Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2527/QĐ-UBND

Phú Yên, ngày 25 tháng 12 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH PHÚ YÊN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 122/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008 về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020; số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 163/2015/NQ-HĐND ngày 25/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Nghị quyết số 99/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT (tại Tờ trình số 412/TTr-SNN ngày 19/12/2017),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, với những nội dung chính như sau:

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU:

1. Quan điểm:

Phát triển thủy sản phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển của ngành, vùng và cả nước, theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả, khả năng cạnh tranh, hội nhập toàn cầu, tiếp tục đưa thủy sản trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn và phát triển bền vững.

Phát triển thủy sản trên cơ sở khai thác, sử dụng hiệu quả lợi thế tiềm năng, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nghề cá.

Phát triển thủy sản hướng đến cải thiện điều kiện sống, nâng cao thu nhập của ngư dân, cùng với quá trình điều chỉnh, sắp xếp lại dân cư, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất thủy sản hàng hóa với trình độ kỹ thuật và công nghệ cao, gắn với xây dựng và phát triển nông thôn mới, đặc biệt là nông thôn vùng ven biển.

Phát triển thủy sản trong mối quan hệ kết hợp hài hòa lợi ích với các ngành kinh tế khác, kinh tế các địa phương và phát triển thuỷ sản thích ứng với biến đổi khí hậu, chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao hiệu quả, gắn với bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng trên các vùng biển, đảo.

Phát triển thủy sản trên cơ sở tiếp tục đổi mới tư duy, tiếp cận thị trường, tăng cường năng lực quản lý Nhà nước, không ngừng cải cách hành chính. Phát triển các hình thức kinh tế hợp tác, kinh tế tập thể, phân cấp quản lý và nâng cao vai trò quản lý cộng đồng, vai trò của các tổ chức hiệp hội ngành nghề trong sản xuất thủy sản.

2. Mục tiêu:

2.1. Mục tiêu chung:

- Khai thác và sử dụng hiệu quả lợi thế và tiềm năng để phát triển khai thác, nuôi trồng, chế biến và cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần nghề cá góp phần vào việc ổn định kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và chủ quyền Tổ quốc.

- Phát triển thuỷ sản toàn diện, bền vững, trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn theo hướng hiện đại hoá, có cơ cấu và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, có thương hiệu uy tín và khả năng cạnh tranh cao, có sản phẩm đa dạng phục vụ xuất khẩu và phát triển du lịch; góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao thu nhập và mức sống của ngư dân. Phân chia mặt nước và phân cấp quản lý để nâng cao trách nhiệm và ý thức tự chủ của từng cấp quản lý.

2.2. Một số chỉ tiêu chủ yếu:

Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành thủy sản thời kỳ 2015 - 2030 là 5,2%/năm. Trong đó:

- Khai thác thủy sản tăng bình quân 2,4%/năm thời kỳ 2015 - 2030.

- Nuôi trồng thủy sản tăng bình quân 5,4%/năm thời kỳ 2015 - 2030.

- Chế biến thủy sản tăng bình quân 7,1%/năm thời kỳ 2015 - 2030.

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN:

Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung phát triển nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế cao, phục vụ xuất khẩu và phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

Tổ chức lại sản xuất trên biển nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng khai thác ổn định và bền vững, coi trọng chất lượng tăng trưởng, tạo chuyển biến rõ nét về chất lượng sản phẩm khai thác, đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu.

Phát triển khai thác hiệu quả đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tăng cường chỉ đạo khai thác theo ngư trường, mùa vụ và tập trung sản xuất theo tổ đội, theo nghề. Nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho ngư dân bằng việc tăng cường tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật, thường xuyên thả bổ sung giống thủy sản về với tự nhiên nhằm phục hồi và tái tạo nguồn lợi.

Phát triển các hình thức kinh tế hợp tác, tổ/đội, hợp tác xã, liên kết chuỗi trong khai thác thuỷ sản. Từng bước phát triển đội tàu dịch vụ, thu mua, bảo quản và sơ chế sản phẩm trên biển để tiết kiệm thời gian và giảm chi phí cho các đội tàu đánh bắt.

Phát triển chế biến, tiêu thụ thuỷ sản trong mối liên kết chuỗi sản xuất nuôi trồng, khai thác, chế biến, thương mại thuỷ sản để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngư dân.

Phát triển nghề chế biến nước mắm truyền thống trên cơ sở nâng cao chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã, bao bì, xây dựng thương hiệu, làng nghề.

III. NỘI DUNG QUY HOẠCH:

1. Quy hoạch nuôi trồng thủy sản

- Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 đạt 10.930 ha, gồm: (i) diện tích nuôi nước lợ, mặn 3.630 ha, trong đó: diện tích nuôi ao, đìa: 1.919ha (kể cả 07ha nuôi tôm công nghệ cao tại xã Hòa Hiệp Nam, huyện Đông Hòa); diện tích mặt nước biển nuôi tôm hùm, cá biển 1.650 ha (vịnh Xuân Đài 747ha, đầm Cù Mông 253ha, vùng biển Tuy An 650ha); diện tích sản xuất giống 61ha; (ii) Diện tích nuôi nước ngọt: 7.300ha, trong đó có 7.000ha nuôi bằng hình thức thả bù giống, khai thác tỉa ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện.

- Tổng diện tích đến năm 2025 đạt 10.972 ha, gồm: (i) diện tích nuôi nước lợ, mặn: 3.672 ha, trong đó: diện tích nuôi ao, đìa: 1.891ha (kể cả 07ha nuôi tôm công nghệ cao tại xã Hòa Hiệp Nam, huyện Đông Hòa); diện tích sản xuất giống 61ha; diện tích mặt nước biển nuôi tôm hùm, cá biển 1.650 ha; diện tích nuôi tôm hùm trên bờ công nghệ cao 70ha, gồm: Thị xã Sông Cầu 60ha tại các khu đất nuôi trồng thủy sản của Công ty TNHH thủy sản Đắc Lộc, xã Xuân Hải, khu sản xuất giống thủy sản xã Xuân Hòa, một phần diện tích dự án điện mặt trời và một số vị trí khác phù hợp, đảm bảo không chồng lấn, mâu thuẫn với các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và du lịch; huyện Tuy An 10ha, tại khu đất 26 ha của 03 Doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản và khu đất 08ha của Trung tâm sản xuất giống thủy sản nước mặn tỉnh Phú Yên thuộc xã An Hải, huyện Tuy An); (ii) diện tích nuôi nước ngọt: 7.300ha.

- Tổng diện tích đến năm 2030 diện tích nuôi đạt 10.962 ha, gồm: (i) diện tích nuôi nước lợ, mặn: 3.662 ha, trong đó: diện tích nuôi ao, đìa: 1.881ha (kể cả 07ha nuôi tôm công nghệ cao tại xã Hòa Hiệp Nam, huyện Đông Hòa); diện tích sản xuất giống 61ha; diện tích mặt nước biển nuôi tôm hùm, cá biển 1.650 ha và diện tích nuôi tôm hùm trên bờ công nghệ cao 70ha; (ii) nuôi nước ngọt: 7.300ha.

Tổng sản lượng đến năm 2020 đạt 14.307 tấn, trong đó: Sản lượng nuôi nước mặn, lợ: 13.500 tấn; năm 2025 đạt 16.680 tấn, trong đó: Sản lượng nuôi nước mặn, lợ: 15.700 tấn và năm 2030 đạt 19.360 tấn, trong đó: Sản lượng nuôi nước mặn, lợ: 18.200 tấn; tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2015 - 2030 đạt 5,3%/năm.

2. Quy hoạch khai thác thủy sản

Số lượng tàu thuyền đến năm 2020 khoảng 4.150 chiếc, công suất 290.000 CV; năm 2025 là 4.100 chiếc, công suất 335.000 CV; năm 2030 khoảng 4.000 chiếc, công suất 350.000 CV.

Sản lượng khai thác thủy sản các loại đến năm 2020 là 55.000 tấn; năm 2025 là 56.000 tấn; năm 2030 đạt 56.000 tấn.

3. Quy hoạch chế biến thủy sản

Sản lượng chế biến thủy sản các loại đến năm 2020 đạt 50.000 tấn, năm 2025 đạt 54.500 tấn và đến năm 2030 đạt 60.000 tấn. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2015 - 2030 đạt 6,62%/năm.

4. Quy hoạch cơ sở hạ tầng nghề cá

- Đối với cấp tỉnh: Xin hỗ trợ vốn của Trung ương, vốn ODA đầu tư xây dựng cảng cá Đông Tác thành cảng cá loại I (cảng cá ngừ chuyên dụng). Đầu tư nâng cấp cảng cá Tiên Châu và Khu neo đậu tránh trú cho tàu cá lạch Vạn Củi (huyện Tuy An) khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Lạch xã Hoà Hiệp Nam - Hòa Hiệp Trung, huyện Đông Hòa và Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Đông Tác.

- Đối với huyện, thị xã, thành phố: Đầu tư xây dựng các bến cá: Xuân Cảnh, Xuân Hải, Vịnh Hòa, Gành Đỏ (TX.Sông Cầu); Lễ Thịnh, Nhơn Hội, Mỹ Quang (huyện Tuy An).

- Nuôi trồng thủy sản: Đầu tư và hoàn thiện các công trình đầu mối, hệ thống thủy lợi, hệ thống điện, hệ thống giao thông phục vụ cho vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung.

5. Quy hoạch dịch vụ hậu cần thủy sản

a) Cơ khí đóng, sửa tàu cá:

Đầu tư xây dựng 04 cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu cá tại thị xã Sông Cầu (kết hợp với cảng cá Dân Phước), huyện Tuy An (kết hợp với cảng cá Tiên Châu), thành phố Tuy Hoà (tại khu đất quy hoạch đầu tư cảng cá ngừ chuyên dụng, chợ đấu giá cá ngừ tỉnh kết hợp với cảng cá Đông Tác) và huyện Đông Hòa (kết hợp với cảng cá Phú Lạc) nhằm đáp ứng nhu cầu đóng mới và sửa chữa tàu cá của tỉnh.

Đầu tư xây dựng mới nhà máy đóng, sửa tàu cá bằng các vật liệu mới như Composite, Polypropylene Polystone Copolymer (PPC) và thép; từng bước thay thế các tàu cá vỏ gỗ.

b) Cung ứng nước đá, nhiên liệu, vật tư nghề cá: Khuyến khích các thành phần kinh tế của tư nhân đầu tư:

Xây mới và nâng cấp hệ thống cơ sở sản xuất nước đá theo quy hoạch để đáp ứng nhu cầu bảo quản thủy sản.

Đầu tư 02 - 03 cơ sở sản xuất, gia công vật tư, ngư lưới cụ đáp ứng dịch vụ hậu cần cho nghề cá.

c) Đội tàu dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển:

Khuyến khích các thành phần kinh tế của tư nhân phát triển đội tàu dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển hiện đại có công suất trên 1.000 CV thực hiện các dịch vụ cung ứng nhiên liệu, vật tư, mua sản phẩm trên biển. Số lượng khoảng 70 chiếc vào năm 2020, đến năm 2025 đạt khoảng 80 chiếc và tăng lên khoảng 90 chiếc vào năm 2030.

d) Dịch vụ cung ứng giống thủy sản:

- Đến năm 2020 sản xuất 3.107 triệu con giống các loại, trong đó tôm giống 2.965 triệu con. Đến năm 2025, sản xuất khoảng 6.016 triệu con giống các loại, trong đó tôm giống 5.726 triệu con. Đến năm 2030, sản xuất khoảng 12.032 triệu con giống các loại, trong đó: tôm giống 11.478 triệu con.

- Diện tích quy hoạch sản xuất giống thủy sản: Hòa Hiệp Trung (huyện Đông Hòa) 09 ha; An Hải (huyện Tuy An) 14 ha, trong đó Trung tâm giống Thủy sản nước mặn tỉnh (xã An Hải, huyện Tuy An) 08 ha; các khu sản xuất giống tại thị xã Sông Cầu: Xuân Hải 30ha, Xuân Hòa 08ha.

IV. DANH MỤC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ (GIAI ĐOẠN 2018 - 2020)

1. Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản

- Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản Long Thạnh; nâng cấp hạ tầng khu sản xuất giống Hòa An, xã Xuân Hòa, thị xã Sông Cầu.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng nuôi hải sản bằng lồng bè trên biển xã An Hải; Trung tâm giống thủy sản nước mặn tỉnh Phú Yên, huyện Tuy An.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản hạ lưu sông Bàn Thạch; Nâng cấp hạ tầng khu sản xuất giống Hòa Hiệp Trung, huyện Đông Hòa.

2. Lĩnh vực khai thác thủy sản

- Nâng cấp cảng cá Tiên Châu và Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Lạch Vạn Củi - huyện Tuy An.

- Cảng cá ngừ chuyên dụng, chợ đấu giá cá ngừ tại Đông Tác; Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Đông Tác - thành phố Tuy Hòa; khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Lạch xã Hoà Hiệp Nam - Hoà Hiệp Trung, huyện Đông Hòa.

3. Lĩnh vực chế biến và thương mại thuỷ sản

Kêu gọi các nguồn vốn FDI, vốn ngoài ngân sách đầu tư:

- Dự án xây dựng nhà máy thu mua, chế biến và xuất khẩu cá ngừ đại dương và thủy sản khác, năng lực 1.800 tấn/năm tại Đông Tác - thành phố Tuy Hoà.

- Dự án xây dựng nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh, năng lực 3.000 - 3.500 tấn/năm tại thị xã Sông Cầu.

- Dự án nhà máy chế biến thức ăn công nghiệp cho tôm hùm, công suất khoảng 10.000 tấn/năm (tại khu công nghiệp Đông - Bắc Sông Cầu).

(Đính kèm các Phụ lục)

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tổ chức lại sản xuất

Xây dựng các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị để nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo đảm phát triển ổn định, hiệu quả, bền vững.

Phát triển hệ thống tổ, đội sản xuất trên biển; nâng hiệu quả hoạt động mô hình tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ; kết hợp khai thác thủy sản với bảo vệ an ninh và bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Tăng năng lực chế biến xuất khẩu để tăng giá trị xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của tỉnh; chú trọng đến sản phẩm giá trị gia tăng và thị trường nội địa; dựa vào làng nghề truyền thống xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình “mỗi làng, một sản phẩm”.

2. Giải pháp cơ chế, chính sách

Thực hiện có hiệu quả một số chính sách phát triển thuỷ sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ và Nghị định số 89/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 và các chính sách có liên quan, chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững.

Xây dựng một số cơ chế chính sách khuyến khích kinh tế tư nhân đầu tư vào thủy sản và ở nông thôn; phát triển thương hiệu các sản phẩm thủy sản chủ lực của tỉnh như: Tôm hùm, cá ngừ đại dương.

3. Giải pháp vốn đầu tư

Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển thủy sản tỉnh Phú Yên thời kỳ 2018 - 2030 khoảng 2.118 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn đến năm 2020 khoảng 1.458 tỷ đồng; giai đoạn sau 2020 khoảng 660 tỷ đồng.

a) Vốn ngân sách:

Xây mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá: Cảng cá, bến cá, chợ cá, khu neo đậu tránh trú bão; cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi tập trung như: Hệ thống thủy lợi, điện, giao thông; thực hiện các nhiệm vụ khuyến ngư, nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao khoa học - công nghệ mới, hỗ trợ đào tạo, xúc tiến thương mại; hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển.

b) Vốn huy động từ các thành phần kinh tế:

Thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư theo quy định của pháp luật để thu hút vốn của các thành phần kinh tế đầu tư các dự án thuộc danh mục ưu tiên kêu gọi đầu tư theo quy hoạch và các dự án kết cấu hạ tầng có khả năng sinh lợi như: Hạ tầng xây dựng kho lạnh, nhà máy chế biến cá ngừ xuất khẩu; khu dịch vụ vật tư ngư cụ, máy móc thiết bị; nhà máy nước đá; trạm xăng dầu; khu cơ khí tàu cá; sản xuất giống sạch bệnh, nghiên cứu dinh dưỡng, sản xuất thức ăn thủy sản, nghiên cứu chế biến các sản phẩm từ rong biển, chế biến dược phẩm, thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thủy sản, kỹ thuật công nghệ cơ khí thủy sản, công nghệ bảo quản sau thu hoạch.

c) Về tín dụng:

Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiếp cận nguồn vốn từ một số chính sách phát triển thuỷ sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ và Nghị định số 89/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014; Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ.

d) Vốn đầu tư nước ngoài:

Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tư vào các lĩnh vực sinh lợi cao; nguồn vốn ODA đầu tư xây dựng các công trình có nhu cầu vốn lớn.

4. Giải pháp thị trường

a) Thị trường xuất khẩu:

Duy trì ổn định ở các thị trường truyền thống Châu Á, EU, Mỹ mà các doanh nghiệp chế biến thủy sản của tỉnh hiện đang có thị phần, từng bước mở rộng sang các thị trường mới sang Đông Âu, Nga, Châu Phi, Trung Đông và các thị trường tiềm năng khác.

b) Thị trường trong nước:

Thông qua hệ thống chợ đầu mối, hình thành kênh phân phối bán hàng thủy sản đến các chợ truyền thống, đến hệ thống siêu thị tại các đô thị, khu công nghiệp, các tỉnh vùng Duyên hải miền Trung, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Nguyên.

Xây dựng các thương hiệu thủy sản của tỉnh như: Nước mắm và các sản phẩm thủy sản truyền thống khác của địa phương...

5. Giải pháp khoa học - công nghệ và phát triển nguồn nhân lực

a) Về khoa học - công nghệ:

Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ, đồng bộ từ giống, thức ăn, công nghệ nuôi, phòng và trị bệnh, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường. Ưu tiên đầu tư cho khoa học, công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản.

Ứng dụng công nghệ hiện đại trong dự báo ngư trường, nguồn lợi, đánh bắt và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.

Phát triển công nghệ đóng, sửa tàu thuyền vật liệu mới thay thế gỗ.

Khuyến khích các doanh nghiệp và cơ sở áp dụng công nghệ cao vào chế biến sản phẩm giá trị gia tăng để đảm bảo tính cạnh tranh và phù hợp với nhu cầu các thị trường trong và ngoài nước.

b) Phát triển nguồn nhân lực:

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển thủy sản trong những năm tới, nhất là đào tạo nghề cho ngư dân; chương trình và hình thức đào tạo phù hợp với đặc thù mùa vụ và trình độ của ngư dân.

6. Giải pháp bảo vệ môi trường

Phát triển nuôi trồng thủy sản theo đúng quy hoạch, giao quyền bảo vệ môi trường vùng nuôi cho các tổ đồng quản lý, tổ tự quản; các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện tốt chức năng hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm.

Ưu tiên đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng bộ tại các vùng nuôi tập trung: kênh cấp, kênh thoát; khu xử lý nước thải; hệ thống điện; đường giao thông; trạm quan trắc cảnh báo nhanh môi trường...

Áp dụng mô hình nuôi sạch: Nuôi quảng canh, tôm - rừng ngập mặn; hướng dẫn, đào tạo, tập huấn cho các tổ chức, cá nhân tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, nuôi công nghệ cao để bảo vệ môi trường.

Quản lý chặt chẽ kỹ thuật nuôi, mật độ nuôi, chất lượng giống, các loại thuốc, hóa chất, thức ăn dùng cho nuôi trồng thủy sản để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

7. Tăng cường quản lý nhà nước về thủy sản

Kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực cán bộ để thực hiện có hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy sản; khắc phục những tồn tại, hạn chế, thúc đẩy phát triển thủy sản tương xứng với tiềm năng, lợi thế nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu tái cơ cấu ngành thủy sản tỉnh theo hướng gia tăng giá trị sản phẩm và phát triển bền vững trong thời gian tới.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH:

1. Nguyên tắc chỉ đạo trong tổ chức thực hiện quy hoạch:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện, cấp xã và các sở, ngành liên quan, các hội đoàn thể tổ chức thực hiện quy hoạch phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Phát triển nuôi trồng thủy sản đúng tọa độ, đúng vị trí, đúng quy mô quy hoạch.

- Các vùng đất, mặt nước đưa vào quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản không chồng lấn, mâu thuẫn với các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và du lịch khác.

- Kiên quyết giải tỏa, sắp xếp lại lồng, bè nuôi trồng thủy sản đúng số lượng quy hoạch, không để tự phát thả nuôi vượt quá quy định.

- Quy định và quản lý chặt chẽ người nuôi sử dụng thức ăn tươi cho tôm hùm phải được xử lý đảm bảo chất lượng, thu gom phần dư thừa, xác, vỏ, rác đưa vào bờ xử lý đúng quy định; thay thế dần thức ăn công nghiệp để giảm ô nhiễm môi trường, an toàn dịch bệnh.

2. Nhiệm vụ cụ thể:

2.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Chủ trì xây dựng, rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển các lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu thuộc ngành phù hợp với quy hoạch tổng thể và yêu cầu thực tế; tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch.

Chủ trì và phối hợp với các ngành chức năng tham mưu cho HĐND và UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách phát triển thủy sản tỉnh.

Phối hợp thực hiện các chương trình, dự án theo quy hoạch.

Theo đúng thời gian quy định tham mưu tổ chức cập nhật, bổ sung, điều chỉnh kịp thời quy hoạch cho phù hợp với điều kiện thực tế và các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

2.2. Các sở, ban ngành liên quan:

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình xây dựng quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các lĩnh vực thủy sản. Tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn ngân sách đầu tư các công trình hạ tầng thủy sản. Phối hợp gọi vốn đầu tư, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh tế thủy sản.

b) Sở Tài chính: Phối hợp với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí sự nghiệp để triển khai thực hiện các nhiệm vụ hành chính sự nghiệp thuộc lĩnh vực thủy sản.

c) Sở Công Thương: Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai chính sách đổi mới công nghệ chế biến thủy sản, hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại nhằm giới thiệu quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thủy sản trong và ngoài nước; phối hợp và hỗ trợ các địa phương quy hoạch, phát triển các cụm chế biến, chợ thủy sản đầu mối, cụm đóng sửa tàu thuyền, làng nghề chế biến thủy sản.

d) Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung nhu cầu sử dụng đất xây dựng các công trình, dự án phát triển thủy sản theo quy hoạch được duyệt vào kế hoạch sử dụng đất 5 năm, hàng năm; kiểm tra, xử lý các cơ sở nuôi trồng, chế biến thủy sản gây ô nhiễm môi trường; hướng dẫn thực hiện việc giao, cho thuê đất, mặt nước để sản xuất thủy sản.

e) Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ KH-CN vào lĩnh vực thủy sản.

Hỗ trợ doanh nghiệp chế biến thủy sản xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP, ISO...; hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, hội nghề nghiệp trong ngành thủy sản xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm.

g) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện quy hoạch phát triển du lịch hài hòa, không xung đột với quy hoạch thủy sản; thường xuyên rà soát để báo cáo kiến nghị điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.

h) Các sở, ngành có liên quan khác: Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc tổ chức thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản của tỉnh.

i) UBND cấp huyện: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quản lý, tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện quy hoạch phát triển thủy sản trên địa bàn; tổ chức quy hoạch chi tiết và xây dựng kế hoạch phát triển kinh - tế xã hội hàng năm, 05 năm của địa phương; trực tiếp quản lý phát triển sản xuất - kinh doanh thủy sản trên địa bàn theo phân công, phân cấp.

k) Hội, hiệp hội, tổ chức chính trị - xã hội: Tham gia thực hiện các hoạt động thông tin, truyền thông và hỗ trợ ngư dân hợp tác, liên kết sản xuất với doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác, bảo vệ lợi ích của hội viên trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng.

l) Cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tuyên truyền kịp thời các mục tiêu, nhiệm vụ và kết quả triển khai thực hiện quy hoạch; góp phần thu hút các nguồn lực phát triển thủy sản tỉnh trong thời gian tới.

Điều 2. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên Điều 2;
- TT. Tỉnh ủy (b/c);
- TT. HĐND tỉnh (b/c);
- CT và các PCT. UBND tỉnh;
- PCVP. UBND tỉnh (đ/c Khoa);
- Công TT-ĐT-UBND tỉnh;
- Lưu: VT, ĐTXD, Đ, HK

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Hữu Thế

 

PHỤ LỤC:

(Kèm theo Quyết định số 2527 /QĐ-UBND ngày 25 /12/2017 của UBND tỉnh)

Phụ lục 1. Danh mục dự án ưu tiên đầu tư

Đơn vị tính: Tỷ đồng.

TT

Dự án/hạng mục đầu tư

Thời gian

Hình thức đầu tư

Kinh phí

Phân bổ nguồn vốn

Phân kỳ vốn

TW

ĐP

Nguồn khác

Đến 2020

Sau 2020

A

LĨNH VỰC NTTS

 

 

443

312

66

65

368

75

I

Thị xã Sông Cầu

 

 

125

90

26

9

75

50

1

Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản Long Thạnh

2018-2020

Đầu tư công

69

40

20

9

69

 

2

Đầu tư cơ sở hạ tầng nuôi hải sản bằng lồng bè trên biển (đầm Cù Mông, vịnh Xuân Đài)

Sau 2020

Đầu tư công

50

45

5

 

 

50

3

Nâng cấp hạ tầng khu sản xuất giống Hòa An, xã Xuân Hòa (Sông Cầu)

2018-2020

Đầu tư công

6

5

1

 

6

 

II

Huyện Tuy An

 

 

146

122

24

0

121

25

4

Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản đầm Ô Loan (giai đoạn 2)

Sau 2020

Đầu tư công

25

22

3

 

 

25

5

Đầu tư cơ sở hạ tầng nuôi hải sản bằng lồng bè trên biển xã An Hải

2018-2020

Đầu tư công

60

50

10

 

60

 

6

Trung tâm giống thủy sản nước mặn Phú Yên

2018-2020

Đầu tư công

61

50

11

 

61

 

III

Huyện Đông Hòa

 

 

162

95

11

56

162

0

7

Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản hạ lưu sông Bàn Thạch

2018-2020

Đầu tư công

156

90

10

56

156

 

8

Nâng cấp hạ tầng khu sản xuất giống Hòa Hiệp Trung

2018-2020

Đầu tư PPP

6

5

1

 

6

 

IV

Huyện Phú Hoà

 

 

10

5

5

0

10

0

 

Nuôi thủy sản nước ngọt

2018-2020

Đầu tư công

10

5

5

 

10

 

B

LĨNH VỰC KTTS

 

 

1.395

711

84

600

990

405

I

Thị xã Sông Cầu

 

 

290

108

12

170

240

50

9

Bến cá Xuân Hải

2018-2020

Đầu tư công

30

27

3

 

30

 

10

Bến cá Xuân Cảnh

2018-2020

Đầu tư công

30

27

3

 

30

 

11

Bến cá Gành Đỏ

2018-2020

Đầu tư công

30

27

3

 

30

 

12

Bến cá Vịnh Hoà (kết hợp khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đầm Cù Mông)

Sau 2020

Đầu tư PPP

50

27

3

20

 

50

13

Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá tại thị xã Sông Cầu

2018-2020

Vốn ngoài NSNN

100

 

 

100

100

 

14

Xây dựng cơ sở đóng, sửa tàu cá tại thị xã Sông Cầu

2018-2020

Vốn ngoài NSNN

50

 

 

50

50

 

II

Huyện Tuy An

 

 

400

238

32

130

130

270

15

Nâng cấp Cảng cá Tiên Châu (kết hợp khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Lạch Vạn Củi )

2018-2020

Đầu tư công

30

25

5

 

30

 

16

Bến cá Mỹ Quang

Sau 2020

Đầu tư công

30

27

3

 

 

30

17

Bến cá Nhơn Hội

Sau 2020

Đầu tư công

50

45

5

 

 

50

18

Bến cá Lễ Thịnh (kết hợp khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Lạch xã An Hải - An Ninh Đông)

Sau 2020

Đầu tư PPP

70

36

4

30

 

70

19

Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Lạch xã An Hải - An Ninh Đông (kết hợp bến cá)

Sau 2020

Đầu tư công

70

60

10

 

 

70

20

Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Lạch Vạn Củi (kết hợp cảng cá)

Sau 2020

Đầu tư công

50

45

5

 

 

50

21

Cụm công nghiệp đóng sửa tàu thuyền Tiên Châu, xã An Ninh Tây (Tuy An)

2018-2020

Vốn ngoài NSNN

100

 

 

100

100

 

III

Thành phố Tuy Hòa

 

 

385

215

20

150

385

0

22

Cảng cá Đông Tác (Cảng cá ngừ chuyên dụng, chợ đấu giá cá Ngừ) (kết hợp khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Đông Tác)

2018-2020

Đầu tư công

150

135

15

 

150

 

23

Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Đông Tác (kết hợp cảng cá)

2018-2020

Đầu tư công

85

80

5

 

85

 

24

Trung tâm dịch vụ hầu cần nghề cá tại thành phố Tuy Hòa

2018-2020

Vốn ngoài NSNN

100

 

 

100

100

 

25

Xây dựng cơ sở đóng, sửa tàu cá tại thành phố Tuy Hoà

2018-2020

Vốn ngoài NSNN

50

 

 

50

50

 

IV

Huyện Đông Hòa

 

 

320

150

20

150

235

85

26

Khu neo đậu lạch xã Hoà Hiệp Nam - Hoà Hiệp Trung (kết hợp cảng cá Phú Lạc)

2018-2020

Đầu tư công

85

75

10

 

85

 

27

Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Vũng Rô

Sau 2020

Đầu tư công

85

75

10

 

 

85

28

Trung tâm dịch vụ hậu càn nghề cá tại cảng cá Phú Lạc

2018-2020

Vốn ngoài NSNN

100

 

 

100

100

 

29

Cơ sở đóng, sửa tàu cá tại Hòa Hiệp Nam

2018-2020

Vốn ngoài NSNN

50

 

 

50

50

 

C

LĨNH VỰC CBTS

 

 

280

 

 

280

100

180

30

Xây dựng nhà máy thu mua, chế biến và xuất khẩu cá Ngừ đại dương và thủy sản khác, năng lực 1.800 tấn/năm tại Tuy Hoà

2018-2020

Vốn ngoài NSNN

100

 

 

100

100

 

31

Xây dựng nhà máy chế bến thủy sản đông lạnh, năng lực 3.000 - 3.500 tấn/năm tại Sông Cầu

Sau 2020

Vốn ngoài NSNN

80

 

 

80

 

80

32

Dự án nhà máy chế biến thức ăn công nghiệp cho tôm hùm, công suất khoảng 10.000 tấn/năm (tại khu công nghiệp Đông - Bắc Sông Cầu)

Sau 2018

Vốn ngoài NSNN

100

 

 

100

 

100

 

TỔNG CỘNG (A+B+C)

 

 

2.118

1.023

150

945

1.458

660

Phụ lục 2. Một số chỉ tiêu quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Phú Yên

TT

Nội dung

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2025

Năm 2030

 

Ha

Tấn

Ha

Tấn

Ha

Tấn

Ha

Tấn

I

Tôm nước lợ

1.943

7.950

1.919

11.550

1.891

13.400

1.881

15.500

1

Đông Hòa

925

4.169

954

6.382

954

7.638

954

8.542

2

Tuy An

614

1.678

369

1.744

369

1.876

369

2.355

3

Thị xã Sông Cầu

388

1.953

596

3.424

568

3.886

558

4.603

4

TP. Tuy Hoà

16

150

0

0

0

0

0

0

II

Nuôi biển (Tôm hùm, cá biển)

1.400

1.149

1.650

1.950

1.720

2.300

1.720

2.700

1

Tuy An

300

117

650

750

660

930

660

1.110

-

Nuôi biển

300

117

650

750

650

872

650

1.045

-

Nuôi tôm hùm trên bờ

 

 

 

 

10

58

10

65

2

Thị xã Sông Cầu

1.000

952

1.000

1.200

1.060

1.370

1.060

1.590

-

Nuôi biển

1.000

952

1.000

1.200

1.000

1.100

1.000

1.250

-

Nuôi tôm hùm trên bờ

 

 

 

 

60

270

60

340

3

Đông Hòa

100

80

0

0

0

0

0

0

IV

Nuôi nước ngọt (DT mặt nước lớn (hồ thủy điện, thủy lợi))

7.274

293

7.300

807

7.300

980

7.300

1.160

V

Diện tích sản xuất gống

64

 

61

 

61

 

61

 

 

Tổng cộng:

10.681

9.392

10.930

14.307

10.972

16.680

10.962

19.360

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 3. Một số chỉ tiêu quy hoạch khai thác thuỷ sản tỉnh Phú Yên

TT

Nội dung

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2025

Năm 2030

TTBQ (%/năm)

2015-2020

2021-2025

2025-2030

I

Tổng sản lượng (tấn)

54.000

55.000

56.000

56.000

0,4

0,4

0,0

 

Khai thác biển

53.500

54.600

55.700

55.700

0,4

0,4

0,0

 

Khai thác nội địa

500

400

300

300

-4,4

-5,6

0,0

1

Theo vùng

 

 

 

 

 

 

 

 

Vùng ven bờ và lộng

28.080

27.500

26.320

25.200

-0,4

-0,9

-0,9

 

Vùng xa bờ

25.920

27.500

29.680

30.800

1,2

1,5

0,7

2

Theo loài

 

 

 

 

 

 

 

 

47.830

49.140

50.500

51.000

0,5

0,5

0,2

 

Cá Ngừ đại dương

4.300

6.000

6.500

7.000

6,9

1,6

1,5

 

Mực

2.700

2.600

2.450

2.300

-0,8

-1,2

-1,3

 

Tôm

770

760

750

700

-0,3

-0,3

-1,4

 

Thuỷ sản khác

2.700

2.500

2.300

2.000

-1,5

-1,7

-2,8

3

Theo địa phương

 

 

 

 

 

 

 

 

Thị xã Sông Cầu

22.950

22.550

22.300

22.300

-0,4

-0,2

0,0

 

Huyện Tuy An

12.906

13.250

13.650

13.650

0,5

0,6

0,0

 

Thành phố Tuy Hoà

8.810

9.300

9.700

9.700

1,1

0,8

0,0

 

Huyện Đông Hoà

8.937

9.550

10.050

10.050

1,3

1,0

0,0

 

ĐP khác

397

350

300

300

-2,5

-3,0

0,0

II

Giá trị SLKT (Tỷ.đ)

1.811

2.000

2.300

2.600

2,0

2,8

2,5

 

Giá trị SL/tàu/năm

0,44

0,48

0,56

0,65

2,0

3,1

3,0

 

Giá trị SL/CV/năm

0,01

0,01

0,01

0,01

-2,4

-0,1

1,6

 

Giá trị SL/người/năm

0,06

0,07

0,08

0,09

2,7

3,5

3,2

III

Năng suất khai thác

 

 

 

 

 

 

 

 

S.lượng/tàu/năm

12,99

13,25

13,66

14,00

0,4

0,6

0,5

 

S.lượng/CV/năm

0,23

0,19

0,17

0,16

-4,0

-2,5

-0,9

 

S.lượng/người/năm

1,74

1,83

1,93

2,00

1,1

1,0

0,7

IV

Tổng số tàu (chiếc)

4.158

4.150

4.100

4.000

0,0

-0,2

-0,5

 

Loại < 20 CV

2.086

1.950

1.800

1.500

-1,3

-1,6

-3,6

 

Loại 20 - < 50 CV

830

535

300

250

-8,4

-10,9

-3,6

 

Loại 50 - < 90 CV

259

265

300

450

0,5

2,5

8,4

 

Loại ≥ 90 CV

983

1.400

1.700

1.800

7,3

4,0

1,1

 

Tàu dịch vụ

59

70

80

90

3,5

2,7

2,4

 

Theo địa phương

 

 

 

 

 

 

 

 

Thị xã Sông Cầu

1.850

1.845

1.825

1.785

-0,1

-0,2

-0,4

 

Huyện Tuy An

900

900

890

870

0,0

-0,2

-0,5

 

Thành phố Tuy Hoà

705

705

695

675

0,0

-0,3

-0,6

 

Huyện Đông Hoà

703

700

690

670

-0,1

-0,3

-0,6

V

Tổng CS (CV)

232.000

290.000

335.000

350.000

4,6

2,9

0,9

 

Đội tàu ≥ 90 CV

152.000

215.000

265.000

285.000

7,2

4,3

1,5

 

Đội tàu 20-<90 CV

47.000

44.000

42.000

41.000

-1,3

-0,9

-0,5

 

Đội tàu < 20 CV

33.000

31.000

28.000

24.000

-1,2

-2,0

-3,0

VI

Cơ cấu nghề (chiếc)

4.158

4.150

4.100

4.000

0,0

-0,2

-0,5

 

Lưới kéo

524

450

350

262

-3,0

-4,9

-5,6

 

Lưới vây

304

350

395

475

2,9

2,4

3,8

 

Lưới rê

2.337

2.310

2.250

2.068

-0,2

-0,5

-1,7

 

Nghề câu

478

550

635

745

2,8

2,9

3,2

 

Lưới vó, mành

340

330

320

310

-0,6

-0,6

-0,6

 

Nghề khác

175

160

150

140

-1,8

-1,3

-1,4

VII

Lao động KTTS (người)

31.038

30.000

29.000

28.000

-0,7

-0,7

-0,7

 

Thị xã Sông Cầu

11.000

10.550

10.300

10.000

-0,8

-0,5

-0,6

 

Huyện Tuy An

7.338

7.050

6.800

6.500

-0,8

-0,7

-0,9

 

Thành phố Tuy Hoà

7.200

7.100

6.900

6.700

-0,3

-0,6

-0,6

 

Huyện Đông Hoà

5.500

5.300

5.000

4.800

-0,7

-1,2

-0,8

Phụ lục 4. Một số chỉ tiêu quy hoạch chế biến thuỷ sản tỉnh Phú Yên

TT

Nội dung

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2025

Năm 2030

TTBQ (%/năm)

2015-2020

2021-2025

2025-2030

I

Nguồn nguyên liệu (tấn)

68.392

79.307

86.680

89.360

3,0

1,8

0,6

1

Từ khai thác TS

54.000

55.000

56.000

56.000

0,4

0,4

0,0

2

Từ nuôi trồng TS

9.392

14.307

16.680

19.360

8,8

3,1

3,0

3

Nguồn khác

5.000

10.000

14.000

14.000

14,9

7,0

0,0

II

Nhu cầu nguyên liệu (tấn)

31.655

64.394

70.535

78.214

15,3

1,8

2,1

1

Chế biến xuất khẩu

10.319

29.394

32.535

37.214

23,3

2,1

2,7

 

Hàng đông lạnh

5.640

16.154

16.923

19.231

23,4

0,9

2,6

 

Hàng khô

2.115

2.727

2.727

2.727

5,2

-

-

 

Hàng giá trị gia tăng

2.564

6.667

7.500

8.333

21,1

2,4

2,1

 

Đồ hộp thuỷ sản

-

3.846

5.385

6.923

-

7,0

5,2

2

Chế biến nội địa

21.336

35.000

38.000

41.000

10,4

1,7

1,5

 

Hàng khô, tẩm sấy

3.886

7.000

8.000

9.000

12,5

2,7

2,4

 

Nước mắm (1.000 L)

17.450

28.000

30.000

32.000

9,9

1,4

1,3

III

Sản lượng CBTS (tấn)

24.450

50.000

54.500

60.000

15,4

1,7

1,9

1

Chế biến xuất khẩu

5.640

18.500

20.500

23.500

26,8

2,1

2,8

 

Hàng đông lạnh

3.384

10.500

11.000

12.500

25,4

0,9

2,6

 

Hàng khô

846

1.500

1.500

1.500

12,1

0,0

0,0

 

Hàng giá trị gia tăng

1.410

4.000

4.500

5.000

23,2

2,4

2,1

 

Đồ hộp thuỷ sản

-

2.500

3.500

4.500

-

7,0

5,2

2

Chế biến nội địa

18.810

31.500

34.000

36.500

10,9

1,5

1,4

 

Nước mắm (1.000 L)

17.450

28.000

30.000

32.000

9,9

1,4

1,3

 

Hàng khô, tẩm sấy

1.360

3.500

4.000

4.500

20,8

2,7

2,4

IV

Giá trị XK (1.000 USD)

32.000

80.000

116.000

140.000

20,1

7,7

3,8

V

Lao động CBTS (người)

2.820

6.000

6.600

7.400

16,3

1,9

2,3

1

Chế biến xuất khẩu

1.500

4.000

4.500

5.100

21,7

2,4

2,5

2

Chế biến nội địa

1.320

2.000

2.100

2.300

8,7

1,0

1,8

Phụ lục 5. Danh sách quy hoạch các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, cảng cá, bến cá

I. DANH SÁCH QUY HOẠCH CÁC KHU NEO ĐẬU TRÁNH TRÚ BÃO CHO TÀU CÁ

TT

Khu neo đậu

Địa điểm

Quy mô
(Số lượng tàu/cỡ tàu)

Ghi chú

1

Đầm Cù Mông

Xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu

800 chiếc/500CV

Kết hợp bến cá Vịnh Hòa

2

Vịnh Xuân Đài

Xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu

2.000chiếc/800CV

Cấp vùng, kết hợp cảng cá Dân Phước

3

Lạch xã An Hải - An Ninh Đông

Xã An Hải, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An

1.000chiếc/500CV

Kết hợp bến cá Lễ Thịnh

4

Lạch Vạn Củi, xã An Ninh Tây

Xã An Ninh Tây, huyện Tuy An

500 chiếc/600CV

Kết hợp cảng cá Tiên Châu

5

Đông Tác

Phường Phú Đông, thành phố Tuy Hoà

600 chiếc/1.000CV

Kết hợp cảng cá Đông Tác

6

Lạch xã Hòa Hiệp Nam-Hòa Hiệp Trung

Xã Hòa Hiệp Nam – Hòa Hiệp Trung, huyện Đông Hòa

1.000chiếc/500CV

Kết hợp cảng cá Phú Lạc

7

Vũng Rô

Xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa

1.000chiếc/600CV

 

II. DANH SÁCH QUY HOẠCH CÁC CẢNG CÁ, BẾN CÁ

TT

Tên các cảng cá, bến cá

Địa điểm

Quy mô năng lực (Số lượt ngày/cỡ tàu lớn nhất)

Lượng thủy sản qua cảng (Tấn/năm)

I

Cảng cá

 

 

 

A

Cảng cá loại I

 

 

 

1

Cảng cá Đông Tác

Phường Phú Đông, thành phố Tuy Hoà

120 lượt/1.000CV

15.000

B

Cảng cá loại II

 

 

 

2

Cảng cá Dân Phước

Phường Xuân Thành, thị xã Sông Cầu

60 lượt/500CV

7.000

3

Cảng cá Tiên Châu

xã An Ninh Tây, huyện Tuy An

60 lượt/600CV

7.000

4

Cảng cá Phú Lạc

xã Hoà Hiệp Nam, huyện Đông Hoà

80 lượt/500CV

10.000

II

Bến cá

 

 

 

5

Bến cá Xuân Hải

xã Xuân Hải, thị xã Sông Cầu

30 lượt/150CV

1.500

6

Bến cá Xuân Cảnh

xã Xuân Cảnh, thị xã Sông Cầu

30 lượt/150CV

1.500

7

Bến cá Vịnh Hoà (kết hợp khu neo đậu tránh trú bão đầm Cù Mông)

xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu

30 lượt/150CV

1.500

8

Bến cá Gành Đỏ

xã Xuân Thọ 2, thị xã Sông Cầu

30 lượt/150CV

1.500

9

Bến cá Lễ Thịnh (kết hợp khu neo đậu Lạch xã An Hải - An Ninh Đông)

xã An Ninh Đông, huyện Tuy An

30 lượt/150CV

1.500

10

Bến cá Nhơn Hội

xã An Hoà, huyện Tuy An

30 lượt/150CV

2.000

11

Bến cá Mỹ Quang

xã An Chấn, huyện Tuy An

30 lượt/150CV

2.000

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2527/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

  • Số hiệu: 2527/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 25/12/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên
  • Người ký: Trần Hữu Thế
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 25/12/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản