Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 71/NQ-HĐND | Cần Thơ, ngày 09 tháng 12 năm 2016 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC THÔNG QUA QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ TƯ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét Tờ trình số 133/TTr-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thông qua Rà soát, điều chỉnh và bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản thành phố Cần Thơ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban đô thị; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua “Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản thành phố Cần Thơ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát:
- Phát triển ngành thủy sản thành phố Cần Thơ theo hướng hiệu quả và bền vững, trở thành ngành sản xuất hàng hóa, dịch vụ có giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu để phát triển, góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu;
- Ổn định và đảm bảo an ninh, an toàn xã hội, phát triển gắn với bảo vệ môi trường và tái tạo nguồn lợi thủy sản.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Diện tích nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 là 12.500 ha, đến năm 2030 tăng lên 14.000 ha. Trong đó, diện tích nuôi cá tra đến năm 2020 là 1.000 ha và đến năm 2030 tăng lên 1.100 ha;
- Tổng sản lượng thủy sản đến năm 2020 đạt 241.500 tấn, đến năm 2030 đạt 267.500 tấn. Tốc độ tăng trưởng bình quân sản lượng thủy sản giai đoạn 2016 - 2020 là 6,88%/năm và giai đoạn 2021 - 2030 là 1,03%/năm;
- Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị tăng thêm ngành thủy sản thành phố Cần Thơ thời kỳ 2016 - 2030 là 3,31%/năm; trong đó, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 5,8%/năm và giai đoạn 2021 - 2030 đạt 2,08%/năm;
- Đóng góp của ngành thủy sản trong tổng giá trị tăng thêm của khu vực nông - lâm - thủy sản chiếm 51,5% (năm 2020) và 60% (năm 2030);
- Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng bình quân 4,26%/năm thời kỳ 2016 - 2030; trong đó, giai đoạn 2016 - 2020 kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng 3,97%/năm, giai đoạn 2021 - 2030 kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng 4,40%/năm;
- Cơ cấu giá trị gia tăng các lĩnh vực thủy sản như sau: Nuôi trồng thủy sản chiếm 95,1% (năm 2020) và 96,2% (năm 2030). Khai thác thủy sản chiếm 4,9% (năm 2020) và 3,8% (năm 2030);
- Thu hút lực lượng lao động toàn ngành khoảng 40.650 người vào năm 2020 và nguồn lực này vào năm 2030 là 48.700 người.
2. Nội dung quy hoạch
a) Quy hoạch nuôi trồng thủy sản:
- Phân vùng nuôi trồng thủy sản và lựa chọn các mô hình:
+ Vùng I: Bao gồm các quận: Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Thốt Nốt, Ô Môn. Bố trí các mô hình nuôi thủy sản: nuôi cá tra thâm canh ở các cồn và ven sông Hậu; nuôi cá rô phi, cá trê, cá lóc,... thâm canh, bán thâm canh trong ao nuôi chuyên hoặc nuôi trong mương vườn, nuôi cá lồng bè, sản xuất và kinh doanh cá cảnh.
+ Vùng II: Bao gồm các huyện: Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai, Phong Điền, một phần diện tích khu vực phía Đông Nam thuộc quận Cái Răng. Bố trí các mô hình nuôi thủy sản: nuôi cá tra thâm canh ở ven sông, kênh; nuôi cá rô phi, cá trê, cá lóc,… thâm canh, bán thâm canh trong ao nuôi chuyên hoặc nuôi trong mương vườn; nuôi kết hợp cá - lúa, tôm càng xanh - lúa, nuôi cá trong vèo và thủy đặc sản.
- Quy mô, cơ cấu diện tích nuôi thủy sản:
Quy hoạch diện tích nuôi thủy sản toàn thành phố đến năm 2020 là 12.500 ha và đến năm 2030 là 14.000 ha. Tốc độ tăng trưởng bình quân về diện tích giai đoạn 2016 - 2020 là 3,12%/năm và giai đoạn 2021 - 2030 là 1,14%/năm, trong đó:
+ Nuôi cá chuyên thâm canh, bán thâm canh đến năm 2020 là 1.352 ha, đến năm 2030 là 1.395 ha.
+ Nuôi cá kết hợp đến năm 2020 là 11.026 ha, đến năm 2030 là 12.407 ha.
+ Nuôi tôm càng xanh đến năm 2020 là 65 ha, đến năm 2030 là 102 ha.
+ Nuôi thủy đặc sản đến năm 2020 là 57 ha, đến năm 2030 là 95 ha.
+ Nuôi lồng bè đến năm 2020 là 272 cái tăng lên 282 cái vào năm 2030.
+ Sản xuất và kinh doanh cá cảnh nước ngọt đến năm 2020 là 16 cơ sở, đến năm 2030 là 29 cơ sở.
- Sản lượng và giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản:
+ Sản lượng nuôi thủy sản toàn thành phố đến năm 2020 đạt 236.500 tấn và đến năm 2030 đạt 263.000 tấn.
+ Giá trị sản xuất nuôi thủy sản (theo giá hiện hành) đến năm 2020 đạt 5.000 tỷ đồng tăng lên 6.500 tỷ đồng vào năm 2030.
+ Giá trị sản xuất nuôi thủy sản (theo so sánh năm 2010) đến năm 2020 đạt 3.895 tỷ đồng tăng lên 4.852 tỷ đồng vào năm 2030.
- Sản xuất và cung ứng giống thủy sản
+ Đến năm 2020, số lượng cơ sở sản xuất giống là 130 cơ sở.
+ Đến năm 2030, số lượng cơ sở sản xuất giống là 150 cơ sở.
b) Quy hoạch khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản:
- Số lượng, công suất tàu thuyền và nghề nghiệp khai thác:
+ Số lượng phương tiện tham gia khai thác thủy sản đến năm 2020 đạt 550 chiếc, trong đó có 100 thuyền máy với tổng công suất đạt 950 mã lực. Đến năm 2030, tiếp tục giảm số lượng tàu thuyền xuống còn 450 chiếc, trong đó có 50 thuyền máy với tổng công suất đạt 500 mã lực;
+ Cơ cấu ngành nghề khai thác được sắp xếp như sau: nghiêm cấm khai thác, đánh bắt thủy sản bằng ghe cào, giải tỏa tất cả các miệng đáy trên sông theo quy định. Số lượng đơn vị nghề khai thác thủy sản là 1.500 ngư cụ (năm 2020) và giảm xuống 1.000 ngư cụ (năm 2030).
- Cơ cấu sản lượng và giá trị khai thác thủy sản:
+ Sản lượng khai thác thủy sản thành phố Cần Thơ đến năm 2020 giảm còn 5.000 tấn và năm 2030 là 4.500 tấn.
+ Giá trị sản lượng khai thác thủy sản (theo giá so sánh năm 2010) đạt 165 tỷ đồng năm 2020 và duy trì giá trị này đến năm 2030. Giá trị sản xuất theo giá hiện hành đạt 300 tỷ đồng năm 2020 và ổn định đến năm 2030.
- Quy hoạch bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản:
Khai thác nguồn lợi thủy sản kết hợp với công tác bảo vệ và tái tạo nguồn lợi tự nhiên. Công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản được thực hiện với các đối tượng thủy sản bản địa đóng vai trò quan trọng để phục hồi nguồn lợi tự nhiên, gia tăng sản lượng khai thác nguồn lợi thủy sản có giá trị kinh tế cho thành phố và các địa phương lân cận.
c) Chế biến và tiêu thụ thủy sản:
- Phát huy công suất các nhà máy chế biến hiện có, đồng thời đổi mới dây chuyền công nghệ theo hướng hiện đại, tự động hóa và chế biến những sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
- Đến năm 2020, tổng sản lượng chế biến đạt 200.000 tấn, trong đó, xuất khẩu 190.000 tấn với giá trị 650 triệu USD, riêng các sản phẩm chế biến từ cá tra đạt sản lượng 150.000 tấn với giá trị 300 triệu USD, sản lượng chế biến tôm đạt 17.000 tấn với giá trị 221 triệu USD.
- Đến năm 2030, tổng sản lượng chế biến đạt 280.000 tấn, trong đó, xuất khẩu 260.000 tấn với giá trị 01 tỷ USD, riêng sản phẩm chế biến từ cá tra đạt 200.000 tấn với giá trị 500 triệu USD, sản lượng chế biến tôm đạt 20.000 tấn với giá trị 270 triệu USD.
- Bên cạnh mặt hàng cá tra và tôm đông lạnh, đến năm 2030 chế biến được 20.000 tấn sản phẩm thủy hải sản khác với giá trị đạt 114 triệu USD.
- Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản như sau: thị trường châu Âu chiếm khoảng 37% giá trị xuất khẩu; thị trường châu Mỹ duy trì từ 19% đến 20%; thị trường châu Á chiếm 37% đến 37,5% mỗi năm, còn lại là các thị trường châu Phi, châu Úc, Trung Đông.
3. Kinh phí và nguồn kinh phí thực hiện
Tổng kinh phí đầu tư thực hiện quy hoạch dự kiến 9.237 tỷ đồng, chia ra 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 2016 - 2020: 4.041 tỷ đồng.
+ Vốn Trung ương: 86 tỷ đồng (chiếm 2,13%).
+ Vốn thành phố: 93 tỷ đồng (chiếm 2,3%).
+ Vốn từ các thành phần kinh tế: 3.862 tỷ đồng (chiếm 95,57%).
- Giai đoạn 2021 - 2030: 5.196 tỷ đồng.
+ Vốn Trung ương: 286 tỷ đồng (chiếm 5,5%).
+ Vốn thành phố: 159 tỷ đồng (chiếm 3,06%).
+ Vốn từ các thành phần kinh tế: 4.751 tỷ đồng (chiếm 91,44%).
Điều 2. Trách nhiệm và hiệu lực thi hành
1. Giao Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức thực hiện Nghị quyết này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định và cụ thể hóa các giải pháp nhằm đảm bảo triển khai thực hiện tốt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản thành phố Cần Thơ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đáp ứng được mục tiêu quy hoạch đề ra.
Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
2. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ khóa IX, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày ký ban hành./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết 332/NQ-HĐND năm 2010 thông qua quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Sơn La giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020
- 2Quyết định 2327/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn 2030
- 3Quyết định 1029/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán lập dự án: Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030
- 4Nghị quyết 41/NQ-HĐND năm 2016 về Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2035
- 5Nghị quyết 03/2017/NQ-HĐND về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Luật Thủy sản 2003
- 3Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 4Nghị quyết 332/NQ-HĐND năm 2010 thông qua quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Sơn La giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020
- 5Quyết định 1445/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Quyết định 2327/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn 2030
- 8Quyết định 1029/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán lập dự án: Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030
- 9Nghị quyết 41/NQ-HĐND năm 2016 về Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2035
- 10Nghị quyết 03/2017/NQ-HĐND về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030
Nghị quyết 71/NQ-HĐND năm 2016 thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản thành phố Cần Thơ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- Số hiệu: 71/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 09/12/2016
- Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
- Người ký: Phạm Văn Hiểu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/12/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra