Điều 29 Nghị định 68/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân
Điều 29. Đối tượng và điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng
Người lao động quy định tại
1. Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi và đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên.
2. Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục nghề, công việc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên.
3. Những người sau đây đã đóng đủ bảo hiểm xã hội theo quy định, khi nghỉ việc dược hưởng chế độ hưu trí hàng tháng:
a) Nam quân nhân có đủ 25 năm, nữ quân nhân có đủ 20 năm trở lên công tác trong quân đội nhân dân, trong đó có ít nhất 5 năm tuổi quân, mà quân đội không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng hoặc không chuyển ngành được. Thời gian công tác trong quân đội bao gồm thời gian là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân viên chức quốc phòng;
b) Nam công an nhân dân có đủ 25 năm, nữ công an nhân dân có đủ 20 năm trở lên công tác trong công an nhân dân, trong đó có ít nhất 5 năm được tính thâm niên, nếu sức khoẻ yếu, năng lực hạn chế, do yêu cầu công tác hoặc tự nguyện xin nghỉ. Thời gian công tác trong công an bao gồm thời gian là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, học viên, công nhân viên chức công an nhân dân;
c) Người làm công tác cơ yếu là nam có đủ 25 năm, nữ có đủ 20 năm trở lên công tác trong cơ quan cơ yếu, trong đó có ít nhất 5 năm được tính thâm niên ngành cơ yếu mà cơ quan cơ yếu không còn nhu cầu bố trí công tác trong tổ chức cơ yếu hoặc không chuyển ngành được. Thời gian công tác trong tổ chức cơ yếu bao gồm thời gian làm công tác cơ yếu và thời gian làm công tác khác.
4. Người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thi hành nhiệm vụ, đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên.
Nghị định 68/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân
- Số hiệu: 68/2007/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 19/04/2007
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 300 đến số 301
- Ngày hiệu lực: 28/05/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Điều 4. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội
- Điều 5. Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ
- Điều 6. Trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 8. Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ ốm đau
- Điều 9. Thời gian hưởng chế độ ốm đau
- Điều 10. Mức hưởng chế độ ốm đau
- Điều 11. Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau
- Điều 12. Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ thai sản
- Điều 13. Thời gian hưởng chế độ thai sản
- Điều 14. Mức hưởng chế độ thai sản
- Điều 15. Đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con
- Điều 16. Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi nghỉ thai sản
- Điều 17. Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
- Điều 18. Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
- Điều 19. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị khi quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 20. Giám định mức suy giảm khả năng lao động
- Điều 21. Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần
- Điều 22. Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng
- Điều 23. Thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 24. Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình
- Điều 25. Trợ cấp phục vụ
- Điều 26. Chế độ bảo hiểm y tế
- Điều 27. Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 28. Nghỉ dưỡng sức, phục bồi sức khoẻ sau khi điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 29. Đối tượng và điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng
- Điều 30. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
- Điều 31. Mức lương hưu hàng tháng và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
- Điều 32. Trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần
- Điều 33. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
- Điều 34. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
- Điều 35. Chế độ bảo hiểm y tế
- Điều 36. Trợ cấp mai táng
- Điều 37. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hàng tháng
- Điều 38. Trợ cấp tuất hàng tháng
- Điều 39. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần
- Điều 40. Mức trợ cấp tuất một lần
- Điều 41. Mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động thuộc diện hưởng lương
- Điều 42. Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ
- Điều 43. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
- Điều 44. Sử dụng và quyết toán quỹ bảo hiểm xã hội
- Điều 47. Nhiệm vụ tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ
- Điều 48. Tổ chức bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ
- Điều 49. Trách nhiệm của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và tổ chức Bảo hiểm xã hội thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ