Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/2022/NQ-HĐND

Bắc Giang, ngày 12 tháng 7 năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

QUY ĐỊNH NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ, ĐINH MỨC PHÂN BỔ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2021-2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ 7

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật T chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ Hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư công;

Căn cứ Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội Phê duyệt chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân b vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;

Xét Tờ trình số 368/TTr-UBND ngày 21 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025 (sau đây gọi tắt là Chương trình).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các cơ quan, sở, ban, ngành của tỉnh; các huyện, thành phố và các đơn vị sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình (sau đây viết tắt là sở, ngành tỉnh và huyện, thành phố).

2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc lập, thẩm định và giao kế hoạch vốn hằng năm nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình.

3. Các cơ quan, đơn vị có liên quan đến việc quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán việc thực hiện Chương trình.

Điều 3. Nguyên tắc phân bổ vốn

1. Việc phân bổ vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước, Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và các quy định liên quan.

2. Phân bổ vốn phải bám sát các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể của Chương trình nhằm đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra; đảm bảo đúng đối tượng, đúng nội dung, không vượt quá tổng vốn nhà nước phân bổ và không thay đổi cơ cấu nguồn vốn của Chương trình; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững.

3. Đảm bảo công khai, minh bạch, quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo quyền chủ động cho các sở, ngành tỉnh và các huyện, thành phố.

4. Việc phân bổ vốn phải phù hợp với tình hình thực tế, khả năng cân đối của ngân sách nhà nước các cấp, phương pháp phân bổ dễ tính toán, dễ áp dụng, góp phần cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước.

5. Tập trung đầu tư cho huyện nghèo và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thành lập mỏi, cơ sở giáo dục nghề nghiệp mới sáp nhập, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên còn yếu kém về cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo.

6. Trường hợp địa bàn hành chính đáp ứng nhiều chỉ số trong cùng một tiêu chí phân bổ vốn thì áp dụng chỉ số có hệ số phân bổ vốn cao nhất.

Điều 4. Căn cứ để xác định các tiêu chí phân bổ vốn

1. Số hộ nghèo, hộ cận nghèo, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của các huyện, thành phố: Được xác định tại Quyết định số 2788/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt kết quả tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021.

2. Đơn vị hành chính cấp xã của huyện, thành phố: Được xác định tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2020.

3. Số đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 của các huyện: Được xác định tại Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

4. Huyện nghèo: Thực hiện theo Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025.

5. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi: Được thực hiện theo số liệu năm 2020 của Sở Y tế.

Điều 5. Tiêu chí, định mức, phương pháp phân bổ vốn ngân sách trung ương

Tiêu chí, định mức, phương pháp phân bổ vốn ngân sách trung ương (vốn đầu tư phát triển và sự nghiệp của 07 dự án, 07 tiểu dự án) phân bổ cho các sở, ngành tỉnh và huyện, thành phố thực hiện Chương trình được quy định chi tiết tại Phụ lục kèm theo Nghị quyết này.

Một số dự án, tiểu dự án được thực hiện theo phương pháp tính, xác định phân bổ theo 3 công thức tính như sau:

a) Các dự án, tiểu dự án

Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo;

Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp;

Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn, đối với vốn sự nghiệp thực hiện đào tạo nghề tại các huyện, thành phố;

Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin;

Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình.

Vốn ngân sách trung ương phân bổ cho từng huyện, thành phố (gọi chung là huyện) áp dụng công thức phân bổ theo Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg như sau:

Ci = Q.Xi.Yi

Trong đó:

Ci là vốn ngân sách trung ương phân bổ cho huyện thứ i.

Xi là tổng số các hệ số tiêu chí tổng tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo và tổng số hộ nghèo, hộ cận nghèo của huyện thứ i.

Yi là tổng hệ số tiêu chí số đơn vị hành chính cấp xã: (ĐVi1 * Hsđb) (ĐVi2 * Hsđb) (ĐVi3 * Hsđb) HNi.

ĐVi1 là hệ số đơn vị hành chính cấp xã không thuộc khu vực I,II,III.

ĐVi2 là hệ số đơn vị hành chính cấp xã thuộc khu vực I và II.

ĐVi3 là hệ số đơn vị hành chính cấp xã thuộc khu vực III.

ĐVi1 ĐVi2 ĐVi3 = Tổng hệ số tiêu chí đơn vị hành chính cấp xã của huyện thứ i.

Hsđb là hệ số quy định cho địa bàn đơn vị hành chính cấp xã tương ứng.

HNi là huyện nghèo.

Q là vốn bình quân cho một huyện được tính theo công thức:

G là tổng số vốn ngân sách trung ương phân bổ cho tỉnh Bắc Giang.

b) Tiểu dự án 2: Cải thiện dinh dưỡng thuộc Dự án 3

Vốn ngân sách trung ương phân bổ cho từng huyện, thành phố áp dụng công thức phân bổ theo Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg như sau:

Ei = Q.Yi.DDi

Trong đó:

Ei là vốn ngân sách trung ương phân bổ cho huyện thứ i.

DDi là hệ số tiêu chí tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 5 tuổi của huyện thứ i.

Yi là tổng hệ số tiêu chí số đơn vị hành chính cấp xã và huyện nghèo: (Đvi1 * Hsđb) (ĐVi2 * Hsđb) (ĐVi3 * Hsđb ) HNi.

ĐVi1 là hệ số đơn vị hành chính cấp xã không thuộc khu vực I,II,III.

ĐVi2 là hệ số đơn vị hành chính cấp xã thuộc khu vực I và II.

ĐVi3 là hệ số đơn vị hành chính cấp xã thuộc khu vực III.

ĐVi1 ĐVi2 ĐVi3 = Tổng hệ số tiêu chí đơn vị hành chính cấp xã của huyện thứ i.

Hsđb là hệ số quy định cho địa bàn đơn vị hành chính cấp xã tương ứng.

HNi là huyện nghèo.

Q là vốn bình quân cho một huyện được tính theo công thức:

G là tổng số vốn ngân sách trung ương để phân bổ cho các huyện, thành phố để thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 3 của Chương trình.

c) Tiểu dự án 3: Hỗ trợ việc làm bền vững thuộc Dự án 4.

Vốn ngân sách trung ương phân bổ cho từng huyện, thành phố (gọi chung là huyện) áp dụng công thức phân bổ theo Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg như sau:

M = Q.Ti.Hi

Trong đó:

M là vốn ngân sách trung ương phân bổ cho huyện thứ i.

Ti là hệ số tỷ lệ tiêu chí hộ nghèo, hộ cận nghèo của huyện thứ i.

Hi là hệ số tiêu chí hộ nghèo, cận nghèo của huyện thứ i.

Q là vốn bình quân cho một huyện được tính theo công thức:

G là tổng số vốn ngân sách trung ương để phân bổ cho các huyện, thành phố thực hiện Tiểu dự án 3 thuộc Dự án 4 của Chương trình.

Điều 6. Nguồn vốn và phân bổ vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh

Nguồn vốn đối ứng của ngân sách địa phương được bố trí từ ngân sách cấp tỉnh, đảm bảo theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Giao UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định nguồn vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh cho các dự án, tiểu dự án của Chương trình theo hướng ưu tiên tập trung đầu tư cho: huyện nghèo; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thành lập mới hoặc nâng cấp.

Điều 7. Trách nhiệm của UBND tỉnh

1. Tổ chức lập kế hoạch vốn trung hạn và hằng năm cho các sở, ngành tỉnh và huyện, thành phố theo đúng nguyên tắc, tiêu chí, định mức, phương pháp và nội dung phân bổ vốn ngân sách nhà nước tại Nghị quyết này.

2. Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát việc quản lý, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình.

Điều 8. Tổ chức thực hiện

Giao UBND tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết. Trong quá trình thực hiện, có vấn đề phát sinh, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang Khóa XIX, Kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 12 tháng 7 năm 2022 và có hiệu lực từ ngày 22 tháng 7 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chính phủ;
- Vụ Pháp luật: Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chính phủ;
- Vụ Pháp chế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính;
- Vụ Pháp chế - Bộ LĐTB và XH;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh; UBND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức CT-XH tỉnh;
- Các cơ quan, sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh khóa XIX;
- Thường trực: Huyện ủy, HĐND; UBND các huyện, thành phố;
- Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Trung tâm thông tin, Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, CTHĐND.

CHỦ TỊCH




Lê Thị Thu Hồng

 

PHỤ LỤC

TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC, PHƯƠNG PHÁP PHÂN BỔ VỐN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 08/2022/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bắc Giang)

I. Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo

Phân bổ 100% vốn ngân sách trung ương bao gồm cả vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp cho huyện nghèo Sơn Động.

II. Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo

1. Phân bổ 100% vốn ngân sách trung ương cho các huyện, thành phố.

2. Tiêu chí và hệ số phân bổ vốn cho huyện, thành phố

a) Tiêu chí 1: Tổng tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo của huyện, thành phố

Tổng tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo của huyện, thành phố

Hệ số

Dưới 5%

0,1

Từ 5% đến dưới 10%

0,3

Từ 10% đến dưới 15%

0,4

Từ 15% trở lên

0,5

b) Tiêu chí 2: Tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo của huyện, thành phố

Tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo của huyện, thành phố

Hệ số

Dưới 2.000 hộ

0,1

Từ 2.000 đến dưới 5.000 hộ

0,3

Từ 5.000 đến dưới 8.000 hộ

0,4

Từ 8.000 hộ trở lên

0,5

c) Tiêu chí 3: Số đơn vị hành chính cấp xã của huyện, thành phố

Địa bàn

Hệ số

Mỗi xã/ phường/thị trấn

0,01

Mỗi xã khu vực I và II

0,02

Mỗi xã khu vực III

0,03

d) Tiêu chí 4: Địa bàn khó khăn

Địa bàn khó khăn

Hệ số

Huyện nghèo

0,12

3. Phương pháp tính, xác định phân bổ vốn: Thực hiện theo Điều 5 của Nghị quyết này.

III. Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng

1. Tiểu dự án 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp

a) Phân bổ 100% vốn ngân sách trung ương của Tiểu dự án cho các huyện, thành phố.

b) Tiêu chí và hệ số phân bổ vốn cho huyện, thành phố: Thực hiện theo mục 2 phần II Dự án 2 của Phụ lục này.

c) Phương pháp tính, xác định phân bổ vốn: Thực hiện theo Điều 5 của Nghị quyết này.

2. Tiểu dự án 2: Cải thiện dinh dưỡng

a) Phân bổ 100% vốn ngân sách trung ương của Tiểu dự án cho các huyện, thành phố.

b) Tiêu chí và hệ số phân bổ vốn cho huyện, thành phố

Thực hiện theo tiêu chí 3: Số đơn vị hành chính cấp xã của huyện, thành phố và tiêu chí 4: Địa bàn khó khăn được thực hiện theo mục 2 phần II Dự án 2 của Phụ lục này.

Bổ sung thêm tiêu chí: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi của huyện, thành phố.

Tiêu chí: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi của huyện, thành phố

Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi của huyện, thành phố

Hệ số

Dưới 20%

1

Từ 20% đến dưới 25%

1,2

Từ 25% đến 30%

1,4

Trên 30%

1,6

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi theo số liệu năm 2020 của Sở Y tế.

c) Phương pháp tính, xác định phân bổ vốn: Thực hiện theo Điều 5 của Nghị quyết này.

IV. Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững

1. Tiểu dự án 1: Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn

a) Đối với vốn đầu tư phát triển

Phân bổ 100% vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương của Tiểu dự án cho các trường cao đẳng, trường trung cấp giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh và các sở, ngành, quản lý.

b) Đối với vốn sự nghiệp

- Phân bổ tối đa 5% tổng số vốn sự nghiệp ngân sách trung ương của Tiểu dự án cho các Sở, ngành tỉnh, đơn vị liên quan.

- Phân bổ tối đa 40% tổng số vốn sự nghiệp ngân sách trung ương của Tiểu dự án cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập của tỉnh để đầu tư cơ sở vật chất và phát triển hệ thống.

- Phân bổ tối thiểu 55% tổng số vốn sự nghiệp ngân sách trung ương của Tiểu dự án cho các huyện, thành phố để hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo Sơn Động.

Tiêu chí và hệ số phân bổ vốn cho các huyện, thành phố: Thực hiện theo mục 2 phần II Dự án 2 của Phụ lục này.

Phương pháp tính, xác định phân bổ vốn: Thực hiện theo Điều 5 của Nghị quyết này.

2. Tiểu dự án 2: Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Phân bổ 100% vốn ngân sách trung ương của Tiểu dự án cho các Sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh thực hiện hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

3. Tiểu dự án 3: Hỗ trợ việc làm bền vững

a) Đối với vốn đầu tư phát triển

Phân bổ 100% vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương cho các Sở, ngành để đầu tư cơ sở vật chất, phát triển các sàn giao dịch việc làm.

b) Đối với vốn sự nghiệp

Phân bổ vốn ngân sách trung ương của Tiểu dự án tối đa 20% cho các Sở, ngành tỉnh; tối thiểu 80% cho các huyện, thành phố.

Tiêu chí và hệ số phân bổ vốn cho các huyện, thành phố: Thực hiện theo tiêu chí 1: Tổng tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo của huyện, thành phố và tiêu chí 2: Tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo của huyện, thành phố.

Phương pháp tính, xác định phân bổ vốn: Thực hiện theo Điều 5 của Nghị quyết này.

V. Dự án 5: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc huyện nghèo Sơn Động

1. Phân bổ 100% vốn ngân sách trung ương cho huyện nghèo Sơn Động.

2. Định mức hỗ trợ: Thực hiện như quy định tại khoản 2 Điều 9, Dự án 5, Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

VI. Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin

1. Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về thông tin

a) Phân bổ vốn ngân sách trung ương tối đa 25% cho các Sở, ngành tỉnh; tối thiểu 75% cho các huyện, thành phố.

b) Tiêu chí và hệ số phân bổ vốn cho huyện, thành phố: Thực hiện theo mục 2 phần II Dự án 2 của Phụ lục này.

c) Phương pháp tính, xác định phân bổ vốn: Thực hiện theo Điều 5 của Nghị quyết này.

2. Tiểu dự án 2: Truyền thông về giảm nghèo đa chiều

a) Phân, bổ vốn ngân sách trung ương tối đa 25% cho Sở, ngành tỉnh; tối thiểu 75% cho các huyện, thành phố.

b) Tiêu chí và hệ số phân bổ vốn cho huyện, thành phố: Thực hiện theo mục 2 phần II Dự án 2 của Phụ lục này.

c) Phương pháp tính, xác định phân bổ vốn: Thực hiện theo Điều 5 của Nghị quyết này.

VII. Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình

1. Phân bổ vốn ngân sách trung ương tối đa 25% cho các Sở, ngành tỉnh; tối thiểu 75% cho các huyện, thành phố.

2. Tiêu chí và hệ số phân bổ vốn cho huyện, thành phố: Thực hiện theo mục 2 phần II Dự án 2 của Phụ lục này.

3. Phương pháp tính, xác định phân bổ vốn: Thực hiện theo Điều 5 của Nghị quyết này.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 08/2022/NQ-HĐND quy định nguyên tắc, tiêu chí, đinh mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025

  • Số hiệu: 08/2022/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 12/07/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang
  • Người ký: Lê Thị Thu Hồng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản