Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/NQ-HĐND

Hà Giang, ngày 15 tháng 07 năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2022 ĐỂ THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
KHÓA XVIII - KỲ HỌP THỨ BẢY

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 517/NQ-UBTVQH15 ngày 22 tháng 5 năm 2022 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc phân bổ ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2022 cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 653/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách trung ương năm 2022 thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Nghị quyết số 03/2022/NQ-HĐND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

Căn cứ Nghị quyết số 04/2022/NQ-HĐND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

Xét Tờ trình số 53/TTr-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang về giao kế hoạch đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước năm 2022 để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Giang; Báo cáo thẩm tra số 19/BC-BKTNS ngày 12 tháng 7 năm 2022 của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh; Ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước năm 2022 để thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Giang, với nội dung như sau:

- Tổng kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước năm 2022 thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Giang: 1.557.152 triệu đồng. Trong đó:

Vốn ngân sách trung ương: 1.493.259 triệu đồng (trong đó: Thu hồi vốn ứng trước 64.094 triệu đồng);

Vốn ngân sách địa phương: 63.893 triệu đồng.

Cụ thể:

1. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Tổng kế hoạch vốn: 720.048 triệu đồng, gồm:

Vốn Ngân sách trung ương: 685.760 đồng (trong đó: Thu hồi vốn ứng trước 17.614 triệu đồng);

Vốn Ngân sách địa phương: 34.288 triệu đồng.

1.1. Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

- Tổng kế hoạch vốn: 63.004 triệu đồng, gồm:

Vốn Ngân sách trung ương: 60.004 triệu đồng (trong đó: Thu hồi vốn ứng trước 5.832 triệu đồng);

Vốn Ngân sách địa phương: 3.000 triệu đồng.

- Giao 100% kế hoạch vốn cho các huyện, thành phố.

1.2. Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết.

- Tổng kế hoạch vốn: 67.972 triệu đồng, gồm:

Vốn Ngân sách trung ương: 64.735 triệu đồng (trong đó: Thu hồi vốn ứng trước 2.301 triệu đồng);

Vốn Ngân sách địa phương: 3.237 triệu đồng.

- Giao 100% kế hoạch vốn cho các huyện, thành phố.

1.3. Tiểu dự án 2, Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Tổng kế hoạch vốn: 13.207 triệu đồng, gồm:

Vốn Ngân sách trung ương: 12.578 triệu đồng;

Vốn Ngân sách địa phương: 629 triệu đồng.

- Giao 100% kế hoạch vốn cho các huyện, thành phố.

1.4. Tiểu Dự án 1, Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Tổng kế hoạch vốn: 344.983 triệu đồng, gồm:

Vốn Ngân sách trung ương: 328.555 triệu đồng (trong đó: Thu hồi vốn ứng trước 2.200 triệu đồng);

Vốn Ngân sách địa phương: 16.428 triệu đồng.

- Giao 100% kế hoạch vốn cho các huyện, thành phố.

1.5. Tiểu dự án 1, Dự án 5: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Tổng kế hoạch vốn: 102.319 triệu đồng, gồm:

Vốn Ngân sách trung ương: 97.447 triệu đồng;

Vốn Ngân sách địa phương: 4.872 triệu đồng.

- Giao 100% kế hoạch vốn cho các huyện, thành phố.

1.6. Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

- Tổng kế hoạch vốn: 11.747 triệu đồng, gồm:

Vốn Ngân sách trung ương: 11.188 triệu đồng;

Vốn Ngân sách địa phương: 559 triệu đồng.

- Phân bổ 5% tổng kế hoạch vốn cho các sở, ngành cấp tỉnh: 587 triệu đồng, gồm:

Vốn Ngân sách trung ương: 559 triệu đồng;

Vốn Ngân sách địa phương: 28 triệu đồng.

- Phân bổ 95% tổng kế hoạch vốn cho các huyện: 11.160 triệu đồng, gồm:

Vốn Ngân sách trung ương: 10.629 triệu đồng;

Vốn Ngân sách địa phương: 531 triệu đồng.

1.7. Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.

- Tổng kế hoạch vốn: 5.668 triệu đồng, gồm:

Vốn Ngân sách trung ương: 5.398 triệu đồng;

Vốn Ngân sách địa phương: 270 triệu đồng.

- Giao 100% kế hoạch vốn cho huyện Xín Mần.

1.8. Tiểu dự án 1, Dự án 9: Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù.

- Tổng kế hoạch vốn: 99.346 triệu đồng, gồm:

Vốn Ngân sách trung ương: 94.615 triệu đồng (trong đó: Thu hồi vốn ứng trước 7.281 triệu đồng);

Vốn Ngân sách địa phương: 4.731 triệu đồng.

- Giao 100% kế hoạch vốn cho các huyện, thành phố.

1.9. Tiểu Dự án 2, Dự án 10: Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Tổng kế hoạch vốn: 11.802 triệu đồng, gồm:

Vốn Ngân sách trung ương: 11.240 triệu đồng;

Vốn Ngân sách địa phương: 562 triệu đồng.

- Phân bổ 15% cho các sở, ngành cấp tỉnh: 1.770 triệu đồng, gồm:

Vốn Ngân sách trung ương: 1.686 triệu đồng;

Vốn Ngân sách địa phương: 84 triệu đồng.

- Phân bổ 85% cho các huyện, thành phố: 10.032 triệu đồng, gồm:

Vốn Ngân sách trung ương: 9.554 triệu đồng;

Vốn Ngân sách địa phương: 478 triệu đồng.

2. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

- Tổng kế hoạch vốn: 554.676 triệu đồng, gồm:

Vốn Ngân sách trung ương: 538.519 triệu đồng;

Vốn Ngân sách địa phương: 16.156 triệu đồng.

2.1. Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo.

- Tổng kế hoạch vốn: 523.620 triệu đồng, gồm:

Vốn Ngân sách trung ương: 508.369 triệu đồng;

Vốn Ngân sách địa phương: 15.251 triệu đồng.

- Giao 100% kế hoạch vốn cho 07 huyện nghèo.

2.2. Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững

a) Tiểu dự án 1, Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn.

- Tổng kế hoạch vốn: 29.677 triệu đồng, gồm:

Vốn Ngân sách trung ương: 28.812 triệu đồng;

Vốn Ngân sách địa phương: 865 triệu đồng.

- Giao 100% kế hoạch vốn cho cấp tỉnh (các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh).

b) Tiểu dự án 3, Dự án 4: Hỗ trợ việc làm bền vững.

- Tổng kế hoạch vốn: 1.378 triệu đồng, gồm:

Vốn Ngân sách trung ương: 1.338 triệu đồng.

Vốn Ngân sách địa phương: 40 triệu đồng;

- Giao 100% kế hoạch vốn cho cấp tỉnh.

3. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

- Tổng kế hoạch vốn: 282.429 triệu đồng, gồm:

Vốn Ngân sách trung ương: 268.980 triệu đồng (trong đó: Thu hồi vốn ứng trước 46.480 triệu đồng);

Vốn Ngân sách địa phương: 13.449 triệu đồng.

- Giao 100% kế hoạch vốn cho các huyện, thành phố.

4. Tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương để thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022, cụ thể như sau:

- Ngân sách cấp tỉnh đối ứng: Tỷ lệ đối ứng 50,8%, tương đương 32.455 triệu đồng.

- Ngân sách các huyện, thành phố cân đối bố trí đối ứng: Tỷ lệ đối ứng 49,2%, tương đương 31.438 triệu đồng.

(Chi tiết tại các phụ lục kèm theo)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này theo đúng quy định của pháp luật. Đối với các nội dung chưa phân bổ cho các sở, ngành cấp tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ chi tiết khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Điều 3. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVIII, Kỳ họp thứ Bảy thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2022./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Bộ Lao động TB&XH;
- Ủy ban Dân tộc;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- TTr Tỉnh ủy; HĐND; UBND; UBMTTQ tỉnh;
- Đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh Hà Giang;
- Đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII;
- Các sở, ban, ngành, tổ chức CT-XH cấp tỉnh;
- TTr.HĐND-UBND huyện, thành phố;
- Báo Hà Giang; Đài PTTH tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh; TT Công báo - Tin học tỉnh;
- Lưu: VT, HĐND (1b).

CHỦ TỊCH




Thào Hồng Sơn

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 23/NQ-HĐND về phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước năm 2022 để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Giang

  • Số hiệu: 23/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 15/07/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
  • Người ký: Thào Hồng Sơn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/07/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản