Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 68/2008/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2008 |
QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC THÀNH LẬP, TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ GIẢI THỂ CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh về người tàn tật ngày 30 tháng 7 năm 1998;
Căn cứ Pháp lệnh Người cao tuổi ngày 28 tháng 4 năm 2000;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Nghị định này quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng từ 10 đối tượng trở lên.
Điều 2. Cơ sở bảo trợ xã hội bao gồm cơ sở bảo trợ xã hội công lập và cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập.
2. Cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên của cơ sở bảo trợ xã hội.
Điều 3. Nhà nước khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; tổ chức tôn giáo; các tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thành lập cơ sở bảo trợ xã hội để chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội trên lãnh thổ Việt Nam; thành lập và tham gia Hiệp hội Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội để trao đổi kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, chỉnh hình - phục hồi chức năng và hoà nhập cộng đồng cho đối tượng bảo trợ xã hội.
Điều 4. Nhiệm vụ của cơ sở bảo trợ xã hội
1. Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng quy định tại
2. Tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, lao động sản xuất; trợ giúp các đối tượng trong các hoạt động tự quản, văn hoá, thể thao và các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi và sức khoẻ của từng nhóm đối tượng.
3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, tổ chức để dạy văn hoá, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp nhằm giúp đối tượng phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và nhân cách.
4. Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương đưa đối tượng đủ điều kiện hoặc tự nguyện xin ra khỏi cơ sở bảo trợ xã hội trở về với gia đình, tái hoà nhập cộng đồng; hỗ trợ, tạo điều kiện cho đối tượng ổn định cuộc sống.
Điều 5. Đối tượng được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, ban gồm:
1. Các đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại Điều 5 của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
Điều 6. Các trường hợp dừng nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội:
1. Trẻ em được nhận làm con nuôi hoặc được nhận nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật;
2. Người đủ 18 tuổi trở lên;
3. Người tàn tật đã phục hồi, người tâm thần đã ổn định bệnh tật;
4. Đối tượng tự nguyện khi hợp đồng không còn hiệu lực;
5. Đối tượng chết, mất tích theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Kinh phí hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội
1. Đối với cơ sở bảo trợ xã hội công lập:
a) Nguồn ngân sách nhà nước cấp;
b) Nguồn đóng góp của các đối tượng tự nguyện;
c) Nguồn thu từ hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ của cơ sở bảo trợ xã hội và nguồn khác theo quy định của pháp luật;
d) Nguồn trợ giúp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
2. Đối với cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập, bao gồm:
a) Nguồn tự có của chủ cơ sở bảo trợ xã hội;
b) Nguồn trợ giúp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
c) Nguồn đóng góp của đối tượng tự nguyện;
d) Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật;
đ) Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để nuôi dưỡng các đối tượng được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đồng ý tiếp nhận.
Điều 8. Quản lý tài chính, tài sản
1. Cơ sở bảo trợ xã hội thực hiện quản lý tài chính, tài sản theo các quy định của pháp luật.
2. Việc sử dụng và quản lý các nguồn kinh phí nêu tại
3. Cơ sở bảo trợ xã hội có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạ động tài chính định kỳ và hàng năm theo quy định của pháp luật với cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan quản lý trực tiếp.
1. Định kỳ 6 tháng (trước ngày 15 tháng 6) và hàng năm (trước ngày 15 tháng 12) cơ sở bảo trợ xã hội có trách nhiệm báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở bảo trợ xã hội có trụ sở.
2. Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức có trách nhiệm báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình hoạt động của các cơ sở bảo trợ xã hội thuộc quyền quản lý.
ĐIỀU KIỆN VỀ MÔI TRƯỜNG, CƠ SỞ VẬT CHẤT, CÁN BỘ NHÂN VIÊN VÀ TIÊU CHUẨN CHĂM SÓC ĐỐI TƯỢNG
Cơ sở bảo trợ xã hội phải đặt tại địa điểm thuận tiện về tiếp cận giao thông, trường học, bệnh viện, không khí trong lành có lợi cho sức khoẻ của đối tượng; có điện, nước sạch phục vụ cho sinh hoạt.
Cơ sở bảo trợ xã hội phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất sau:
1. Diện tích đất tự nhiên: Bình quân 30 m2/đối tượng ở khu vực nông thôn, 10 m2/đối tượng ở khu vực thành thị.
2. Diện tích phòng ở của đối tượng bình quân 6 m2/đối tượng. Đối với đối tượng phải chăm sóc 24/24 giờ một ngày, diện tích phòng ở bình quân 8 m2/đối tượng. Phòng ở phải được trang bị đồ dùng cần thiết phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của đối tượng.
3. Đối với cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng từ 25 đối tượng trở lên phải có khu nhà ở, khu nhà bếp, khu làm việc của cán bộ nhân viên, khu vui chơi giải trí, hệ thống cấp, thoát nước, điện, đường đi nội bộ; khu sản xuất và lao động trị liệu (nếu có điều kiện).
Đối với cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng từ 10 đến dưới 25 đối tượng phải đảm bảo điều kiện cơ bản về nhà ở, nhà bếp, nhà làm việc của cán bộ nhân viên, điện, nước phục vụ sinh hoạt hàng ngày.
4. Các công trình, các trang thiết bị phải bảo đảm cho người tàn tật, người cao tuổi và trẻ em tiếp cận và sử dụng thuận tiện.
Đối tượng được bảo đảm mức sống theo quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, được chăm sóc sức khỏe; được học văn hoá (đối với người có khả năng học tập); được học nghề (đối với trẻ em từ 13 tuổi trở lên và những người có khả năng lao động và có nhu cầu học nghề); được cung cấp thông tin; được vui chơi giải trí và được giao lưu với cộng đồng và tái hòa nhập gia đình, cộng đồng.
Điều 13. Định mức cán bộ, nhân viên
1. Cán bộ, nhân viên chăm sóc trực tiếp các đối tượng:
a) Trẻ em:
- Trẻ em dưới 18 tháng tuổi: 1 nhân viên chăm sóc 1 trẻ em.
- Trẻ em từ 18 tháng tuổi đến dưới 6 tuổi:
Trẻ em bình thường: 1 nhân viên chăm sóc 5 đến 6 em;
Trẻ em tàn tật; tâm thần; nhiễm HIV: 1 nhân viên chăm sóc 3 đến 4 em.
- Trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi:
Trẻ em bình thường: 1 nhân viên chăm sóc 8 đến 10 em;
Trẻ em tàn tật; tâm thần; nhiễm HIV: 1 nhân viên chăm sóc 4 đến 5 em.
b) Người tàn tật:
- Người tàn tật còn tự phục vụ được: 1 nhân viên chăm sóc 8 đến 10 đối tượng;
- Người tàn tật không tự phục vụ được: 1 nhân viên chăm sóc 3 đến 4 đối tượng.
c) Người cao tuổi:
- Người cao tuổi còn tự phục vụ được: 1 nhân viên chăm sóc 8 đến 10 đối tượng;
- Người cao tuổi không tự phục vụ được: 1 nhân viên chăm sóc 3 đến 4 đối tượng.
d) Người tâm thần:
- Người tâm thần nặng (kích động, sa sút giai đoạn cuối): 1 nhân viên chăm sóc 2 đối tượng;
- Người tâm thần đã thuyên giảm: 1 nhân viên chăm sóc 3 đến 4 đối tượng;
- Người tâm thần đã phục hồi: 1 nhân viên chăm sóc 8 đến 10 đối tượng.
đ) Người lang thang: 1 nhân viên quản lý 10 đến 12 người (định mức này sử dụng cho các đợt tiếp nhận người lang thang vào cơ sở chờ phân loại, đưa về địa phương).
2. Cán bộ, nhân viên làm công tác dinh dưỡng bao gồm tiếp phẩm, nấu ăn: 1 nhân viên phục vụ 20 đối tượng.
3. Cán bộ, nhân viên làm công tác phục hồi chức năng, dạy văn hoá, dạy nghề:
a) 01 kỹ thuật viên hướng dẫn phục hồi chức năng cho 5 đối tượng đối với cơ sở bảo trợ xã hội có nhiệm vụ phục hồi chức năng cho đối tượng.
b) 01 giáo viên dạy 09 đối tượng đối với cơ sở có nhiệm vụ tổ chức dạy văn hoá, dạy nghề cho đối tượng.
4. Cán bộ, nhân viên gián tiếp: Tối đa không quá 20% tổng số cán bộ công nhân viên cơ sở bảo trợ xã hội.
Điều 14. Cơ cấu tổ chức và cán bộ nhân viên
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý cơ sở bảo trợ xã hội công lập và Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập quyết định cơ cấu tổ chức, số lượng cán bộ, nhân viên cho phù hợp để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức của cơ sở bảo trợ xã hội.
HỒ SƠ, THỦ TỤC THÀNH LẬP VÀ GIẢI THỂ CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI CÔNG LẬP
1. Hồ sơ thành lập gồm:
a) Tờ trình thành lập.
Nội đung Tờ trình nêu rõ:
- Sự cần thiết thạch lập cơ sở bảo trợ xã hội;
- Quá trình xây dựng đề án;
- Nội dung cơ bản của đề án;
- Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau.
b) Đề án thành lập.
Nội dung đề án gồm:
- Mục tiêu và nhiệm vụ của cơ sở bảo trợ xã hội;
- Phương án thành lập và kế hoạch hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội;
- Đối tượng tiếp nhận;
- Tổ chức bộ máy; nhân sự, biên chế;
- Trụ sở làm việc (địa điểm, thiết kế) và trang thiết bị, phương tiện cần thiết;
- Kế hoạch kinh phí;
- Dự kiến hiệu quả;
- Kiến nghị của cơ quan, đơn vị trình.
c) Quy chế hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội.
Nội dung của quy chế gồm:
- Trách nhiệm của Giám đốc và các Phòng chuyên môn nghiệp vụ;
- Trách nhiệm của cán bộ, nhân viên;
- Trách nhiệm, quyền lợi của đối tượng nuôi dưỡng;
- Cơ chế quản lý tài sản, tài chính;
- Những quy định có tính chất hành chính và những vấn đề liên quan khác, phù hợp với đặc điểm của loại hình cơ sở bảo trợ xã hội.
2. Thủ tục: Đơn vị xây dựng đề án gửi hồ sơ trình cấp có thẩm quyền thành lập qua cơ quan thẩm định quy định tại
1. Cơ quan thẩm định
a) Đối với cơ sở bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền quyết định thành lập của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thì cơ quan thẩm định là Vụ Tổ chức cán bộ hoặc Ban Tổ chức cán bộ.
b) Đối với cơ sở bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền quyết định thành lập của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thì cơ quan thẩm định là Sở Lao động - thương binh và Xã hội.
c) Đối với cơ sở bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền quyết định thành lập của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì cơ quan thẩm định là Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Trách nhiệm thẩm định
a) Cơ quan thẩm định nêu tại
b) Trường hợp không đủ điều kiện thành lập cơ sở bảo trợ xã hội thì cấp có thẩm quyền thành lập phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do không đủ điều kiện thành lập cơ sở bảo trợ xã hội.
1. Sự cần thiết, cơ sở pháp lý và điều kiện thành lập cơ sở bảo trợ xã hội; các yếu tố bảo đảm cho hoạt động và tính khả thi của đề án; tác động và hiệu quả của cơ sở bảo trợ xã hội.
2. Từng nội dung thẩm định phải có kết luận rõ ràng, bảo đảm tính khách quan, trung thực.
Thẩm quyền cho phép thành lập, hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội quy định như sau:
1. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định đối với cơ sở bảo trợ xã hội thuộc quyền quản lý.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định hoặc phân cấp quyết định thành lập cơ sở bảo trợ xã hội hoạt động trên phạm vi tỉnh, thành phố và cơ sở bảo trợ xã hội công lập hoạt động trên phạm vi cấp huyện.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh quyết định thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập hoạt động trên phạm vi cấp huyện.
1. Cơ sở bảo trợ Xã hội không đảm bảo các điều kiện quy định tại các điều 10, 11, 12 và 13 Chương II Nghị định này.
2. Người có thẩm quyền giải thể cơ sở bảo trợ xã hội là người có thẩm quyền ra quyết định thành lập cơ sở bảo trợ xã hội.
3. Hồ sơ xin giải thể cơ sở bảo trợ xã hội gồm có:
a) Đơn xin giải thể cơ sở bảo trợ xã hội nêu rõ lý do xin giải thể;
b) Bản kê khai tài sản, tài chính và phương án xử lý;
c) Danh sách đối tượng và phương án giải quyết khi cơ sở giải thể.
5. Trường hợp người có thẩm quyền ra quyết định giải thể cơ sở bảo trợ xã hội do cơ sở vi phạm pháp luật hoặc hoạt động kém hiệu quả thì cơ sở bảo trợ xã hội phải thực hiện phương án giải thể trong thời hạn 90 ngày.
Cơ sở bảo trợ xã hội cần thay đổi tên gọi, trụ sở, Giám đốc hoặc quy chế hoạt động phải đề nghị bằng văn bản với cơ quan quản lý trực tiếp và người ra quyết định thành lập. Trong thời gian 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, người ra quyết định thành lập phải trả lời bằng văn bản về đề nghị của cơ sở; quá thời hạn nêu trên, nếu không nhận được văn bản trả lời, thì cơ sở bảo trợ xã hội được thực hiện việc thay đổi.
Điều 22. Lập Hồ sơ quản lý đối tượng
Cơ sở bảo trợ xã hội phải tiến hành lập và quản lý hồ sơ cá nhân của từng đối tượng; Hồ sơ của đối tượng gồm có:
1. Đơn đề nghị của đối tượng hoặc gia đình; người thân; người giám hộ có đề nghị của Trưởng thôn và Uỷ ban nhân dân xã phường, thị trấn nơi đối tượng cư trú;
2. Sơ yếu lý lịch của đối tượng có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã;
4. Văn bản xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về tình trạng tàn tật đối với người tàn tật (nếu có), người tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS;
5. Biên bản đối với trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe doạ đến tính mạng của đối tượng;
6. Biên bản của Hội đồng xét duyệt cấp xã hoặc văn bản đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường (nếu có);
7. Văn bản đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện gửi cơ quan quản lý cơ sở bảo trợ xã hội (nếu vào cơ sở bảo trợ xã hội của tỉnh);
8. Quyết định tiếp nhận của Thủ trưởng cơ quan quản lý hoặc hợp đồng;
9. Quyết định chuyển đối tượng về gia đình, cộng đồng hoặc ngừng trợ cấp và cấp mai táng phí (trường hợp đối tượng qua đời) hoặc biên bản thanh lý hợp đồng;
10. Các văn bản có liên quan đến đối tượng trong thời gian đối tượng sống tại cơ sở bảo trợ xã hội.
1. Đối tượng (hoặc thân nhân) phải làm đơn xin vào cơ sở bảo trợ xã hội kèm theo sơ yếu lý lịch có xác nhận và đề nghị của Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi đối tượng đăng ký nhân khẩu thường trú; nếu là người tâm thần mãn tính phải kèm hồ sơ bệnh án, kết luận giám định của cơ sở y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên.
2. Trường hợp khẩn cấp phải có biên bản xác nhận của cơ sở bảo trợ xã hội.
3. Trường hợp đối tương tự nguyện thì có hợp đồng thoả thuận giữa Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội với đối tượng hoặc người đại diện của đối tượng.
Điều 24. Thẩm quyền tiếp nhận và đưa đối tượng ra khỏi cơ sở bảo trợ xã hội
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở bảo trợ xã hội ra quyết định tiếp nhận đối với các đối tượng quy định tại
2. Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội ra quyết định tiếp nhận đối với đối tượng quy định tại
3. Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội quyết định đưa ra khỏi cơ sở bảo trợ xã hội đối với các đối tượng quy định tại các
HỒ SƠ, THỦ TỤC THÀNH LẬP VÀ GIẢI THỂ CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI NGOÀI CÔNG LẬP
1. Đơn xin thành lập cơ sở bảo trợ xã hội.
2. Đề án thành lập cơ sở bảo trợ xã hội (theo quy định tại
3. Giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản gắn liền với đất phục vụ cho hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội.
4. Dự thảo quy chế hoạt động (theo quy định tại
5. Sơ yếu lý lịch của Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc tổ chức thành lập cơ sở bảo trợ xã hội.
6. Có ý kiến bằng văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp xã trong đó nêu rõ đồng ý hay không đồng ý nơi cơ sở bảo trợ xã hội đặt trụ sở hoạt động.
7. Văn bản thẩm định và đề nghị của tổ chức, đoàn thể, tôn giáo cấp tỉnh nếu là cơ sở bảo trợ xã hội của tổ chức, đoàn thể, tôn giáo thuộc thẩm quyền quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 27. Thẩm quyền tiếp nhận đối tượng vào nuôi dưỡng:
1. Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội ra quyết định tiếp nhận đối tượng hoặc ký hợp đồng với đối tượng (hoặc người đại diện của đối tượng) tự nguyện đóng góp kinh phí;
2. Đối tượng hưởng trợ cấp nuôi dưỡng từ ngân sách nhà nước thì thẩm quyền tiếp nhận như quy định tại
3. Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội quyết định đưa đối tượng ra khỏi cơ sở bảo trợ xã hội.
Điều 28. Hồ sơ, thủ tục xem xét tiếp nhận đối tượng thực hiện theo quy định tại
Điều 29. Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội quyết định cơ cấu tổ chức; hợp đồng, tuyển dụng, bố trí cán bộ, nhân viên và thời gian làm việc đảm bảo nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng theo quy định của pháp luật.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG
Điều 30. Trách nhiệm các Bộ, ngành
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước đối với cơ sở bảo trợ xã hội trong phạm vi cả nước và có trách nhiệm:
a) Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với cán bộ, nhân viên trong cơ sở bảo trợ xã hội.
b) Hướng dẫn, tổ chức tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng chăm sóc đối tượng và quản lý cơ sở bảo trợ xã hội.
c) Hướng dẫn và hỗ trợ hoạt động Hiệp hội Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội.
d) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu tố về hoạt động cơ sở bảo trợ xã hội.
đ) Tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về hoạt động cơ sở bảo trợ xã hội.
2. Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn về chăm sóc y tế, chỉnh hình - phục hồi chức năng đối với các đối tượng bị tàn tật, tâm thần trong cơ sở bảo trợ xã hội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn miễn học phí, các khoản đóng góp; chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức lớp học hoà nhập cho học sinh là đối tượng trong cơ sở bảo trợ xã hội.
4. Bộ Tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí hoạt động của các cơ sở bảo trợ xã hội công lập theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động của các cơ sở bảo trợ xã hội.
Điều 31. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp
Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước đối với cơ sở bảo trợ xã hội thuộc phạm vi quản lý và có trách nhiệm:
1. Bố trí kinh phí hoạt động cho các cơ sở bảo trợ xã hội công lập;
2. Hỗ trợ kinh phí nuôi dưỡng các đối tượng được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đồng ý tiếp nhận và tạo điều kiện cho các cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập theo phân cấp quản lý hiện hành.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
2. Bãi bỏ Nghị định số 25/2001/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về việc ban hành qui chế thành lập và hoạt động của cơ sở Bảo trợ xã hội và các quy định trước đây trái với Nghị định này.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thi hành Nghị định này.
- 1Nghị định 25/2001/NĐ-CP ban hành Quy chế thành lập và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội
- 2Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về thành lập,tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý cơ sở trợ giúp xã hội
- 3Quyết định 1895/QĐ-BLĐTBXH năm 2017 về công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 1Nghị định 25/2001/NĐ-CP ban hành Quy chế thành lập và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội
- 2Nghị định 81/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 68/2008/NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội và Nghị định 109/2002/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 195/CP quy định và hướng dẫn Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi
- 3Nghị định 111/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn
- 4Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về thành lập,tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý cơ sở trợ giúp xã hội
- 5Quyết định 1895/QĐ-BLĐTBXH năm 2017 về công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 1Nghị định 158/2005/NĐ-CP về việc đăng ký và quản lý hộ tịch
- 2Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội
- 3Pháp lệnh người tàn tật năm 1998
- 4Pháp lệnh người cao tuổi năm 2000
- 5Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 6Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004
- 7Công văn số 90/ĐC-CP đính chính lỗi chính tả trong Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ Quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội do Chính phủ ban hành
- 8Thông tư 07/2009/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 68/2008/NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 9Thông tư liên tịch 32/2009/TTLT-BLĐTBXH-BNV hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và định mức cán bộ, nhân viên của Cơ sở bảo trợ xã hội công lập do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ ban hành
- 10Thông tư 04/2011/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chuẩn chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Nghị định 68/2008/NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội
- Số hiệu: 68/2008/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 30/05/2008
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 339 đến số 340
- Ngày hiệu lực: 24/06/2008
- Ngày hết hiệu lực: 01/11/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra