Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2012/NQ-HĐND | Hà Nam, ngày 13 tháng 7 năm 2012 |
NGHỊ QUYẾT
V/V ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH CÁC HUYỆN DUY TIÊN, BÌNH LỤC, THANH LIÊM, KIM BẢNG ĐỂ MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ PHỦ LÝ VÀ THÀNH LẬP PHƯỜNG THUỘC THÀNH PHỐ PHỦ LÝ
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
KHOÁ XVII - KỲ HỌP THỨ TƯ
(Ngày 12, 13/7/2012)
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 62/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn;
Căn cứ Quyết định số 1226/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết 05-NQ/TU ngày 25 tháng 8 năm 2011 của Tỉnh ủy Hà Nam về phát triển đô thị Hà Nam đến năm 2020;
Sau khi xem xét Tờ trình số 1051/TTr-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2012 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Duy Tiên, Lý Nhân, Thanh Liêm, Kim Bảng để mở rộng địa giới hành chính thành phố Phủ Lý; báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1: Nhất trí điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Duy Tiên, Bình Lục, Thanh Liêm, Kim Bảng để mở rộng thành phố Phủ Lý và thành lập phường thuộc thành phố Phủ Lý, cụ thể như sau:
1. Điều chỉnh 1.673,80 ha diện tích tự nhiên và 12.417 nhân khẩu của huyện Duy Tiên gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã Tiên Tân, Tiên Hiệp, Tiên Hải; 1.236,54 ha diện tích tự nhiên và 12.868 nhân khẩu của huyện Bình Lục gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Đinh Xá, Trịnh Xá; 1.359,30 ha diện tích tự nhiên và 16.154 nhân khẩu của huyện Thanh Liêm gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã Liêm Tuyền, Liêm Tiết; 458,31 ha diện tích tự nhiên và toàn bộ dân số 7.478 nhân khẩu của xã Thanh Tuyền; 1.090,90 ha diện tích đất tự nhiên và 11.108 nhân khẩu của huyện Kim Bảng gồm 628,53 ha diện tích tự nhiên và toàn bộ dân số 5.945 nhân khẩu của xã Kim Bình; 462,37 ha diện tích tự nhiên, 5.163 nhân khẩu của xã Thanh Sơn (trong đó có 4.876 nhân khẩu ở các xóm: 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14; 263 nhân khẩu ở xóm 5; 24 nhân khẩu ở thôn Bút Sơn) về thành phố Phủ Lý quản lý.
Sáp nhập 462,37 ha đất tự nhiên và 5.163 nhân khẩu của xã Thanh Sơn (trong đó có 4.876 nhân khẩu ở các xóm: 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14; 263 nhân khẩu ở xóm 5; 24 nhân khẩu ở thôn Bút Sơn) vào phường Lê Hồng Phong và lấy tên phường là Lê Hồng Phong.
Sáp nhập phần diện tích còn lại 6,04 ha diện tích tự nhiên của xã Kim Bình, huyện Kim Bảng (bao gồm diện tích nhà máy nước và trạm bơm trục đứng Quế) vào thị trấn Quế huyện Kim Bảng. Sau sáp nhập diện tích tự nhiên của thị trấn Quế là 306,09 ha.
Đơn vị hành chính xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng còn lại 2.621,41 ha diện tích tự nhiên và 6.687 nhân khẩu (trong đó có 4.354 nhân khẩu ở các xóm: 1, 2, 3, 4, 15; 1.045 nhân khẩu của xóm 5 và 1288 nhân khẩu thôn Bút Sơn).
Sáp nhập phần diện tích còn lại 8,46 ha diện tích tự nhiên của xã Thanh Tuyền huyện Thanh Liêm (gồm diện tích trụ sở Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Thanh Liêm và trụ sở một số cơ quan trực thuộc huyện) vào xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm. Sau sáp nhập diện tích tự nhiên của xã Thanh Hà là 819,57ha.
2. Thành lập phường thuộc thành phố Phủ Lý cụ thể như sau:
a) Thành lập phường Thanh Châu thuộc thành phố Phủ Lý trên cơ sở nguyên trạng 336,86 ha diện tích tự nhiên và 6.307 nhân khẩu của xã Thanh Châu.
Địa giới hành chính phường Thanh Châu: Phía Bắc giáp xã Liêm Chính, phường Trần Hưng Đạo và phường Hai Bà Trưng; phía Đông giáp xã Liêm Chung, phía Nam giáp xã Thanh Tuyền, xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm; phía Tây giáp sông Đáy.
b) Thành lập phường Liêm Chính trên cơ sở nguyên trạng 332,51 ha diện tích tự nhiên và 5.047 nhân khẩu của xã Liêm Chính.
Địa giới hành chính phường Liêm Chính: Phía Bắc giáp xã Lam Hạ và xã Liêm Tuyền; phía Đông giáp xã Liêm Tuyền, Liêm Tiết, huyện Thanh Liêm; phía Nam giáp xã Thanh Châu và xã Liêm Chung; phía Tây giáp phường Trần Hưng Đạo.
c) Thành lập phường Châu Sơn trên cơ sở nguyên trạng 524,11 ha diện tích tự nhiên và 8.158 nhân khẩu của xã Châu Sơn.
Địa giới hành chính của phường Châu Sơn: Phía Bắc giáp phường Lê Hồng Phong; phía Đông giáp sông Đáy; phía Nam giáp thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm; phía Tây giáp xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng.
d) Thành lập phường Lam Hạ trên cơ sở nguyên trạng 627,96 ha diện tích tự nhiên và 5.953 nhân khẩu của xã Lam Hạ.
Địa giới hành chính của phường Lam Hạ: Phía Bắc giáp xã Tiên Tân, xã Tiên Hiệp; phía Đông giáp xã Tiên Hải, huyện Duy Tiên; phía Nam giáp sông Châu Giang; phía Tây giáp phường Quang Trung và quốc lộ 1A.
đ) Thành lập phường Thanh Tuyền trên cở sở nguyên trạng 458,31 ha diện tích tự nhiên và 7.478 nhân khẩu của xã Thanh Tuyền.
Địa giới hành chính của phường Thanh Tuyền: Phía Bắc giáp xã Thanh Châu và đê Tả Đáy; phía Đông giáp xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm và Quốc lộ 1A; phía Nam giáp xã Thanh Phong, huyện Thanh Liêm; phía Tây giáp thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm và sông Đáy.
3. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Duy Tiên, Bình Lục, Thanh Liêm, Kim Bảng để mở rộng và thành lập các phường thuộc thành phố Phủ Lý, vị trí địa lý, diện tích tự nhiên, dân số, đơn vị hành chính của thành phố Phủ lý và các huyện cụ thể như sau:
a) Thành phố Phủ Lý có diện tích tự nhiên 8.787,31 ha và 136.654 nhân khẩu, có 21 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 11 phường và 10 xã. Các phường: Minh Khai, Hai Bà Trưng, Lương Khánh Thiện, Trần Hưng Đạo, Lê Hồng Phong, Quang Trung, Thanh Châu, Liêm Chính, Châu Sơn, Lam Hạ, Thanh Tuyền; các xã: Liêm Chung, Phù Vân, Tiên Tân, Tiên Hiệp, Tiên Hải, Đinh Xá, Trịnh Xá, Liêm Tuyền, Liêm Tiết, Kim Bình.
Địa giới hành chính của thành phố Phủ Lý: Phía Bắc giáp huyện Duy Tiên; phía Nam giáp huyện Thanh Liêm; phía Đông giáp huyện Bình Lục; phía Tây giáp huyện Kim Bảng.
b) Huyện Duy Tiên có diện tích tự nhiên 12.100,35 ha và 115.011 nhân khẩu, có 18 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 16 xã và 02 thị trấn. Các xã: Mộc Bắc, Mộc Nam, Chuyên Ngoại, Trác Văn, Châu Giang, Yên Bắc, Yên Nam, Đọi Sơn, Châu Sơn, Tiên Phong, Tiên Ngoại, Tiên Nội, Bạch Thượng, Hoàng Đông, Duy Minh, Duy Hải; các thị trấn: Đồng Văn, Hòa Mạc.
Địa giới hành chính của huyện Duy Tiên: Phía Bắc giáp huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội; phía Nam giáp thành phố Phủ Lý và huyện Bình Lục; phía Đông giáp huyện Lý Nhân và thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên; phía Tây giáp huyện Kim Bảng.
c) Huyện Bình Lục có diện tích tự nhiên 14.401,02 ha và 133.978 nhân khẩu, có 19 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 18 xã và 01 thị trấn. Các xã: Bình Nghĩa, Tràng An, Đồng Du, Ngọc Lũ, Hưng Công, Đồn Xá, An Ninh, Bồ Đề, Bối Cầu, An Mỹ, An Nội, Vũ Bản, Trung Lương, Mỹ Thọ, An Đổ, La Sơn, Tiêu Động, An Lão và thị trấn Bình Mỹ.
Địa giới hành chính huyện Bình Lục: Phía Bắc giáp huyện Duy Tiên và huyện Lý Nhân; phía Nam giáp huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định; phía Đông giáp huyện Lý Nhân và huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định; phía Tây giáp huyện Thanh Liêm và thành phố Phủ Lý.
d) Huyện Thanh Liêm có diện tích tự nhiên 16.472,70 ha và 113.077 nhân khẩu, có 17 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 16 xã và 01 thị trấn. Các xã: Liêm Phong, Liêm Cần, Liêm Thuận, Liêm Túc, Liêm Sơn, Thanh Bình, Thanh Thủy, Thanh Phong, Thanh Lưu, Thanh Tân, Thanh Hương, Thanh Nghị, Thanh Tâm, Thanh Nguyên, Thanh Hải, Thanh Hà và thị trấn Kiện Khê.
Địa giới hành chính huyện Thanh Liêm: Phía Bắc giáp huyện Kim Bảng và thành phố Phủ Lý; phía Nam giáp huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định và huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình; phía Đông giáp huyện Bình Lục; phía Tây giáp huyện Lạc Thủy, tỉnh Hoà Bình.
đ) Huyện Kim Bảng có diện tích tự nhiên 17.571,72 ha và 116.054 nhân khẩu, có 18 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm và 16 xã và 02 thị trấn. Các xã: Tượng Lĩnh, Nguyễn Úy, Lê Hồ, Tân Sơn, Thụy Lôi, Ngọc Sơn, Đồng Hóa, Đại Cương, Nhật Tân, Nhật Tựu, Hoàng Tây, Văn Xá, Khả Phong, Liên Sơn, Thi Sơn, Thanh Sơn; các thị trấn: Quế, Ba Sao.
Địa giới hành chính huyện Kim Bảng: Phía Bắc giáp huyện Mỹ Đức, huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội; phía Nam giáp huyện Thanh Liêm; phía Đông giáp huyện Duy Tiên và thành phố Phủ Lý; phía Tây giáp huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hòa Bình.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua.
2. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định của pháp luật, trình Chính phủ xem xét, quyết định.
3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Hà Nam khoá XVII, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 13 tháng 7 năm 2012 ./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết số 38/2006/NQ-HĐND về điều chỉnh địa giới hành chính, chia tách các phường đông dân của quận 12 và quận Gò Vấp do Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Nghị quyết số 36/2006/NQ-HĐND về việc điều chỉnh địa giới hành chính, chia tách phường đông dân theo đề nghị của Ủy ban nhân dân phường 11, 12 và phường 17 do Hội đồng nhân dân Quận Gò Vấp ban hành
- 3Chỉ thị 01/CT-UBND thực hiện nhiệm vụ trọng tâm về điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 4Nghị quyết 147/2009/NQ-HĐND điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành của tỉnh Đồng Nai do Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa VII, kỳ họp thứ 17 ban hành
- 5Quyết định 21/2006/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính, tái lập và thành lập mới xã, thị trấn thuộc tỉnh Hậu Giang
- 6Nghị quyết 64/2012/NQ-HĐND thông qua Đề án điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mộc Hóa để thành lập thị xã Kiến Tường và phường trực thuộc thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An
- 7Nghị quyết 79/2007/NQ-HĐND mở rộng thành phố Hải Dương; điều chỉnh địa giới hành chính các huyện: Nam Sách, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Cẩm Giàng; điều chỉnh địa giới phường Hải Tân và thành lập phường Việt Hoà, phường Tứ Minh thuộc thành phố Hải Dương – tỉnh Hải Dương
- 8Nghị quyết 08/2013/NQ-HĐND thông qua Đề án mở rộng địa giới hành chính thị trấn Đu, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
- 9Nghị quyết 26/2012/NQ-HĐND thông qua Đề án mở rộng địa giới hành chính và đổi tên thị trấn Đại Từ thành thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
- 10Nghị quyết 59/2006/NQ-HĐND điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc và chia địa giới hành chính thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 11Nghị quyết 59/2006/NQ-HĐND điều chỉnh địa giới hành chính, chia tách huyện Tuần Giáo, Thành lập huyện: Tuần Giáo và Mường Ảng do tỉnh Điện Biên ban hành
- 12Nghị quyết 71/2006/NQ-HĐND thông qua Đề án thành lập mới, chia và điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường, thị trấn thuộc quận Ninh Kiều, quận Ô Môn, huyện Phong Điền, huyện Vĩnh Thạnh do thành phố Cần Thơ ban hành
- 13Nghị quyết 18/NQ-HĐND năm 2013 điều chỉnh địa giới hành chính các xã Vĩnh Hà, Vĩnh Khê để mở rộng địa giới hành chính thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
- 1Nghị quyết số 38/2006/NQ-HĐND về điều chỉnh địa giới hành chính, chia tách các phường đông dân của quận 12 và quận Gò Vấp do Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị quyết số 36/2006/NQ-HĐND về việc điều chỉnh địa giới hành chính, chia tách phường đông dân theo đề nghị của Ủy ban nhân dân phường 11, 12 và phường 17 do Hội đồng nhân dân Quận Gò Vấp ban hành
- 4Chỉ thị 01/CT-UBND thực hiện nhiệm vụ trọng tâm về điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 5Nghị quyết 147/2009/NQ-HĐND điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành của tỉnh Đồng Nai do Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa VII, kỳ họp thứ 17 ban hành
- 6Nghị định 62/2011/NĐ-CP về thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn
- 7Quyết định 1226/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 21/2006/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính, tái lập và thành lập mới xã, thị trấn thuộc tỉnh Hậu Giang
- 9Nghị quyết 64/2012/NQ-HĐND thông qua Đề án điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mộc Hóa để thành lập thị xã Kiến Tường và phường trực thuộc thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An
- 10Nghị quyết 79/2007/NQ-HĐND mở rộng thành phố Hải Dương; điều chỉnh địa giới hành chính các huyện: Nam Sách, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Cẩm Giàng; điều chỉnh địa giới phường Hải Tân và thành lập phường Việt Hoà, phường Tứ Minh thuộc thành phố Hải Dương – tỉnh Hải Dương
- 11Nghị quyết 08/2013/NQ-HĐND thông qua Đề án mở rộng địa giới hành chính thị trấn Đu, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
- 12Nghị quyết 26/2012/NQ-HĐND thông qua Đề án mở rộng địa giới hành chính và đổi tên thị trấn Đại Từ thành thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
- 13Nghị quyết 59/2006/NQ-HĐND điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc và chia địa giới hành chính thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 14Nghị quyết 59/2006/NQ-HĐND điều chỉnh địa giới hành chính, chia tách huyện Tuần Giáo, Thành lập huyện: Tuần Giáo và Mường Ảng do tỉnh Điện Biên ban hành
- 15Nghị quyết 71/2006/NQ-HĐND thông qua Đề án thành lập mới, chia và điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường, thị trấn thuộc quận Ninh Kiều, quận Ô Môn, huyện Phong Điền, huyện Vĩnh Thạnh do thành phố Cần Thơ ban hành
- 16Nghị quyết 18/NQ-HĐND năm 2013 điều chỉnh địa giới hành chính các xã Vĩnh Hà, Vĩnh Khê để mở rộng địa giới hành chính thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
Nghị quyết 10/2012/NQ-HĐND điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Duy Tiên, Bình Lục, Thanh Liêm, Kim Bảng để mở rộng địa giới hành chính thành phố Phủ Lý và thành lập phường thuộc thành phố Phủ Lý do tỉnh Hà Nam ban hành
- Số hiệu: 10/2012/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 13/07/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
- Người ký: Trần Xuân Lộc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/07/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra