Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/2009/NQ-HĐND7

 Thủ Dầu Một, ngày 24 tháng 7 năm 2009

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, VIÊN CHỨC LÀM VIỆC TẠI CÁC CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI, CƠ SỞ CAI NGHIỆN VÀ SAU CAI NGHIỆN MA TUÝ

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
KHOÁ VII - KỲ HỌP THỨ 14

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 114/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp đối với cán bộ, viên chức làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma tuý, người bán dâm và người sau cai nghiện ma tuý; Thông tư liên tịch số 13/2007/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 20 tháng 8 năm 2007 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp đối với cán bộ viên chức làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma tuý, người bán dâm và người sau cai nghiện ma tuý;

Sau khi xem xét Tờ trình số 1670/TTr-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh đề nghị phê duyệt chế độ, chính sách đối với cán bộ, viên chức làm việc tại các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở cai nghiện và sau cai nghiện ma tuý; Báo cáo thẩm tra số 34/BC-HĐND-VHXH ngày 06 tháng 7 năm 2009 của Ban Văn hoá - Xã hội và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê chuẩn chế độ hỗ trợ đối với cán bộ, viên chức làm việc tại các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở cai nghiện và sau cai nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh Bình Dương như sau:

1. Chế độ hỗ trợ

a) Đối với Trung tâm nuôi dưỡng người già tàn tật, cô đơn

- Cán bộ, viên chức tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với đối tượng xã hội được hưởng 1,5 lần so với mức lương tối thiểu/người/tháng;

- Cán bộ, viên chức tiếp xúc trực tiếp nhưng không thường xuyên với đối tượng xã hội được hưởng 1,2 lần so với mức lương tối thiểu/người/tháng.

b) Đối với Trung tâm tiếp nhận và quản lý đối tượng xã hội

- Cán bộ, viên chức tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với đối tượng xã hội được hưởng 1,2 lần so với mức lương tối thiểu/người/tháng;

- Cán bộ, viên chức tiếp xúc trực tiếp nhưng không thường xuyên với đối tượng xã hội được hưởng 1,0 lần so với mức lương tối thiểu/người/tháng.

c) Đối với Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi

- Cán bộ, viên chức tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với đối tượng xã hội được hưởng 1,2 lần so với mức lương tối thiểu/người/tháng;

- Cán bộ, viên chức tiếp xúc trực tiếp nhưng không thường xuyên với đối tượng xã hội được hưởng 1,0 lần so với mức lương tối thiểu/người/tháng.

d) Đối với Trung tâm dạy nghề người tàn tật

- Cán bộ, viên chức tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với đối tượng xã hội được hưởng 1,0 lần so với mức lương tối thiểu/người/tháng;

- Cán bộ, viên chức tiếp xúc trực tiếp nhưng không thường xuyên với đối tượng xã hội được hưởng 0,7 lần so với mức lương tối thiểu/người/tháng.

2. Chế độ hỗ trợ đối với cán bộ, viên chức làm việc tại cơ sở cai nghiện và sau cai nghiện ma tuý

- Cán bộ, viên chức tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với học viên mại dâm, ma tuý và người sau cai nghiện ma tuý được hưởng 2,0 lần so với mức lương tối thiểu/người/tháng;

- Cán bộ, viên chức tiếp xúc trực tiếp nhưng không thường xuyên với học viên mại dâm, ma tuý và người sau cai nghiện ma tuý được hưởng 1,5 lần so với mức lương tối thiểu/người/tháng.

3. Chế độ hỗ trợ cán bộ, nhân viên làm việc tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh và các huyện, thị xã được hưởng 1,0 lần so với mức lương tối thiểu/người/tháng.

4. Chế độ hỗ trợ học nghề đối với các đối tượng ma tuý, mại dâm tại Trung tâm Giáo dục lao động - Tạo việc làm được hưởng 600.000 đồng/người/năm.

5. Chế độ hỗ trợ ưu đãi

- Đối với cán bộ, viên chức làm chuyên môn y tế và người trực tiếp làm công việc trông coi, bảo vệ, vận chuyển, phục vụ người nghiện ma tuý, người bán dâm và người nhiễm HIV/AIDS được hưởng mức phụ cấp bằng 50% tiền lương theo ngạch bậc hiện hưởng và phụ cấp chức vụ (nếu có);

- Đối với cán bộ, viên chức được phân công trực tiếp dạy văn hoá, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách và dạy nghề cho người nghiện ma tuý, người bán dâm và người nhiễm HIV/AIDS được hưởng mức phụ cấp bằng 50% tiền lương theo ngạch bậc hiện hưởng và phụ cấp chức vụ (nếu có);

- Đối với cán bộ, viên chức làm công tác quản lý, không trực tiếp làm chuyên môn y tế, dạy văn hoá, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách và dạy nghề được hưởng mức phụ cấp bằng 25% tiền lương theo ngạch bậc hiện hưởng và phụ cấp chức vụ (nếu có).

Điều 2. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định thực hiện Nghị quyết này.

Điều 3. Bãi bỏ Nghị quyết số 53/2005/NQ-HĐND7 ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung chính sách, chế độ của ngành lao động, thương binh và xã hội tỉnh Bình Dương và Nghị quyết số 11/2008/NQ-HĐND7 ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chế độ, chính sách đối với cán bộ, viên chức làm việc tại các cơ sở cai nghiện và sau cai nghiện ma tuý. 

Điều 4. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương khoá VII, kỳ họp thứ 14 thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Vũ Minh Sang

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 22/2009/NQ-HĐND7 về chế độ hỗ trợ đối với cán bộ, viên chức làm việc tại cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở cai nghiện và sau cai nghiện ma tuý do Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương khóa VII, kỳ họp thứ 14 ban hành

  • Số hiệu: 22/2009/NQ-HĐND7
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 24/07/2009
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
  • Người ký: Vũ Minh Sang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản