Điều 8 Nghị định 67/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy lợi
Điều 8. Yêu cầu về năng lực tối thiểu đối với tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước
1. Đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt, phải có 07 kỹ sư có chuyên ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất 02 người có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 05 năm trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập.
2. Đập, hồ chứa nước lớn:
a) Hồ chứa có dung tích trữ từ 50.000.000 m3 trở lên, phải có 05 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất 02 người có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 05 năm trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập;
b) Hồ chứa có dung tích trữ từ 10.000.000 m3 đến dưới 50.000.000 m3, phải có 03 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất 01 người có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 05 năm trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập;
c) Hồ chứa có dung tích trữ từ 3.000.000 m3 đến dưới 10.000.000 m3, phải có 02 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, trong đó 01 người có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 03 năm trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập.
3. Đập, hồ chứa nước vừa:
a) Hồ chứa có dung tích trữ từ 1.000.000 m3 đến dưới 3.000.000 m3, phải có 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, 01 cao đẳng chuyên ngành thủy lợi có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 01 năm trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập;
b) Hồ chứa có dung tích trữ từ 500.000 m3 đến dưới 1.000.000 m3, phải có 01 cao đẳng chuyên ngành thủy lợi, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập.
4. Đập, hồ chứa nước nhỏ:
a) Hồ chứa có dung tích trữ từ 200.000 m3 đến dưới 500.000 m3, phải có 01 cán bộ có trình độ tối thiểu từ trung cấp thủy lợi trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập;
b) Hồ chứa có dung tích trữ từ 50.000 m3 đến dưới 200.000 m3, phải có 01 cán bộ có trình độ từ trung học phổ thông hoặc công nhân bậc 2 trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập.
5. Cửa van cống lấy nước, tràn xả lũ, công nhân vận hành phải có chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý cống, tràn do cơ quan chuyên môn, đơn vị đào tạo có chức năng tổ chức.
6. Tràn xả lũ của hồ chứa có cửa van vận hành bằng điện, trong thời gian vận hành xả lũ phải có công nhân chuyên ngành điện bậc 4 do tổ chức khai thác công trình thủy lợi quản lý tại khu vực công trình đầu mối.
Nghị định 67/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy lợi
- Điều 6. Yêu cầu chung đối với tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi
- Điều 7. Yêu cầu về các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ của doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi
- Điều 8. Yêu cầu về năng lực tối thiểu đối với tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước
- Điều 9. Yêu cầu về năng lực tối thiểu đối với tổ chức, cá nhân khai thác trạm bơm điện cố định
- Điều 10. Yêu cầu về năng lực tối thiểu đối với tổ chức, cá nhân khai thác cống đầu mối, hệ thống dẫn, chuyển nước
- Điều 11. Đào tạo về quản lý, khai thác công trình thủy lợi
- Điều 12. Trách nhiệm tuân thủ yêu cầu năng lực trong khai thác công trình thủy lợi
- Điều 13. Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
- Điều 14. Nguyên tắc cấp phép
- Điều 15. Căn cứ cấp phép
- Điều 16. Thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, đ iều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép cho các hoạt động quy định tại Điều 13 Nghị định này
- Điều 17. Cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép
- Điều 18. Thời hạn của giấy phép
- Điều 19. Nội dung giấy phép
- Điều 20. Điều chỉnh nội dung giấy phép
- Điều 21. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép
- Điều 22. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy định tại các Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 8, Khoản 10 Điều 13 Nghị định này
- Điều 23. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy định tại Khoản 4 Điều 13 Nghị định này
- Điều 24. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy định tại Khoản 5 Điều 13 Nghị định này
- Điều 25. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy định tại Khoản 6 Điều 13 Nghị định này
- Điều 26. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy định tại Khoản 7 Điều 13 Nghị định này
- Điều 27. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy định tại Khoản 9 Điều 13 Nghị định này
- Điều 28. Hồ sơ đề nghị gia hạn, đ iều chỉnh nội dung giấy phép
- Điều 29. Trình tự, thủ tục cấp gia hạn, Điều chỉnh nội dung giấy phép
- Điều 30. Cấp lại giấy phép
- Điều 31. Quyền của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép
- Điều 32. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép
- Điều 33. Đình chỉ hiệu lực của giấy phép
- Điều 34. Thu hồi giấy phép
- Điều 35. Kiểm tra, thanh tra