hoạt động sự nghiệp công, mua sắm phương tiện, trang thiết bị đắt tiền; giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, đi công tác nước ngoài và không ban hành các chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách nhà nước khi chưa có nguồn đảm bảo. Rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi ngân sách nhà nước, đảm bảo đúng dự toán được giao, thứ tự ưu tiên, bố trí kinh phí đã được phân bổ.

3.7. Tập trung chỉ đạo việc đấu giá tài sản, tháo gỡ khó khăn trong công tác đấu giá quyền sử dụng đất, kịp thời huy động nguồn thu tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước để tạo nguồn vốn xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025 đúng quy định pháp luật.

3.8. Các cấp ngân sách tăng cường chủ động nguồn kinh phí từ cấp mình và dự phòng ngân sách địa phương để tập trung cho công tác phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, xử lý nhu cầu cấp thiết và an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương; sắp xếp, bổ sung, điều chỉnh các nhiệm vụ chi phù hợp với khả năng thu ngân sách, đồng thời theo dõi chặt chẽ tình hình biến động của tồn quỹ ngân sách để quản lý, điều hành ngân sách đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả của ngân sách địa phương.

3.9. Chủ động quản lý, sử dụng nguồn vốn dự phòng, quỹ dự trữ tài chính để xử lý các nhiệm vụ chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và các nhiệm vụ chi quan trọng, cấp bách, đột xuất phát sinh theo quy định.

3.10. Tập trung triển khai thực hiện các chương trình hành động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực, thất thu, chuyển giá, buôn lậu, gian lận thương mại, phòng, chống tham nhũng. Tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật các hành vi tham nhũng, lãng phí, vi phạm về quản lý tài chính - ngân sách; thực hiện công khai, minh bạch, đề cao trách nhiệm về giải trình tài chính - ngân sách.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này đảm bảo theo quy định của pháp luật.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu và các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên khóa XVII, kỳ họp thứ Tư nhất trí thông qua ngày 26 tháng 10 năm 2021 và có hiệu lực kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Trần Quốc Toản

 


PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 05 NĂM 2021-2025
(Kèm theo Nghị quyết số 148/NQ-HĐND ngày 26 tháng 10 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nội dung

Kế hoạch giai đoạn 2016-2020

Thực hiện giai đoạn 2016-2020

Kế hoạch
giai đoạn
2021-2025

Tổng giai đoạn

Năm
 2016

Năm
 2017

Năm
 2018

Năm
 2019

Năm
 2020

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

A

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GRDP) THEO GIÁ HIỆN HÀNH

325.882.750

413.769.000

65.350.000

72.851.000

83.120.000

92.573.000

99.875.000

628.500.000

B

TỔNG THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN

58.967.000

67.357.361

9.468.147

12.015.446

13.229.313

16.090.087

16.554.368

82.911.980

 

Tốc độ tăng thu NSNN trên địa bàn (%)

219%

224,7%

114,5%

126,9%

110,1%

121,6%

102,4%

123,1%

 

Tỷ lệ thu NSNN so với GRDP (%)

18,1%

16,3%

14,5%

16,5%

15,9%

17,4%

16,6%

13,2%

 

Tỷ lệ thu từ thuế, phí, lệ phí so với GRDP (%)

10,1%

10,0%

8,3%

13,5%

12,1%

8,2%

8,4%

7,6%

 

Thu từ thuế, phí và lệ phí

32.887.250

41.345.726

5.432.040

9.849.983

10.024.941

7.635.271

8.403.491

47.640.900

I

Thu nội địa

42.577.000

50.690.677

6.716.207

8.639.246

9.887.989

12.272.765

13.174.470

63.351.900

 

Tốc độ tăng thu (%)

211%

234%

126,0%

128,6%

114,5%

124,1%

107,3%

125,0%

 

Tỷ trọng trong tổng thu NSNN trên địa bàn (%)

72,2%

75,3%

70,9%

71,9%

74,7%

76,3%

79,6%

76,4%

 

Trong đó: Thu tiền sử dụng đất

6.029.000

13.864.153

964.345

1.911.879

2.696.729

4.145.611

4.145.589

14.700.000

 

 Thu xổ số kiến thiết

61.000

61.430

8.014

7.485

11.575

13.251

21.105

132.000

II

Thu từ dầu thô (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tốc độ tăng thu (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ trọng trong tổng thu NSNN trên địa bàn (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu (nếu có)

16.390.000

16.666.684

2.751.940

3.376.200

3.341.324

3.817.322

3.379.898

19.560.080

 

Tốc độ tăng thu (%)

240,6%

199,4%

109,3%

122,7%

99,0%

114,2%

88,5%

117,4%

 

Tỷ trọng trong tổng thu NSNN trên địa bàn (%)

38,5%

24,7%

29,1%

28,1%

25,3%

23,7%

20,4%

23,6%

IV

Thu viện trợ (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tốc độ tăng thu (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ trọng trong tổng thu NSNN trên địa bàn (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

C

TỔNG THU NSĐP

46.453.172

53.586.194

8.292.678

9.125.919

10.389.233

12.389.952

13.388.412

63.555.735

 

Tốc độ tăng thu NSĐP (%)

168,2%

194,0%

124,2%

110,0%

113,8%

119,3%

108,1%

118,6%

 

Tỷ lệ thu NSĐP so với GRDP (%)

14,3%

13,0%

12,7%

12,5%

12,5%

13,4%

13,4%

10,1%

I

Thu NSĐP được hưởng theo phân cấp

41.991.702

47.825.438

6.676.171

8.041.489

9.300.310

11.479.714

12.327.754

58.377.285

 

Tốc độ tăng (%)

194,6%

221,6%

121,8%

120,5%

115,7%

123,4%

107,4%

122,1%

 

Tỷ trọng trong tổng thu NSĐP (%)

90,4%

89,2%

80,5%

88,1%

89,5%

92,7%

92,1%

91,9%

II

Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

4.461.470

5.760.756

1.616.507

1.084.430

1.088.923

910.238

1.060.658

5.178.450

 

Tốc độ tăng (%)

73,8%

95,3%

127,9%

67,1%

100,4%

83,6%

116,5%

89,9%

 

Tỷ trọng trong tổng thu NSĐP (%)

9,6%

10,8%

19,5%

11,9%

10,5%

7,3%

7,9%

8,1%

-

Thu bổ sung cân đối ngân sách

450.333

450.333

450.333

 

 

 

 

 

-

Thu bổ sung có mục tiêu

4.011.137

5.310.423

1.166.174

1.084.430

1.088.923

910.238

1.060.658

5.178.450

D

TỔNG CHI NSĐP

43.625.253

50.830.352

7.859.563

9.094.146

9.906.678

11.159.201

12.810.764

63.429.535

 

Tốc độ tăng chi NSĐP (%)

188,6%

219,8%

123,4%

115,7%

108,9%

112,6%

114,8%

124,8%

 

Tỷ lệ chi NSĐP so với GRDP (%)

13,4%

12,3%

12,0%

12,5%

11,9%

12,1%

12,8%

10,1%

I

Chi đầu tư phát triển (1)

11.970.203

20.016.932

2.482.040

3.277.770

3.816.102

4.634.000

5.807.020

21.673.400

 

Tốc độ tăng (%)

193,6%

323,7%

131,9%

132,1%

116,4%

121,4%

125,3%

108,3%

 

Tỷ trọng trong tổng chi NSĐP (%)

27,4%

39,38%

31,58%

36,04%

38,52%

41,53%

45,33%

34,17%

II

Chi thường xuyên

31.626.612

30.782.489

5.371.881

5.811.086

6.082.073

6.518.000

6.999.449

41.726.335

 

Tốc độ tăng (%)

186,6%

181,7%

112,3%

108,2%

104,7%

107,2%

107,4%

135,6%

 

Tỷ trọng trong tổng chi NSĐP (%)

72,50%

60,56%

68,35%

63,90%

61,39%

58,41%

54,64%

65,78%

III

Chi trả nợ lãi, phí các khoản do chính quyền địa phương vay

23.438

26.931

4.642

4.290

8.503

6.201

3.295

24.800

 

Tốc độ tăng (%)

 

115%

2,4%

92,4%

198,2%

72,9%

53,1%

92,1%

 

Tỷ trọng trong tổng chi NSĐP (%)

0,05%

0,05%

0,06%

0,05%

0,09%

0,06%

0,03%

0,04%

IV

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

5000

4.000

1.000

1.000

 

1.000

1.000

5.000

Đ

BỘI CHI/BỘI THU NSĐP

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bội chi ngân sách

 

 

 

148.500

50.000

 

 

 

 

Bội thu ngân sách

 

 

 

 

 

192.950

25.000

126.200

E

TỔNG MỨC VAY, TRẢ NỢ CỦA NSĐP

 

 

 

 

 

 

 

 

G

Hạn mức dư nợ vay tối đa của NSĐP

 

15.247.906

2.357.569

2.727.944

2.972.003

3.347.460

3.842.929

19.028.861

II

Mức dư nợ đầu kỳ (năm)

 

2.587.758

634.045

527.536

574.560

512.733

338.884

313.711

 

Tỷ lệ mức dư nợ đầu kỳ (năm) so với mức dư nợ vay tối đa của NSĐP (%)

 

16,97%

26,89%

19,34%

19,33%

15,32%

8,82%

1,65%

 

Tỷ lệ mức dư nợ đầu kỳ (năm) so với GRDP (%)

 

0,63%

0,97%

0,72%

0,69%

0,55%

0,34%

0,05%

III

Trả nợ gốc vay trong kỳ (năm)

 

574.107

137.747

121.497

83.403

206.056

25.404

126.200

-

Từ nguồn vay để trả nợ gốc

 

0

 

 

 

 

 

 

-

Từ nguồn bội thu NSĐP; tăng thu, tiết kiệm chi; kết dư ngân sách, Công ty Điện lực Hưng yên

 

574.107

137.747

121.497

83.403

206.056

25.404

126.200

IV

Tổng mức vay trong kỳ (năm)

 

246.505

29.300

167.400

20.000

29.805

0

0

 -

Tạm ứng ngân quỹ nhà nước (Vay bội chi)

 

148.500

 

148.500

 

 

 

 

-

Vay để bù đắp bội chi

 

98.005

29.300

18.900

20.000

29.805

 

 

-

Vay để trả nợ gốc

 

0

 

 

 

 

 

 

V

Mức dư nợ cuối kỳ (năm)

 

2.265.622

527.122

573.466

512.485

338.838

313.711

162.711

 

Tỷ lệ mức dư nợ cuối kỳ (năm) so với mức dư nợ vay tối đa của NSĐP (%)

 

14,86%

22,36%

21,02%

17,24%

10,12%

8,16%

0,86%

 

Tỷ lệ mức dư nợ cuối kỳ (năm) so với GRDP (%)

 

0,55%

0,81%

0,79%

0,62%

0,37%

0,31%

0,03%