Điều 24 Nghị định 69/2014/NĐ-CP về tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng công ty nhà nước
1. Tổng Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên phù hợp với Điều lệ công ty mẹ; chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao;
2. Tổng Giám đốc được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật theo quy định tại Nghị định số 99/2012/NĐ-CP và pháp luật có liên quan. Điều lệ công ty mẹ quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện đối với Tổng Giám đốc. Nhiệm kỳ của Tổng Giám đốc không quá năm (05) năm.
3. Tổng Giám đốc có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 70 Luật Doanh nghiệp và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây đối với doanh nghiệp thành viên:
a) Xây dựng phương án phối hợp kinh doanh giữa các doanh nghiệp thành viên trình Hội đồng thành viên; tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp kinh doanh chung, kế hoạch đầu tư giữa các doanh nghiệp thành viên;
b) Kiểm tra các đơn vị thành viên thực hiện định mức, tiêu chuẩn, đơn giá quy định trong nội bộ tập đoàn kinh tế, tổng công ty;
c) Đề nghị Hội đồng thành viên quyết định cử người đại diện theo ủy quyền của công ty mẹ tại doanh nghiệp khác.
4. Tổng Giám đốc thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều 72 Luật Doanh nghiệp, các nghĩa vụ khác quy định tại Điều lệ công ty mẹ và hợp đồng đã ký.
5. Tổng Giám đốc được thay thế trong các trường hợp:
a) Tự nguyện xin từ chức và được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản theo đúng trình tự pháp luật;
b) Khi có quyết định điều chuyển, nghỉ hưu hoặc được bố trí công việc khác;
c) Các trường hợp khác theo quy định tại Khoản 6 Điều này.
6. Tổng Giám đốc bị miễn nhiệm, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong các trường hợp sau:
a) Để công ty mẹ không đạt chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giao trong hai (02) năm liên tiếp hoặc ở trong tình trạng lỗ, lãi đan xen nhau nhưng không khắc phục được, trừ các trường hợp lỗ hoặc giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; lỗ theo kế hoạch do đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, đổi mới công nghệ theo nghị quyết hoặc quyết định của Hội đồng thành viên; lỗ hoặc giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có lý do khách quan được giải trình và đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận;
b) Để công ty mẹ kinh doanh thua lỗ, có số lỗ phát sinh đến mức quy định tại Điều lệ công ty mẹ;
c) Công ty mẹ lâm vào tình trạng phá sản nhưng không nộp đơn yêu cầu phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản;
d) Không hoàn thành các nhiệm vụ hoặc chỉ tiêu do Hội đồng thành viên giao; vi phạm nhiều lần và có hệ thống nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, quy chế hoạt động của công ty mẹ;
đ) Không trung thực trong thực thi các quyền hạn hoặc lạm dụng địa vị, quyền hạn để thu lợi cho bản thân hoặc cho người khác; báo cáo không trung thực tình hình tài chính của công ty mẹ;
e) Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
g) Bị Tòa án kết án bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
Nghị định 69/2014/NĐ-CP về tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng công ty nhà nước
- Số hiệu: 69/2014/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 15/07/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 727 đến số 728
- Ngày hiệu lực: 01/09/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty
- Điều 5. Tên và đăng ký kinh doanh
- Điều 6. Tổ chức Đảng và tổ chức chính trị - xã hội trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty
- Điều 7. Áp dụng pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế
- Điều 8. Thành lập tập đoàn kinh tế, tổng công ty
- Điều 9. Điều kiện thành lập tập đoàn kinh tế, tổng công ty
- Điều 10. Trình tự, thủ tục thành lập tập đoàn kinh tế, tổng công ty
- Điều 11. Tổ chức lại tập đoàn kinh tế, tổng công ty
- Điều 12. Chấm dứt hoạt động dưới hình thức tập đoàn kinh tế, tổng công ty
- Điều 13. Nguyên tắc quản lý, điều hành tập đoàn kinh tế, tổng công ty
- Điều 14. Quản lý, điều hành tập đoàn kinh tế, tổng công ty thông qua công ty mẹ
- Điều 15. Trách nhiệm của công ty mẹ trong quản lý, điều hành tập đoàn kinh tế, tổng công ty
- Điều 16. Quản lý, điều hành trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty thông qua hình thức đầu tư, liên kết
- Điều 17. Quy định về hạn chế đầu tư và về ngành nghề kinh doanh trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty
- Điều 18. Chức năng, tổ chức quản lý, hoạt động của công ty mẹ
- Điều 19. Quyền, nghĩa vụ và cơ cấu tổ chức quản lý của công ty mẹ
- Điều 20. Quyền, trách nhiệm của Hội đồng thành viên
- Điều 21. Thành viên Hội đồng thành viên
- Điều 22. Chủ tịch Hội đồng thành viên và bộ máy giúp việc Hội đồng thành viên
- Điều 23. Kiểm soát viên
- Điều 24. Tổng Giám đốc
- Điều 25. Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc
- Điều 26. Mối quan hệ giữa Hội đồng thành viên với Tổng Giám đốc trong quản lý, điều hành
- Điều 27. Mối quan hệ giữa Kiểm soát viên với Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc
- Điều 28. Quan hệ phối hợp chung trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty
- Điều 29. Quan hệ giữa công ty mẹ và doanh nghiệp cấp II do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ
- Điều 30. Quan hệ giữa công ty mẹ và doanh nghiệp cấp II có cổ phần, vốn góp chi phối của công ty mẹ
- Điều 31. Quan hệ giữa công ty mẹ và công ty liên kết
- Điều 32. Đơn vị trực thuộc của công ty mẹ
- Điều 33. Chức năng, tổ chức quản lý, hoạt động của công ty mẹ
- Điều 34. Quyền, nghĩa vụ, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty mẹ, quản lý, điều hành và quan hệ trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty
- Điều 35. Chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu nhà nước tại công ty mẹ
- Điều 36. Quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với tập đoàn kinh tế, tổng công ty
- Điều 37. Giám sát của chủ sở hữu nhà nước đối với tập đoàn kinh tế, tổng công ty
- Điều 38. Phương thức và căn cứ quản lý, giám sát đối với tập đoàn kinh tế, tổng công ty
- Điều 39. Cơ chế công khai, minh bạch thông tin đối với tập đoàn kinh tế, tổng công ty