Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/2017/NQ-HĐND

Thái Bình, ngày 14 tháng 7 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2017-2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
KHÓA XVI KỲ HỌP THỨ TƯ

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Xét Tờ trình số 99/TTr-UBND ngày 26 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra số 26/BC-KTNS ngày 09 tháng 7 năm 2017 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; Ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030 (có Quy hoạch kèm theo).

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình Khóa XVI, Kỳ họp thứ tư thông qua ngày 14 tháng 7 năm 2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 7 năm 2017./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ NN&PTNT;
- Cục Kiểm tra VBQPPL, Bộ Tư pháp;
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND; UBND tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở; ban; ngành thuộc tỉnh;
- TT Huyện ủy; Thành ủy;
- TT HĐND; UBND huyện, Thành phố;
- Báo TB; Công báo; Cổng thông tin điện tử TB;
- Lưu: VT, TH.

CHỦ TỊCH




Đặng Trọng Thăng

 

QUY HOẠCH TỔNG THỂ

PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2017-2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐND tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

Chương I

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2017-2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm

a) Phù hợp với Chiến lược, Quy hoạch của ngành thủy sản cả nước; tái cơ cấu ngành thủy sản; phù hợp Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chủ trương phát triển kinh tế khu vực ven biển của tỉnh theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thử XIX, tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh và các quy hoạch có liên quan.

b) Phát triển ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; tăng tỷ trọng đóng góp của thủy sản trong cơ cấu nông - lâm - ngư; nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả, khả năng cạnh tranh, hội nhập kinh tế, trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn lợi thủy sản ven bờ.

c) Cải thiện điều kiện sống, nâng cao thu nhập của người dân, đáp ứng yêu cầu sản xuất thủy sản hàng hóa với trình độ kỹ thuật và công nghệ cao gắn với xây dựng, phát triển nông thôn mới.

d) Nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước về thủy sản, thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước đẩy mạnh phân cấp quản lý và nâng cao vai trò quản lý cộng đồng trong sản xuất thủy sản.

đ) Phát huy tiềm năng, lợi thế ngành thủy sản của tỉnh trên tất cả các lĩnh vực, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề; đầu tư, nâng cấp đồng bộ cơ sở hậu cận dịch vụ nghề cá, gắn liền với việc bảo vệ an ninh, quốc phòng và chủ quyền vùng biển của Tổ quốc.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

Phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh để phát triển ngành thủy sản theo hướng hiệu quả, bền vững nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; gắn phát triển thủy sản với bảo vệ an ninh quốc phòng và chủ quyền vùng biển của Tổ quốc. Tăng tỷ trọng của thủy sản trong cơ cấu nông - lâm - ngư.

b) Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2020

Tốc độ tăng trưởng bình quân toàn ngành thủy sản đạt 6,4%/năm, chiếm 30% tỷ trọng cơ cấu toàn ngành nông nghiệp.

Diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) đạt 15.720 ha, trong đó diện tích nuôi nước mặn đạt 4.100 ha, nước lợ đạt 3.120 ha, nước ngọt đạt 8.500 ha.

Tổng số tàu cá ổn định 1.220 chiếc, trong đó tàu cá xa bờ đạt 370 chiếc.

Tổng sản lượng thủy sản đạt 245-255 nghìn tấn. Trong đó sản lượng khai thác thủy sản chiếm 28%, nuôi trồng thủy sản chiếm 72%.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 25 triệu USD, tăng trưởng bình quân 18-19%/năm.

Khoảng 80% số lao động nghề cá được đào tạo, tập huấn.

- Đến năm 2025

Tốc độ tăng trưởng bình quân toàn ngành thủy sản đạt 1,2%/năm, chiếm 30-32% tỷ trọng cơ cấu toàn ngành nông nghiệp.

Diện tích NTTS đạt 15.490 ha, trong đó diện tích nuôi nước mặn đạt 4.100 ha, nước lợ đạt 2,890 ha, nước ngọt ổn định 8.500 ha.

Tổng số tàu cá ổn định 1.220 chiếc, trong đó tàu cá xa bờ đạt 480 chiếc.

Tổng sản lượng thủy sản đạt 260-270 nghìn tấn. Trong đó sản lượng khai thác thủy sản chiếm 28%, nuôi trồng thủy sản chiếm 72%.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 40 triệu USD, tăng trưởng bình quân 9-10%/năm.

Khoảng 85% số lao động nghề cá được đào tạo, tập huấn.

- Tầm nhìn đến năm 2030

Tốc độ tăng trưởng bình quân toàn ngành thủy sản đạt 0,4%/năm, chiếm 32-34% tỷ trọng cơ cấu toàn ngành nông nghiệp.

Diện tích NTTS ổn định và đạt 15.240 ha, trong đó diện tích nuôi nước mặn đạt 4.100 ha, nước lợ đạt 2.640 ha, nước ngọt đạt 8.500 ha.

Tổng số tàu cá ổn định 1.220 chiếc, trong đó tàu cá xa bờ đạt 550 chiếc.

Tổng sản lượng thủy sản đạt 270-275 nghìn tấn. Trong đó sản lượng khai thác thủy sản chiếm 28%, nuôi trồng thủy sản chiếm 72%.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 60 triệu USD, tăng trường bình quân 8-9%/năm.

Khoảng 90% số lao động nghề cá được đào tạo, tập huấn.

3. Định hướng phát triển

a) Định hướng phát triển NTTS

Đẩy mạnh phát triển NTTS theo nhiều hình thức, đa dạng hóa chủng loại với các đối tượng mặn, lợ, ngọt có giá trị kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội của từng vùng trong tỉnh (gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp); tổ chức sản xuất gắn với thông tin thị trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu để hướng tới một ngành sản xuất thân thiện với môi trường, an toàn, bền vững. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng cho các vùng nuôi tập trung.

Khuyến khích người nuôi áp dụng Quy phạm nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP) vào sản xuất.

- Đối với nuôi nước mặn (nuôi ngao): Là đối tượng nuôi chủ lực, sản phẩm phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Khuyến khích người dân liên kết sản xuất để hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã nuôi ngao; đại diện các tổ chức đó đứng ra liên doanh, liên kết, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các cơ sở thu mua, sơ chế, nhà máy chế biến để tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm. Phát triển nuôi các đối tượng nhuyễn thể khác như: Hàu, sò huyết... ở những vùng có điều kiện phù hợp, cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ lớn cả trong và ngoài tỉnh.

- Đối với nuôi nước lợ: Tôm là đối tượng nuôi chính trong vùng nước lợ, trong đó:

Đối với nuôi tôm thể chân trắng (TTCT): Ưu tiên đẩy mạnh phát triển theo hình thức thâm canh ở các vùng nuôi có điều kiện thuận lợi, đã được đầu tư cơ bản về thủy lợi, giao thông, điện... phát triển diện tích nuôi TTCT công nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Xây dựng một số vùng nuôi tôm công nghệ cao tại các xã Thái Thượng, Thái Đô (huyện Thái Thụy), xã Nam Cường, Nam Thịnh, Đông Hải (huyện Tiền Hải) để nâng cao chất lượng và giá trị kinh tế.

Đối với tôm sú: Giảm dần diện tích nuôi tôm quảng canh (QC), quảng canh cải tiến (QCCT), bán thâm canh (BTC), áp dụng các quy trình nuôi tôm thân thiện với môi trường để tăng chất lượng và phát triển bền vững. Đồng thời tăng diện tích nuôi luân canh, xen ghép các đối tượng có giá trị khác (cua, cá các loại...) để hạn chế dịch bệnh trên tôm nuôi.

Đối với cá nước lợ và các đối tượng nuôi khác (cua, rong câu...): Mở rộng diện tích nuôi cá nước lợ trên cơ sở giảm diện tích nuôi tôm hiệu quả thấp, hình thành một số vùng nuôi cá chuyên canh để nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững.

- Đối với nuôi nước ngọt: Phát triển nuôi tại các vùng NTTS nước ngọt tập trung. Tiếp tục đầu tư về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật để phát triển nuôi thâm canh (TC) và bán thâm canh (BTC) các đối tượng có giá trị kinh tế, như cá rô phi, diêu hồng, chép lai, cá lăng.... nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích ao nuôi.

Nuôi cá lồng trên sông: Phát triển nuôi trên một số khúc sông có điều kiện thuận lợi, hình thành những vùng nuôi chuyên canh, phát triển những đối tượng có thị trường tiêu thụ rộng, năng suất và giá trị kinh tế cao (rô phi, cá lăng...).

- Sản xuất giống: Tập trung đầu tư sản xuất giống thủy sản, đặc biệt là giống ngao, nâng cao chất lượng con giống, chuyển giao ứng dụng công nghệ sản xuất các đối tượng giống thủy sản có giá trị kinh tế cao.

Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào NTTS theo từng loại hình nuôi để tăng năng suất, tạo sản phẩm có chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát những tác động của sản xuất đến môi trường để có những giải pháp khắc phục.

b) Định hướng phát triển KTTS

Ổn định số lượng tàu cá, điều chỉnh lại cơ cấu tàu cá theo nhóm nghề và nhóm công suất phù hợp; giảm nhanh khai thác ven bờ; tăng dần khai thác vùng lộng và vùng khơi.

Đối với khai thác ven bờ: Giảm đần số lượng phương tiện, có lộ trình thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề phù hợp. Xây dựng mô hình quản lý khai thác thủy sản ven bờ dựa vào cộng đồng nhằm bảo vệ, khôi phục và tái tạo nguồn lợi thủy sản, nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái.

Đối với khai thác xa bờ: Tập trung thực hiện có hiệu quả các chương trình khai thác hải sản xa bờ theo chiến lược phát triển kinh tế biển. Đổi mới và ứng dụng khoa học, công nghệ trong khai thác, bảo quản sản phẩm trên tàu cá để giảm tổn thất sau thu hoạch. Củng cố và phát triển các mô hình tổ chức sản xuất khai thác hải sản xa bờ như: tổ, đội sản xuất, hợp tác xã, các hình thức kinh tế tập thể, liên doanh, liên kết, các mô hình hậu cần dịch vụ tiêu thụ sản phẩm trên biển. Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư nâng cấp, cải hoán phương tiện theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản để đảm bảo cho nghề đánh bắt xa bờ của tỉnh hoạt động đạt hiệu quả.

Nghề khai thác thủy sản: Khuyến khích phát triển nghề câu, lưới rê, vây, chụp mực, tàu dịch vụ hậu cần trên biển; đồng thời hạn chế, giảm nhanh các tàu khai thác lưới kéo ven bờ, các nghề ảnh hưởng đến nguồn lợi tự nhiên. Chú trọng công tác bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy hải sản.

Dịch vụ hậu cần nghề cá: Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá. Tăng cường công tác bảo vệ, hỗ trợ đảm bảo an toàn cho ngư dân hoạt động trên biển. Xây dựng lực lượng kiểm ngư đủ mạnh để bảo vệ nguồn lợi thủy sản gắn với bảo vệ ngư dân, an ninh, quốc phòng trên biển.

c) Định hướng phát triển chế biến thủy sản (CBTS)

Phát triển chế biến thủy sản theo chiều sâu, hướng tới nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Xây dựng được mối liên kết chặt chẽ giữa nuôi trồng, khai thác, thu mua, sơ chế và chế biến thủy sản trên cơ sở chuỗi giá trị và quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm theo hệ thống, trong đó doanh nghiệp chế biến thủy sản đóng vai trò chủ đạo.

Phát triển các sản phẩm chế biến truyền thống của tỉnh như: Tôm, ngao, nước mắm, cá khô... nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng giá trị như chả cá, chả mực....

Bảo vệ, phát triển thương hiệu nước mắm Diêm Điền, đầu tư quảng bá sản phẩm chế biến thủy sản tại các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước. Duy trì thị trường xuất khẩu truyền thống EU, Mỹ, Nhật Bản. Mở rộng sang các thị trường mới như Trung Quốc và các nước Asean. Đối với thị trường tiêu thụ nội địa: Tận dụng lợi thế 2 tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai và Hà Nội - Móng Cái để đưa sản phẩm CBTS của tỉnh tiêu thụ tại các tỉnh phía Tây Bắc, Trung Quốc.

Nâng cấp các chợ thủy sản hiện có, gắn kết với các cảng cá.

Đầu tư hỗ trợ các doanh nghiệp CBTS về công nghệ, vốn, các chính sách tạo điều kiện xuất khẩu thủy sản (XKTS), bảo vệ môi trường. Các cơ sở CBTS hộ gia đình quy hoạch thành làng nghề CBTS tập trung, có hệ thống xử lý chất thải tránh gây ô nhiễm môi trường.

II. CÁC PHƯƠNG ÁN VÀ LUẬN CHỨNG LỰA CHỌN

Bảng 1: Các chỉ tiêu quy hoạch theo phương án 1 (Phương án chọn)

TT

Danh mục

Đơn vị

HT 2015

QH 2020

QH 2025

TN 2030

TTBQ (%/năm)

2016- 2020

2021- 2025

2026- 2030

I

Tổng sản lượng

Tấn

182.952

250.000

265.000

271.000

6,4

1,2

0,4

1

Sản lượng KTTS

Tấn

64.480

70.000

75.000

75.000

1,7

1,4

0,0

1.1

Khai thác biển

Tấn

60.217

66.000

71.200

71.500

1,9

1,5

0,1

1.2

Khai thác nội địa

Tấn

4.263

4.000

3.800

3.500

-1,3

-1,0

-1,6

2

Sản lượng NTTS

Tấn

118.472

180.000

190.000

196.000

8,7

1,1

0,6

2.1

Nước mặn/ biển

Tấn

72.500

123.000

124.000

126.000

11,2

0,2

0,3

2.2

Nước lợ

Tấn

7.383

9.865

11.133

13.230

6,0

2,4

3,5

2.3

Nội địa

Tấn

38.589

47.135

54.867

56.770

4,1

3,1

0,7

 

Nuôi lồng

Tấn

5.185

5.200

10.500

12.500

0,1

15,1

3,5

II

Tổng diện tích NTTS

Ha

14.689

15.720

15.490

15.240

1,4

-0,3

-0,3

1

Nước mặn/biển

Ha

2.920

4.100

4.100

4.100

7,0

0,0

0,0

2

Nước lợ

Ha

3.485

3.120

2.890

2.640

-2,2

-1,5

-1,8

3

Nước ngọt

Ha

8.284

8.500

8.500

8.500

0,5

0,0

0,0

III

Tổng số tàu

Chiếc

1.227

1.220

1.220

1.220

0,1

0,0

0,0

1

Số tàu > 90 CV

Chiếc

222

370

480

550

10,8

5,3

2,8

2

Tổng công suất

CV

87.127

110.000

125.000

135.000

4,8

2,6

1,6

-

Công suất tàu > 90 CV

CV

63.908

93.000

115.000

125.000

7,8

4,3

1,7

IV

Kim ngạch xuất khẩu

Triệu USD

10,6

25

40

60

18,7

9,9

8,4

V

Giá trị sản xuất

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Theo giá SS 2010

Tỷ đồng

3.802

5.080

6.700

8.700

6,0

5,7

5,4

2

Theo giá hiện hành

Tỷ đồng

7.777

10.500

14.000

18.500

 

 

 

Bảng 2: Các chỉ tiêu quy hoạch theo phương án 2 (Phương án so sánh)

TT

Danh mục

Đơn vị

HT 2015

QH 2020

QH 2025

TN 2030

TTBQ (%/năm)

2016- 2020

2021- 2025

2026- 2030

I

Tổng sản lượng

Tấn

182.952

266.000

288.000

310.000

7,8

1,6

1,5

1

Sản lượng KTTS

Tấn

64.480

75.000

80.000

85.000

3,1

1,3

1,2

1.1

Khai thác biển

Tấn

60.217

70.600

75.400

80.200

3,2

1,3

1,2

1.2

Khai thác nội địa

Tấn

4.263

4.400

4.600

4.800

0,6

0,9

0,9

2

Sản lượng NTTS

Tấn

118.472

191.000

208.000

225,000

10,0

1,7

1,6

2.1

Nước mặn/biển

Tấn

72.500

125.000

130.000

135.000

11,5

0,8

0,8

2.2

Nước lợ

Tấn

7.383

11.000

13.000

14.000

8,3

3,4

1,5

2.3

Nội địa

Tấn

38.589

55.000

65.000

76.000

7,3

3,4

3,2

 

Trong đó nuôi lồng

Tấn

5.185

6.500

12.500

15.000

4,6

14,0

3,7

II

Tổng diện tích NTTS

Ha

14.689

17.020

17.375

17.650

3,0

0,4

0,3

1

Nước mặn/biển

Ha

2.920

4.180

4.300

4.400

7,4

0,6

0,5

2

Nước lợ

Ha

3.485

3.840

3.975

4.050

2,0

0,7

0,4

3

Nước ngọt

Ha

8.284

9.000

9.100

9.200

1,7

0,2

0,2

III

Tổng số tàu

Chiếc

1.227

1.300

1.400

1.450

1,2

1,5

0,7

1

Số tàu > 90 CV

Chiếc

222

450

530

620

15,2

3,3

3,2

2

Tổng công suất

CV

87.127

115.000

130.000

145.000

5,7

2,5

2,2

3

Công suất tàu > 90 CV

CV

63.908

100.000

120.000

130.000

9,4

3,7

1,6

IV

Kim ngạch xuất khẩu

Triệu USD

10,6

30

45

65

23,1

8,4

7,6

V

Giá trị sản xuất

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Theo giá SS 2010

Tỷ đồng

3.802

5.300

7.000

9.200

6,9

5,7

5,6

2

Theo giá hiện hành

Tỷ đồng

7.777

12.000

15.000

20.000

 

 

 

III. QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2017-2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 THEO PHƯƠNG ÁN CHỌN

1. Quy hoạch lĩnh vực nuôi trồng thủy sản

Bảng 3: Quy hoạch NTTS tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn 2030

Chỉ tiêu

Đơn vị

HT 2015

QH 2020

QH 2025

TN 2030

TTBQ (%/năm)

2016-2020

2021-2025

2026-2030

A. Diện tích

Ha

14.689

15.720

15.490

15.240

1,4

-0,3

-0,3

1. Nước mặn (biển)

Ha

2.920

4.100

4.100

4.100

7,0

-

-

2. Nuôi nước lợ

Ha

3.485

3.120

2.890

2.640

-1,3

-2,4

-1,8

a- Nuôi cá

Ha

396

500

550

600

4,8

1,9

1,8

b- Nuôi tôm

Ha

2.951

2.468

2.218

1.718

-3,5

-2,1

-5,0

Tôm sú

Ha

2.857

2.008

1.603

708

-6,8

-4,4

-15,1

Tôm thẻ chân trắng

Ha

81

450

600

1.000

40,9

5,9

10,8

Tôm khác

Ha

13

10

15

10

-5,1

8,4

-7,8

c- Nuôi thủy sản khác

Ha

126

122

122

122

-0,6

-

-

d- Ươm nuôi giống thủy sản (tôm, cua)

Ha

12

180

200

200

71,9

2,1

-

3- Nước ngọt

Ha

8.284

8.500

8.500

8.500

0,5

-

-

a- Nuôi cá

Ha

8.194

8.278

8.285

8.285

0,2

-

-

Cá trắm, chày, chép

Ha

3.849

4.505

3.666

3.566

3,2

-4,0

-0,6

Cá rô phi

Ha

1.667

2.000

3.000

3.500

3,7

8,4

3,1

Cá nước ngọt khác

Ha

2.677

1.773

1.619

1.219

-7,9

-1,8

-5,5

b- Nuôi thủy sản khác

Ha

67

182

175

175

22,1

-0,8

-

c- Ươm nuôi giống thủy sản

Ha

23

40

40

40

11,7

-

-

III. Lồng bè nuôi thủy sản

lồng

186

1.500

3.000

3.000

51,8

14,9

-

1. Số lồng/bè nuôi

lồng

186

1.500

3.000

3.000

51,8

14,9

-

2. Thể tích lồng/bè nuôi

 

20.088

162.000

324.000

324.000

51,8

14,9

-

B. Sản lượng

tấn

118.472

180.000

190.000

196.000

8,7

1,1

0,6

1. Nuôi nước mặn (biển)

tấn

72.500

123.000

124.000

126.000

11,2

0,2

0,3

Nghêu (ngao)

tấn

72.500

123.000

124.000

126.000

11,2

0,2

0,3

2. Nuôi nước lợ

tấn

7.383

9.865

11.133

13.230

6,0

2,4

3,5

- Cá

tấn

1.676

2.330

2.510

2.770

6,8

1,5

2,0

- Tôm

tấn

2.294

3.660

4.693

7.360

9,8

5,1

9,4

+ Tôm sú

tấn

1.286

820

820

500

-8,6

-

-9,4

+ Tôm thẻ chân trắng

tấn

498

2.780

3.800

6.800

41,0

6,5

12,3

+ Tôm khác

tấn

510

60

73

60

-34,8

4,0

-3,8

- Thủy sản khác

tấn

3.413

3.875

3.930

3.100

2,6

0,3

-4,6

3. Nuôi nước ngọt

tấn

38.589

47.135

54.867

56.770

4,1

3,1

0,7

Trong đó:- Nuôi lồng

tấn

5.185

6.000

12.490

13.090

3,0

15,8

0,9

a) Quy hoạch nuôi thủy sản nước mặn (ngao)

Đối với diện tích vùng bãi triều: Quy hoạch chủ yếu diện tích nuôi ngao thương phẩm; những vùng cát cao tiến hành cải tạo chuyển sang ương ngao giống. Mở rộng nuôi ngao thương phẩm vùng hạ triều. Đối với vùng đầm trong và ngoài để quốc gia lựa chọn những vùng nuôi tôm, cá kém hiệu quả nhưng có điều kiện thuận lợi về cấp, thoát nước theo thủy triều, chất đáy là cát - bùn hoặc bùn - cát để quy hoạch vùng ương ngao giống phục vụ cho nuôi ngao bãi triều. Đầu tư xây dựng vùng sản xuất ngao giống, liên kết thành trung tâm sản xuất ngao giống khu vực đồng bằng sông Hồng.

Phục hồi vùng phân bố giống ngao dầu bản địa, đây là đối tượng nuôi có giá trị nhưng đã bị suy giảm do quá trình phát triển của ngao Bến Tre. Bên cạnh đó, phát triển các đối tượng nhuyễn thể khác có thị trường tiêu thụ lớn như: Hàu, sò huyết...ở những vùng có điều kiện phù hợp.

Duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân (TTBQ) về diện tích đạt 7%/năm trong giai đoạn 2016-2020. Đến năm 2030, giải quyết việc làm cho 15.300 lao động.

Đến năm 2020, diện tích ương, nuôi ngao 4.100 ha; sản lượng 123.000 tấn. Đến năm 2025 diện tích ương, nuôi ngao 4.100 ha; sản lượng 124.000 tấn và duy trì phát triển đến năm 2030 diện tích 4.100 ha; sản lượng 126.000 tấn.

Hoàn thiện quy hoạch vùng ương ngao giống thuộc xã Đông Hoàng, Đông Minh, huyện Tiền Hải 84 ha và xã Thái Đô, huyện Thái Thụy 100 ha; Nghiên cứu hình thành vùng ương giống tại các xã Nam Cường, Nam Phú, Đông Minh (huyện Tiền Hải), xã Thái Đô (huyện Thái Thụy). Ưu tiên và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có liên quan phát triển sản xuất giống ngao tập trung trong vùng đã được quy hoạch.

Thực hiện công tác tái tạo, phục hồi và bảo tồn giống ngao bản địa, tại vị trí ven sông Lân giáp cồn Thủ, diện tích 180 ha.

b) Quy hoạch nuôi thủy sản nước lợ

Tận dụng tiềm năng, lợi thế ven biển, đẩy mạnh phát triển nuôi các đối tượng có giá trị cao, như: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua, cá vược, cá song, cá bống bớp, ương ngao giống, cá rô phi, rong câu.... Đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, ương dưỡng con giống, nuôi trồng thủy sản có hiệu quả cao và bền vững.

Tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng của 9 vùng NTTS nước lợ tập trung hiện có (xã Thụy Xuân, Thụy Trường, Thái Đô, Thái Thượng (huyện 1 Thái Thụy); Đông Hải, Đông Minh, Nam Cường, Nam Thắng, Nam Thịnh (huyện Tiền Hải), tạo điều kiện thuận lợi để khai thác tốt tiềm năng về diện tích.

Diện tích NTTS nước lợ đến năm 2020, dự kiến sẽ giảm ở Thụy Xuân, Thụy Hải (huyện Thái Thụy) và Đông Hải, Đông Long, Đông Hoàng (huyện Tiền Hải) để ưu tiên phát triển công nghiệp, dự án đê biển số 8. Riêng xã Thụy Xuân, giảm diện tích khu vực ngoài đê quốc gia, vẫn duy trì phát triển vùng trong đê quốc gia 48 ha.

Đối với nuôi tôm thẻ chân trắng: Đến năm 2020 phấn đấu đạt trên 450 ha. Nâng cấp và đầu tư cơ sở hạ tầng để nuôi TTCT công nghệ cao, năng suất cao. Giảm dần diện tích nuôi tôm sú QC, QCCT; đầu tư nâng cấp hạ tầng các vùng nuôi tập trung để nâng cao sản lượng.

Đến năm 2020, diện tích nuôi nước lợ ước đạt 3.120 ha, trong đó: Diện tích nuôi cá tăng lên 500 ha, nuôi tôm 2.468 ha (tôm sú 2.008 ha, tôm TTCT 450 ha, tôm khác 10 ha), diện tích nuôi đối tượng khác và ươm nuôi thủy sản 302 ha. Tổng sản lượng đạt 9.865 tấn, Chuyển đổi đất làm muối hiệu quả thấp (Thụy Hải), đất nhiễm mặn (xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương) sang nuôi tôm. Đẩy mạnh phát triển theo chiều sâu trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế. Bố trí đầu tư, phát triển 2-3 vùng nuôi tôm TTCT công nghệ cao (diện tích từ 15-30 ha) tại xã Thái Thượng, Thái Đô (huyện Thái Thụy); xã Nam Thịnh (huyện Tiền Hải).

Đến năm 2025, diện tích tiếp tục giảm tại Thái Thụy, tổng diện tích nuôi nước lợ toàn tỉnh khoảng 2.890 ha (diện tích cá nước lợ 550 ha, tôm thẻ chân trắng tiếp tục tăng lên 600 ha, giảm diện tích tôm sú còn 1.603 ha). Tổng sản lượng đạt 11.133 tấn.

Định hướng đến năm 2030, tổng diện tích nuôi 2.640 ha (tăng diện tích nuôi cá lên 600 ha, diện tích nuôi tôm TTCT lên 1.000 ha, giảm diện tích nuôi tôm sú còn 708 ha). Tổng sản lượng đạt 13.230 tấn.

c) Quy hoạch nuôi thủy sản nước ngọt

- Nuôi ao, hồ

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển NTTS nước ngọt trên cơ sở khai thác thế mạnh các vùng đất bãi ven sông lớn để chuyển đổi sang NTTS tập trung, quy mô từ 30-50 ha/vùng. Vận động người dân tích tụ ruộng đất, tạo vùng nuôi đủ lớn để sản xuất hàng hóa. Nhà nước hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho thuê đất lâu dài theo cơ chế được phê duyệt trong dự án đầu tư. Khai thác hiệu quả diện tích ao, hồ hiện có và diện tích chuyển đổi cấy lúa hiệu quả thấp.

Mở rộng diện tích NTTS nước ngọt theo hướng sản xuất hàng hóa, chú trọng phát triển nuôi các đối tượng thủy đặc sản như ếch, baba, cá sấu; áp dụng hình thức nuôi thâm canh, bền vững để nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.

Đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên sông để phát huy tiềm năng lợi thế của tỉnh, tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng phát triển nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế cao như: Cá lăng, cá ngạnh... Ứng dụng khoa học, kỹ thuật mới, đẩy mạnh nuôi TC và BTC để tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm. Gắn kết vùng sản xuất tập trung với chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Liên kết các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung có vị trí gần nhau, hình thành các vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến và xuất khẩu các sản phẩm thủy sản.

Duy trì thế mạnh NTTS nước ngọt ở tất cả các huyện, riêng thành phố Thái Bình diện tích NTTS nước ngọt có thể giảm do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội (dự kiến giảm diện tích NTTS tại xã Vũ Phúc, Vũ Chính, TP. Thái Bình). Ngoài đầu tư các vùng NTTS tập trung hiện có, triển khai đầu tư bổ sung và khai thác có hiệu quả vùng NTTS tập trung mới tại Vũ Đoài (Vũ Thư), Minh Tân (Kiến Xương), Thụy Sơn, Tân Trường (Thái Thụy), Quỳnh Hoa (Quỳnh Phụ)...; tiếp tục đầu tư hoàn thiện vùng nuôi xã Đông Phương (Đông Hưng); khai thác vùng nuôi Đồng Hộn (xã Thụy Thanh, huyện Thái Thụy). Tổng diện tích vùng nuôi thủy sản tập trung dự kiến đầu tư mở rộng trên 300 ha.

Đến năm 2020, diện tích NTTS nước ngọt đạt 8.500 ha và duy trì ổn định giai đoạn 2025-2030. Đẩy mạnh nuôi TC và BTC để tăng sản lượng thủy sản, đến năm 2020 sản lượng nước ngọt đạt 47.135 tấn, đến năm 2025 sản lượng đạt 54.867 tấn và đến năm 2030 đạt 56.770 tấn.

Tiếp tục đầu tư hiệu quả các khu vực nuôi rô phi hiện có, mở rộng vùng nuôi có tiềm năng phát triển nuôi chuyên cá rô phi theo quy phạm VietGAP tại các xã như: Thái Hồng, Độc Lập, Tân Lễ, An Ninh, An Mỹ, An Thanh, Hồng Tiến, Bình Thanh, Trà Giang... Ưu tiên đầu tư hạ tầng các vùng Tân Lễ, Độc Lập, Trà Giang có điều kiện phù hợp với quy trình công nghệ của đối tượng nuôi.

Đến năm 2020, phát triển tăng diện tích nuôi rô phi lên 2.000 ha; giai đoạn 2025-2030 tăng lên 3.000 ha, trong đó 25-30% diện tích nuôi chuyên canh rô phi.

- Nuôi lồng bè

Khai thác có hiệu quả các sông lớn chảy qua địa bàn tỉnh, đẩy mạnh nuôi cá lồng trên sông Hồng, sông Luộc, sông Trà Lý, sông Hóa theo hướng tập trung, công nghiệp, bền vững, hiệu quả.

Triển khai có hiệu quả Quy hoạch nuôi cá lồng trên sông đã được phê duyệt, duy trì định hướng phát triển nuôi cá lồng, điều chỉnh, bổ sung số lượng lồng hợp lý (huyện Hưng Hà phát triển thêm lồng nuôi tại xã Độc Lập, huyện Quỳnh Phụ nghiên cứu bổ sung thêm lồng nuôi tại các xã duyên giang có điều kiện thuận lợi).

Đến năm 2020, tổng số 1.500 lồng, thể tích 162.000 m3; sản lượng 6.000 tấn.

Đến năm 2025, tổng số 3.000 lồng, thể tích 324.000 m3; sản lượng 12.490 tấn.

Đến năm 2030, duy trì ổn định 3.000 lồng, thể tích 324.000 m3; sản lượng tăng lên 13.090 tấn.

Bảng 4: Quy hoạch số lồng nuôi cá theo địa phương đến năm 2030

TT

Địa phương (lồng)

QH 2020

QH 2025

TN 2030

1

Vũ Thư

629

1.329

1.329

2

Hưng Hà

405

755

755

3

Quỳnh Phụ

297

547

547

4

Đông Hưng

114

214

214

5

Kiến Xương

55

155

155

 

Tổng

1.500

3.000

3.000

(QH: quy hoạch; TN: tầm nhìn)

d) Quy hoạch theo địa phương

- Thành phố Thái Bình

Cùng với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị, dịch vụ; diện tích NTTS thu hẹp dân (dự kiến giảm dần diện tích NTTS tại xã Vũ Phúc, Vũ Chính). Tiếp tục duy trì diện tích NTTS tại các địa phương: Đông Hòa, Hoàng Diệu, Phú Xuân, Tiền Phong....

Đến năm 2020, diện tích NTTS còn 360 ha sản lượng 1.700 tấn. Diện tích nuôi sẽ tiếp tục duy trì và đẩy mạnh nuôi thâm canh (rô phi, thủy đặc sản...). Đến năm 2025, diện tích giảm còn 300 ha; sản lượng 1.600 tấm Đến năm 2030, diện tích tiếp tục giảm và duy trì 250 ha; đẩy mạnh tăng năng suất, sản lượng các đối tượng nuôi thông qua áp dụng các tiến bộ KHCN mới, sản lượng ước đạt 1.300 tấn.

- Huyện Quỳnh Phụ

Tiếp tục đầu tư nâng cấp các vùng NTTS tập trung hiện có như: An Ninh 42,2 ha; An Mỹ 17 ha; An Thanh 17 ha; đầu tư mở rộng vùng NTTS tập trung mới dự kiến tại các xã: An Tràng 21 ha, Quỳnh Hoa 29 ha, An Quý 26 ha, An Lễ 20 ha. Tổng diện tích dự kiến 172,2 ha.

Bên cạnh các đối tượng truyền thống, phát triển nuôi TC, BTC cá rô phi, ếch,... Mở rộng chuyển đổi mới các diện tích vùng chua, trũng cấy lúa kém hiệu quả sang NTTS như Quỳnh Hồng, Quỳnh Khê, An Hiệp, An Thái, An Vũ, An Vinh, Quỳnh Hải...

Phát triển nuôi cá lồng trên sông tại các xã Quỳnh Lâm, Quỳnh Hoàng, Quỳnh Ngọc, An Đông, An Khê, Quỳnh Hoa. Số lượng lồng nuôi đảm bảo theo quy hoạch đã được phê duyệt. Ngoài ra, căn cứ vào điều kiện thực tế, nếu thuận lợi sẽ phát triển bổ sung số lồng nuôi tại các xã duyên giang điều kiện phù hợp, như: Quỳnh Giao, Quỳnh Thọ, An Ninh, An Thanh, An Mỹ, An Thái, An Cầu, An Bài.

Đến năm 2020, tổng diện tích nuôi đạt 1.085 ha; tổng sản lượng đạt 6.450 tấn.

Đến năm 2025, tổng diện tích tăng lên đạt 1.110 ha; tổng sản lượng đạt 7.400 tấn.

Đến năm 2030, diện tích duy trì 1.145 ha, đẩy mạnh nuôi thâm canh các đối tượng; tổng sản lượng đạt 8.340 tấn.

- Huyện Hưng Hà

Tiếp tục đầu tư hiệu quả 02 vùng NTTS tập trung ở xã Độc Lập và Tân Lễ để nuôi TC và BTC có hiệu quả các đối tượng, như cá rô phi, chim trắng, cá truyền thông... Ngoài ra, đầu tư cơ sở hạ tầng đối với vùng nuôi xã Chí Hòa, Tiến Đức... Đối với quy hoạch cá lồng, tiếp tục phát triển 7 khu vực nuôi theo quy hoạch (Tân Lễ, Cộng Hòa, Điệp Nông, Thị trấn Hưng Nhân, Hồng An, Hồng Minh), bổ sung nuôi cá lồng tại xã Độc Lập. Điều chỉnh số lượng lồng, đảm bảo tổng số lồng nuôi của huyện tuân thủ theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Đẩy mạnh phát triển thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung. Chú trọng đầu tư hoàn thiện hạ tầng và phát triển hình thức nuôi TC, BTC tại các vùng chuyển đổi NTTS tập trung; khuyến khích khai thác các vùng bãi ven sông để chuyển đổi sang NTTS tập trung. Tăng cường áp dụng khoa học, kỹ thuật vào NTTS, tích cực tiếp thu đưa các giống con nuôi mới có năng suất, chất lượng, giá trị vào sản xuất để nâng cao giá trị sản xuất ngành thủy sản của huyện.

Đến năm 2020, tổng diện tích NTTS đạt 1.360 ha; sản lượng 7.300 tấn.

Đến năm 2025, duy trì tổng diện tích NTTS đạt 1.370 ha; sản lượng 9.980 tấn.

Đến năm 2030, duy trì tổng diện tích NTTS đạt 1.390 ha; sản lượng 10.350 tấn.

- Huyện Đông Hưng

Đẩy mạnh quy hoạch các vùng NTTS tập trung (xã Đông Phương, Đông Cường), đặc biệt là vùng úng trũng, cây lúa kém hiệu quả. Bên cạnh đó, đầu tư khai thác diện tích ao, hồ truyền thống tại các xã Đông Cường, Đông Lĩnh, Đông Kinh, Đông Phương, Đông Sơn, Hoa Nam... và các xã ven sông (Sa Lung, Tiên Hưng, Thống Nhất, Sông Hoài) quy mô mỗi vùng có diện tích từ 30-50 ha để phát triển nuôi BTC đến TC.

Tiếp tục phát triển nuôi cá lồng trên sông tại các xã: Hồng Giang, Hoa Nam và Đông Á, mục tiêu đến năm 2020 đạt 114 lồng, đến năm 2025 đạt 214 lồng và ổn định đến năm 2030.

Khuyến khích và tạo điều kiện phát triển, phát huy lợi thế sẵn có tại địa phương, nuôi các đối tượng thủy đặc sản: Ếch Thái Lan, baba...

Đến năm 2020, tổng diện tích NTTS đạt 920 ha; sản lượng 4.870 tấn.

Đến năm 2025, tổng diện tích NTTS đạt 930 ha; sản lượng 5.440 tấn.

Đến năm 2030, tổng diện tích NTTS đạt 920 ha; sản lượng 5.550 tấn.

- Huyện Tiền Hải

Tập trung tiềm lực để phát triển thủy sản các đối tượng ưu tiên như: Ngao, tôm thẻ chân trắng và cá nước lợ các loại...

Đối với nuôi nước mặn (ngao): Mở rộng diện tích nuôi ngao vùng bãi triều. Đến năm 2020, diện tích ương, nuôi ngao đạt 1.788 ha; sản lượng 54.000 tấn.

Nuôi thủy sản nước lợ: Đầu tư và hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng tại 5 vùng chuyển đổi NTTS tập trung hiện có (Nam Cường, Nam Thắng, Nam Thịnh, Đông Minh, Đông Hải) phù hợp với quy trình công nghệ của đối tượng nuôi; mở rộng đầu tư hạ tầng các vùng đầm nước lợ ngoài đê quốc gia (Nam Phú, Nam Hưng, ...) để đầu tư nuôi tham canh các đối tượng nước lợ có giá trị khác. Dự kiến giảm diện tích nuôi nước lợ tại Đông Hải, Đông Hoàng, Đông Long... do quy hoạch phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ. Thực hiện đa dạng hóa các đối tượng nuôi, trong đó nuôi tôm sú theo hình thức quảng canh cải tiến (QCCT), BTC, sinh thái; nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, công nghệ cao; nuôi chuyên canh hoặc luân canh các loài khác có giá trị kinh tế cao (cá song, vược, bống bớp, cua, cá chim vây vàng ...). Chuyển đổi một số vùng nuôi tôm sú kém hiệu quả sang nuôi cá nước lợ, ương ngao giống, đồng thời mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng. Dự kiến đầu tư khu nuôi tôm công nghệ cao tại xã Nam Thịnh với diện tích khoảng trên 30 ha. Diện tích nuôi nước lợ toàn huyện ổn định 1.800 ha.

Nuôi thủy sản nước ngọt: Tận dụng tối đa diện tích mặt nước hiện có, tiếp tục đầu tư cải tạo, nâng cấp các vùng NTTS tập trung đông bộ (Nam Phú, Tây An...), phù hợp với đối tượng nuôi. Tiếp tục chuyển đổi những diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang NTTS. Phát triển các đối tượng có giá trị cao hơn như cá quả, cá chim trắng cá vược, nhệch... Đến năm 2020, diện tích đạt 870 ha; sản lượng 4.690 tấn.

Đến năm 2020, tổng diện tích NTTS đạt 4.458 ha; sản lượng 63.405 tấn.

Đến năm 2025, tổng diện tích NTTS đạt 4.273 ha; sản lượng 66.238 tấn.

Đến năm 2030, tổng diện tích NTTS giảm còn 4.166 ha; sản lượng 66.960 tấn.

- Huyện Thái Thụy

Cần tiếp tục đầu tư cải tạo, nâng cấp để khai thác có hiệu quả các vùng NTTS nước lợ, ngọt tập trung (vùng Trường Xuân thuộc xã Thụy Trường, Thụy Xuân; vùng Thái Đô; Thái Thượng; vùng Thái Hồng, vùng Ba Đạc 80, Thụy Sơn, Đồng Hộn (xã Thụy Thanh)...

Nuôi nước mặn (ngao): Tại các xã Thụy Trường, Thái Thượng, Thái Đô. Tiếp tục đầu tư cải tạo bãi nuôi và mở rộng phạm vi cả về quy mô diện tích và điều kiện bãi (mở rộng phát triển nuôi ngao ở vùng hạ triều) để thích ứng với biến đổi khí hậu. Diện tích nuôi ngao bãi triều đến năm 2020 đạt 2.312 ha.

Nuôi nước lợ: Tập trung đầu tư xây dựng hoàn thiện hạ tầng như điện, đường giao thông, kênh mương... các vùng chuyển đổi, như: Thái Đô, Thái Thượng, Đồng Xuân (Thụy Trường) và Minh Hải (Thụy Xuân). Diện tích nuôi nước lợ đến năm 2020 dự kiến giảm xuống còn 1.250 ha và đến năm 2030 còn 1.000 ha (do giai đoạn 2016-2020 sau khi đã quai đê, lấn biển lấy khoảng 130 ha nuôi trồng thủy sản để xây dựng các khu, cụm công nghiệp và đô thị ven biển thuộc xã Thụy Hải và Thụy Xuân; giai đoạn 2025-2030 quai đê, lấn biển lấy khoảng 250 ha nuôi trồng thủy sản để xây dựng các khu, cụm công nghiệp và đô thị ven biển thuộc xã Thái Thượng). Chuyện một số diện tích nuôi tôm sú kém hiệu quả chuyển đổi sang nuôi cá nước lợ, ương ngao giống (xã Thái Đô), đồng thời tăng diện tích nuôi TTCT.

Ưu tiên, tập trung đầu tư khu nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao tại xã Thái Đô, Thái Thượng với diện tích mỗi vùng từ 10-20 ha.

Nước ngọt: Tập trung cải tạo nâng cấp kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư phát triển nuôi các đối tượng có giá trị tại các vùng chuyển đổi tập trung, đặc biệt vùng Ba Đạc 80; tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng vùng nuôi xã Thụy Sơn, Tân Trường và khai thác có hiệu quả các vùng nuôi đã được đầu tư, như Thái Hồng, Thụy Thanh. Giảm dần diện tích nuôi QC hiệu quả thấp sang nuôi TC, BTC phù hợp với đặc điểm từng vùng; giảm dần nuôi ở những ao truyền thống trong khu vực dân cư dễ bị ô nhiễm để dành quỹ đất cho phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo môi trường.

Đến năm 2020, tổng diện tích NTTS đạt 4.887 ha; sản lượng 79.715 tấn.

Đến năm 2025, tổng diện tích NTTS đạt 4.825 ha; sản lượng 79.865 tấn.

Đến năm 2030, tổng diện tích NTTS giảm còn 4.662 ha; sản lượng 83.130 tấn.

Tận dụng tiềm năng, lợi thế mặt nước ao, đầm nội đồng hiện có: 03 vùng NTTS tập trung quy mô lớn (Bình Thanh, Hồng Tiến, Trà Giang) với tổng diện tích hơn 200 ha. Trên cơ sở đó thay đổi phương thức NTTS từ BTC sang TC các đối tượng có giá trị (rô phi, chép, ba ba, ...), vùng nước ngọt nhiễm mặn chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Tiếp tục đầu tư mở rộng các vùng NTTS tập trung tại Minh Tân, Trà Giang và các vùng úng trũng cấy lúa kém hiệu quả chuyển đổi sang mô hình cá - lúa kết hợp như ở xã Quyết Tiến, Vũ Hòa...

Nuôi cua, cá, cáy nước lợ phát triển và duy trì diện tích 90 ha.

Phát triển nuôi cá lồng trên sông Hồng và sông Trà Lý ở xã Trà Giang, An Bình, Quốc Tuấn, đến năm 2020 đạt 55 lồng; Đến 2025, tổng số lồng là 155 lồng và ổn định đến năm 2030, tổng số là 155 lồng.

Đến năm 2020, tổng diện tích đạt 1.090 ha; sản lượng 6.080 tấn.

Đến năm 2025, tổng diện tích đạt 1.092 ha; sản lượng 6.120 tấn.

Đến năm 2030, tổng diện tích đạt 1.142 ha; sản lượng 6.530 tấn.

- Huyện Vũ Thư

Tiếp tục đầu tư nâng cấp 03 vùng NTTS tập trung hiện có gồm: Bách Thuận, Phúc Thành, Hồng Lý. Ưu tiên đầu tư hạ tầng vùng NTTS tập trung xã Vũ Đoài; mở rộng chuyển đổi một số vùng trũng cấy lúa hiệu quả thấp chuyển sang NTTS kết hợp cấy lúa (Phúc Thành). Chuyển từ hình thức nuôi quảng canh cải tiến (QCCT) sang TC, BTC để tăng năng suất, chất lượng. Chú trọng phát triển vùng ương dưỡng giống cá nước ngọt có chất lượng tốt cung ứng một phần nhu cầu con giống cho nhân dân trong và ngoài vùng (Vũ Đoài, Hòa Bình).

Tập trung ưu tiên phát triển nuôi cá lồng trên sông Hồng tại 10 xã ven sông, bao gồm: Hồng Lý, Việt Hùng, Tân Lập, Bách Thuận, Tự Tân, Hồng Phong, Duy Nhất, Vũ Tiến, Vũ Đoài, Vũ Vân do có dòng chảy ổn định; quy hoạch đạt tối đa 1.329 lồng nuôi trên sông.

Đến năm 2020, tổng diện tích đạt 1.600 ha; sản lượng 10.480 tấn.

Đến năm 2025, tổng diện tích đạt 1.590 ha; sản lượng 13.357 tấn.

Đến năm 2030, tổng diện tích đạt 1.565 ha; sản lượng 13.840 tấn.

đ) Sản xuất giống

Đối với các giống loài thủy sản nuôi mặn, lợ: Đầu tư nâng cấp, cải tạo các cơ sở sản xuất giống ngao hiện có; tiếp tục thu hút các tổ chức, cá nhân vào tỉnh đầu tư xây mới một số cơ sở sản xuất giống tại các vùng sản xuất, ương giống tập trung (2 vùng giống tập trung Đông Hoàng, Thái Đô); từng bước nâng cao số lượng, chất lượng giống ngao và các đối tượng nuôi khác, cung cấp cho nhu cầu nuôi thương phẩm của người dân trong tỉnh. Dự kiến đến năm 2020, lượng giống sản xuất tại chỗ đáp ứng 75% nhu cầu.

Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất giống ngao có chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân trong tỉnh. Đầu tư sản xuất giống đa loài, đa đối tượng (tôm, cua, cá) có giá trị kinh tế và một số đối tượng hải sản khác đáp ứng nhu cầu sản xuất. Nhập công nghệ sản xuất giống tôm sạch bệnh vào sản xuất tại địa phương.

Đối với các giống loài thủy sản nước ngọt: Tiếp tục nâng cấp điều kiện cơ sở vật chất cho các cơ sở (nhà nước, tư nhân), để nâng cao chất lượng giống truyền thông và mở rộng sản xuất các giống mới đáp ứng nhu cầu NTTS trong tỉnh; đồng thời cung cấp cho các địa phương trong vùng và các tỉnh miền núi phía Bắc. Đưa ra khỏi quy hoạch cơ sở sản xuất cá nước ngọt Tân Lễ theo Quyết định số 648/QĐ-UBND ngày 22/4/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch Phát triển giống Thủy sản, vì đã chuyển mục đích sử dụng. Nghiên cứu và nhập công nghệ sản xuất giống các loài thủy đặc sản, loài có giá trị kinh tế cao và có khả năng xuất khẩu. Định kỳ bổ sung, thay mới đàn cá bố mẹ trong các cơ sở sản xuất giống tư nhân. Mở rộng diện tích ương dưỡng các đối tượng giống thủy sản để cung cấp con giống cỡ lớn cho nhu cầu thả nuôi trong tỉnh.

Nhu cầu con giống cho NTTS trên địa bàn tỉnh dự kiến khoảng 26.500 triệu con giống các loại, bao gồm: Giống nhuyễn thể 25.500 triệu con, tôm sú 140 triệu con, tôm thẻ chân trắng 350 triệu con, Rô phi 65 triệu con, giống nước ngọt khác 445 triệu con. Sản xuất đáp ứng 75% nhu cầu giống thủy sản tại địa phương. Đối tượng nước mặn ưu tiên đối tượng chủ lực là ngao. Đối tượng nước lợ ưu tiên sản xuất giống tôm, cua, cá biển... Đối tượng giống nước ngọt, tập trung sản xuất đối tượng nuôi chính là rô phi, ngoài ra còn sản xuất giống cá truyền thống, tôm càng xanh, ếch, ba ba và các đối tượng thủy đặc sản khác,

e) Nguồn nhân lực

Nhu cầu lao động đáp ứng cho NTTS và dịch vụ toàn tỉnh đến năm 2020 từ 75-77 nghìn người, tăng lên 77-80 nghìn người vào năm 2025 và định hướng đến năm 2030 tăng lên 80-82 nghìn người.

Ngoài ra, cần đào tạo lao động kỹ thuật có trình độ trung cấp, cao đẳng về đại học cho NTTS. Phối hợp đào tạo nguồn cán bộ tại một số trường có đào tạo ngành NTTS như: Viện Nuôi trồng thủy sản Nha Trang, Đại học Hải Phòng, Đại học Thái Nguyên ... cần ưu tiên đào tạo cán bộ quản lý có trình độ trên đại học, nhất là các huyện phát triển NTTS trọng điểm như: Thái Thụy, Tiền Hải.

g) Hạ tầng vùng nuôi

Đẩy mạnh đầu tư nâng cấp, xây dựng mới kết cấu hạ tầng đồng bộ cho các vùng NTTS tập trung, đầu tư và hoàn thiện các công trình đầu mối như: Hệ thống điện, đường giao thông, hệ thống cấp, thoát nước đầu mối (hệ thống kênh cấp, tiêu nước chung, trạm bơm), đường giao thông, công trình xử lý nước thải chung đối với vùng nuôi trồng thủy sản; hệ thống phao tiêu, đèn báo ranh giới khu vực nuôi, hệ thống neo lồng bè... đảm bảo đáp ứng được yêu cầu sản xuất đủ điều kiện để áp dụng công nghệ nuôi TC và BTC vào sản xuất. Tăng cường chuyển giao các quy trình nuôi theo quy phạm VietGAP và các tiêu chuẩn khác theo yêu cầu của nhà nhập khẩu đưa ra.

Một số vùng nuôi còn thiếu các hạng mục công trình như Trạm biến áp (xã Trà Giang, Vũ Phúc, Đông Hải), đường điện (xã Đông Cường, Trà Giang Đông Hải), đường giao thông trục chính (xã Đông Cường, vùng Ba đạc 80, xã Trà Giang), kênh cấp nước (xã Bách Thuận, Phúc Thành, Vũ Phúc, Đông Cường, Độc Lập, vùng Ba đạc 80). Bên cạnh đó, một số hạng mục đã được nhà nước đầu tư nhưng đến nay sau thời gian dài đưa vào sử dụng đã và đang bị xuống cấp nghiêm trọng như xã Vũ Phúc (thành phố), Đông Cường (Đông Hưng), cần tiếp tục đầu tư nâng cấp để các vùng NTTS tập trung đảm bảo phát triển NTTS hiệu quả.

2. Quy hoạch khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

a) Tàu cá theo nhóm công suất

Tổng số tàu cá ổn định với số lượng 1.220 chiếc từ nay đến năm 2030. Với định hướng phát triển thay đổi cơ cấu công suất, nhóm nghề khai thác phù hợp. Giảm số lượng tàu cá ven bờ, bảo vệ nguồn lợi hải sản; tăng số lượng tàu cá khai thác xa bờ hợp lý. Giảm nhanh các nhóm tàu dưới 20 CV; nhóm từ 20-30 CV; tăng nhanh nhóm tàu trên 90 CV.

Đến năm 2020, tổng số tàu xa bờ tăng lên đạt 370 chiếc; từng bước hình thành và phát triển đội tàu tham gia khai thác ở các vùng biển xa, tập trung chủ yếu tại các địa phương có số tàu xa bờ lớn hiện nay như Thị trấn Diêm Điền, xã Nam Thịnh... Đến năm 2025, số tàu xa bờ đạt 480 chiếc và đến năm 2030 đạt 550 chiếc.

Bảng 5: Quy hoạch tàu cá theo nhóm công suất

TT

Danh mục

HT 2015

QH 2020

QH 2025

TN 2030

TTBQ (%/năm)

2016- 2020

2021- 2025

2026- 2030

I

Tổng số tàu (chiếc)

1.227

1.220

1.220

1.220

-0,1

0,0

0,0

1

Loại < 20 CV

389

250

150

80

-8,5

-9,7

-11,8

2

Loại 20 - < 30 CV

463

350

280

220

-5,4

-4,4

-4,7

3

Loại 30 - < 90 CV

153

250

310

370

10,3

4,4

3,6

4

Loại 90 - < 250 CV

91

120

130

135

5,7

1,6

0,8

5

Loại 250 - < 400 CV

66

130

150

170

14,5

2,9

2,5

6

Loại > 400 CV

65

120

200

245

13,0

10,8

4,1

 

Tổng số tàu > 90 CV

222

370

480

550

10,8

5,3

2,8

II

Tổng công suất (CV)

87.127

110.000

125.000

135.000

4,8

2,6

1,6

 

Công suất xa bờ (CV)

63.908

93.000

115.000

125.000

7,8

4,3

1,7

Cơ cấu tàu cá theo nhóm công suất đến năm 2020 như sau:

Tàu cá dưới 20 CV chiếm 20%; từ 20 CV đến dưới 30 CV chiếm 29%; từ 30 CV đến dưới 90 CV chiếm 20%; từ 90 CV đến dưới 250 CV chiếm 10%; từ 250 CV đến dưới 400 CV chiếm 11%; trên 400 CV chiếm 10%.

Quy hoạch tàu cá xa bờ

Đến năm 2020 tổng số tàu xa bờ toàn tỉnh là 370 chiếc, tập trung tại huyện Thái Thụy (300 chiếc) và huyện Tiền Hải (60 chiếc), huyện Kiến Xương dần hình thành các tàu xa bờ với số lượng khoảng 10 chiếc, số tàu xa bờ được xác định theo định hướng của Trung ương.

Đến năm 2025, tổng số tàu xa bờ đạt 480 chiếc; năm 2030 đạt 550 chiếc.

Từng bước hạn chế và cấm đóng mới, cải hoán các tàu dưới 30 CV; phát triển đội tàu khai thác tại vùng biển xa, đội tàu dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển theo hướng hiện đại hóa.

b) Tàu cá theo địa phương

Đến năm 2020, số tàu cá huyện Tiền Hải giảm xuống còn 580 tàu, huyện Thái Thụy tăng lên đạt 520 tàu, Kiến Xương còn 120 tàu.

Bảng 6: Quy hoạch tàu thuyền theo địa phương

TT

Địa phương (chiếc)

HT 2015

QH 2020

QH 2025

TN 2030

TTBQ (%/năm)

2016- 2020

2021- 2025

2026- 2030

1

Tiền Hải

593

580

570

570

-0,4

-0,3

0,0

-

Loại < 20 CV

232

160

100

60

-7,2

-9,0

-9,7

-

Loại 20-30 CV

243

200

165

120

-3,8

-3,8

-6,2

-

Loại 30 - < 90 CV

94

160

205

270

11,2

5,1

5,7

-

Loại > 90 CV

24

60

100

120

20,1

10,8

3,7

2

Thái Thụy

495

520

540

550

1,0

0,8

0,4

-

Loại < 20 CV

52

30

20

10

-10,4

-7,8

-12,9

-

Loại 20 - 30 CV

186

120

90

80

-8,4

-5,6

-2,3

-

Loại 30 - < 90 CV

59

70

70

60

3,5

0,0

-3,0

-

Loại > 90 CV

198

300

360

400

8,7

3,7

2,1

3

Kiến Xương

139

120

110

100

-2,9

-1,7

-1,9

-

Loại < 20 CV

105

60

30

10

-10,6

-12,9

-19,7

-

Loại 20-30 CV

34

30

25

20

-2,5

-3,6

-4,4

-

Loại 30 - < 90 CV

0

20

35

40

-

11,8

2,7

-

Loại > 90 CV

0

10

20

30

-

14,9

8,4

 

Tổng

1.227

1.220

1.220

1.220

-0,1

0,0

0,0

Đối với các xã có tiềm năng phát triển khai thác thủy sản, có điều kiện thuận lợi, khuyến khích chuyển đổi cơ cấu công suất theo hướng vươn khơi, cải hoán và đóng mới tàu xa bờ làm các nghề như rê khơi, vây khơi, chụp mực... Đến năm 2020, tàu xa bờ huyện Thái Thụy tập trung chủ yếu tại thị trấn Diêm Điền, xã Thụy Xuân, Thái Thượng và Thái Đô. Huyện Tiền Hải tập trung tàu xa bờ nhiều nhất tại xã Nam Thịnh, Nam Hồng.

Đối với huyện Kiến Xương (xã Hồng Tiến), khuyến khích các ngư dân khai thác ven bờ (có đủ điều kiện) nâng cấp và đóng mới tàu cá hoạt động xa bờ, làm các nghề thân thiện môi trường, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

c) Cơ cấu nghề khai thác thủy sản

Cơ cấu nghề chuyển đổi theo hướng phát triển đánh bắt xa bờ. Tăng cường sử dụng nghề khai thác có tính chọn lọc cao, giảm thiểu những nghề mang tính phá hủy nguồn lợi thủy sản, nhất là những tàu hoạt động ở vùng nước ven bờ, kết hợp khai thác kiêm nghề.

Giảm nhanh tàu lưới kéo (cả lưới kéo đôi và lưới kéo đơn); hạn chế lưới rê ven bờ (lưới rê nổi, rê 3 lớp); long bẫy, khai thác nhuyễn thể và các loại nghề khác khai thác ven bờ ảnh hưởng đến nguồn lợi, bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và nhát triển nguồn lợi thủy sản cho vùng biển.

Bảng 7: Quy hoạch cơ cấu nghề KTTS

TT

Loại nghề (chiếc)

HT 2015

QH 2020

QH 2025

TN 2030

TTBQ (%/năm)

2016- 2020

2021- 2025

2026- 2030

1

Lưới kéo

223

180

150

100

-4,2

-3,6

-7,8

2

Lưới vây

15

20

25

30

5,9

4,6

3,7

3

Lưới rê

610

640

655

685

1,0

0,5

0,9

4

Chụp mực

1

10

20

30

58,5

14,9

8,4

5

Dịch vụ TS

57

70

80

90

4,2

2,7

2,4

6

Nghề khác

315

300

290

285

-1,0

-0,7

-0,3

 

Tổng số tàu

1.227

1.220

1.220

1.220

-0,1

0,0

0,0

Các nghề cấm triệt để: Sử dụng chất nổ, xung điện, hóa chất độc để khai thác.

Các nghề khuyến khích phát triển: Nghề lưới rê khơi, vây khơi, dịch vụ hậu cần. Từng bước chuyển giao và nhân rộng nghề chụp mực.

d) Sản lượng và năng suất khai thác thủy sản (KTTS)

Sản lượng KTTS đến năm 2020 đạt 70.000 tấn, tăng lên 75.000 tấn đến năm 2025 và ổn định đến năm 2030 đạt 75.000 tấn. Tăng nhanh về chất lượng và giá trị khai thác. Trong đó giảm sản lượng khai thác trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 đối với tàu cá khai thác nội địa và khu vực ven bờ, tăng mạnh tỷ trọng sản lượng khai thác xa bờ, sắp xếp lại cơ cấu các phương tiện đánh bắt, cơ cấu nghe khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản. Áp dụng các công nghệ tiên tiến trong bảo quản trên tàu cá, nâng cao được chất lượng sản phẩm khai thác, tăng giá trị sản xuất. Tập trung khai thác các đối tượng hải sản có giá trị kinh tế cao, khai thác viễn dương, tuân thủ đầy đủ các quy định IUU của EU về truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Bảng 8: Quy hoạch sản lượng khai thác thủy sản (KTTS)

TT

Danh mục

HT 2015

QH 2020

QH 2025

TN 2030

TTBQ (%/năm)

2016- 2020

2021- 2025

2026- 2030

I

Tổng sản lượng (tấn)

64.480

70.000

75.000

75.000

1,7

1,4

0,0

1

SLKT nội địa

4.263

4.000

3.800

3.500

-1,3

-1,0

-1,6

2

SLKT biển

60.217

66.000

71.200

71.500

1,9

1,5

0,1

-

Ven bờ, vùng lộng

27.977

26.000

24.200

19.500

-1,5

-1,4

-4,2

-

Xa bờ

32.240

40.000

47.000

52.000

4,4

3,3

2,0

II

Theo đối tượng (tấn)

 

 

 

 

 

 

 

1

44.088

49.000

53.500

53.500

2,1

1,8

0,0

2

Tôm

1.762

1.700

1.600

1.500

-0,7

-1,2

-1,3

3

Thủy sản khác

18.630

19.300

19.900

20.000

0,7

0,6

0,1

Sản lượng khai thác theo tàu cá và lao động đều có xu hướng tăng nhanh. Năng suất theo tàu cá tăng từ 52,6 tấn/chiếc/người năm 2015 lên 63,6 tấn/chiếc/người vào năm 2020.

Bảng 9: Quy hoạch sản lượng KTTS theo địa phương

TT

Địa phương (tấn)

HT 2015

QH 2020

QH 2025

TN 2030

TTBQ (%/năm)

2016- 2020

2021- 2025

2026- 2030

1

Thái Thụy

39.344

43.000

46.600

46.700

1,8

1,6

0,0

2

Tiền Hải

21.158

23.000

24.000

24.000

1,7

0,9

0,0

3

Kiến Xương

1.163

1.500

2.000

2.000

5,2

5,9

0,0

4

Địa phương khác

2.815

2.500

2.400

2.300

-2,3

-0,8

-0,8

 

Tổng

64.480

70.000

75.000

75.000

1,7

1,4

0,0

đ) Lao động khai thác thủy sản

Số lượng lao động tham gia hoạt động khai thác hải sản được tính toán dựa trên cơ sở tổng số tàu cá, theo loại nghề và nhu cầu thu hút vào tham gia các hoạt động dịch vụ. Ngoài ra, dựa trên khả năng cơ giới hóa của các nghề để giảm số lượng lao động phù hợp. Trong quá trình bố trí, sắp xếp lại cơ cấu nghề khai thác thủy sản sẽ giảm số tàu khai thác, cắt giảm số tàu thuyền nhỏ, hoạt động khai thác ven bờ, nhưng từng bước phát triển đội tàu công suất lớn khai thác hải sản xa bờ, do đó đòi hỏi cân tăng thêm lao động đánh cá xa bờ, ổn định số lao động đánh cá ở mức 12.500 người đến năm 2020; 12.000 người đến năm 2025 và ổn định đến năm 2030 còn 11.500 người.

e) Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

Triển khai Nghị định 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân trên các vùng biển về phân tuyến khai thác, đánh dấu mẫu tàu, lập bản đồ khai thác. Thời gian tới, cần tiếp tục hiệp thương xác định và công bố ranh giới vùng khai thác ven bờ giữa tỉnh Thái Bình với thành phố Hải Phòng.

Bảo vệ vùng rươi tự nhiên tại xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương quy mô khoảng 50 ha.

Bảo tồn vùng giống ngao dầu giáp cồn Thủ diện tích 180 ha.

Xây dựng khu bảo tồn vùng nước nội địa khu vực sông Hồng để bảo vệ các loài thủy sản và đa dạng sinh học.

Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

g) Cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh, trú bão

Số lượng tàu cá có công suất lớn của tỉnh phát triển nhanh cả về số lượng và kích cỡ tàu nhưng các khu neo đậu, tránh trú bão đang sử dụng chưa đáp ứng yêu cầu neo đậu cho các tàu cá, vì vậy nhu cầu bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cảng cá, khu neo đậu, tránh trú bão cho tàu cá trong những năm tiếp theo là hết sức cần thiết.

Theo Quyết định 1976/QĐ-TTg ngày 12/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và thực tế nhu cầu phát triển, trên địa bàn tỉnh có các hạng mục công trình như sau:

Bảng 10: Quy hoạch khu neo đậu tránh, trú bão đến năm 2030

STT

Các khu neo đậu tránh, trú bão

Quy mô
(Số lượng tàu/cỡ tàu)

Ghi chú

1

Cửa sông Trà Lý, huyện Thái Thụy

300ch/300cv

 

2

Cửa Lân, huyện Tiền Hải

300ch/300cv

Kết hợp cảng cá Cửa Lân

3

Cửa sông Diêm Hộ, huyện Thái Thụy

300ch/300cv

 

4

Hồng Tiến, huyện Kiến Xương

300ch/400cv

 

Bảng 11: Quy hoạch hệ thống cảng cá đến năm 2030

TT

Cảng cá

Địa điểm

Quy mô

Lượng TS qua cảng (Tấn/năm)

Ghi chú

A

CẢNG CÁ LOẠI I

1

Cảng cá Thụy Tân

Xã Thụy Tân, huyện Thái Thụy

120 lượt/400CV

15.000

 

B

CẢNG CÁ LOẠI II

1

Cảng cá Cửa Lân

Xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải

100 lượt/400CV

12.000

Kết hợp với Khu neo đậu tránh trú bão

2

Cảng cá Tân Sơn

Xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy

150 lượt/400CV

12.000

 

Đầu tư xây dựng cảng cá kết hợp khu neo đậu tránh trú bão tại Cống 7 thuộc xã Nam Phú, huyện Tiền Hải.

Tiếp tục tìm nguồn vốn đầu tư nạo vét, nâng cấp các bến cá, khu neo đậu, tránh trú bão.

h) Dịch vụ hậu cần khai thác thủy sản

Đầu tư xây dựng 02 cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu cá vỏ gỗ, 01 cơ sở đóng tàu bằng vật liệu mới (sắt và Composite).

Đầu tư xây dựng các làng nghề sản xuất lưới ngư cụ tại hai huyện Thái Thụy và Tiền Hải.

Đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở sản xuất nước đá hiện có để nâng công suất sản xuất thực tế hiện nay, trang bị dây truyền hiện đại để đảm bảo phục vụ cho sản lượng khai thác. Phát triển 2-3 cơ sở cung cấp xăng, dầu và 3-4 cơ sở cung ứng nước đá, nước ngọt tại mỗi cảng cá.

Chú trọng phát triển đội tàu dịch vụ hậu cần tại các vùng biển xa, đội tàu tập trung tại các địa phương trọng điểm nghề cá. Đến năm 2020 có 70 tàu dịch vụ, năm 2025 có 80 tàu và năm 2030 có 90 tàu (theo xu hướng có 01 tàu dịch vụ hậu cần nghề cá công suất lớn phục vụ cho 10 tàu khai thác hải sản xa bờ).

Phát triển, xây dựng đội tàu dịch vụ hậu cần theo chuỗi: Cung ứng nhiên liệu, nhu yếu phẩm cho quá trình sản xuất trên biển của ngư dân, thu mua hải sản. Khoảng 60-70% tàu cá hoạt động trên các vùng biển theo chuỗi liên kết. Từ 90-100% tàu cá xa bờ hoạt động theo tổ đội, có tàu dịch vụ đi kèm.

3. Quy hoạch chế biến và thương mại thủy sản

a) Nguyên liệu chế biến

Căn cứ vào tỷ lệ chế biến nguyên liệu: Sản phẩm cũng như mục tiêu khối lượng mặt hàng chế biến cho xuất khẩu và tiêu thụ nội địa được tính toán nhu cầu về nguyên liệu cần đáp ứng cho CBTS cần như sau:

Bảng 12: Nhu cầu nguyên liệu cho CBTS

TT

Danh mục

Đơn vị

Tỷ lệ NL/SP

QH 2020

QH 2025

TN 2030

TTBQ (%/năm)

2021-2025

2026-2030

1

Bột cá

1000 Tấn

3,8:1

16

16,5

17,5

0,6

1,2

2

Tôm đông lạnh

Tấn

1,8:1

990

1.170

1.260

3,4

1,5

3

Nước mắm các loại

1000 Tấn

2,5:1

15

19

23

4,8

3,9

4

Ngao sơ chế

1000 Tấn

10:1

420

430

450

0,5

0,9

5

Cá khô các loại

1000 Tấn

3,3:1

12

13

13

1,6

0,3

b) Cơ cấu mặt hàng chế biến xuất khẩu và tiêu thụ nội địa

Đối với CBTS xuất khẩu các mặt hàng chính là tôm đông lạnh, bột cá và các sản phẩm từ ngao.

Đối với mặt hàng mới: Chả cá là sản phẩm có giá trị gia tăng cao và là một hướng phát triển mới đối với ngành CBTS của tỉnh, đặc biệt đối với các cơ sở CBTS quy mô hộ gia đình. Sản xuất chả cá không cần công nghệ cao, kỹ thuật chế biến đơn giản, chi phí thấp, tận dụng được các loại cá tạp nhỏ, tôm, mực nhỏ sẵn có. Lợi nhuận thu về tương đối cao, thị hiếu người tiêu dùng ưa chuộng các sản phẩm chả cá, chả cá lẫn mực và tôm.

- Nước mắm các loại

Gần đây nước mắm của Thái Bình đã được một số doanh nghiệp lớn cải tiến công nghệ, đầu tư nâng cấp nhà xưởng, bê chượp để nâng cao chất lượng và phát triển thương hiệu. Tuy nhiên, do thị trường tiêu thụ nước mắm trong nước khá ổn định, trong quy hoạch không gia tăng nhiều sản lượng mà chỉ tập trung nâng cao chất lượng để tăng giá trị thu được. Sản lượng nước mắm trong kỳ quy hoạch đạt 7 triệu lít năm 2020, đạt 10 triệu lít và tăng lên mức tối đa 12 triệu lít vào năm 2030. Tốc độ TTBQ đạt 3,7%/năm giai đoạn 2026-2030.

- Tôm đông lạnh

Sản lượng tôm đông lạnh sẽ tăng từ 800 tấn năm 2015 lên đến 1.000 tấn vào năm 2020 và 1.200 tấn vào năm 2030.

Tốc độ TTBQ đạt 3,7% giai đoạn 2026-2030, các dạng sản phẩm chính: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm he biển chế biến nguyên con hoặc bỏ đầu theo hình thức tươi hoặc hấp, tôm nobashi, xẻ bướm, tôm tẩm bột, tôm sushi.... Định hướng thị trường xuất khẩu chính của các sản phẩm này gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Mỹ, Trung Quốc,....

- Bột cá

Định hướng phát triển chế biến bột cá tăng đáng kể do nguồn nguyên liệu hạn chế, không đủ cung cấp cho nhà máy chế biến bột cá Thụy Hải 2, công suất 450 tấn cá tươi nguyên liệu/ngày, 12.000 tấn/tháng, với 4 dây chuyền thiết bị và công nghệ đồng bộ của Na Uy, tiêu chuẩn châu Âu. Quy hoạch đến năm 2020 sản lượng bột cá đạt 4,300 tấn, đến năm 2030 đạt 4.700 tấn. TTBQ đạt 2%/năm giai đoạn 2026-2030.

- Ngao

Là đối tượng nuôi chính của ngư dân trong tỉnh và cũng là sản phẩm xuất khẩu chính thu lại lợi nhuận cho tỉnh. Định hướng đến năm 2020, sản lượng ngao chế biến đạt 43.000 tấn, năm 2025 đạt 47.000 tấn.

Năm 2030 các sản phẩm chế biến từ ngao đạt 50.000 tấn. Tốc độ TTBQ đạt 1,3%/năm giai đoạn 2026-2030, thấp hơn so với mặt hàng xuất khẩu khác do mục đích chính là tăng sản lượng ngao xuất khẩu nguyên con và bán cho các tỉnh phía Nam vì họ có công nghệ chế biến và thị trường tiêu thụ ổn định hơn so với tỉnh Thái Bình.

- Cá khô

Là sản phẩm tiêu thụ nội địa với sản lượng lớn tận dụng nguồn nguyên liệu chủ yếu từ khai thác các loại cá nhỏ và đánh bắt gần bờ.

Sản lượng cá khô chế biến tăng chậm, đến năm 2020 sản lượng cá khô đạt 3.800 tấn, năm 2025 đạt 4.000 tấn, năm 2030 đạt 4.500 tấn. Tốc độ TTBQ đạt 0,5%/năm giai đoạn 2026-2030. Lượng cá khô sản xuất ra mục đích làm nguyên liệu chế biến cho gia súc nên cần hạn chế và tập trung các loại nguyên liệu cá tạp nhỏ cho chế biến bột cá.

c) Thị trường tiêu thụ

Thị trường nội địa: Các mặt hàng chủ yếu là cá khô, mực khô, nước mắm, hàng thủy sản tươi sống được tiêu thụ qua thương lái thu gom tại chỗ và phân phối cho các cửa hàng bán lẻ hoặc bán cho các tỉnh khác như Thanh Hóa, Hải Phòng,.. Mở rộng sang hướng thị trường nội địa mới là các tỉnh miền núi phía Tây Bắc: Lào Cai, Lạng Sơn, Sơn La, Phú Thọ, tận dụng lợi thế của tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, giao thông thuận lợi, rút ngắn được thời gian vận chuyển. Một hướng mới là xuất khẩu các sản phẩm CBTS của tỉnh sang Trung Quốc.

Thị trường xuất khẩu: Hoạt động xuất khẩu thủy sản của Thái Bình có mức tăng trưởng khá, góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển. Trong thời  gian tới Trung tâm xúc tiến thương mại của tỉnh cùng các doanh nghiệp tiếp tục tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu. Duy trì thị trường truyền thống như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc. Mở rộng sang các thị trường mới như: các nước Trung Đông, Châu Phi và các nước khối ASEAN.

d) Giá trị kim ngạch xuất khẩu

Năm 2020, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 25 triệu USD, tốc độ tăng trưởng đạt 18-19%/năm giai đoạn 2016-2020.

Năm 2025, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 40 triệu USD, tốc độ tăng trưởng đạt 9-10%/năm giai đoạn 2021-2025

Định hướng đến năm 2030 kim ngạch xuất khẩu đạt 60 triệu USD, tốc độ tăng trưởng đạt 8-9 %/năm giai đoạn 2026-2030.

đ) Nhu cầu lao động phục vụ chế biến và thương mại thủy sản

Phát triển CBTS góp phần tạo việc làm, tăng thêm thu nhập, nâng cao mức sống cho người lao động. Nhu cầu lao động chế biến đến năm 2020 là khoảng 1.600 người, năm 2025 khoảng 1.750 người và đến năm 2030 là 1.900 người.

e) Cơ Sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần chế biến thủy sản

- Trang thiết bị trong các cơ sở CBTS

Theo quy hoạch, mỗi doanh nghiệp cần phải đầu tư ít nhất từ 1 đến 2 tủ cấp đông tiếp xúc, công suất tương đương 1 tấn/mẻ/3 giờ. Như vậy, đến năm 2020 sẽ có 16 tủ đông tiếp xúc tương đương 1 tấn/mẻ và đến năm 2025 sẽ đầu tư 23 tủ. Trong điều kiện nhu cầu thị trường, đòi hỏi ngày càng cao cả về chất lượng và mẫu mã sản phẩm vì vậy các doanh nghiệp can phải đầu tư thiết bị công nghệ mới, hiện đại (thiết bị cấp đông IQF băng chuyền thẳng) để chế biến các sản phẩm từ ngao, tôm, cá và mực có giá trị gia tăng cao.

Tại cảng cá Thụy Tân và cửa Lân đầu tư hệ thống kho lạnh bảo quản sản phẩm và dữ trữ nguồn nguyên liệu cho chế biến thủy sản xuất khẩu và tiêu thụ nội địa với công suất 100 tấn/kho.

- Chợ đầu mối thủy sản

Hiện nay tỉnh đã quy hoạch và xây dựng 03 chợ đầu mối hải sản tại Diêm Điền - Thái Thụy, Đông Minh, Cửa Lân - Tiền Hải. Trong QH chợ, không có chợ đầu mối thủy sản tại cảng cá Thụy Tân - Thái Thụy. Dựa vào các vùng tập trung sản xuất nguyên liệu có sản lượng hàng hóa lớn, xây dựng chợ đầu mối tại cảng cá Cửa Lân, huyện Tiền Hải và 01 chợ đầu mối thủy sản tại Thị trấn Diêm Điền đã quy hoạch, nhằm tạo ra các trung tâm nghề cá của tỉnh, hỗ trợ cho khai thác và nuôi trồng thủy sản, góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị hoá vùng nông thôn ven biển, tạo điều kiện phát triển lĩnh vực thủy sản theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

g) Quy hoạch các cơ sở chế biến thủy sản

Ngao được xác định là đối tượng nuôi chủ lực của Thái Bình, sản lượng ngao liên tục tăng đến năm 2030. Xác định ngao là sản phẩm chế biến thủy sản xuất khẩu chính của tỉnh. Thái Bình hiện có 2 doanh nghiệp xuất khẩu ngao công suất nhỏ chưa tương xứng với sản lượng ngao của tỉnh, vì vậy đến năm 2030 cần xây dựng mới một nhà máy chế biến Ngao công suất 70.000 tấn/năm tại huyện Tiền Hải hoặc Thái Thụy. Tiếp tục đầu tư quảng bá giới thiệu thương hiệu ngao sạch Thái Bình tại thị trường trong nước và quốc tế.

Đối với CBTS quy mô hộ gia đình, đặc thù là phân tán nhỏ lẻ, nên sẽ quy hoạch theo địa phương và theo khu vực sản xuất cụ thể. Các cơ sở CBTS hộ gia đình quy hoạch thành các cụm công nghiệp làng nghề chế biến thủy sản tập trung gần các cảng cá, bến cá thuộc hai huyện Thái Thụy, Tiền Hải. Mục đích của việc hình thành cụm công nghiệp làng nghề CBTS tập trung là tách các cơ CBTS ra khỏi khu dân cư, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải và chất thải riêng, cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, sản phẩm làng nghề được quảng bá, giới thiệu sản phẩm theo thương hiệu làng nghề.

Hình thành cơ sở chế biến thủy sản tại xã Thái Đô (chế biến chả cá) gắn với cảng cá và bến cá.

Chương II

ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH VÀ DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ

I. LĨNH VỰC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Chương trình, dự án, đề án đến năm 2020: Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng NTTS tập trung, trại sản xuất giống, nuôi tôm công nghệ cao,...

Chương trình, dự án, đề án đến năm 2030: Xây dựng các trạm quan trắc, cảnh báo môi trường...

Bảng 13: Danh mục Chương trình, dự án, đề án ưu tiên lĩnh vực NTTS

TT

Danh mục

Kinh phí (Tỷ đồng)

Nguồn

Phân kỳ

Trung ương

Địa phương

Nguồn khác

2017- 2020

2021- 2030

I

Chương trình/dự án/đề án ưu tiên đến năm 2020

480

119

206

155

480

 

1

Nâng cấp cơ sở hạ tầng: Điện, hệ thống thủy lợi, cống cấp, tiêu nước, đường giao thông, bờ mương tại các vùng NTTS nước lợ, nước ngọt tập trung

240

80

80

80

240

 

2

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các vùng NTTS nước ngọt tập trung: Vũ Đoài (Vũ Thư); Minh Tân (Kiến Xương); Thụy Sơn, Tân Trường (Thái Thụy), Quỳnh Hoa (Quỳnh Phụ)...

50

15

15

20

50

 

3

Đầu tư cơ sở hạ tầng 3 vùng nuôi tôm TCT công nghệ cao tại Thái Thụy (Thái Thượng, Thái Đô) và Tiền Hải (Nam Thịnh)

50

15

15

20

50

 

4

Đầu tư, hỗ trợ công trình hạ tầng (đường giao thông và điện) phục vụ phát triển nuôi cá lồng trên sông

50

5

15

30

50

 

5

Đề án phát triển tôm nước lợ giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025

2

 

2

 

2

 

6

Đầu tư hạ tầng vùng sản xuất giống thủy sản Thái Đô, huyện Thái Thụy

61

 

61

 

61

 

7

Đầu tư trang thiết bị và xây dựng phòng kiểm nghiệm chất lượng ngao giống

5

2

 

3

5

 

8

Dự án quản lý và khai thác hiệu quả khu bảo vệ giống ngao bản địa xã Đông Minh, Nam Thịnh huyện Tiền Hải.

4

 

2

2

4

 

9

Đề án phát triển ngao giống phục vụ nuôi tại Thái Bình và các tỉnh lân cận

4

2

2

 

4

 

10

Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất trại thực nghiệm nuôi cá Hòa Bình, huyện Kiến Xương và trại giống nước ngọt Vũ Lạc trực thuộc Trung tâm giống thủy sản Thái Bình

10

 

10

 

10

 

11

Dự án phát triển vùng nuôi cá rô phi theo tiêu chuẩn VietGAP

2

 

2

 

2

 

12

Xây dựng quy chế về quản lý hoạt động NTTS trên địa bàn tỉnh Thái Bình

2

 

2

 

2

 

II

Chương trình, dự án, đề án ưu tiên đến năm 2030

20

7

8

5

 

20

1

Dự án nâng cao năng lực quản lý, sản xuất, ương dưỡng giống các đối tượng thủy đặc sản nước lợ, nước ngọt

2

1

1

 

 

2

2

Đầu tư, hỗ trợ công trình hạ tầng (đường giao thông và điện) phục vụ phát triển nuôi cá lồng trên sông

2

1

1

 

 

2

3

Xây dựng chương trình hỗ trợ chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang NTTS

1

 

1

 

 

1

4

Xây dựng trạm quan trắc cảnh báo môi trường và dịch bệnh thủy sản

15

5

5

5

 

15

 

Tổng cộng

500

126

214

160

480

20

II. LĨNH VỰC KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

Chương trình/dự án/đề án đến năm 2020: Ưu tiên việc đầu tư cơ sở hạ tầng khai thác thủy sản theo Đề án phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá, phục vụ khai thác và nuôi trồng thủy sản giai đoạn năm 2015-2020; bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tổ chức lại khai thác hải sản và đào tạo nghề; đóng mới, cải hoán tàu cá xa bờ theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ...

Trong đó: Dự án xây dựng khu neo đậu, tránh trú bão cho tàu cá tại cửa sông Trà Lý, được đầu tư theo Quyết định số 2249/QĐ-UBND ngày 29/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh với số vốn 97,770 tỷ đồng. Khu neo đậu, tránh trú bão kết hợp cảng cá tại xã Thái Thượng được đầu tư theo Quyết định số 2221/QĐ-UBND ngày 15/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh, với số vốn 109,454 tỷ đồng.

Chương trình, dự án, đề án đến năm 2030: Tiếp tục đầu tư cảng cá, bến cá, khu neo đậu, tránh trú bão theo quy hoạch của Chính phủ; đóng mới, cải hoán tàu xa bờ; tổ đội liên kết, điều tra và dự báo ngư trường và các dự án giai đoạn 2016-2020...

Bảng 14: Danh mục các chương trình, dự án, đề án ưu tiên lĩnh vực Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

TT

Danh mục

Kinh phí (Tỷ đồng)

Nguồn

Phân kỳ

Trung ương

Địa phương

Nguồn khác

2017-2020

2021-2030

I

Chương trình, dự án, đề án ưu tiên đến năm 2020

65

7

43

15

65

0

1

Xây dựng mới cơ sở sản xuất ngư cụ tại xã Thụy Tân - Thái Thụy và nâng cấp các cơ sở hiện có

10

 

10

 

10

 

2

Xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư nâng cấp, chuyển giao công nghệ cho các cơ sở đóng, sửa tàu cá (cơ sở đóng tàu vỏ gỗ, cơ sở đóng tàu vỏ sắt và cơ sở đóng tàu composite)

30

 

15

15

30

 

3

Xây dựng chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Thái Bình

5

2

3

 

5

 

4

Xây dựng khu bảo tồn Rươi xã Hồng Tiến - Kiến Xương

3

 

3

 

3

 

5

Điều tra nguồn lợi hải sản vùng biển Thái Bình; xây dựng bản tin dự báo ngư trường khai thác hải sản

2

 

2

 

2

 

6

Xây dựng mô hình đồng quản lý nghề cá ven bờ dựa vào cộng đồng

5

2

3

 

5

 

7

Đề án tổ chức lại khai thác hải sản trên biển

5

 

5

 

5

 

8

Đề án đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng, đào tạo nghề cho ngư dân

5

3

2

 

5

 

II

Chương trình, dự án, đề án đến năm 2030

910

740

150

20

533

377

1

Đầu tư, nâng cấp các cảng cá, khu neo đậu, tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cả theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 12/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ; cảng cá cống 7 xã Nam Phú, huyện Tiền Hải.

500

400

100

 

300

200

2

Chương trình đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ và dịch vụ hậu cần nghề cá xa bờ

200

200

 

 

150

50

3

Xây dựng và phát triển tổ đội sản xuất, đội tàu dịch vụ khai thác hải sản trên biển theo chuỗi liên kết

150

100

30

20

50

100

4

Xây dựng khu bảo tồn vùng nước nội địa cửa sông Hồng, cửa sông Thái Bình trên địa bàn tỉnh

5

 

5

 

 

5

5

Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc, cơ sở dữ liệu thống kê nghề cá của tỉnh

5

 

5

 

3

2

6

Đề án chuyển đổi nghề nghiệp khai thác ven bờ, các nghề xâm hại nguồn lợi sang các ngành nghề khác có hiệu quả

50

40

10

 

30

20

 

Tổng cộng

975

747

193

35

598

377

III. LĨNH VỰC CHẾ BIẾN VÀ THƯƠNG MẠI THỦY SẢN

Chương trình, dự án, đề án đến năm 2020: Ưu tiên đầu tư về nâng cấp nhà máy chế biến, hỗ trợ doanh nghiệp, chợ đầu mối thủy sản phát triển thương hiệu ngao sạch....

Chương trình, dự án, đề án đến năm 2030: Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến ngao, làng nghề CBTS...

Bảng 15: Danh mục các chương trình, dự án, đề án ưu tiên lĩnh vực Chế biến và thương mại thủy sản

TT

Danh mục

Kinh phí (Tỷ đồng)

Nguồn

Phân kỳ

Trung ương

Địa phương

Nguồn khác

2017- 2020

2021-2030

I

Chương trình, dự án, đề án ưu tiên đến năm 2020

120

 

7

113

107,5

12,5

1

Dự án hỗ trợ phát triển thương hiệu ngao sạch chất lượng cao Thái Bình tại thị trường nội địa và xuất khẩu

5

 

2

3

2,5

2,5

2

Dự án hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển chế biến, xuất khẩu ngao Thái Bình

20

 

 

20

10

10

3

Chương trình, dự án của tỉnh để đầu tư xây dựng 03 chợ đầu mối thủy sản tại cảng cá Thụy Tân, Diêm Điền (huyện Thái Thụy); Cửa Lân (huyện Tiền Hải)

30

 

5

25

30

 

4

Xây dựng hệ thống kho lạnh phục vụ thu mua thủy sản và phân phối, lưu thông nội địa, có công suất từ 10-100 tấn/kho tại các cảng cá Thụy Tân và Cửa Lân

15

 

 

15

15

 

5

Nâng cấp các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu

50

 

 

50

50

 

II

Chương trình, dự án, đề án ưu tiên đến năm 2030

65

 

10

55

 

65

1

Xây dựng mới nhà máy chế biến ngao công suất 70.000 tấn/năm (tại Tiền Hải, Thái Thụy).

25

 

 

25

 

25

2

Xây dựng các cụm công nghiệp CBTS tập trung ở gần các cảng cá, bến cá (Thái Thụy, Tiền Hải)

40

 

10

30

 

40

 

Tổng

185

 

17

168

107,5

77,5

IV. NÂNG CAO NĂNG LỰC NGÀNH THỦY SẢN

Đến năm 2020, tăng cường nặng lực cho ngành thủy sản trên tất cả các lĩnh vực; từng bước xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu quản lý vùng nuôi trên hệ thống GIS, viễn thám.

Bảng 16: Danh mục chương trình nâng cao năng lực ngành thủy sản

TT

Danh mục

Kinh phí (Tỷ đồng)

Nguồn

Phân kỳ

Trung ương

Địa phương

Nguồn khác

2017-2020

2021-2030

1

Nâng cao năng lực lĩnh vực Khai thác và BVNLTS

3

1

2

 

3

 

2

Đầu tư đóng tàu Thanh tra

20

10

10

 

20

 

3

Nâng cao năng lực lĩnh vực nuôi trồng thủy sản

5

2

3

 

5

 

4

Nâng cao năng lực lĩnh vực chế biến thủy sản

2

1

1

 

2

 

5

Xây dựng hệ thống dữ liệu quản lý vùng nuôi trên hệ thống GIS, viễn thám

5

 

5

 

5

 

 

Tổng

35

14

21

0

35

0

Chương III

CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

I. GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH

Triển khai kịp thời các cơ chế, chính sách của Trung ương ban hành, đồng thời cụ thể hoá các chính sách cho ngành thủy sản của tỉnh để tổ chức lại sản xuất, nâng cao giá trị và phát triển bền vững các lĩnh vực của ngành và tại từng địa bàn trọng điểm nghề cá.

Triển khai các cơ chế, chính sách theo Quyết định số 2024/QĐ-UBND ngày 06/9/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá phục vụ khai thác và nuôi trồng thủy sản giai đoạn năm 2015-2020; Quyết định số 16/2014/QĐ-UBND ngày 24/9/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào một số lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Bình, giai đoạn đến năm 2020.

Xây dựng và ban hành chính sách khuyến khích đầu tư phát triển hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá.

Cơ chế thu hút đầu tư cho ngành thủy sản: Các ngân hàng, đơn vị liên quan tạo điều kiện cho ngư dân tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ quy định một số ưu đãi và hỗ trợ đầu tư bổ sung của Nhà nước dành cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản...

Miễn giảm thuế sử dụng đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ lãi suất vay vốn đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển dịch vụ hậu cần. Đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư, quản lý các cảng cá, bên cá và khu neo đậu, tránh trú bão theo hướng Nhà nước và tư nhân cùng tham gia đầu tư, khai thác. Trước mắt thí điểm đối với cảng cá Thụy Tân và cảng cá Cửa Lân làm cơ sở cho việc xây dựng các chợ cá. Có chính sách thu hút doanh nghiệp tham gia quản lý, đầu tư hoặc thuê lại và kêu gọi vốn đầu tư.

Tiếp tục nghiên cứu, thực hiện các chính sách về huy động các nguồn lực, chính sách đẩy mạnh đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, lưu giữ gen, lai tạo một số loài thủy sản có giá trị kinh tế. Thúc đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu trong các lĩnh vực; khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất và hộ nông ngư dân liên kết chặt chẽ với các nhà khoa học, cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lý nhà nước; tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng; tăng cường tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, kỹ năng thực hành cho lao động thủy sản; đầu tư, đổi mới hoạt động tư vấn hỗ trợ, chuyển giao khoa học công nghệ để nâng cao trình độ sản xuất của ngư dân.

Thực hiện chính sách hỗ trợ khai thác xa bờ kết hợp nhiệm vụ an ninh, quốc phòng. Hỗ trợ đóng mới tàu cá, nâng cấp tàu phục vụ hoạt động khai thác hải sản đối với các tàu đủ tiêu chuẩn, kinh phí mua bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm thuyền viên, chi phí đào tạo hướng dẫn thuyền viên vận hành tàu vỏ thép, tàu vỏ vật liệu mới. Hình thành quỹ hỗ trợ ngư dân, đặc biệt trong việc đóng mới, cải hoán tàu cá xa bờ, các chủ tàu chuyển đổi nghề phù hợp. Hỗ trợ ngư dân ven biển chuyển đội nghề nghiệp phù hợp để ổn định đời sống, góp phần sắp xếp tổ chức lại nghề cá ven bờ, bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững.

Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất giống ngao sinh sản. Các doanh nghiệp đầu tư vào các vùng NTTS được thuê đất với mức giá thấp nhất của loại đất tương ứng trong bảng giá đất do UBND tỉnh quy định, miễn tiền thuê đất của Nhà nước. Hỗ trợ các hộ nuôi áp dụng công nghệ cao.

Ưu đãi chính sách tín dụng cho tổ hợp tác, hợp tác xã khi hình thành. Tạo mọi điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp mở các kho đông lạnh bảo quản sản phẩm khai thác. Ưu đãi với các doanh nghiệp có dự án đầu tư xây dựng cơ sở chế biến có quy mô lớn, hỗ trợ san lấp, giải phóng mặt bằng, lãi suất tiền vay ngân hàng...

II. GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ

Theo tính toán các kịch bản quy hoạch phát triển thủy sản tính đến năm 2030, tổng nhu cầu vốn phát triển thủy sản toàn tỉnh là 1.695 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư cho lĩnh vực Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản khoảng 975 tỷ đồng, chiếm 57,5% (bao gồm cả dịch vụ hậu cần cho khai thác thủy sản), cho nuôi trồng thủy sản khoảng 500 tỷ đồng, chiếm 29,5% (bao gồm cả dịch vụ hậu cần cho nuôi trồng thủy sản), cho lĩnh vực chế biến thủy sản khoảng 185 tỷ đồng, chiếm 10,9% (bao gồm cả dịch vụ hậu cần cho chế biến thủy sản), cho nâng cao năng lực ngành thủy sản là 35 tỷ đồng (chiếm gần 2,1%).

Khoảng 52,3% nguồn vốn là ngân sách Trung ương, nguồn vốn địa phương khoảng 26,3%, còn lại khoảng 21,4% là nguồn khác, bao gồm từ các nguồn như của các tổ chức nghề nghiệp, cá nhân, các tổ chức phi Chính phủ, vốn nước ngoài...

Bảng 17: Nhu cầu vốn phát triển thủy sản tỉnh Thái Bình đến năm 2030

TT

Lĩnh vực đầu tư (tỷ đồng)

Nhu cầu vốn

Phân bổ nguồn vốn

Phân kỳ

Trung ương

Địa phương

Nguồn khác

2017-2020

2021-2030

1

Lĩnh vực khai thác và BVNLTS

975

747

193

35

598

377

2

Lĩnh vực NTTS

500

126

214

160

480

20

3

Lĩnh vực CBTS

185

 

17

168

107,5

77,5

4

Chương trình đào tạo nguồn nhân lực ngành thủy sản của tỉnh

35

14

21

0

35

0

Tổng cộng

1.695

887

445

363

1.220,5

474,5

1. Nguồn vốn ngân sách

Xây mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá: Cảng cá, bến cá, chợ cá, khu neo đậu, tránh trú bão, hệ thống thủy lợi. Tăng cường cho công tác khuyến ngư, nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao công nghệ mới, hỗ trợ đào tạo lao động, xúc tiến thương mại, Đầu tư hạ tầng vùng NTTS, vùng sản xuất giống tập trung bao gồm: Hệ thống cấp thoát nước đầu mối, đê bao, kè, đường giao thông, hệ thống điện, công trình xử lý nước thải chung, nâng cấp cơ sở hạ tầng Trung tâm giống thủy sản cấp vùng, cấp tỉnh, Trạm quan trắc cảnh báo môi trường NTTS,... Thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản; Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu vào nông nghiệp, nông thôn; Vốn Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững, giai đoạn 2017-2020...

2. Nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế

Thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư theo quy định của pháp luật để thu hút vốn của các thành phần kinh tế đầu tư các dự án thuộc danh mục ưu tiên kêu gọi đầu tư theo quy hoạch. Khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân tham gia đầu tư vào phát triển thủy sản của tỉnh theo Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Thông qua Bộ Nông nghiệp và PTNT và các tổ chức hợp tác quốc tế ở địa phương để tranh thủ các nguồn vốn viện trợ, tài trợ của các tổ chức quốc tế hỗ trợ thực hiện các dự án tăng cường năng lực quản lý ngành, đào tạo và khuyến ngư, xây dựng các mô hình quản lý nguồn lợi thủy hải sản...

Thực hiện các chính sách ưu đãi khác như: Ưu đãi về lãi suất tiền vay, hỗ trợ máy móc thiết bị,... theo quy định của nhà nước.

III. GIẢI PHÁP KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ KHUYẾN NGƯ

1. Khai thác thủy sản

Đưa nhanh các tiến bộ KHCN vào hoạt động bảo vệ nguồn lợi (BVNL) thủy sản, áp dụng công nghệ khai thác chọn lọc nhằm bảo vệ nguồn lợi và nâng cao hiệu quả khai thác.

Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở cho tổ chức sản xuất trong khai thác thủy hải sản. Áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn đã có vào sản xuất, làm cơ sở để quản lý nghề khai thác thủy sản.

Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sử dụng vật liệu mới tăng tuổi thọ tàu, chuẩn hóa các mẫu tàu, đóng tàu phù hợp với điều kiện của tỉnh.

Áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong khai thác thủy sản, đầu tư trang thiết bị bảo quản sản phẩm sau khai thác, giảm tổn thất sau thu hoạch đối với khai thác hải sản; bảo quản sản phẩm khai thác bằng bọt xốp, kết hợp việc cải tiến hầm bảo quản bằng inox, sử dụng máy dò ngang... Tổ chức chuyển giao công nghệ mới trong khai thác thủy sản, trao đổi kinh nghiệm các mô hình khai thác thủy sản đạt hiệu quả.

Áp dụng các công nghệ số, viễn thám, sử dụng vệ tinh để theo dõi, quản lý đội tàu khai thác hải sản.

Phát triển mạng thông tin liên lạc tàu cá trên các vùng khai thác hải sản, trạm bờ, nhằm quản lý tốt tàu cá toàn tỉnh; phục vụ tốt công tác phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn... Đẩy mạnh việc hình thành các tổ, đội trong khai thác thủy sản trên biển, tăng cường liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

Kết hợp phương trình dạy nghề nông thôn của Trung ương và địa phương. Nắm bắt nhu cầu nghề nghiệp của ngư dân, tổ chức tham quan, học tập mô hình tiên tiến.

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Thủy sản, Luật biển và các văn bản liên quan.

2. Nuôi trồng thủy sản

Nâng cao năng lực hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) của các tổ chức KHCN thuộc ngành; ưu tiên đầu tư; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tạo ra những bước phát triển đột phá về sản xuất, chọn tạo ra các giống thủy sản có chất lượng tốt phục vụ cho nuôi trồng thủy sản ở địa phương.

Xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh, áp dụng công nghệ cao cho các đối tượng thủy sản mặn, lợ, ngọt, phù hợp với từng địa bàn và từng loại hình mặt nước để từng bước nhân rộng.

Từng bước hoàn thiện một số quy trình sản xuất giống phù hợp với điều kiện sản xuất tại Thái Bình, như quy trình sản xuất ngao, cá vược, tôm sú, cá rô phi đơn tính... và lưu giữ công nghệ gốc để chuyển giao, nhân rộng khi đủ điều kiện.

Ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất giống thủy sản nhân tạo, đáp ứng nuôi trồng thủy sản của tỉnh và các tỉnh lân cận trong vùng.

Nâng cấp các cơ sở sản xuất giống nhằm nghiên cứu chọn tạo giống mới có chất lượng cao, kháng bệnh. Tiếp tục đầu tư các khu sản xuất giống tập trung để đảm bảo điều kiện sản xuất giống hiện đại và kiểm soát được chất lượng giống.

Tăng cường nghiên cứu khoa học, du nhập công nghệ, tập trung vào công nghệ sinh học, sản xuất giống sạch bệnh, các giống nuôi chủ lực; hoàn thiện công nghệ nuôi các đối tượng nước ngọt, nước lợ và nước mặn; nghiên cứu bệnh thủy sản, quan trắc môi trường và phòng ngừa dịch bệnh; thuốc ngư y, công nghệ sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học và các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản.

Phổ biến áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP với các đối tượng nuôi trồng thủy sản để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản.

Kết hợp các nghiên cứu trong nước, hợp tác quốc tế trong nghiên cứu sản xuất giống, nuôi thương phẩm các đối tượng mới, hải đặc sản quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, có tiềm năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phát triển mạng lưới khuyến ngư tới cộng đồng, từ đó hướng dẫn kinh nghiệm quản lý cho người dân chuyển đổi nghề để nhanh chóng nắm bắt kiến thức, phát triển sản xuất, tổ chức quản lý nghề mới.

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới, công nghệ hiện đại; lựa chọn để nhập hoặc tiếp nhận các công nghệ sản xuất giống; các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao; xử lý dịch bệnh, môi trường.

Tuyên truyền cho ngư dân thực hiện quy hoạch nuôi ngao theo đúng quy định.

Hợp tác với các Viện nghiên cứu, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, các trường Đại học để triển khai các đề tài ứng dụng thực tiễn, thí điểm các mô hình sản xuất theo hướng cải tiến kỹ thuật nhằm hạn chế dịch bệnh, nâng cao năng suất đối tượng nuôi. Tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật, tham quan học tập mô hình nuôi các đối tượng thủy sản có giá trị để nhân ra diện rộng.

3. Giống thủy sản, quản lý thức ăn, thuốc thú y thủy sản

Lưu giữ, chọn lọc, phát triển được một số giống cá bố mẹ để chủ động trong việc sản xuất giống, đảm bảo an toàn dịch bệnh và dễ truy xuất nguồn gốc (cá chép, rô phi, cá vược...).

Thực hiện công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định về kiểm dịch giống thủy sản, giám sát chất lượng con giống nhập vào tỉnh.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, các cơ sở sản xuất, kinh doanh và loại trừ dần những cơ sở không đạt điều kiện theo quy định. Kiểm tra, giám sát chất lượng các sản phẩm phục vụ cho NTTS.

4. Chế biến thủy sản

Hỗ trợ các địa phương, các cơ sở chế biến thủy hải sản xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, mã số, mã vạch sản phẩm để từng bước xây dựng và phát triển thương hiệu.

Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, chế biến sản phẩm xuất khẩu áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, các công cụ cải tiến chất lượng; đẩy mạnh việc áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, đánh giá chứng nhận sản phẩm phù hợp quy chuẩn quốc gia để đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu, đặc biệt là vượt qua được hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) của các nước nhập khẩu. Khuyến khích hỗ trợ tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, áp dụng quy trình sản xuất sạch để sản phẩm đáp ứng được yêu cầu về an toàn thực phẩm.

Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nghiên cứu phát triển sản phẩm CB từ ngao, tôm. Các doanh nghiệp hình thành đội ngũ cán bộ nghiên cứu phát triển sản phẩm trên cơ sở đội ngũ kỹ sư công nghệ CBTS; hoặc kỹ sư chế biến thực phẩm gửi đi đào tạo tại các doanh nghiệp CBTS là đối tác liên doanh, liên kết trong và ngoài nước; hoặc mời chuyên gia của các viện, trường, doanh nghiệp đối tác về đào tạo cho đội ngũ này tại doanh nghiệp CBTS xuất khẩu ở tỉnh.

Tìm kiếm và chuyển giao công nghệ xử lý nước thải tại cơ sở CBTS trong tỉnh, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định.

IV. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM

Thay đổi từ sản xuất theo khả năng sang sản xuất theo nhu cầu thị trường. Hệ thống thông tin và dự báo, phân tích thị trường, tiêu chuẩn chất lượng cần được cập nhật, xây dựng cơ sở dữ liệu cho từng chủng loại sản phẩm và từng thị trường cụ thể. Lựa chọn ngành hàng chiến lược, sản xuất theo chuỗi giá trị, tạo ra những sản phẩm thị trường cần trên cơ sở chọn lựa từ tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Đẩy mạnh nghiên cứu thông tin thị trường nhằm nắm vững xu thế phát triển về quy mô và chuyển dịch cơ cấu tiêu thụ từng mặt hàng trên thị trường, trước hết là các thị trường trọng điểm để xác định và tổ chức nguồn cung phù hợp. Chú trọng tới nhu cầu và đặc tính tiêu dùng của các thị trường.

Xây dựng chương trình nghiên cứu và xúc tiến thương mại cho ngành thủy sản (xúc tiến thương mại, tuyên truyền giới thiệu sản phẩm, xây dựng thương hiệu, nghiên cứu chính sách, xác định kênh phân phối, tìm đối tác kinh doanh); Tỉnh phối hợp với các cơ quan Trung ương tiến hành các hoạt động giới thiệu sản phẩm (tổ chức thăm quan cơ sở sản xuất cho đại diện khách hàng, tổ chức hội chợ, sản xuất tài liệu quảng bá, giới thiệu sản phẩm...).

Đầu tư cơ sở vật chất, sản phẩm đa dạng, phát triển hệ thống phân phối.

Chủ động tìm kiếm các doanh nghiệp lớn; thông qua hội thảo, hội chợ để khuyến khích, và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh ký kết hợp đồng tiêu thụ, chế biến, bảo quản nông sản; có chính sách ưu đãi về đầu tư cơ sở hạ tầng, liên kết, cam kết của tỉnh hỗ trợ các doanh nghiệp để thu hút các doanh nghiệp đem về đầu tư vùng sản xuất thủy sản tại tỉnh.

Tiếp tục xây dựng, phát triển thương hiệu ngao Thái Bình nước mắm Diêm Điền thông qua việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu uy tín về kinh phí đăng ký, xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu. Đầu tư xây dựng các cửa hàng giới thiệu sản phẩm nước mắm tại thị trấn Diêm Điền; tham gia các triển lãm, hội chợ để quảng bá sản phẩm trong nước.

Hỗ trợ xây dựng các kênh kết nối tiêu thụ cá rô phi, cá lồng trên sông của Thái Bình ra các tỉnh miền Bắc với các chợ và hệ thống siêu thị lớn (Hapro, Intimex, Vingroup...).

Duy trì ổn định ở các thị trường truyền thống mà các doanh nghiệp chế biến thủy sản của tỉnh hiện đang có trao đổi thương mại thủy sản, từng bước mở rộng sang các thị trường mới.

Đa dạng hóa các sản phẩm chế biến, tăng cường nghiên cứu chế biến các mặt hàng có giá trị gia tăng, để nâng cao giá trị sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tăng tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng trong cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu của tỉnh.

V. GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

1. Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Xác định các vùng cấm khai thác, vùng cấm khai thác có thời hạn; công bố danh mục các loại nghề cấm, đối tượng cấm khai thác. Thực hiện nghiêm ngặt các quy định về khai thác theo mùa vụ; nghiêm cấm khai thác trong mùa sinh sản; nghiêm cấm sử dụng các dụng cụ khai thác hủy hoại môi trường và nguồn lợi thủy sản.

Tiếp tục thực hiện các đề án, dự án bảo vệ, phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy sản phục vụ phát triển nghề cá bền vững; bảo vệ, bảo tồn các loài thủy sản quý hiếm có giá trị khoa học và kinh tế, bảo tồn đa dạng sinh học.

Phối hợp với các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn thả cá giống vào ngày 01/4 hằng năm.

Hình thành các vùng bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đa dạng sinh học như vùng bảo vệ rươi tại huyện Kiến Xương, khu bảo tồn vùng nước nội địa ven sông Hồng.

Xây dựng mô hình chuyển đổi nghề khai thác ven bờ kém hiệu quả, gây hại nguồn lợi thủy sản sang các ngành nghề thích hợp khác có hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về giao thông đường thủy, hàng hải để hạn chế tối đa sự cố tràn dầu.

2. Nuôi trồng thủy sản

Chấp hành nghiêm túc các quy định về điều kiện sản xuất, quy chế quản lý vùng, cơ sở nuôi trồng thủy sản theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, của tỉnh, ngành quy định.

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch chi tiết các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung hiện có và quy hoạch mới theo hướng đáp ứng các (quy định về bảo vệ môi trường, không chồng lấn, xâm phạm hoặc gây tác động xấu đối với các vùng có ý nghĩa về mặt sinh thái.

Đối với những vùng nuôi tập trung đã bị ô nhiễm, thực hiện cải tạo hoặc chuyển đổi đối tượng nuôi hợp lý. Tổ chức khai thác, sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên nước, khuyến khích áp dụng nuôi luân canh, nuôi kết hợp, công nghệ nuôi tiết kiệm nước, hạn chế xả thải, bảo đảm an toàn sinh học, bảo vệ môi trường.

Phổ biến và đẩy mạnh áp dụng Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP) để bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới phát triển bền vững.

Đầu tư 02 trạm bơm cho vùng NTTS tập trung (xã Độc Lập - huyện Hưng Hà, xã Đông Cường - huyện Đông Hưng), xây dựng trạm quan trắc cảnh báo môi trường của tỉnh tại các vùng nuôi.

Cải tạo, nâng cấp đồng bộ hạ tầng 25 vùng NTTS tập trung hiện có (điện, đường giao thông, cống và kênh cấp thoát nước riêng cho từng vùng nuôi...).

Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ các vùng nuôi ngao tập trung (hệ thống giao thông, hệ thống thủy lợi, bến bãi, kho lưu, các dịch vụ liên quan).

Tuyệt đối cấm sử dụng thuốc thú y thủy sản, hóa chất nằm ngoài danh mục cho phép trong NTTS, hạn chế sử dụng thuốc thú ý thủy sản, hóa chất.

3. Chế biến và thương mại thủy sản

Yêu cầu các cơ sở thu mua, chế biến xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải, có công nghệ tiên tiến, áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, giảm thiểu chất thải, tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng, có chi phí đầu tư thấp, hiệu quả cao.

Xây dựng cơ sở hạ tầng, nguồn nước sạch phục vụ chế biến ngao và các sản phẩm thủy sản khác.

Xây dựng bãi chôn lấp, tiêu hủy các sản phẩm thủy sản bị nhiễm dịch bệnh.

Các cơ sở thu mua, CBTS cần có biện pháp giảm thiểu mùi, khí thải, xử lý chất rắn, sản xuất đảm bảo vệ sinh môi trường.

4. Ứng phó với biến đổi khí hậu - nước biển dâng (BĐKH - NBD)

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền giúp ngư dân nhận thức rõ về ảnh hưởng của BĐKH-NBD đến đời sống và sản xuất.

Tích cực phối hợp với cơ quan quản lý, nghiên cứu về tài nguyên và môi trường trong việc dự báo được các kịch bản BĐKH-NBD cụ thể ở các vùng cửa sông, ven biển; dự báo các công trình phục vụ thủy sản bị đe dọa do nước biển dâng: Cảng cá, bến cá, khu neo đậu, các ao hồ nuôi ven biển,... từ đó có khuyến cáo, tổ chức thiết kế, thẩm định công trình thủy sản phù hợp.

Xây dựng cơ sở dữ liệu; các báo cáo về mối quan hệ hệ thống và cơ chế tác động giữa khí hậu và các yếu tố liên quan đến hoạt động ngành thủy sản của tỉnh.

Nghiên cứu các giống thủy sản có khả năng chịu mặn cao, có khả năng thích ứng tốt với tác động của môi trường, thời tiết, khí hậu diễn biến bất thường, không theo quy luật.

Tăng cường phối hợp hành động liên ngành, liên vùng ứng phó với BĐKH-NBD.

Tăng cường hợp tác, nắm bắt kịp thời thông tin; tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế về vốn, KHCN, đào tạo nguồn nhân lực; học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia có điều kiện tương đồng trong việc ứng phó với BĐKH-NBD.

VI. GIẢI PHÁP NGUỒN NHÂN LỰC VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ

1. Về nguồn nhân lực

Xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ có chất lượng, năng lực quản lý ngành, có cơ chế nhằm thu hút nguồn nhân lực thủy sản chất lượng cao cho ngành.

Tiến hành kết hợp với các trường trong ngành thủy sản, mở các lớp đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ và các hộ dân tham gia NTTS đặc biệt là kỹ thuật nuôi trồng và phòng trừ dịch bệnh, bảo vệ môi trường vùng nuôi. Tham quan học hỏi các mô hình sản xuất tiên tiến trong lĩnh vực thủy sản ở trong và ngoài nước.

Đào tạo nguồn nhân lực, mở các lớp đào tạo công nhân kỹ thuật khai thác, bồi dưỡng cấp chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, chứng chỉ thuyền viên và công nhân kỹ thuật cho ngư dân trên tàu cá có đủ điều kiện quản lý, điều khiển phương tiện an toàn và kỹ thuật khai thác trong quá trình sản xuất trên biển. Tập huấn về luật biển, công ước quốc tế và luật biển, cách giải quyết các xung đột trên biển...

Tổ chức nhiều hình thức đào tạo nghề, như đào tạo tập trung, tập huấn ngắn hạn, đào tạo tại chỗ cho những người trực tiếp sản xuất phù hợp với từng ngành nghề và từng cơ sở sản xuất. Đào tạo công nhân kỹ thuật trong chế biến thủy sản, an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam và của thế giới.

Triển khai đào tạo nghề thuyền trưởng, máy trưởng, kỹ thuật khai thác thủy sản, kỹ thuật vận hành các trang thiết bị hàng hải, CBTS, kỹ thuật NTTS theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đào tạo nghề lao động nông thôn đến năm 2020.

2. Về hợp tác quốc tế

Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế trong nghề cá, trước hết đối với các nước trong khu vực ASEAN. Khuyến khích các doanh nghiệp, các Trường đại học, các Viện nghiên cứu khoa học, liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư phát triển thủy sản, đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất giống thủy, hải sản đặc biệt quí hiếm, giống sạch bệnh, sản xuất thức ăn công nghiệp, chế phẩm sinh học, thuốc ngư y, công nghệ chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng, ăn liền, ăn nhanh, công nghệ sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thủy sản, công nghệ khai thác hải sản, thiết kế mẫu tàu, công nghệ vật liệu vỏ tàu mới, công nghệ sau thu hoạch...

Hợp tác với các nước có thị trường truyền thống và thị trường tiềm năng để phát triển xuất khẩu thủy sản và tháo gỡ các khó khăn, các rào cản khi có tranh chấp thương mại.

Hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế để trao đổi thông tin, trao đổi chuyên gia nghề cá.

Tăng cường quảng bá hình ảnh nghề cá tỉnh, vai trò của Hội, Hiệp hội nghề cá ở địa phương.

Khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài phát triển thủy sản ở tỉnh.

Thu hút nguồn vốn FDI và ODA cho đầu tư phát triển thủy sản. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua hình thức đối tác công tư (PPP) nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa ngành thủy sản.

Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư về thủy sản tại các thị trường ngoài nước.

VII. GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT

Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất trong ngành thủy sản theo hướng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Phân cấp quản lý mặt nước biển, thực hiện cải cách hành chính. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Củng cố, nâng cao năng lực bộ máy khuyến ngư, tạo ra hệ thống khuyến ngư đồng bộ. Bên cạnh đó, hàng năm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khuyến ngư để nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ khuyến ngư, trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm thực tiễn.

Khuyến khích hình thành các tổ hợp tác, hợp tá xã trong khai thác và NTTS.

1. Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản

Tiếp tục mở rộng diện tích nuôi ngao vùng bãi triều theo quy hoạch đã được phê duyệt; chuyển một phần diện tích nuôi tôm sú kém hiệu quả sang ươm, nuôi ngao giống và một số đối tượng nuôi khác có giá trị kinh tế cao hơn. Thực hiện đa dạng hóa đối tượng nuôi, trong đó xác định một số sản phẩm chủ lực như: ngao, cua xanh, cá vược, tôm sú, tôm thẻ chân trắng... và nghiên cứu đưa vào nuôi một số giống thủy sản có giá trị kinh tế cao, phù hợp với đặc điểm môi trường sinh thái của tỉnh.

Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng cho các vùng nuôi tập trung. Đầu tư nâng cấp và hoàn thiện các vùng chuyển đổi tập trung có hạ tầng xuống cấp, thiếu đồng bộ; một số công trình đầu mối như hệ thống thủy lợi, điện, đường giao thông cho toàn vùng, bảo đảm đáp ứng được yêu cầu sản xuất, đủ điều kiện áp dụng những công nghệ NTTS thâm canh và bán thâm canh vào sản xuất. Ưu tiên đầu tư hạ tầng các vùng nuôi tôm TTCT công nghệ cao có quy mô từ 15-30 ha/vùng tại hai huyện ven biển và các vùng chuyển đổi nước ngọt tập trung có quy mô lớn như: Vùng nuôi xã Vũ Đoài (Vũ Thư) 70,6 ha, vùng Tân Trường (Thái Thụy) 50 ha, Thụy Sơn (Thái Thụy) 50 ha, Minh Tân (Kiến Xương) 30 ha, An Tràng 21 ha, Quỳnh Hoa 29 ha (Quỳnh Phụ); các vùng chuyển đổi. Chuyển giao xây dựng mô hình nuôi công nghệ cao, mô hình VietGAP đối với các đối tượng nuôi.

Hình thành cơ sở dữ liệu nghề cá trong NTTS.

Đối với việc triển khai thực hiện quy hoạch nuôi ngao, cần chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt theo quy hoạch. Động viên, khuyến khích người dân thực hiện đúng theo quy hoạch.

Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các cơ sở sản xuất giống, dịch vụ hậu cần NTTS, tiến tới chủ động nguồn giống trong tỉnh.

2. Lĩnh vực khai thác thủy sản

Khuyến khích thành lập các tổ, đội sản xuất trên biển, đội tàu dịch vụ hậu cần trên biển hoạt động theo chuỗi cung ứng phục vụ khai thác xa bời khai thác gần bờ thực hiện quản lý cộng đồng. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nghề khai thác ven bờ theo hướng ổn định sản lượng khai thác đánh bắt, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; chuyển từ khai thác ven bờ sang khai thác xa bờ; nghề nuôi trồng thủy sản hoặc dịch vụ... Đặc biệt chú trọng các mô hình liên kết, liên doanh giữa ngư dân với các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác.

Đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư, quản lý các cảng cá, bến cá và khu neo đậu, tránh trú bão theo hướng Nhà nước và tư nhân cùng tham gia đầu tư, khai thác. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện quản lý, vận hành các công trình. Nhà nước đầu tư hạ tầng ban đầu của cảng cá, bến cá, khu neo đậu. Kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư các dịch vụ hậu cần kèm theo, được thu lợi nhuận. Ngư dân, được hưởng lợi trực tiếp với chất lượng phục vụ, giá cả cạnh tranh.

Tăng cường công tác kiểm tra, phối hợp với các đơn vị trong việc quản lý, giám sát việc đóng mới, cải hoán tàu cá cho ngư dân theo Nghị định số 67/2014/NĐ của Chính phủ.

Xây dựng và ban hành quy định về quản lý hoạt động khai thác thủy sản trên vùng biển Thái Bình.

Quản lý chặt chẽ việc đóng mới, cấp giấy phép khai thác để giảm dần số tàu nhỏ khai thác ven bờ, các tàu lưới kéo ven bờ, các nghề ảnh hưởng đến nguồn lợi. Đồng thời duy trì, củng cố và phát triển số tàu lớn khai thác xa bờ theo chỉ tiêu quy hoạch. Từng bước hạn chế và cấm đóng mới, cải hoán tàu cá dưới 30 CV.

Phân cấp quản lý tàu cá công suất dưới 20 CV cho UBND cấp huyện.

Phát huy vai trò của các tổ cộng đồng, tổ đội sản xuất trên biển trong việc tổ chức sản xuất, tăng cường sự giám sát tuân thủ các quy định của pháp luật, là cầu nối giữa người sản xuất và cơ quan quản lý. Thành lập các hợp tác xã nghề cá thực hiện vai trò cung ứng dịch vụ sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Xây dựng mô hình chuyển đổi nghề kém hiệu quả, gây xâm hại nguồn lợi, không thân thiện với môi trường sang các nghề khác có hiệu quả hơn, đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ. Quy định về việc thả giống vào tự nhiên, phát động phong trào nhằm tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Triển khai thực hiện tốt quy chế quản lý cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo Quyết định số 10/2014/QĐ-UBND ngày 20/8/2014 và Quyết định số 11/2014-QĐ/UBND ngày 20/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Hoàn thiện quy hoạch cảng cá, bến cá, khu neo đậu, tránh trú bão; đẩy nhanh tiến độ xây dựng cảng cá Thụy Tân, Cửa Lân; khu neo đậu sông Trà Lý, Thái Thượng. Đầu tư nâng cấp, nạo vét luông lạch cho các cảng cá, bến cá, khu neo đậu hiện có tại địa phương.

Tổ chức điều tra, khảo sát các loại phương tiện công suất nhỏ, các nghề khai thác không hiệu quả, đặc biệt là nghề lưới kéo ven bờ và nhu cầu chuyển đổi ngành nghề trong khai thác thủy sản theo lộ trình.

3. Lĩnh vực chế biến và thương mại thủy sản

Đối với chế biến xuất khẩu, mô hình tổ chức sản xuất là các doanh nghiệp, các tập đoàn và phải gắn với từng thị trường cụ thể. Đối với chế biến nội địa, mô hình tổ chức sản xuất là các hộ gia đình, các tổ hợp tác, hợp tác xã gắn với các làng nghề truyền thống.

Triển khai các biện pháp hỗ trợ kỹ thuật tăng cường bảo quản nguyên liệu, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, tổ chức các hình thức khuyến ngư, hướng dẫn kỹ thuật bảo quản nguyên liệu, vận chuyển, sơ chế.

Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các cơ sở chế biến thức ăn thủy sản.

 

PHỤ LỤC 01:

QUY HOẠCH THEO ĐỊA PHƯƠNG ĐẾN NĂM 2020

Tên chỉ tiêu

Đơn vị

Thành phố

Quỳnh Phụ

Hưng Hà

Đông Hưng

Thái Thụy

Tiền Hải

Kiến Xương

Vũ Thư

Tổng

A. Diện tích

ha

360

1.085

1.360

920

4.887

4.458

1.090

1.600

15.720

1. Diện tích nước mặn (biển)

ha

 

 

 

 

2.312

1.788

 

 

4.100

- Nuôi Ngao thương phẩm

ha

 

 

 

 

2.000

1.600

 

 

3.600

- Ươm nuôi giống thủy sản (ngao)

ha

 

 

 

 

312

188

 

 

500

2. Diện tích nuôi nước lợ

ha

 

 

 

 

1.230

1.800

90

 

3.120

a- Nuôi cá

ha

 

 

 

 

230

182

88

 

500

b- Nuôi tôm

ha

 

 

 

 

932

1.536

 

 

2.468

Tôm sú

ha

 

 

 

 

727

1.281

 

 

2.008

Tôm thẻ chân trắng

ha

 

 

 

 

200

250

 

 

450

Tôm khác

ha

 

 

 

 

5

5

 

 

10

c- Nuôi thủy sản khác

ha

 

 

 

 

24

96

2

 

122

Cua bể

ha

 

 

 

 

24

30

 

 

54

Rau câu

ha

 

 

 

 

 

17

 

 

17

Khác

ha

 

 

 

 

 

50

 

 

50

d- Ươm nuôi giống thủy sản (tôm, cua)

ha

 

 

 

 

44

136

 

 

180

3- Diện tích nước ngọt

ha

360

1.085

1.360

920

1.345

870

1.000

1.560

8.500

a- Nuôi cá

ha

345

1.045

1.302

891

1.333

853

966

1.543

8.278

Cá trắm, chày, chép

ha

80

495

700

529

788

385

725

803

4.505

Cá rô phi

ha

80

300

320

235

275

300

190

300

2.000

Cá nước ngọt khác

ha

185

250

282

127

270

168

51

440

1.773

b- Nuôi thủy sản khác;

ha

10

32

50

25

10

15

30

10

182

c- Ươm giống thủy sản

ha

5

8

8

4

2

2

4

7

40

III. Lồng bè

lồng

 

 

 

 

 

 

 

 

-

1. Số lồng/bè nuôi

lồng

 

297

405

114

 

 

55

629

1.500

2. Thể tích lồng bè

m3

 

32.076

43.740

12.312

-

-

5.940

67.932

162.000

B. Sản lượng

tấn

1.700

6.450

7.300

4.870

79.715

63.405

6.080

10.480

180.000

I. Nuôi nước mặn (biển)

tấn

 

 

 

 

69.000

54.000

 

 

123.000

Nghêu (ngao)

tấn

 

 

 

 

69.000

54.000

 

 

123.000

II. Nuôi nước lợ

tấn

 

 

 

 

4.280

5.205

380

 

9.865

1- Cá

tấn

 

 

 

 

1.150

800

380

 

2.330

2- Tôm

tấn

 

 

 

 

1.580

2.080

 

 

3.660

Tôm sú

tấn

 

 

 

 

250

570

 

 

820

Tôm thẻ chân trắng

tấn

 

 

 

 

1.300

1.480

 

 

2.780

Tôm khác

tấn

 

 

 

 

30

30

 

 

60

3- Thủy sản khác

tấn

 

 

 

 

1.550

2.325

 

 

3.875

III. Nuôi nước ngọt

tấn

1.700

6.450

7.300

4.870

6.435

4.200

5.700

10.480

47.135

- Nuôi lồng

tấn

 

1.220

1.600

360

 

 

220

2.600

6.000

 

PHỤ LỤC 02:

QUY HOẠCH THEO ĐỊA PHƯƠNG ĐẾN NĂM 2025

Tên chỉ tiêu

Đơn vị

Thành phố

Quỳnh Phụ

Hưng Hà

Đông Hưng

Thái Thụy

Tiền Hải

Kiến Xương

Thư

Tổng

A. Diện tích nuôi trồng thủy sản

ha

300

1.110

1.370

930

4.825

4.273

1.092

1.590

15.490

1. Diện tích nước mặn (biển)

ha

 

 

 

 

2.312

1.788

 

 

4.100

- Nuôi Ngao thương phẩm

ha

 

 

 

 

2.000

1.600

 

 

3.600

- Ươm giống thủy sản (ngao)

ha

 

 

 

 

312

188

 

 

500

2. Diện tích nuôi nước lợ

ha

 

 

 

 

1.163

1.635

92

 

2.890

a- Nuôi cá

ha

 

 

 

 

250

210

90

 

550

b- Nuôi tôm

ha

 

 

 

 

889

1.329

 

 

2.218

Tôm sú

ha

 

 

 

 

629

974

 

 

1.603

Tôm thẻ chân trắng

ha

 

 

 

 

250

350

 

 

600

Tôm khác

ha

 

 

 

 

10

5

 

 

15

c- Nuôi thủy sản khác

ha

 

 

 

 

24

96

2

 

122

Cua bể

ha

 

 

 

 

24

30

 

 

54

Rau câu

ha

 

 

 

 

 

16

 

 

16

Khác

ha

 

 

 

 

 

50

2

 

52

d- Ươm giống thủy sản (tôm, cua)

ha

 

 

 

 

50

150

 

 

200

3- Diện tích nước ngọt

ha

300

1.110

1.370

930

1.350

850

1.000

1.590

8.500

a- Nuôi cá

ha

285

1.072

1.312

906

1.338

833

966

1.573

8.285

Cá trắm, chày, chép

ha

50

530

720

524

773

371

665

783

4.416

Cá rô phi

ha

90

320

350

275

295

300

220

350

2.200

Cá nước ngọt khác

ha

145

222

242

107

270

162

81

440

1.669

b- Nuôi thủy sản khác

ha

10

30

50

20

10

15

30

10

175

c- Ươm giống thủy sản

ha

5

8

8

4

2

2

4

7

40

III. Lồng bè nuôi thủy sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Số lồng/bè nuôi

lồng

 

547

755

214

 

 

155

1.329

3.000

2. Thể tích lồng bè

m3

 

59.076

81.540

23.112

 

 

16.740

143.532

324.000

B. Sản lượng thủy sản nuôi trồng

tấn

1.600

7.400

9.980

5.440

79.865

66.238

6.120

13.357

190.000

I. Nuôi nước mặn (biển)

tấn

 

 

 

 

69.000

55.000

 

 

124.000

Nghêu (ngao)

tấn

 

 

 

 

69.000

55.000

 

 

124.000

II. Nuôi nước lợ

tấn

 

 

 

 

4.095

6.638

400

 

11.133

1- Cá

tấn

 

 

 

 

1.150

960

400

 

2.510

2- Tôm

tấn

 

 

 

 

1.945

2.748

 

 

4.693

Tôm sú

tấn

 

 

 

 

300

520

 

 

820

Tôm thẻ chân trắng

tấn

 

 

 

 

1.600

2.200

 

 

3.800

Tôm khác

tấn

 

 

 

 

45

28

 

 

73

3- Thủy sản khác

tấn

 

 

 

 

1.000

2.930

 

 

3.930

III. Nuôi nước ngọt

tấn

1.600

7.400

9.980

5.440

6.770

4.600

5.720

13.357

54.867

4. Nuôi lồng

tấn

 

2.100

3.200

890

 

 

720

5.580

12.490

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 03:

QUY HOẠCH THEO ĐỊA PHƯƠNG ĐẾN NĂM 2030

n chỉ tiêu

Đơn vị

Thành phố

Quỳnh Phụ

Hưng Hà

Đông Hưng

Thái Thụy

Tiền Hải

Kiến Xương

Vũ Thư

Tổng

A. Diện tích nuôi trồng thủy sản

ha

250

1.145

1.390

920

4.662

4.166

1.142

1.565

15.240

1. Diện tích nước mặn (biển)

ha

 

 

 

 

2.312

1.788

 

 

4.100

- Nuôi Ngao thương phẩm

ha

 

 

 

 

2.000

1.600

 

 

3.600

- Ươm nuôi giống thủy sản (ngao)

ha

 

 

 

 

312

188

 

 

500

2. Diện tích nuôi nước lợ

ha

 

 

 

 

1.000

1.548

92

 

2.640

a- Nuôi cá

ha

 

 

 

 

280

230

90

 

600

b- Nuôi tôm

ha

 

 

 

 

646

1.072

 

 

1.718

Tôm sú

ha

 

 

 

 

161

547

 

 

708

Tôm thẻ chân trắng

ha

 

 

 

 

480

520

 

 

1.000

Tôm khác

ha

 

 

 

 

5

5

 

 

10

c- Nuôi thủy sản khác

ha

 

 

 

 

24

96

2

 

122

Cua bể

ha

 

 

 

 

24

30

 

 

54

Rau câu

ha

 

 

 

 

 

16

 

 

16

Khác

ha

 

 

 

 

 

50

 

 

50

d- Ươm giống thủy sản (tôm, cua)

ha

 

 

 

 

50

150

 

 

200

3- Diện tích nước ngọt

ha

250

1.145

1.390

920

1.350

830

1.050

1.565

8.500

a- Nuôi cá

ha

235

1.107

1.340

898

1.338

813

1.021

1.533

8.285

Cá trắm, chày, chép

ha

130

482

830

505

788

338

650

843

4.566

Cá rô phi

ha

80

445

350

300

350

355

290

330

2.500

Cá nước ngọt khác

ha

25

180

160

93

200

120

81

360

1.219

b- Nuôi thủy sản khác

ha

10

30

42

18

10

15

25

25

175

c- Ươm giống thủy sản

ha

5

8

8

4

2

2

4

7

40

III. Lồng bè nuôi thủy sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Số lồng/bè nuôi

 

 

547

755

214

 

 

155

1.329

3.000

2. Thể tích lồng/bè nuôi

 

 

59.076

81.540

23.112

 

 

16.740

143.532

324.000

B. Sản lượng thủy sản nuôi trồng

tấn

1.300

8.340

10.350

5.550

83.130

66.960

6.530

13.840

196.000

I. Nuôi nước mặn (biển)

tấn

 

 

 

 

70.000

56.000

 

 

126.000

Nghêu (ngao)

tấn

 

 

 

 

70.000

56.000

 

 

126.000

II. Nuôi nước lợ

tấn

 

 

 

 

6.790

5.960

480

 

13.230

1- Cá

tấn

 

 

 

 

1.200

1.090

480

 

2.770

2- Tôm

tấn

 

 

 

 

3.490

3.870

 

 

7.360

Tôm sú

tấn

 

 

 

 

200

300

 

 

500

Tôm thẻ chân trắng

tấn

 

 

 

 

3.260

3.540

 

 

6.800

Tôm khác

tấn

 

 

 

 

30

30

 

 

60

3- Thủy sản khác

tấn

 

 

 

 

2.100

1.000

 

 

3.100

III. Nuôi nước ngọt

tấn

1.300

8.340

10.350

5.550

6.340

5.000

6.050

13.840

56.770

- Nuôi lồng

tấn

 

2.300

3.300

940

 

 

750

5.800

13.090

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 03/2017/NQ-HĐND về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030

  • Số hiệu: 03/2017/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 14/07/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình
  • Người ký: Đặng Trọng Thăng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản