- 1Nghị định 119/2005/NĐ-CP điều chỉnh trợ cấp đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Quyết định 130/CP năm 1975, Quyết định 111/HĐBT năm 1981
- 2Nghị định 68/2000/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp
- 3Thông tư liên tịch 119/2002/TTLT-BTC-BYT hướng dẫn nội dung thu, chi và mức chi thường xuyên của Trạm Y tế xã do Bộ Tài chính và Bộ Y tế ban hành
- 4Quyết định 44/2007/QĐ-BGDĐT về học bổng khuyến khích học tập đối với học sinh, sinh viên trong các trường chuyên, trường năng khiếu, các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Luật bảo hiểm y tế 2008
- 6Quyết định 75/2009/QĐ-TTg quy định chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 102/2009/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Luật dân quân tự vệ năm 2009
- 9Quyết định 239/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 – 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 2123/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Nghị định 116/2010/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
- 12Quyết định 60/2011/QĐ-TTg quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Quyết định 600/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Kế hoạch huy động tiềm lực khoa học và công nghệ phục vụ công tác công an giai đoạn 2011-2015 và Kế hoạch huy động tiềm lực khoa học và công nghệ phục vụ công tác công an năm 2012 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Quyết định 99-QĐ/TW năm 2012 về Quy định chế độ chi hoạt động công tác đảng của tổ chức cơ sở đảng, đảng bộ cấp trên trực tiếp cơ sở do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 15Nghị quyết 59/2012/NQ-HĐND quy định chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại tổ chức hội trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 16Nghị quyết 90/2013/NQ-HĐND quy định chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 17Nghị quyết 22/2011/NQ-HĐND năm 2011 ban hành chính sách hỗ trợ học sinh bán trú, học sinh nghèo không thuộc đối tượng hưởng theo Quyết định số 2123/QĐ-TTg và Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg; chính sách hỗ trợ đối với cán bộ quản lý, người phục vụ học sinh bán trú tại các trường phổ thông công lập do tỉnh Hà Giang ban hành
- 18Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
- 19Quyết định 33/2014/QĐ-TTg quy định chế độ hỗ trợ sinh hoạt phí đối với Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh và cấp huyện do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 20Nghị quyết 139/2014/NQ-HĐND về chính sách đặc thù hỗ trợ công, viên chức chuyên trách công nghệ thông tin trong cơ quan Đảng, mặt trận tổ quốc, công lập trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 21Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
- 22Nghị quyết 114/2013/NQ-HĐND quy định mức thù lao đối với thành viên Đội công tác xã hội tình nguyện tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 23Nghị quyết 177/2015/NQ-HĐND quy định mức chi thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 24Quyết định 63/2015/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 25Quyết định 53/2015/QĐ-TTg về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 26Nghị quyết 1206/2016/NQ-UBTVQH13 quy định chế độ, chính sách và điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 27Nghị định 47/2016/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
- 28Nghị định 116/2016/NĐ-CP Quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn
- 29Nghị quyết 28/2016/NQ-HĐND chế độ, định mức chi đảm bảo điều kiện hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Hà Giang nhiệm kỳ 2016-2021
- 30Nghị quyết 36/2016/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 31Quyết định 2664/2011/QĐ-UBND về mức tặng quà chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi ở tuổi 70,75,80,85,95 tuổi và trên 100 tuồi trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Nghị quyết 266/2016/UBTVQH14 các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 4Quyết định 46/2016/QĐ-TTg về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Nghị quyết 56/2021/NQ-HĐND quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022 do tỉnh Hà Giang ban hành
- 2Quyết định 82/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang năm 2021
- 3Quyết định 267/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2019-2023 của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 56/2016/NQ-HĐND | Hà Giang, ngày 11 tháng 12 năm 2016 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
KHÓA XVII - KỲ HỌP THỨ BA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 26 tháng 5 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 266/2016/UBTVQH14 ngày 04 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017;
Căn cứ Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017;
Xét Tờ trình số 196/TTr-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017; Báo cáo thẩm tra số 18/BC-KTNS ngày 07 tháng 12 năm 2016 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017, năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
1. Định mức ban hành kèm theo nghị quyết này là cơ sở để xây dựng dự toán chi ngân sách giao cho từng cấp ngân sách và các đơn vị dự toán cấp tỉnh. Đối với các nhiệm vụ chi không xây dựng được định mức phân bổ, sẽ căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể và khả năng cân đối ngân sách để tính dự toán trong phương án phân bổ ngân sách hàng năm.
2. Định mức phân bổ đã bao gồm toàn bộ các chế độ, chính sách do trung ương và tỉnh ban hành đến tháng 10 năm 2016 theo mức lương cơ sở 1.210.000 đồng quy định tại Nghị định số 47/2016/NĐ-CP của Chính phủ (chưa bao gồm các chính sách tăng thêm do tiêu chí chuẩn nghèo đa chiều).
3. Trong tổ chức thực hiện dự toán, ngân sách cấp tỉnh không bổ sung thêm kinh phí chi thường xuyên cho các đơn vị dự toán và ngân sách cấp dưới trừ những nhiệm vụ quan trọng cấp bách hoặc đột xuất phát sinh và chưa được giao dự toán đầu năm.
4. Các huyện, thành phố căn cứ nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội để phân bổ dự toán cho các đơn vị trực thuộc và ngân sách cấp xã. Riêng sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề, sự nghiệp khoa học phải lớn hơn hoặc bằng dự toán tỉnh giao. Phấn đấu thực hiện nhiệm vụ thu cao hơn dự toán giao để tự cân đối nhiệm vụ chi phát sinh trên địa bàn theo phân cấp quản lý.
5. Các đơn vị dự toán cấp tỉnh, huyện: Thực hiện theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế, kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan hành chính; tự chủ về bộ máy, biên chế, quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 2. Định mức phân bổ chi thường xuyên nêu tại Điều 1 được áp dụng từ năm ngân sách 2017 và thời kỳ ổn định ngân sách năm 2017 - 2020 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XVII, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 11 tháng 12 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017./.
| CHỦ TỊCH |
NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2017
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 56/2016/NQ-HĐND ngày 11/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang)
1. Quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương áp dụng cho năm ngân sách 2017, năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Đối với các năm trong thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020, thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách tại Nghị quyết này.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Các cơ quan Đảng và tổ chức chính trị - xã hội.
3. Các Sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và các đơn vị trực thuộc Sở, ban, ngành, đơn vị có sử dụng NSNN.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
5. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.
6. Các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Nguyên tắc phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương
1. Thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của tỉnh trong giai đoạn 2017-2020; ưu tiên bố trí cho lĩnh vực: Giáo dục, đào tạo và dạy nghề, khoa học công nghệ, môi trường, y tế và địa bàn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương; thúc đẩy từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước; triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và thu nhập cho người lao động.
3. Đổi mới cơ chế hoạt động của khu vực sự nghiệp công gắn với lộ trình điều chỉnh giá, phí theo hướng tính đủ chi phí, kết hợp cơ cấu lại ngân sách trên cơ sở giảm dần mức hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập; khuyến khích xã hội hóa, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
4. Bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong phân bổ dự toán chi thường xuyên cho các cấp ngân sách, các đơn vị dự toán, đồng thời dự toán chi thường xuyên của các huyện, thành phố có mức tăng hợp lý so với dự toán năm 2016 đã được Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt.
5. Tiêu chí của định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện và dễ kiểm tra.
Điều 4. Phương pháp xác định tiêu chí của định mức phân bổ
1. Tiêu chí biên chế: Theo số biên chế, hợp đồng theo Nghị định số 68/NĐ-CP của Chính phủ được cấp có thẩm quyền giao.
a) Đối với cấp tỉnh:
Định mức chi công việc theo tiêu chí biên chế đã bao gồm: Các khoản chi phục vụ hoạt động thường xuyên của đơn vị như: Công tác phí, hội nghị, văn phòng phẩm, xăng dầu, điện sáng, điện thoại, nước, thông tin liên lạc, phúc lợi tập thể, thi đua khen thưởng, tiếp khách, các khoản chi nghiệp vụ mang tính thường xuyên phát sinh hàng năm (chi tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, chi quản lý ngành, lĩnh vực; tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật; xây dựng, rà soát văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng vào hoạt động trong các cơ quan hành chính nhà nước, tiếp công dân...), kinh phí mua sắm, sửa chữa thường xuyên trang thiết bị, phương tiện, tài sản cố định.
Định mức không bao gồm:
- Chi lương, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương (gọi chung là quỹ tiền lương).
- Mua ô tô, sửa chữa lớn trụ sở, tài sản cố định; mua sắm trang thiết bị làm việc theo đề án được UBND tỉnh phê duyệt hoặc kết luận của tỉnh.
- Các nhiệm vụ đặc thù, phát sinh không thường xuyên khác.
b) Đối với cấp huyện, xã:
Định mức phân bổ theo tiêu chí biên chế bao gồm: Lương; phụ cấp lương và các khoản phụ cấp đặc thù, ưu đãi của ngành (không bao gồm phụ cấp thu hút, trợ cấp lần đầu, trợ cấp chuyển vùng theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP, phụ cấp thâm niên ngành giáo dục); các khoản đóng góp; phụ cấp cấp ủy tại chi, Đảng bộ cơ sở (không bao gồm phụ cấp cấp ủy của ủy viên BCH cấp huyện, cấp xã); chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng vào hoạt động trong các cơ quan nhà nước; giáo dục quốc phòng; bảo hiểm xe cơ giới; mua sắm, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi thường xuyên khác.
Định mức không bao gồm:
- Mua ô tô, sửa chữa lớn trụ sở, tài sản cố định; mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc theo đề án được UBND cấp huyện phê duyệt.
- Các nhiệm vụ đặc thù, phát sinh không thường xuyên khác.
c) Riêng đối với sự nghiệp y tế:
- Công tác khám chữa bệnh định mức tính theo tiêu chí giường bệnh được cấp có thẩm quyền giao (gồm: Giường bệnh tại các Bệnh viện đa khoa và giường bệnh tại các Phòng khám khu vực).
- Công tác phòng bệnh định mức tính theo chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao.
2. Tiêu chí dân số: Xác định theo dân số trung bình do Cục Thống kê công bố năm 2015, dự kiến tăng dân số đến năm 2017 theo tỷ lệ tăng dân số năm 2015 so với năm 2014.
3. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác (như: Số thôn, tổ dân phố; số xã đặc biệt khó khăn, số xã, phường, thị trấn trọng điểm về quốc phòng, an ninh; số học sinh; số km đường giao thông...): được xác định theo số liệu thống kê, báo cáo của từng lĩnh vực, số xã, thôn đặc biệt khó khăn...
4. Tiêu chí bổ sung được xác định theo nhiệm vụ đặc thù của từng ngành, từng lĩnh vực; đề án, kế hoạch được tỉnh phê duyệt và khả năng cân đối của ngân sách địa phương.
ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH CẤP TỈNH
Điều 5. Định mức phân bổ cho sự nghiệp Giáo dục
1. Định mức chi công việc theo chỉ tiêu biên chế:
a) Các trường: Phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh, trung học cơ sở và THPT Phương Tiến, THPT và THPT Tùng Bá, THPT Lê Hồng Phong, THPT Ngọc Hà, THPT Chuyên: 18 triệu đồng/biên chế/năm.
b) Trung tâm Giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp tỉnh: 14 triệu đồng/biên chế/năm.
2. Quỹ tiền lương:
3. Định mức bổ sung:
a) Trường Phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh:
- Học bổng chính sách đối với học sinh.
- Chi khác cho 1 học sinh là 02 triệu đồng/học sinh/năm, bao gồm tiền thưởng học sinh có kết quả cao trong học tập, trang cấp ban đầu cho học sinh mới tuyển sinh vào trường, trang cấp hàng năm, sách giáo khoa tham khảo và các khoản chi theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Sửa chữa thường xuyên: Theo thực tế phát sinh và khả năng cân đối ngân sách hàng năm.
b) Chi hướng nghiệp cho học sinh THCS & THPT cuối cấp: 80.000 đồng/học sinh (gồm: Tiền điện, nước, vật liệu và chi khác phục vụ học sinh).
c) Trường THPT Chuyên:
- Chế độ học bổng khuyến khích theo Quyết định số 44/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ Giáo dục - Đào tạo với định mức phân bổ bình quân 100.000 đồng/học sinh trong 9 tháng/năm tính cho 30% tổng số học sinh của trường (bao gồm số dư năm trước chuyển sang).
- Bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp, đưa học sinh tham dự các cuộc thi học sinh giỏi quốc gia, olimpic và nhiệm vụ chuyên môn khác (không bao gồm số chi từ nguồn xã hội hóa) 500 triệu đồng/năm.
d) Cước vận chuyển, cấp phát gạo hỗ trợ cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ: Theo thực tế phát sinh trong năm.
đ) Các chế độ, chính sách hỗ trợ đối với học sinh theo quy định hiện hành của Trung ương và của tỉnh.
Điều 6. Định mức phân bổ cho sự nghiệp Đào tạo và dạy nghề
1. Định mức chi công việc theo chỉ tiêu biên chế:
a) Các trường: Cao đẳng sư phạm, Cao đẳng nghề, Trung học y tế, Trung cấp nghề nội trú Bắc Quang, Trung học kinh tế kỹ thuật mức 13 triệu đồng/biên chế/năm.
b) Trường Chính trị tỉnh: Mức 14 triệu đồng/biên chế/năm.
2. Quỹ tiền lương.
3. Định mức đào tạo và dạy nghề:
a) Đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền và định mức hỗ trợ đào tạo hiện hành.
b) Đào tạo trực tiếp cho 01 học sinh tại các trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh (đối với học sinh thuộc diện ngân sách nhà nước đào tạo):
Hệ đào tạo | Định mức bình quân |
Đào tạo hệ cao đẳng | 3,2 |
Đào tạo hệ trung cấp (trừ trung cấp y) | 2,6 |
Trung cấp y tế | 3 |
Định mức đã bao gồm: Các khoản chi đào tạo trực tiếp cho 1 học sinh thường xuyên hàng năm như: Học bổng khuyến khích, thưởng học sinh; tiền điện, nước, văn phòng phẩm, vật tư, dụng cụ thực hành, chi phí thực tập, thuê giáo viên thỉnh giảng... và mua sắm, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho học sinh, sinh viên. Riêng trường Trung học Y tế đã bao gồm chi phí đặc thù của ngành học.
c) Chế độ, chính sách đối với học viên, sinh viên theo quy định hiện hành của trung ương và của tỉnh như: Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp; Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất... (theo quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền).
Điều 7. Định mức phân bổ cho sự nghiệp y tế
1. Công tác khám, chữa bệnh:
a) Định mức chi công việc theo giường bệnh (bao gồm xử lý rác thải y tế):
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Mức 14 triệu đồng/giường bệnh/năm.
- Các bệnh viện: Lao và phổi, Mắt, Y học cổ truyền, Điều dưỡng và phục hồi chức năng mức 12 triệu đồng/giường bệnh/năm.
b) Quỹ tiền lương: Phần NSNN đảm bảo sau khi trừ chi phí tiền lương đã được cơ cấu trong giá dịch vụ khám, chữa bệnh.
c) Định mức bổ sung:
- Kinh phí chăm sóc sức khoẻ A10 theo mức: 22 triệu đồng/giường bệnh A10/năm.
- Mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết bị y tế theo khả năng cân đối ngân sách hàng năm.
2. Công tác phòng bệnh:
a) Định mức chi công việc theo chỉ tiêu biên chế:
- Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên: Mức 15 triệu đồng/biên chế/năm.
- Đối với đơn vị do NSNN đảm bảo 100% chi thường xuyên:
+ Đơn vị có dưới 20 biên chế: Mức 18 triệu đồng/biên chế/năm.
+ Đơn vị có từ 20 biên chế trở lên: Mức 17 triệu đồng/biên chế/năm.
b) Quỹ tiền lương:
c) Định mức bổ sung:
- Hỗ trợ chi hoạt động sự nghiệp tại các trung tâm theo nhiệm vụ hàng năm và khả năng cân đối ngân sách.
- Kinh phí đóng và hỗ trợ đóng BHYT cho các đối tượng do ngân sách địa phương đảm bảo (người thuộc hộ nghèo; người dân tộc thiểu số vùng khó khăn; trẻ em dưới 06 tuổi; người thuộc hộ cận nghèo; học sinh, sinh viên, hộ nông lâm nghiệp có mức sống trung bình...) theo quy định của Luật BHYT và Nghị quyết số 36/2016/NQ-HĐND ngày 21/7/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Hỗ trợ Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo và hoạt động sự nghiệp y tế, công tác phòng, chống dịch: Theo thực tế phát sinh và khả năng cân đối ngân sách hàng năm.
Điều 8. Định mức phân bổ cho cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan Đảng và tổ chức Chính trị - xã hội:
1. Cơ quan quản lý Nhà nước:
a) Định mức chi công việc theo chỉ tiêu biên chế:
- Đối với các Sở, ngành và tương đương:
+ Đơn vị có dưới 30 biên chế: Mức 26 triệu đồng/biên chế/năm.
+ Đơn vị có từ 30 biên chế đến 60 biên chế: Mức 25 triệu đồng/biên chế/năm.
+ Đơn vị có trên 60 biên chế: Mức 24 triệu đồng/biên chế/năm.
- Đối với các đơn vị quản lý nhà nước trực thuộc:
+ Đơn vị có dưới 20 biên chế: Mức 22 triệu đồng/biên chế/năm.
+ Đơn vị có từ 20 biên chế đến 40 biên chế: Mức 20 triệu đồng/biên chế/năm
+ Đơn vị có trên 40 biên chế trở lên mức 18 triệu đồng/biên chế/năm.
b) Quỹ tiền lương.
c) Định mức bổ sung:
- Hoạt động của HĐND tỉnh theo Nghị quyết số 28/2016/NQ-HĐND ngày 21/7/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh; Hoạt động phục vụ nhiệm vụ chung của tỉnh tại Văn phòng UBND tỉnh, Văn phòng HĐND tỉnh (gồm vận hành, bảo dưỡng trụ sở làm việc, hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện) và một số Sở, ngành có nhiệm vụ đặc thù: Theo thực tế phát sinh và khả năng cân đối ngân sách hàng năm.
- Trích quỹ thi đua khen thưởng cấp tỉnh: 7.500 triệu đồng/năm.
- Trích quỹ thi đua khen thưởng của Sở Y tế mức 3.000 triệu đồng/năm; Sở Giáo dục và Đào tạo mức 1.200 triệu đồng/năm; Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch 220 triệu đồng/năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 650 triệu đồng/năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội mức 180 triệu đồng/năm; các Sở, ngành còn lại: Sử dụng trong định mức chi công việc.
- Hoạt động của các Ban chỉ đạo, Ban vận động cấp tỉnh; hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, cải cách hành chính: Theo nhiệm vụ được phê duyệt hàng năm và khả năng cân đối ngân sách địa phương.
2. Cơ quan Đảng:
a) Định mức chi công việc theo chỉ tiêu biên chế: Đối với Văn phòng Tỉnh ủy và các ban xây dựng Đảng: Bằng định mức phân bổ của quản lý nhà nước đối với đơn vị có 30 biên chế.
b) Quỹ tiền lương (bao gồm phụ cấp của ủy viên Ban Chấp hành Tỉnh ủy)
c) Định mức bổ sung:
- Thực hiện Quyết định số 3115-QĐ/VPTW ngày 04/8/2009 của Văn phòng trung ương Đảng.
- Hoạt động của Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy (không bao gồm hoạt động của ủy viên BTV Tỉnh ủy) mức 3.000 triệu đồng/năm.
- Hoạt động của ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy mức 300 triệu đồng/đồng chí/năm, đối với ủy viên công tác tại cấp huyện, giao dự toán về cơ quan, huyện, thành phố nơi ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy công tác.
- Hoạt động của ủy viên Ban chấp hành Tỉnh ủy (những đồng chí đồng thời là ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy thì tính theo định mức của ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy) mức 20 triệu đồng/đồng chí/năm.
- Quỹ nhuận bút Báo Hà Giang (ngoài số đảm bảo từ nguồn thu và tiền lương).
- Thực hiện Quyết định số 99-QĐ/TW đối với tổ chức Đảng ngoài thành phần kinh tế nhà nước.
- Khám sức khoẻ hàng năm của cán bộ đối tượng A10 cấp tỉnh: Theo thực tế phát sinh hàng năm.
- Hoạt động nghiệp vụ của các Ban xây dựng Đảng: Theo nhiệm vụ được giao hàng năm và khả năng cân đối ngân sách.
- Khen thưởng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, khen thưởng huy hiệu 30- 80 năm tuổi đảng: Theo thực tế phát sinh.
- Khen thưởng của Văn phòng Tỉnh ủy và các đơn vị trực thuộc: Sử dụng trong định mức chi thường xuyên.
3. Tổ chức chính trị - xã hội:
a) Định mức chi công việc theo chỉ tiêu biên chế:
- Đối với các tổ chức chính trị - xã hội: Định mức bằng khối Quản lý nhà nước.
- Đối với các đơn vị trực thuộc các tổ chức Chính trị - xã hội: Định mức 18 triệu đồng/biên chế/năm.
b) Quỹ tiền lương:
c) Định mức bổ sung:
- Hỗ trợ Đại hội nhiệm kỳ tối đa không quá 300 triệu đồng/01 đại hội.
- Hoạt động của Ban điều hành, thường trực ban chỉ đạo (nếu có): Theo nhiệm vụ được giao và khả năng cân đối của ngân sách địa phương.
4. Mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định: Theo tiêu chuẩn kỹ thuật thực tế và khả năng cân đối ngân sách hàng năm.
Điều 9. Định mức phân bổ cho sự nghiệp Văn hóa, Thông tin và du lịch
1. Định mức chi công việc theo chỉ tiêu biên chế:
a) Đơn vị có dưới 20 biên chế: Mức 18 triệu đồng/biên chế/năm.
b) Đơn vị có từ 20 biên chế trở lên: Mức 16 triệu đồng/biên chế/năm.
2. Quỹ tiền lương:
3. Định mức bổ sung:
a) Hỗ trợ hoạt động sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực văn hóa thông tin: Theo nhiệm vụ tỉnh giao hàng năm và khả năng cân đối ngân sách.
b) Hoạt động của Ban chỉ đạo và nhiệm vụ bảo tồn và phát triển Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn theo kế hoạch tỉnh phê duyệt hàng năm.
c) Kinh phí thực hiện chính sách khuyến khích phát triển du lịch theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh (thuộc nguồn sự nghiệp đảm bảo).
Điều 10. Định mức phân bổ cho sự nghiệp thể dục thể thao
1. Định mức chi công việc theo chỉ tiêu biên chế: Mức 16 triệu đồng/biên chế/năm.
2. Quỹ tiền lương.
3. Định mức bổ sung: Huấn luyện, tập luyện hệ tập trung và bán tập trung cho vận động viên; huấn luyện viên tham gia các giải theo kế hoạch trung ương và tỉnh phê duyệt hàng năm.
Điều 11. Định mức phân bổ cho sự nghiệp phát thanh, truyền hình
1. Định mức chi công việc theo chỉ tiêu biên chế:
a) Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh mức 14 triệu đồng/biên chế/năm.
b) Các Trung tâm: Tiếp sóng PTTH Núi Cấm, Tiếp sóng cổng trời Quản Bạ, Sản xuất chương trình truyền hình tiếng dân tộc mức 15 triệu đồng/biên chế/năm.
2. Quỹ tiền lương:
3. Định mức bổ sung:
a) Quỹ nhuận bút (ngoài kinh phí đảm bảo từ nguồn thu và quỹ tiền lương).
b) Thuê dịch vụ công nghệ thông tin, thuê bao kênh vệ tinh, mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết bị phát thanh, truyền hình: Theo thực tế phát sinh và khả năng cân đối ngân sách.
c) Tiền điện sáng, dầu chạy máy phát điện cho Trung tâm tiếp sóng PTTH Núi Cấm, Trung tâm tiếp sóng Cổng trời Quản Bạ 1.000 triệu đồng/năm/đơn vị.
Điều 12. Định mức phân bổ cho sự nghiệp đảm bảo xã hội
1. Định mức chi công việc theo chỉ tiêu biên chế mức 16 triệu đồng/biên chế/năm.
2. Quỹ tiền lương.
3. Định mức bổ sung:
a) Chế độ chi khác cho đối tượng (không bao gồm chế độ tiền ăn):
- Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục lao động xã hội: Mức 120.000 đồng/học viên/tháng (gồm điện, nước, tủ thuốc, dụng cụ sinh hoạt hàng ngày, hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và vệ sinh môi trường). Riêng đối tượng mới được trang cấp vật dụng ban đầu mức 0,9 lương cơ sở/đối tượng.
- Trung tâm công tác xã hội trẻ em: Mức 100.000 đồng/đối tượng/tháng (gồm điện, nước, tủ thuốc, dụng cụ nhà bếp, hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và vệ sinh môi trường). Trang cấp lần đầu cho trẻ em mới vào trung tâm mức 900.000 đồng/đối tượng.
- Trung tâm bảo trợ xã hội: Mức 1.100.000 đồng/đối tượng/năm (bao gồm quần áo, đồ dùng sinh hoạt, điện, nước, tủ thuốc, dụng cụ nhà bếp, hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và vệ sinh môi trường). Đối với vật dụng trang cấp 3 năm/lần mức 430.000 đồng/đối tượng.
b) Thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách xã hội gồm: Gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, bà mẹ Việt nam anh hùng, người có công với cách mạng, quân nhân bị tai nạn nghề nghiệp cấp qua Sở Lao động TBXH mức 300.000 đồng/gia đình/năm; chúc thọ 90 tuổi và 100 tuổi.
c) Chế độ cho đối tượng bảo trợ xã hội thuộc đối tượng cứu trợ thường xuyên theo quy định tại Nghị định 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định của UBND tỉnh.
d) Thực hiện chính sách đối với người có uy tín (phần nhiệm vụ do cấp tỉnh thực hiện: mua báo cho người có uy tín, đưa người có uy tín đi gặp mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đi thăm quan, học tập kinh nghiệm, tổ chức cho lãnh đạo tỉnh đi thăm hỏi người có uy tín, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho người có uy tín): Theo thực tế phát sinh và khả năng cân đối ngân sách hàng năm.
Điều 13. Định mức phân bổ cho lĩnh vực Quốc phòng - An ninh
Thực hiện các nhiệm vụ cấp tỉnh phải đảm bảo theo phân cấp quản lý và khả năng cân đối ngân sách hàng năm.
Điều 14. Định mức phân bổ cho sự nghiệp khoa học công nghệ
1. Định mức chi công việc theo chỉ tiêu biên chế mức 16 triệu đồng/biên chế/năm.
2. Quỹ tiền lương.
3. Định mức bổ sung:
a) Kinh phí sự nghiệp khoa học: Bằng mức Trung ương giao bao gồm chi cho nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và chi cho các ngành có ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất (sau khi trừ đi kinh phí ứng dụng khoa học công nghệ phân cấp về huyện).
b) Thực hiện Kế hoạch đột phá về ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất giai đoạn 2016-2020 theo nhiệm vụ được tỉnh phê duyệt hàng năm.
Điều 15. Định mức phân bổ cho sự nghiệp kinh tế
1. Định mức chi công việc theo chỉ tiêu biên chế:
- Đơn vị sự nghiệp có thu mức 12 triệu đồng/biên chế/năm
- Đơn vị sự nghiệp do NSNN đảm bảo 100% mức 16 triệu đồng/biên chế/năm.
2. Quỹ tiền lương.
3. Định mức bổ sung:
a) Sự nghiệp giao thông:
- Duy tu, bảo dưỡng thường xuyên tuyến đường thuộc tỉnh quản lý mức 26 triệu đồng/km/năm (bao gồm bảo dưỡng thường xuyên theo Dự án LRAMP).
- Kinh phí đảm bảo giao thông và sửa chữa lớn các tuyến đường giao thông tỉnh quản lý: Theo thực tế phát sinh và khả năng cân đối ngân sách hàng năm.
b) Sự nghiệp nông, lâm nghiệp:
- Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và các đề án, chương trình theo phê duyệt của cấp thẩm quyền (bao gồm Quỹ đầu tư có thu hồi).
- Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo Nghị quyết của HĐND tỉnh (thuộc nguồn sự nghiệp đảm bảo).
c) Sự nghiệp địa chính: Bố trí theo kế hoạch triển khai được tỉnh phê duyệt và khả năng cân đối ngân sách hàng năm.
d) Công tác quản lý tài nguyên, hoạt động điều tra cơ bản về nước và khoáng sản: Theo nhiệm vụ tỉnh giao; số thu cấp quyền khai thác khoáng sản và khả năng cân đối ngân sách hàng năm.
đ) Công tác khuyến công; xúc tiến đầu tư; xúc tiến thương mại: Căn cứ theo nhiệm vụ được duyệt và khả năng cân đối ngân sách hàng năm.
Điều 16. Định mức phân bổ cho sự nghiệp khác
1. Định mức chi công việc theo chỉ tiêu biên chế:
a) Đơn vị sự nghiệp có thu: Mức 12 triệu đồng/biên chế/năm.
b) Đơn vị sự nghiệp NSNN đảm bảo 100%: Mức 16 triệu đồng/biên chế/năm.
2. Quỹ tiền lương.
3. Định mức bổ sung:
a) Trợ giá sản phẩm, dịch vụ công ích
b) Trả lãi và phí tiền vay (gồm các khoản tỉnh vay lại Chính phủ đối với dự án ODA).
c) Bổ sung vốn cho các Quỹ mới thành lập theo quy định (nếu có)
d) Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển kinh tế biên mậu theo Nghị quyết của HĐND tỉnh.
đ) Đối ứng vốn sự nghiệp thực hiện các dự án ODA và một số nhiệm vụ thu hút dự án ODA trên địa bàn.
e) Các nhiệm vụ khác phát sinh trong năm.
Điều 17. Định mức phân bổ cho sự nghiệp môi trường
1. Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên, khoáng sản chưa khai thác theo kế hoạch tỉnh giao, nhiệm vụ thu và khả năng cân đối ngân sách hàng năm.
2. Bổ sung vốn điều lệ Quỹ Bảo vệ môi trường từ nguồn thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản (theo tỷ lệ HĐND tỉnh quy định - nếu có).
3. Bố trí một phần vốn đối ứng thực hiện các dự án xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
Điều 18. Định mức phân bổ đối với các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp và hội nghề nghiệp
Ngân sách Nhà nước hỗ trợ theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản quy định của trung ương, ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí cho biên chế của các tổ chức hội được UBND tỉnh giao và hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho từng tổ chức hội.
1. Định mức chi công việc theo chỉ tiêu biên chế mức 14 triệu đồng/biên chế/năm.
2. Quỹ tiền lương.
3. Định mức bổ sung:
a) Thù lao của cán bộ nghỉ hưu giữ chức vụ lãnh đạo tại tổ chức Hội đặc thù theo Nghị quyết số 59/2012/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.
b) Chi phí vận chuyển hàng cứu trợ.
c) Hỗ trợ một phần chi phí in ấn, phát hành tạp chí (gồm chi nhuận bút)
d) Hỗ trợ thực hiện Đề án của Hội Văn học nghệ thuật theo nhiệm vụ (gồm tổ chức các cuộc thi và trại sáng tác) giao từng năm.
đ) Hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho từng tổ chức hội.
Điều 19. Chi khác, dự phòng ngân sách cấp tỉnh
1. Chi khác ngân sách: bằng 0,5% chi thường xuyên của ngân sách cấp tỉnh
2. Dự phòng ngân sách: bằng dự toán chi dự phòng trung ương giao hàng năm sau khi trừ đi kinh phí bố trí dự phòng ngân sách cấp huyện, cấp xã.
ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN
Điều 20. Định mức phân bổ cho sự nghiệp giáo dục
1. Định mức theo chỉ tiêu biên chế:
Tên huyện, thành phố | Định mức |
Mèo Vạc, Quang Bình | 107 |
Yên Minh, Bắc Mê, Hoàng Su Phì | 113 |
Đồng Văn | 128 |
Xín Mần | 117 |
Thành phố Hà Giang, Bắc Quang | 108 |
Quản Bạ, Vị Xuyên | 122 |
Định mức đã bao gồm chế độ tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp (trừ phụ cấp thu hút và phụ cấp thâm niên nghề đối với nhà giáo, trợ cấp lần đầu, trợ cấp chuyển vùng).
2. Định mức bổ sung:
a) Chế độ phụ cấp thu hút, trợ cấp lần đầu, trợ cấp chuyển vùng đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; phụ cấp thâm niên nghề đối với nhà giáo.
b) Đối với các trường phổ thông dân tộc nội trú:
- Học bổng chính sách theo chế độ quy định.
- Định mức phân bổ dự toán chi khác cho học sinh là 02 triệu đồng/học sinh/năm, bao gồm tiền thưởng học sinh có kết quả cao trong học tập, trang cấp ban đầu cho học sinh mới tuyển sinh vào trường, trang cấp hàng năm, sách giáo khoa tham khảo và các khoản chi theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Bổ sung kinh phí sửa chữa thường xuyên của trường theo mức:
+ Trường phổ thông dân tộc nội trú các huyện: Mèo Vạc, Đồng Văn, Quản Bạ, Bắc Mê, Vị Xuyên, Quang Bình, Hoàng Su Phì, Xín Mần: 100 triệu đồng/năm/trường.
+ Trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và THPT: Yên Minh, Bắc Quang: 150 triệu đồng/năm/trường.
c) Đối với các trường phổ thông dân tộc bán trú:
- Hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở, hỗ trợ gạo cho học sinh theo chế độ quy định.
- Mua sắm, sửa chữa dụng cụ thể dục thể thao, nhạc cụ, máy thu hình phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao và các vật dụng khác cho học sinh bán trú mức 100.000 đồng/học sinh bán trú/năm học.
- Lập tủ thuốc dùng chung cho khu bán trú, mua các loại thuốc thông thường để phòng bệnh và phục vụ sơ cứu mức 50.000 đồng/học sinh bán trú/năm học.
- Hỗ trợ kinh phí phục vụ nấu ăn cho học sinh bán trú: Mức khoán theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
d) Đối với hoạt động sự nghiệp giáo dục:
- Công tác y tế trường học mức bình quân 6 triệu đồng/trường/năm (không bao gồm các trường phổ thông dân tộc bán trú).
- Mua sắm, sửa chữa bàn ghế, tài sản cho các trường học công lập trên địa bàn huyện mức 110.000 đồng/học sinh/năm (giao cho cấp huyện).
- Thực hiện phong trào học tập suốt đời và phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học (Trung tâm học tập cộng đồng) mức 60 triệu đồng/huyện.
- Hoạt động thi đua khen thưởng của ngành giáo dục: Mức 150.000 đồng/biên chế/năm.
- Hoạt động sự nghiệp giáo dục: Mức 50.000 đồng/học sinh/năm (hội nghị, tập huấn, thi giáo viên dạy giỏi, tổng kết, sơ kết năm học, khen thưởng học sinh...).
e) Chế độ đối với học sinh nghèo, học sinh bán trú theo Nghị quyết số 22/2011/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh.
f) Chính sách đối với học sinh dân tộc thiểu số rất ít người theo Quyết định số 2123/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
g) Chính sách hỗ trợ đối với học sinh từ 3 đến 5 tuổi theo Quyết định 239/QĐ-TTg và Quyết định số 60/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
h) Chính sách hỗ trợ học sinh ở xã, thôn đặc biệt khó khăn theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ (ngoài đối tượng học ở trường bán trú).
i) Thực hiện bảo quản gạo hỗ trợ cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
l) Hỗ trợ xây dựng nhỏ, sửa chữa lớn cơ sở vật chất trường đạt chuẩn quốc gia, trường phổ thông dân tộc bán trú theo kế hoạch được duyệt và khả năng cân đối ngân sách hàng năm.
Điều 21. Định mức phân bổ cho sự nghiệp đào tạo và dạy nghề
1. Định mức theo chỉ tiêu biên chế:
Tên huyện, thành phố | Định mức |
Quản Bạ, Quang Bình, Hoàng Su Phì, Xín Mần | 88 |
Mèo Vạc | 106 |
Đồng Văn | 118 |
Yên Minh, Bắc Quang | 101 |
Thành phố Hà Giang | 103 |
Vị Xuyên, Bắc Mê | 93 |
Định mức đã bao gồm chế độ tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp (trừ phụ cấp thu hút, trợ cấp lần đầu, trợ cấp chuyển vùng và phụ cấp thâm niên nghề đối với nhà giáo).
2. Định mức bổ sung:
a) Chế độ phụ cấp thu hút, trợ cấp lần đầu, trợ cấp chuyển vùng đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; phụ cấp thâm niên nghề đối với nhà giáo.
b) Đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn: Định mức bình quân 02 triệu đồng/học viên/khóa học (bao gồm hỗ trợ trực tiếp cho học viên theo quy định).
c) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (bao gồm cấp xã) theo kế hoạch hàng năm của huyện (gồm giáo dục quốc phòng và bồi dưỡng đối tượng là quần chúng ưu tú giới thiệu vào Đảng và Đảng viên mới kết nạp) mức: 30.000 đồng/người dân trên 18 tuổi/năm đối với các huyện có dân số dưới 80.000 dân; 28.000 đồng/người dân trên 18 tuổi/năm đối với các huyện còn lại.
d) Đào tạo trung cấp nghề theo Đề án của tỉnh.
đ) Trợ cấp xã hội đối với học viên tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.
Điều 22. Định mức phân bổ cho sự nghiệp y tế
1. Công tác phòng bệnh:
a) Định mức theo chỉ tiêu biên chế cấp có thẩm quyền giao (bao gồm công tác phòng bệnh, trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình và hoạt động của trạm y tế xã):
Tên huyện, thành phố | Định mức |
Mèo Vạc, Quản Bạ | 109 |
Đồng Văn | 116 |
Yên Minh, Xín Mần | 105 |
Hoàng Su Phì | 107 |
Bắc Mê, Vị Xuyên, Quang Bình | 100 |
Bắc Quang | 95 |
Thành phố Hà Giang | 97 |
Định mức đã bao gồm chế độ tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp (trừ phụ cấp thu hút theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP).
b) Định mức bổ sung:
- Chế độ phụ cấp thu hút theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
- Thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình tính theo dân số từ 18 tuổi trở lên (bao gồm kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ công tác dân số theo Nghị quyết của HĐND tỉnh) mức:
+ Các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang và thành phố Hà Giang mức 10.500 đồng/người dân/năm.
+ Các huyện còn lại mức 12.000 đồng/người dân/năm.
- Thực hiện hoạt động phòng bệnh trên địa bàn huyện mức 5 triệu đồng/xã đặc biệt khó khăn/năm; các xã còn lại mức 4,5 triệu đồng/xã/năm.
- Hỗ trợ công tác tiêm chủng mở rộng mức 30.000 đồng/trẻ em sinh ra trong năm đối với các xã thuộc vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn; mức 25.000 đồng/trẻ em sinh ra trong năm đối với các xã thuộc vùng còn lại.
2. Công tác khám, chữa bệnh (gồm bệnh viện huyện, phòng khám khu vực).
a) Định mức chi công việc theo tiêu chí giường bệnh (gồm: Bệnh viện đa khoa huyện và phòng khám khu vực) mức 14 triệu đồng/giường bệnh/năm.
b) Quỹ tiền lương: Phần NSNN đảm bảo sau khi trừ chi phí tiền lương đã được cơ cấu trong giá dịch vụ khám, chữa bệnh.
c) Định mức bổ sung:
Bảo vệ chăm sóc sức khoẻ A10 các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì và Yên Minh mức 220 triệu đồng/huyện/năm; thành phố Hà Giang mức 100 triệu đồng/huyện/năm; các huyện còn lại mức 165 triệu đồng/huyện/năm.
3. Bổ sung mua sắm, sửa chữa tài sản cố định và trang thiết bị y tế cho sự nghiệp y tế theo mức sau:
a) Các huyện có bệnh viện đa khoa khu vực: Yên Minh, Bắc Quang, Hoàng Su Phì và Xín Mần (có 02 bệnh viện đa khoa) 1.800 triệu đồng/huyện/năm.
b) Thành phố Hà Giang 360 triệu đồng/năm.
c) Các huyện còn lại mức 1.200 triệu đồng/huyện/năm.
4. Hỗ trợ thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020 theo kế hoạch được duyệt và khả năng cân đối ngân sách hàng năm.
1. Cơ quan quản lý nhà nước:
a) Định mức theo chỉ tiêu biên chế:
Tên huyện, thành phố | Định mức |
Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Xín Mần | 115 |
Đồng Văn | 138 |
Mèo Vạc, Quang Bình | 112 |
Yên Minh | 119 |
Bắc Mê, Vị Xuyên, Bắc Quang, thành phố Hà Giang | 117 |
Định mức trên bao gồm kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ cán bộ làm công tác công nghệ thông tin theo Nghị quyết số 139/2014/NQ-HĐND; bồi dưỡng cán bộ làm công tác tiếp dân, xử lý đơn thư theo Nghị quyết số 90/2013/NQ-HĐND; hỗ trợ cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
b) Định mức bổ sung:
- Hoạt động của HĐND cấp huyện theo Nghị quyết 28/2016/NQ-HĐND ngày 21/7/2016, sinh hoạt phí của đại biểu HĐND và Nghị quyết số 1206/2016/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Hoạt động quản lý hành chính cấp huyện: huyện Đồng Văn 2.000 triệu đồng/huyện/năm; các huyện Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ mức 1.600 triệu đồng/huyện/năm; các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần 1.400 triệu đồng/năm; thành phố Hà Giang 450 triệu đồng/năm; các huyện còn lại 1.000 triệu đồng/năm.
- Công tác đối ngoại và quản lý biên giới: 60 triệu đồng/xã biên giới/năm.
2. Cơ quan Đảng:
a) Định mức theo chỉ tiêu biên chế bằng 1,2 lần định mức quản lý nhà nước (bao gồm chi khen thưởng, phụ cấp trách nhiệm cán bộ kiểm tra đảng, phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp trách nhiệm cấp ủy; phụ cấp Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ; chế độ của cán bộ cơ yếu, nâng lương định kỳ...).
b) Định mức bổ sung:
- Thực hiện Quyết định số 3115-QĐ/VPTW ngày 04/8/2009 của Văn phòng Trung ương Đảng mức: 600 triệu đồng/huyện/năm.
- Chi phụ cấp cho Ủy viên Ban chấp hành Huyện ủy, Thành ủy.
3. Tổ chức chính trị - xã hội:
a) Định mức theo chỉ tiêu biên chế bằng 1,15 lần định mức quản lý nhà nước để chi các hoạt động đặc thù và nhiệm vụ giao, bao gồm sinh hoạt phí của Ủy viên UBMTTQ huyện theo Quyết định số 33/2014/QĐ-TTg.
b) Định mức bổ sung:
- Hỗ trợ tổ chức Đại hội nhiệm kỳ định mức tối đa 200 triệu đồng/1 đại hội.
- Thăm hỏi tặng quà, tiếp khách của Ủy ban Mặt trận tổ quốc huyện theo Nghị quyết HĐND tỉnh mức 120 triệu đồng/huyện/năm
- Vận động, tuyên truyền, hoạt động của các Ban chỉ đạo do UBMTTQ làm cơ quan thường trực mức 100 triệu đồng/huyện/năm.
4. Hoạt động của các Ban chỉ đạo, Ban đại diện của huyện mức 400 triệu đồng/huyện/năm.
5. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (trừ tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong trường học) mức 5.000 đồng/người dân/năm.
6. Mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết bị, tài sản cố định mức 1.500 triệu đồng/huyện/năm; thành phố Hà Giang 1.000 triệu đồng/năm.
7. Thực hiện cải cách hành chính mức 600 triệu đồng/huyện.
8. Thực hiện công tác hòa giải tại cơ sở cấp huyện, xã theo Nghị quyết số 177/2015/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh mức 10 triệu đồng/xã/năm.
9. Chính sách thù lao đối với cán bộ nghỉ hưu giữ chức vụ lãnh đạo tại Hội đặc thù theo Nghị quyết số 59/2012/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh.
10. Thực hiện Đề án củng cố tăng cường đội ngũ cán bộ dân tộc Mông theo Quyết định số 718/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
11. Quỹ thi đua khen thưởng cấp huyện: 1.000 triệu đồng/huyện/năm.
Điều 24. Định mức phân bổ cho sự nghiệp Văn hóa thông tin và du lịch
1. Định mức theo chỉ tiêu biên chế:
Tên huyện, thành phố | Định mức |
Mèo Vạc, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Vị Xuyên, Quang Bình | 85 |
Thành phố Hà Giang, Bắc Quang, Đồng Văn | 93 |
Bắc Mê, Yên Minh | 75 |
2. Định mức bổ sung:
a) Hỗ trợ hoạt động sự nghiệp theo tiêu chí dân số mức 7.000 đồng/người dân/năm.
b) Hoạt động của đoàn nghệ thuật không chuyên mức 200 triệu đồng/huyện, thành phố/năm.
c) Hoạt động Đội thông tin lưu động mức 150 triệu đồng/đội/năm; riêng thành phố Hà Giang mức 110 triệu đồng/đội/năm.
Điều 25. Định mức phân bổ cho sự nghiệp thể dục thể thao
1. Định mức theo chỉ tiêu biên chế:
Tên huyện, thành phố | Định mức |
Mèo Vạc, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Vị Xuyên, Quang Bình | 85 |
Thành phố Hà Giang, Bắc Quang, Đồng Văn | 93 |
Bắc Mê, Yên Minh | 75 |
2. Định mức bổ sung:
Bổ sung hoạt động sự nghiệp theo tiêu chí dân số mức 5.600 đồng/người dân/năm; huyện có dân số trên 80.000 người, định mức bằng 1,1 lần.
Điều 26. Định mức phân bổ cho sự nghiệp phát thanh, truyền thanh, truyền hình
1. Định mức theo chỉ tiêu biên chế (không bao gồm chế độ phụ cấp thu hút):
Tên huyện, thành phố | Định mức |
Yên Minh, Quản Bạ | 97 |
Đồng Văn | 115 |
Quang Bình, Bắc Mê, Mèo Vạc | 85 |
Thành phố Hà Giang | 88 |
Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Vị Xuyên | 91 |
2. Định mức bổ sung:
a) Tiền trực, tiền điện, nhuận bút, chi nghiệp vụ chuyên môn mức: 180 triệu đồng/huyện/năm; riêng huyện Bắc Quang (Trung tâm truyền hình phía nam) mức 400 triệu đồng/năm.
b) Hỗ trợ mua sắm, sửa chữa trang thiết bị truyền thanh, truyền hình mức 130 triệu đồng/huyện/năm.
c) Chế độ phụ cấp thu hút theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 27. Định mức phân bổ cho sự nghiệp khoa học công nghệ
Thực hiện các nhiệm vụ ứng dụng khoa học công nghệ cấp huyện theo phân cấp quản lý của tỉnh.
Điều 28. Định mức phân bổ cho sự nghiệp bảo đảm xã hội
1. Định mức phân bổ theo tiêu chí dân số mức: 11.200 đồng/người dân/năm bảo đảm cứu trợ thường xuyên, cứu trợ đột xuất; mai táng phí; cứu đói, tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng NSNN đóng, hỗ trợ đóng BHYT...
2. Kinh phí chi trợ giúp thường xuyên, đóng và hỗ trợ đóng BHYT cho đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP và mức chuẩn trợ giúp tỉnh quy định.
3. Thực hiện chính sách đối với người có uy tín (thăm hỏi, tặng quà, hỗ trợ khi gia đình gặp khó khăn) mức 0,5 triệu đồng/người có uy tín/năm.
4. Thăm hỏi, tặng quà cho đối tượng người có công với cách mạng (do huyện trực tiếp thăm và tặng quà) mức 300.000 đồng/người/lần thăm.
5. Chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số.
Điều 29. Định mức phân bổ cho lĩnh vực quốc phòng, an ninh
1. Quốc phòng:
a) Định mức phân bổ theo tiêu chí dân số mức 8.800 đồng/người dân/năm để thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng trên địa bàn theo phân cấp quản lý (không bao gồm huấn luyện quân dự bị động viên, kiểm tra sẵn sàng động viên, nhiệm vụ này chuyển về Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh).
b) Hỗ trợ nhiệm vụ bảo vệ cột mốc và an ninh biên giới mức 200 triệu đồng/xã biên giới.
c) Tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ cấp huyện mức 3.000 triệu đồng/huyện.
2. An ninh:
a) Định mức phân bổ theo tiêu chí dân số mức 6.800 đồng/người dân/năm để thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn theo phân cấp quản lý của cấp huyện.
b) Thực hiện phòng chống tội phạm buôn bán người mức 150 triệu đồng/huyện/năm đối với huyện biên giới; các huyện còn lại và thành phố Hà Giang mức 100 triệu đồng/huyện/năm.
Điều 30. Định mức phân bổ cho sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác
1. Định mức theo chỉ tiêu biên chế (không bao gồm chế độ phụ cấp thu hút):
Tên huyện, thành phố | Định mức |
Mèo Vạc, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Bắc Quang, Bắc Mê, Vị Xuyên, Quang Bình | 94 |
Đồng Văn, Yên Minh, Thành phố Hà Giang | 104 |
2. Định mức bổ sung:
a) Chế độ phụ thu hút theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
b) Sự nghiệp nông, lâm nghiệp: Định mức theo chỉ tiêu dân số nông thôn mức 85.000 đồng/người dân/năm, riêng 6 huyện thuộc 30a tính bằng 30% định mức (số còn lại sử dụng từ nguồn chương trình 30a; chương trình 135). Để thực hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn theo Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh và các nhiệm vụ nông, lâm nghiệp trọng tâm.
c) Sự nghiệp giao thông:
Thực hiện nhiệm vụ duy tu bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, bảo đảm đường giao thông các tuyến đường huyện quản lý định mức bình quân 21,2 triệu đồng/km. Riêng 3 huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần và Bắc Mê định mức bằng 1,2 lần, tương đương 25,4 triệu đồng/km, do đường núi đất thường xuyên sạt lở.
Đối với các tuyến đường huyện thực hiện duy tu, bảo dưỡng theo dự án LRAMP, mức duy tu, bảo dưỡng tối thiểu bằng 21,2 triệu đồng/km.
d) Sự nghiệp thủy lợi:
- Kinh phí cấp bù miễn thu thủy lợi phí tính theo diện tích lúa tưới tiêu được miễn theo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai của tỉnh (phần diện tích thuộc cấp huyện quản lý).
- Thực hiện chính sách hỗ trợ đất trồng lúa theo Nghị định số 35/2015/NĐ-CP theo diện tích đất trồng lúa được tỉnh phê duyệt.
- Hỗ trợ sửa chữa công trình thủy lợi theo khả năng cân đối ngân sách hàng năm.
đ) Khuyến công, xúc tiến công thương mức 200 triệu đồng/huyện/năm, riêng huyện Bắc Quang, Vị Xuyên mức 400 triệu đồng/năm.
e) Xúc tiến thương mại, du lịch huyện Bắc Mê; Quang Bình; Vị Xuyên; Bắc Quang mức 200 triệu đồng/huyện/năm, thành phố Hà Giang mức 300 triệu đồng/năm (06 huyện còn lại mức 200 triệu đồng/huyện/năm sử dụng trong nguồn kinh phí sự nghiệp Chương trình 30a).
g) Xúc tiến đầu tư 200 triệu đồng/huyện/năm.
h) Thực hiện các nhiệm vụ, dự án quy hoạch do cấp huyện phê duyệt 800 triệu đồng/huyện/năm.
i) Sự nghiệp địa chính 600 triệu đồng/huyện/năm
k) Sự nghiệp kiến thiết thị chính (theo tiêu chí loại đô thị):
- Đô thị loại III: mức 12.000 triệu đồng/đô thị/năm
- Đô thị loại IV: mức 6.000 triệu đồng/đô thị/năm
- Đô thị loại V: mức 2.400 triệu đồng/đô thị/năm
l) Kinh phí diễn tập phòng chống cháy rừng, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn mức 500 triệu đồng/huyện/cuộc diễn tập.
m) Bổ sung chi sự nghiệp kinh tế cho huyện động lực (Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình, Bắc Mê, thành phố Hà Giang) mức 3.000 triệu đồng/huyện/năm.
Điều 31. Định mức phân bổ cho sự nghiệp môi trường
1. Định mức phân bổ theo dân số để xử lý chất thải rắn, bảo vệ môi trường, vệ sinh môi trường công cộng:
a) Dân số thành thị:
- Thành phố Hà Giang mức 400.000 đồng/người dân/năm.
- Các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang 160.000 đồng/người dân/năm.
- Các huyện còn lại mức 100.000 đồng/người dân/năm.
b) Dân số nông thôn mức 14.000 đồng/người dân/năm.
2. Định mức bổ sung (theo kế hoạch giao thu hàng năm):
a) Hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường và đầu tư cho môi trường nơi có hoạt động khai thác khoáng sản.
b) Hoạt động bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và xử lý ô nhiễm môi trường, khắc phục, sửa chữa cơ sở hạ tầng do khai thác khoáng sản.
Điều 32. Chi khác, dự phòng ngân sách cấp huyện
1. Chi khác ngân sách bằng 0,5% chi thường xuyên ngân sách cấp huyện
2. Dự phòng ngân sách bằng 2% tổng chi thường xuyên trong cân đối ngân sách cấp huyện.
ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH CẤP XÃ
Điều 33. Định mức phân bổ cho sự nghiệp giáo dục
1. Hỗ trợ sửa chữa nhỏ các trường học trên địa bàn xã, phường, thị trấn mức 70 triệu đồng/xã, phường, thị trấn/năm.
2. Hỗ trợ hoạt động thường xuyên các Trung tâm học tập cộng đồng mức: 30 triệu đồng/trung tâm/năm đối với xã thuộc khu vực I; 35 triệu đồng/trung tâm/năm đối với xã thuộc khu vực II và III (gồm chi phụ cấp cho cán bộ làm công tác quản lý tại các Trung tâm).
Điều 34. Định mức phân bổ cho sự nghiệp y tế
1. Hỗ trợ chi thường xuyên mức 30 triệu đồng/trạm y tế xã/năm theo Thông tư 119/2002/TT-BTC và giao về ngân sách xã.
2. Phụ cấp nhân viên y tế thôn bản (trừ tổ dân phố) theo Quyết định số 75/2009/QĐ-TTg ngày 11/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 35. Định mức phân bổ cho cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan Đảng và tổ chức chính trị - xã hội:
1. Định mức phân bổ theo tiêu chí biên chế:
Tên huyện, thành phố | Định mức |
Mèo Vạc, Quản Bạ, Bắc Mê, Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Xín Mần | 91 |
Đồng Văn | 94 |
Vị Xuyên | 98 |
Quang Bình, Yên Minh | 88 |
Thành phố Hà Giang | 83 |
Định mức chi trên bao gồm: Quỹ lương, các khoản phụ cấp, đóng góp (trừ phụ cấp biên giới và phụ cấp thu hút), đảm bảo hoạt động của các bộ máy quản lý hành chính và Đảng đoàn thể của cấp xã, quỹ lương các khoản đóng góp, hoạt động của Ban thanh tra nhân dân; hoạt động của các Ban chỉ đạo cấp xã; chính sách hỗ trợ cán bộ làm công tác công nghệ thông tin theo Nghị quyết số 139/2014/NQ-HĐND; bồi dưỡng cán bộ làm công tác tiếp dân, xử lý đơn thư theo Nghị quyết số 90/2013/NQ-HĐND; hỗ trợ cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông theo của Hội đồng nhân dân tỉnh; chi khác, mua sắm, sửa chữa thường xuyên tài sản; khen thưởng.
2. Định mức bổ sung:
a) Thực hiện chế độ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố.
b) Bổ sung cho xã biên giới (phụ cấp đặc biệt 50%) mức 450 triệu đồng/xã, riêng xã Bản Máy huyện Hoàng Su Phì và xã Sơn Vĩ huyện Mèo Vạc được tính gấp 2 lần định mức nêu trên do phụ cấp đặc biệt là 100%.
c) Chế độ phụ cấp thu hút theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP.
d) Thực hiện Quyết định số 99-QĐ/TW về chi hoạt động của các tổ chức cơ sở Đảng.
đ) Hoạt động của HĐND cấp xã theo Nghị quyết số 28/2016/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh.
e) Phụ cấp cấp ủy đối với ủy viên Ban chấp hành Đảng ủy cấp xã.
g) Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã: Mức 6 triệu đồng/tổ chức/năm.
h) Kinh phí hoạt động của thôn, tổ dân phố: Mức 6 triệu đồng/thôn, tổ dân phố/năm.
i) Sinh hoạt phí cho đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã, tiền công và đóng BHYT cho đại biểu không hưởng lương theo Nghị quyết số 1206/2016/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (trừ đối tượng đã được NSNN hỗ trợ đóng BHYT 100%).
k) Chế độ tiền lương, phụ cấp đối với tri thức trẻ tăng cường theo Quyết định 600/QĐ-TTg, Quyết định 500/QĐ-TTg và đề án tri thức trẻ của tỉnh.
l) Thù lao đối với đội công tác xã hội tình nguyện ở xã, phường, thị trấn theo Nghị quyết 114/2013/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh.
m) Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật mức bình quân 02 triệu đồng/thôn, tổ dân phố/năm.
n) Quỹ thi đua khen thưởng mức 50 triệu đồng/xã/năm
Điều 36. Định mức phân bổ cho sự nghiệp văn hóa thông tin, thể thao
Chi hoạt động sự nghiệp mức 20 triệu đồng/xã, phường, thị trấn/năm.
Điều 37. Định mức phân bổ sự nghiệp truyền thanh, truyền hình
Hỗ trợ kinh phí để chi cho con người, tiền điện sáng, bảo dưỡng các trạm truyền thanh cơ sở mức 5 triệu đồng/trạm/năm.
Điều 38. Định mức phân bổ chi lĩnh vực quốc phòng - an ninh
1. Kinh phí chi trả phụ cấp cán bộ dân quân theo Luật Dân quân tự vệ
2. Hỗ trợ huấn luyện dân quân hàng năm 50 triệu đồng/xã/năm; 30 triệu đồng/phường, thị trấn (chưa bao gồm quỹ An ninh - Quốc phòng).
3. Hỗ trợ hoạt động của lực lượng dân quân thường trực sẵn sàng chiến đấu mức 300 triệu đồng/năm.
4. Phụ cấp cho công an viên thôn, tổ dân phố và công an viên thường trực tại xã trọng điểm về an ninh quốc phòng theo Nghị quyết của HĐND tỉnh.
5. Hỗ trợ cho đối tượng làm công tác quản lý lao động qua biên giới làm việc trên địa bàn các thôn trên địa bàn xã biên giới (01 người/thôn - Công an viên) mức 100.000 đồng/người/tháng.
Điều 39. Định mức phân bổ cho đảm bảo xã hội
1. Chi trợ cấp cho cán bộ xã nghỉ việc theo Nghị định số 119/2005/NĐ-CP.
2. Chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi theo Quyết định số 2664/2011/QĐ-UBND của UBND tỉnh (trừ đối tượng 100 tuổi).
3. Thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo theo Quyết định 102/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 40. Định mức phân bổ cho sự nghiệp kinh tế
Thực hiện nhiệm vụ duy tu, bảo dưỡng thường xuyên đường giao thông xã quản lý mức bình quân 4 triệu đồng/km. Riêng 3 huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần và Bắc Mê định mức bằng 1,2 lần, tương đương 4,8 triệu đồng/km đường xã quản lý, do địa chất thường xuyên sạt lở.
Đối với các tuyến đường xã thực hiện duy tu, bảo dưỡng theo dự án LRAMP, mức duy tu, bảo dưỡng tối thiểu bằng 2,5 triệu đồng/km.
Điều 41. Chi khác, dự phòng ngân sách cấp xã
1. Chi khác ngân sách bằng 0,5% tổng chi thường xuyên ngân sách cấp xã
2. Dự phòng ngân sách bằng 2% tổng chi thường xuyên trong cân đối ngân sách cấp xã.
Điêu 42. Cơ chế thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên để thực hiện các chế độ, chính sách của tỉnh
Ngoài số tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ tiền lương và các khoản có tính chất lương) để thực hiện cải cách tiền lương, trong giai đoạn 2017-2020 thực hiện tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên (trừ tiền lương và các khoản có tính chất lương) ngay từ khâu dự toán để bố trí thực hiện chương trình 01 triệu tấn xi măng xây dựng nông thôn mới và thực hiện các chế độ, chính sách do tỉnh ban hành.
1. Định mức trên là cơ sở để tính dự toán ngân sách giao tổng kinh phí cho từng cấp ngân sách và các đơn vị dự toán cấp tỉnh. Không phải là căn cứ để cấp huyện, cấp xã giao dự toán chi thường xuyên cho từng đơn vị trực thuộc và cấp xã. Các huyện, thành phố căn cứ nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội để phân bổ dự toán cho các đơn vị trực thuộc và ngân sách cấp xã. Riêng sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề, sự nghiệp khoa học phải lớn hơn hoặc bằng dự toán tỉnh giao. Phấn đấu thực hiện nhiệm vụ thu cao hơn dự toán giao để tự cân đối nhiệm vụ chi phát sinh trên địa bàn theo phân cấp quản lý.
Đối với các nhiệm vụ chi không xây dựng được định mức phân bổ sẽ căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể và khả năng cân đối ngân sách để tính cụ thể trong phương án phân bổ dự toán hàng năm.
2. Trong tổ chức thực hiện dự toán ngân sách cấp tỉnh không bổ sung thêm kinh phí chi thường xuyên cho các đơn vị dự toán và ngân sách cấp dưới trừ những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách hoặc đột xuất phát sinh và chưa được giao trong dự toán đầu năm.
3. Các huyện thị căn cứ nhiệm vụ về phát triển kinh tế xã hội để phân bổ dự toán cho các đơn vị trực thuộc và ngân sách cấp xã trừ sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề phải bằng định mức phân bổ. Phấn đấu thực hiện nhiệm vụ thu vượt kế hoạch giao để tự cân đối nhiệm vụ chi phát sinh tại cấp ngân sách huyện, thị xã.
4. Các đơn vị dự toán cấp tỉnh, huyện: Thực hiện theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế, kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan hành chính; tự chủ về bộ máy, biên chế, quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
5. Định mức này được áp dụng cho năm ngân sách 2017 và thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2021 theo quy định của Luật ngân sách nhà nước năm 2015./.
- 1Quyết định 49/2016/QĐ-UBND Quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh Bình Dương năm 2017 và giai đoạn năm 2017-2020
- 2Quyết định 60/2016/QĐ-UBND về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017 và giai đoạn 2017-2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành
- 3Quyết định 43/2016/QĐ-UBND định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Bình năm 2017 và thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước
- 4Nghị quyết 56/2021/NQ-HĐND quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022 do tỉnh Hà Giang ban hành
- 5Quyết định 82/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang năm 2021
- 6Quyết định 267/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2019-2023 của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang
- 1Nghị quyết 11/2018/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 2Nghị quyết 38/2020/NQ-HĐND về kéo dài thời kỳ ổn định ngân sách nhà nước giai đoạn 2017-2020 sang năm 2021 do tỉnh Hà Giang ban hành
- 3Nghị quyết 56/2021/NQ-HĐND quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022 do tỉnh Hà Giang ban hành
- 4Quyết định 82/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang năm 2021
- 5Quyết định 267/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2019-2023 của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang
- 1Nghị định 119/2005/NĐ-CP điều chỉnh trợ cấp đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Quyết định 130/CP năm 1975, Quyết định 111/HĐBT năm 1981
- 2Nghị định 68/2000/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp
- 3Thông tư liên tịch 119/2002/TTLT-BTC-BYT hướng dẫn nội dung thu, chi và mức chi thường xuyên của Trạm Y tế xã do Bộ Tài chính và Bộ Y tế ban hành
- 4Quyết định 44/2007/QĐ-BGDĐT về học bổng khuyến khích học tập đối với học sinh, sinh viên trong các trường chuyên, trường năng khiếu, các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Luật bảo hiểm y tế 2008
- 6Quyết định 75/2009/QĐ-TTg quy định chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 102/2009/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Luật dân quân tự vệ năm 2009
- 9Quyết định 239/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 – 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 2123/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Nghị định 116/2010/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
- 12Quyết định 60/2011/QĐ-TTg quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Quyết định 600/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Kế hoạch huy động tiềm lực khoa học và công nghệ phục vụ công tác công an giai đoạn 2011-2015 và Kế hoạch huy động tiềm lực khoa học và công nghệ phục vụ công tác công an năm 2012 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Quyết định 99-QĐ/TW năm 2012 về Quy định chế độ chi hoạt động công tác đảng của tổ chức cơ sở đảng, đảng bộ cấp trên trực tiếp cơ sở do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 15Nghị quyết 59/2012/NQ-HĐND quy định chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại tổ chức hội trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 16Nghị quyết 90/2013/NQ-HĐND quy định chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 17Nghị quyết 22/2011/NQ-HĐND năm 2011 ban hành chính sách hỗ trợ học sinh bán trú, học sinh nghèo không thuộc đối tượng hưởng theo Quyết định số 2123/QĐ-TTg và Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg; chính sách hỗ trợ đối với cán bộ quản lý, người phục vụ học sinh bán trú tại các trường phổ thông công lập do tỉnh Hà Giang ban hành
- 18Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
- 19Quyết định 33/2014/QĐ-TTg quy định chế độ hỗ trợ sinh hoạt phí đối với Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh và cấp huyện do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 20Nghị quyết 139/2014/NQ-HĐND về chính sách đặc thù hỗ trợ công, viên chức chuyên trách công nghệ thông tin trong cơ quan Đảng, mặt trận tổ quốc, công lập trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 21Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
- 22Nghị quyết 114/2013/NQ-HĐND quy định mức thù lao đối với thành viên Đội công tác xã hội tình nguyện tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 23Nghị quyết 177/2015/NQ-HĐND quy định mức chi thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 24Luật ngân sách nhà nước 2015
- 25Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 26Quyết định 63/2015/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 27Quyết định 53/2015/QĐ-TTg về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 28Nghị quyết 1206/2016/NQ-UBTVQH13 quy định chế độ, chính sách và điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 29Nghị định 47/2016/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
- 30Nghị định 116/2016/NĐ-CP Quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn
- 31Nghị quyết 28/2016/NQ-HĐND chế độ, định mức chi đảm bảo điều kiện hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Hà Giang nhiệm kỳ 2016-2021
- 32Nghị quyết 36/2016/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 33Nghị quyết 266/2016/UBTVQH14 các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 34Quyết định 46/2016/QĐ-TTg về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 35Quyết định 49/2016/QĐ-UBND Quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh Bình Dương năm 2017 và giai đoạn năm 2017-2020
- 36Quyết định 60/2016/QĐ-UBND về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017 và giai đoạn 2017-2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành
- 37Quyết định 43/2016/QĐ-UBND định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Bình năm 2017 và thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước
- 38Quyết định 2664/2011/QĐ-UBND về mức tặng quà chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi ở tuổi 70,75,80,85,95 tuổi và trên 100 tuồi trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Nghị quyết 56/2016/NQ-HĐND quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017 do tỉnh Hà Giang ban hành
- Số hiệu: 56/2016/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 11/12/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
- Người ký: Thào Hồng Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2017
- Ngày hết hiệu lực: 03/12/2021
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực