Điều 20 Nghị định 80/2005/NĐ-CP về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước
Điều 20. Nguyên tắc xử lý tài sản và tài chính khi bán công ty, bộ phận của công ty
1. Tài sản không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý: công ty thanh lý, nhượng bán hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền để điều chuyển cho công ty khác. Đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp nếu những tài sản này chưa kịp xử lý thì được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp. Trong quá trình bán, công ty tiếp tục xử lý những tài sản này, đến thời điểm quyết định công bố giá trị doanh nghiệp nếu vẫn chưa xử lý thì chuyển giao cho Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp.
2. Tài sản mang đi góp vốn liên doanh hoặc nhận góp vốn liên doanh; tài sản thuê ngoài, thuê tài chính; tài sản mượn, giữ hộ và các tài sản khác không phải của công ty: các bên bán, mua và chủ sở hữu tài sản thoả thuận việc kế thừa hoặc thanh lý hợp đồng đã ký trước đây hoặc ký lại hợp đồng mới; tài sản chiếm dụng do cấp quyết định bán doanh nghiệp quyết định.
3. Đối với tài sản thuộc công trình phúc lợi: nhà trẻ, nhà mẫu giáo, bệnh xá và các tài sản phúc lợi khác hình thành từ quỹ khen thưởng, phúc lợi được chuyển giao cho công ty mới quản lý, sử dụng để phục vụ tập thể người lao động trong công ty. Trường hợp người mua chỉ cam kết tiếp tục sử dụng dưới 50% số lao động hiện có của công ty, bộ phận của công ty thì cơ quan quyết định bán công ty, bộ phận của công ty có thể bán lại cho người mua công ty hoặc cho tổ chức, cá nhân khác để chia cho số lao động hiện có trong công ty, bộ phận của công ty.
Riêng đối với nhà ở của cán bộ, công nhân viên, kể cả nhà ở được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cấp thì chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà đất của địa phương để quản lý hoặc bán cho người đang sử dụng theo quy định hiện hành.
4. Đối với tài sản đầu tư bằng nguồn quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi của công ty được người mua tiếp tục dùng vào sản xuất kinh doanh thì tính vào giá công ty, bộ phận công ty.
5. Số dư bằng tiền của quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi được chia cho người lao động đang làm việc theo số năm làm việc thực tế tại công ty trước khi bán công ty.
6. Chi phí xây dựng dở dang của những công trình đã đình hoãn trước thời điểm xác định giá trị công ty, bộ phận của công ty thì người mua và người bán thoả thuận giải quyết phù hợp lợi ích của mỗi bên.
7. Các khoản dự phòng, lỗ hoặc lãi chưa phân phối:
a) Các khoản dự phòng: giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, giảm giá chứng khoán, chênh lệch tỷ giá được hạch toán vào kết quả kinh doanh của công ty;
b) Khoản dự phòng trợ cấp mất việc làm: công ty sử dụng để trợ cấp cho lao động dôi dư trong quá trình bán công ty, bộ phận của công ty, nếu còn thì hạch toán vào kết quả kinh doanh của công ty;
c) Các quỹ dự phòng rủi ro, dự phòng nghiệp vụ của hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, các tổ chức tài chính được chuyển sang công ty được bán để tiếp tục quản lý;
d) Quỹ dự phòng tài chính để bù lỗ (nếu có), bù đắp các khoản tài sản tổn thất, nợ không thu hồi được, số còn lại tính vào giá trị phần vốn nhà nước tại công ty;
đ) Các khoản lãi chưa phân phối để bù lỗ năm trước (nếu có), bù đắp các khoản tài sản tổn thất, nợ không thu hồi được, số còn lại phân phối theo quy định hiện hành trước khi xác định giá trị doanh nghiệp bán;
e) Các khoản lỗ tính đến thời điểm công ty bán chuyển sang hình thức doanh nghiệp khác, công ty dùng quỹ dự phòng tài chính và lợi nhuận trước thuế đến thời điểm bán để bù đắp. Trường hợp thiếu thì thực hiện các biện pháp xoá nợ ngân sách nhà nước và nợ ngân hàng theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng.
Sau khi áp dụng các biện pháp trên mà công ty vẫn còn lỗ thì được giảm trừ vào vốn nhà nước.
Nghị định 80/2005/NĐ-CP về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước
- Điều 1. Mục tiêu, yêu cầu của việc giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước
- Điều 2. Đối tượng công ty nhà nước được giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê và điều kiện áp dụng
- Điều 3. Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Điều 4. Đối tượng được giao, mua, nhận khoán kinh doanh, thuê công ty, bộ phận của công ty
- Điều 5. Nguyên tắc trong giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty
- Điều 6. Quản lý và sử dụng số tiền bán, cho thuê công ty
- Điều 7. Chi phí cho việc tổ chức giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty
- Điều 8. Chuyển đổi giữa các hình thức khoán kinh doanh, cho thuê, bán, giao công ty
- Điều 9. Bảo hộ của Nhà nước
- Điều 10. Điều kiện giao công ty cho tập thể người lao động
- Điều 11. Nguyên tắc xử lý tài sản, tài chính và nợ khi giao công ty
- Điều 12. Trình tự, thủ tục giao công ty
- Điều 13. Quyền sở hữu đối với doanh nghiệp sau khi giao
- Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận giao công ty
- Điều 15. Thông báo quyết định phê duyệt bán và đăng ký mua công ty, bộ phận của công ty
- Điều 16. Tổ chức bán công ty, bộ phận của công ty theo phương thức đấu thầu
- Điều 17. Tổ chức bán công ty, bộ phận của công ty theo phương thức đấu giá
- Điều 18. Tổ chức bán công ty, bộ phận của công ty theo phương thức trực tiếp
- Điều 19. Trách nhiệm của công ty bán toàn bộ công ty hoặc bán bộ phận của công ty
- Điều 20. Nguyên tắc xử lý tài sản và tài chính khi bán công ty, bộ phận của công ty
- Điều 21. Nguyên tắc xử lý các khoản nợ của công ty, bộ phận của công ty
- Điều 22. Nguyên tắc giải quyết lao động và cán bộ quản lý
- Điều 23. Nguyên tắc xác định giá bán công ty, bộ phận của công ty
- Điều 24. Phê duyệt phương án bán, giá bán, ký kết hợp đồng và ra quyết định bán công ty, bộ phận của công ty
- Điều 25. Thanh toán tiền đặt cọc và bàn giao công ty, bộ phận của công ty
- Điều 26. Thanh toán tiền mua công ty, bộ phận của công ty
- Điều 27. Đăng ký kinh doanh đối với công ty, bộ phận của công ty sau khi bán
- Điều 28. Quyền và nghĩa vụ của người mua công ty, bộ phận của công ty
- Điều 29. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua công ty nhà nước
- Điều 30. Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện cam kết hợp đồng
- Điều 31. Nội dung, các chỉ tiêu và điều kiện khoán kinh doanh
- Điều 32. Đấu thầu nhận khoán hoặc tổ chức nhận khoán theo phương thức thoả thuận trực tiếp
- Điều 33. Hợp đồng khoán kinh doanh
- Điều 34. Quyền và nghĩa vụ của người nhận khoán
- Điều 35. Quyền và nghĩa vụ của người quyết định khoán kinh doanh
- Điều 36. Các hình thức thuê công ty, thông báo quyết định cho thuê và đăng ký nhận thuê công ty
- Điều 37. Tổ chức cho thuê công ty theo phương thức đấu thầu
- Điều 38. Tổ chức cho thuê công ty theo phương thức trực tiếp
- Điều 39. Trách nhiệm của công ty nhà nước cho thuê
- Điều 40. Nguyên tắc xử lý tài sản, tài chính của công ty khi cho thuê
- Điều 41. Giải quyết lao động khi cho thuê công ty
- Điều 42. Nguyên tắc xác định giá cho thuê công ty
- Điều 43. Quyết định cho thuê công ty
- Điều 44. Hợp đồng thuê công ty
- Điều 45. Thanh toán tiền đặt cọc và bàn giao công ty
- Điều 46. Quyền và nghĩa vụ của người thuê công ty
- Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của người quyết định cho thuê công ty và người ký hợp đồng cho thuê công ty
- Điều 48. Kết thúc hợp đồng thuê công ty
- Điều 49. Ưu đãi đối với công ty giao, bán, cho thuê
- Điều 50. Ưu đãi đối với người mua là tập thể người lao động trong công ty
- Điều 51. Ưu đãi đối với người mua không phải là tập thể người lao động
- Điều 52. Ưu đãi đối với người mua trả tiền ngay
- Điều 53. Chính sách đối với người lao động ra khỏi công ty
- Điều 54. Thẩm quyền quyết định giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty
- Điều 55. Trách nhiệm tổ chức việc giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước
- Điều 56. Nhiệm vụ của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp trong tổ chức giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty
- Điều 57. Trách nhiệm của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp
- Điều 58. Thẩm quyền phê duyệt phương án giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp
- Điều 59. Thẩm quyền ký kết hợp đồng giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp
- Điều 60. Trách nhiệm tổ chức thực hiện và theo dõi thực hiện hợp đồng giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty
- Điều 61. Công bố và đăng ký nhận mua, khoán kinh doanh, thuê công ty