Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/2017/NQ-HĐND | Phú Thọ, ngày 14 tháng 12 năm 2017 |
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ KINH PHÍ SỰ NGHIỆP NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ NĂM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020;
Xét Tờ trình số 5297/TTr-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ như sau:
I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Phạm vi điều chỉnh: Các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là căn cứ để lập kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm nguồn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. Đồng thời là căn cứ để quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm nguồn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.
2. Đối tượng áp dụng: Ủy ban nhân dân tỉnh; các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị và các đơn vị sử dụng kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến lập kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm nguồn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững trong giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
II. CÁC NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ
1. Nguyên tắc phân bổ:
- Việc phân bổ vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 phải tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan;
- Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo quyền chủ động cho địa phương;
- Việc phân bổ vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;
- Ưu tiên bố trí vốn cho các huyện miền núi, các xã đặc biệt khó khăn, xã ATK; vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, thu nhập và mức sống của dân cư giữa các vùng trong tỉnh;
- Bảo đảm công khai, minh bạch trong việc phân bổ vốn kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính và tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
- Căn cứ tính điểm: Quy mô dân số, số hộ dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số, số hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo của huyện, xã để tính điểm căn cứ vào số liệu công bố của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020; số đơn vị hành chính cấp xã của huyện để tính điểm căn cứ vào số liệu tại thời điểm 31/12/2016 do Cục Thống kê tỉnh công bố.
2. Về tiêu chí phân bổ vốn:
Tiêu chí phân bổ vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp cho các địa phương gồm 03 nhóm sau đây:
- Tiêu chí dân số và dân tộc thiểu số;
- Tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo;
- Tiêu chí về đơn vị hành chính.
3. Phương pháp xác định mức phân bổ vốn:
3.1. Dự án 1: Chương trình 30a.
- Phạm vi và đối tượng áp dụng: Huyện Tân Sơn thuộc huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ.
- Phương pháp phân bổ: Theo quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn tại Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, việc xác định hệ số tiêu chí cho huyện Tân Sơn để phân bổ vốn đã được Trung ương tính toán cho tỉnh Phú Thọ. Do đó, số vốn ngân sách trung ương thuộc Chương trình 30a hàng năm phân bổ cho tỉnh sẽ được giao toàn bộ cho huyện Tân Sơn.
3.2. Dự án 2: Chương trình 135.
a) Các tiêu chí cụ thể:
- Tiêu chí về xã (xã khu vực III, khu vực II, khu vực I; xã an toàn khu);
- Tiêu chí về thôn đặc biệt khó khăn;
- Tiêu chí về tỷ lệ hộ nghèo;
- Tiêu chí về tỷ lệ hộ người dân tộc thiểu số.
b) Cách tính hệ số các tiêu chí (bao gồm vốn sự nghiệp và vốn đầu tư):
- Xã đặc biệt khó khăn và ATK
+ Tiêu chí về xã:
Đối với xã | Hệ số (H1) |
Mỗi xã khu vực III (kể cả xã ATK) được tính | 10 |
Mỗi xã khu vực II là xã an toàn khu được tính | 9 |
Mỗi xã khu vực I, xã không thuộc vùng dân tộc và miền núi là xã an toàn khu được tính | 8 |
+ Tiêu chí về tỷ lệ hộ nghèo:
Tỷ lệ hộ nghèo của xã | Hệ số (H3) |
Thấp hơn tỷ lệ chung của toàn tỉnh | 0 |
Cao hơn và ở mức nhỏ hơn hoặc bằng (≤) 1,5 lần tỷ lệ chung của toàn tỉnh | 0,02 |
Cao hơn 1,5 lần đến 2 lần tỷ lệ chung của toàn tỉnh | 0,03 |
Cao hơn 2 lần đến 2,5 lần tỷ lệ chung của toàn tỉnh | 0,04 |
Cao hơn 2,5 lần trở lên tỷ lệ chung của toàn tỉnh | 0,05 |
Tỷ lệ hộ nghèo được lấy tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2016.
+ Tiêu chí về tỷ lệ hộ người dân tộc thiểu số:
Tỷ lệ hộ người dân tộc thiểu số của xã | Hệ số (H4) |
Dưới 20% | 0,03 |
Từ 20% đến 30% | 0,04 |
Trên 30% | 0,05 |
- Thôn, bản đặc biệt khó khăn
+ Tiêu chí về thôn đặc biệt khó khăn tại xã khu vực I, khu vực II:
Số thôn đặc biệt khó khăn | Hệ số (H2) |
Mỗi thôn đặc biệt khó khăn thuộc diện đầu tư được tính | 1,8 |
+ Tiêu chí về tỷ lệ hộ nghèo:
Tỷ lệ hộ nghèo của thôn | Hệ số (H3) |
Thấp hơn tỷ lệ chung của toàn tỉnh | 0 |
Cao hơn và ở mức nhỏ hơn hoặc bằng (≤) 1,5 lần tỷ lệ chung của toàn tỉnh | 0,02 |
Cao hơn 1,5 lần đến 2 lần tỷ lệ chung của toàn tỉnh | 0,03 |
Cao hơn 2 lần đến 2,5 lần tỷ lệ chung của toàn tỉnh | 0,04 |
Cao hơn 2,5 lần trở lên tỷ lệ chung của toàn tỉnh | 0,05 |
Tỷ lệ hộ nghèo được lấy tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2016.
+ Tiêu chí về tỷ lệ hộ người dân tộc thiểu số:
Tỷ lệ hộ người dân tộc thiểu số của thôn | Hệ số (H4) |
Dưới 20% | 0,03 |
Từ 20% đến 30% | 0,04 |
Trên 30% | 0,05 |
Số xã khu vực III, II, I, xã an toàn khu (ATK): Thực hiện theo Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã ATK vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020 (theo đó, tỉnh Phú Thọ có 41 xã thuộc diện đầu tư Chương trình 135, gồm: 29 xã đặc biệt khó khăn, 10 xã ATK, 02 xã vừa là xã ATK vừa là xã đặc biệt khó khăn).
Số thôn đặc biệt khó khăn: Thực hiện theo Quyết định số 414/QĐ-UBDT của Ủy ban Dân tộc ngày 11/7/2017 phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020 (theo đó, tỉnh Phú Thọ có 239 thôn đặc biệt khó khăn thuộc diện đầu tư Chương trình 135).
c) Phương pháp tính hệ số:
- Hệ số mỗi xã đặc biệt khó khăn và ATK (Z1) = (H1) x (1+H3+H4);
+ Tổng hệ số của các xã (N1) = Tổng của 41 xã đặc biệt khó khăn và ATK. - Hệ số của mỗi thôn đặc biệt khó khăn khu vực I, II (Z2) = (H2) x (1+H3+H4);
+ Tổng hệ số của các thôn (N2) = Tổng tối đa của 212 thôn đặc biệt khó khăn.
Tổng số thôn đặc biệt khó khăn là 239 thôn thuộc xã khu vực I, khu vực II, tuy nhiên, chỉ tính tổng hệ số tối đa của 212 thôn (xã có trên 4 thôn đặc biệt khó khăn chỉ bố trí tối đa 04 thôn đặc biệt khó khăn/xã).
d) Cách tính điểm phân bổ vốn:
- Mức vốn của 1 hệ số (K) = Kế hoạch vốn được giao (I): (N1+N2);
- Mức vốn phân bổ cho mỗi xã đặc biệt khó khăn và ATK (X)= K x Z1.
- Mức vốn phân bổ cho mỗi thôn đặc biệt khó khăn xã khu vực I, II (T)= K x Z2.
Tổng số điểm của tỉnh bằng tổng số điểm của các xã; căn cứ vào số kinh phí hàng năm xác định ra số tiền/01 điểm.
Mức vốn phân bổ cho thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực I, II để thực hiện các công trình: Cứng hóa đường giao thông nông thôn; xây mới, nâng cấp nhà văn hóa khu dân cư.
3.3. Đối với các dự án: Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135; Dự án 4: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin; Dự án 5: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình (kinh phí sự nghiệp):
Căn cứ nguồn vốn ngân sách trung ương và kế hoạch triển khai nhiệm vụ hàng năm, giao Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh cho ý kiến để thực hiện.
Điều 2. Tổ chức thực hiện và hiệu lực thi hành:
- Giao Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết;
- Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ khóa XVIII kỳ họp thứ Năm thông qua ngày 13 tháng 12 năm 2017 và có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết 08/2017/NQ-HĐND Quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 2Quyết định 90/2017/QĐ-UBND quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 3Nghị quyết 51/2017/NQ-HĐND về quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 4Nghị quyết 16/2017/NQ-HĐND về quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển, kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương để làm căn cứ phân bổ vốn đầu tư trung hạn và hàng năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 5Nghị quyết 29/2017/NQ-HĐND về sửa đổi điểm a, khoản 4, Điều 7 Nghị quyết 22/2015/NQ-HĐND về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 6Quyết định 79/2017/QĐ-UBND về quy định nội dung và mức hỗ trợ kinh phí sự nghiệp từ ngân sách nhà nước để thực hiện Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 7Nghị quyết 77/2017/NQ-HĐND về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách nhà nước các cấp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 tỉnh Hà Tĩnh
- 8Nghị quyết 14/2016/NQ-HĐND về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2016-2020 tỉnh Hà Tĩnh
- 9Nghị quyết 45/2017/NQ-HĐND về phân bổ ngân sách tỉnh Hải Dương năm 2018
- 10Quyết định 07/2018/QĐ-UBND về Quy chế sử dụng nguồn vốn huy động hợp pháp khác thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 11Nghị quyết 44/2017/NQ-HĐND về quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển kinh phí sự nghiệp nguồn Ngân sách Nhà nước; tỷ lệ vốn đối ứng nguồn ngân sách địa phương thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 12Quyết định 3206/QĐ-UBND năm 2017 quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 13Quyết định 19/2018/QĐ-UBND quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2018-2020
- 14Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐND sửa đổi điểm a, điểm b khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 80/2017/NQ-HĐND quy định về tiêu chí, định mức phân bổ vốn thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 15Nghị quyết 55/2020/NQ-HĐND về kéo dài thời gian thực hiện và điều chỉnh nội dung Nghị quyết 45/2016/NQ-HĐND về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017-2020
- 16Quyết định 220/QĐ-UBND năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2020
- 1Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo do Chính phủ ban hành
- 2Luật Đầu tư công 2014
- 3Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 6Quyết định 48/2016/QĐ-TTg Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 900/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 414/QĐ-UBDT năm 2017 phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 9Nghị quyết 08/2017/NQ-HĐND Quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 10Quyết định 90/2017/QĐ-UBND quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 11Nghị quyết 51/2017/NQ-HĐND về quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 12Nghị quyết 16/2017/NQ-HĐND về quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển, kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương để làm căn cứ phân bổ vốn đầu tư trung hạn và hàng năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 13Nghị quyết 29/2017/NQ-HĐND về sửa đổi điểm a, khoản 4, Điều 7 Nghị quyết 22/2015/NQ-HĐND về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 14Quyết định 79/2017/QĐ-UBND về quy định nội dung và mức hỗ trợ kinh phí sự nghiệp từ ngân sách nhà nước để thực hiện Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 15Nghị quyết 77/2017/NQ-HĐND về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách nhà nước các cấp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 tỉnh Hà Tĩnh
- 16Nghị quyết 14/2016/NQ-HĐND về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2016-2020 tỉnh Hà Tĩnh
- 17Nghị quyết 45/2017/NQ-HĐND về phân bổ ngân sách tỉnh Hải Dương năm 2018
- 18Quyết định 07/2018/QĐ-UBND về Quy chế sử dụng nguồn vốn huy động hợp pháp khác thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 19Nghị quyết 44/2017/NQ-HĐND về quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển kinh phí sự nghiệp nguồn Ngân sách Nhà nước; tỷ lệ vốn đối ứng nguồn ngân sách địa phương thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 20Quyết định 3206/QĐ-UBND năm 2017 quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 21Quyết định 19/2018/QĐ-UBND quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2018-2020
- 22Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐND sửa đổi điểm a, điểm b khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 80/2017/NQ-HĐND quy định về tiêu chí, định mức phân bổ vốn thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 23Nghị quyết 55/2020/NQ-HĐND về kéo dài thời gian thực hiện và điều chỉnh nội dung Nghị quyết 45/2016/NQ-HĐND về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017-2020
Nghị quyết 18/2017/NQ-HĐND về quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- Số hiệu: 18/2017/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 14/12/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Phú Thọ
- Người ký: Hoàng Dân Mạc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra