Điều 6 Nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần
Điều 6. Đối tượng và điều kiện mua cổ phần
1. Nhà đầu tư trong nước:
a) Nhà đầu tư trong nước là cá nhân người Việt Nam và các tổ chức được thành lập và hoạt động theo luật pháp Việt Nam (trừ các trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này).
b) Nhà đầu tư trong nước được quyền mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa với số lượng không hạn chế, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này.
2. Nhà đầu tư nước ngoài:
a) Nhà đầu tư nước ngoài bao gồm các tổ chức và cá nhân nước ngoài được quy định tại Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ.
b) Nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
c) Nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu mua cổ phần phải mở tài khoản tiền gửi tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật Việt Nam về ngoại hối.
a) Nhà đầu tư chiến lược là các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài có năng lực tài chính và có cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền trong việc gắn bó lợi ích lâu dài với doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp sau cổ phần hóa về: chuyển giao công nghệ mới; đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao năng lực tài chính; quản trị doanh nghiệp; cung ứng nguyên vật liệu; phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.
b) Căn cứ vào quy mô vốn điều lệ, tính chất ngành nghề kinh doanh và yêu cầu mở rộng phát triển doanh nghiệp, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp trình cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa việc bán cổ phần lần đầu cho nhà đầu tư chiến lược và tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược.
Riêng đối với các doanh nghiệp quy mô lớn có vốn nhà nước trên 500 tỷ đồng hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực, ngành nghề đặc thù (như: bảo hiểm, ngân hàng, bưu chính viễn thông, hàng không, khai thác than, dầu khí, khai thác mỏ quý hiếm khác) và các công ty mẹ thuộc các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước nếu nhất thiết phải chọn nhà đầu tư chiến lược trước thì cơ quan thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, phương thức bán và số lượng cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược.
c) Số lượng nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần tại mỗi doanh nghiệp cổ phần hóa được xác định tối đa là 03 nhà đầu tư. Nhà đầu tư chiến lược không được chuyển nhượng số cổ phần mua trong thời hạn tối thiểu 05 năm, kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Trường hợp đặc biệt cần chuyển nhượng số cổ phần này trước thời hạn trên thì phải được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận.
d) Trường hợp nhà đầu tư chiến lược không thực hiện đúng cam kết, vi phạm hạn chế chuyển nhượng theo quy định thì phải bồi thường mọi tổn thất xảy ra theo đúng hợp đồng cam kết và quy định của pháp luật hiện hành.
đ) Giá bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược được xác định theo nguyên tắc:
- Đối với trường hợp bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược sau khi đấu giá công khai thì giá bán do Ban Chỉ đạo cổ phần hóa thỏa thuận trực tiếp với các nhà đầu tư chiến lược nhưng không thấp hơn giá đấu thành công thấp nhất của cuộc đấu giá công khai.
- Đối với trường hợp thỏa thuận trực tiếp hoặc đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược có đủ tiêu chuẩn và đã thực hiện đăng ký mua trước khi thực hiện đấu giá công khai là giá thỏa thuận giữa các bên (trường hợp thỏa thuận) hoặc là giá đấu thành công (đối với trường hợp đấu giá) nhưng không thấp hơn giá khởi điểm đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa phê duyệt.
e) Nhà đầu tư chiến lược phải đặt cọc ngay 10% giá trị cổ phần đăng ký mua theo giá khởi điểm đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa phê duyệt. Trường hợp từ bỏ quyền mua, nhà đầu tư không được nhận lại tiền đặt cọc.
4 Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa đồng thời niêm yết ngay trên Sở Giao dịch chứng khoán thì cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa quy định khối lượng cổ phần đặt mua tối đa, tối thiểu đối với số cổ phần bán ra công chúng trong phương án phát hành cổ phần lần đầu để doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa có đủ điều kiện niêm yết. Quy định mức đặt mua tối đa, tối thiểu trong phương án phát hành cổ phần lần đầu không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế.
Nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần
- Số hiệu: 59/2011/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 18/07/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 429 đến số 430
- Ngày hiệu lực: 05/09/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Mục tiêu, yêu cầu của việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần (sau đây gọi tắt là cổ phần hóa)
- Điều 2. Đối tượng cổ phần hóa
- Điều 3. Điều kiện cổ phần hóa
- Điều 4. Hình thức cổ phần hóa
- Điều 5. Phương thức bán cổ phần lần đầu
- Điều 6. Đối tượng và điều kiện mua cổ phần
- Điều 7. Đồng tiền thanh toán mua cổ phần
- Điều 8. Chi phí thực hiện cổ phần hóa
- Điều 9. Cổ phần, cổ phiếu
- Điều 10. Nguyên tắc kế thừa quyền và nghĩa vụ của công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
- Điều 11. Thực hiện công khai, minh bạch thông tin và niêm yết trên thị trường chứng khoán
- Điều 12. Tư vấn cổ phần hóa
- Điều 13. Kiểm kê, phân loại tài sản và xử lý tồn tại về tài chính
- Điều 14. Xử lý tài sản thuê, mượn, nhận góp vốn liên doanh, liên kết, tài sản không cần dùng, tài sản được đầu tư bằng Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi
- Điều 15. Các khoản nợ phải thu
- Điều 16. Các khoản nợ phải trả
- Điều 17. Các khoản dự phòng, lỗ hoặc lãi
- Điều 18. Vốn đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác như: góp vốn liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn và các hình thức đầu tư dài hạn khác
- Điều 19. Số dư bằng tiền của Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi
- Điều 20. Số dư Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại doanh nghiệp
- Điều 21. Xử lý tài chính ở thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần
- Điều 22. Tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp
- Điều 23. Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp
- Điều 24. Công bố giá trị doanh nghiệp
- Điều 25. Sử dụng kết quả xác định giá trị doanh nghiệp
- Điều 26. Điều chỉnh giá trị doanh nghiệp
- Điều 27. Kiểm toán Nhà nước đối với doanh nghiệp cổ phần hóa
- Điều 28. Giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo phương pháp tài sản
- Điều 29. Các khoản sau đây không tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa
- Điều 30. Các căn cứ xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp
- Điều 31. Giá trị quyền sử dụng đất
- Điều 32. Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp
- Điều 33. Xác định giá trị vốn đầu tư dài hạn của doanh nghiệp cổ phần hóa tại các doanh nghiệp khác
- Điều 34. Giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo phương pháp dòng tiền chiết khấu
- Điều 35. Căn cứ xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu
- Điều 36. Xác định vốn điều lệ và cơ cấu cổ phần lần đầu
- Điều 37. Phương thức đấu giá công khai
- Điều 38. Phương thức bảo lãnh phát hành
- Điều 39. Phương thức thỏa thuận trực tiếp
- Điều 40. Xử lý số lượng cổ phần không bán hết
- Điều 41. Thời hạn hoàn thành việc bán cổ phần
- Điều 42. Quản lý và sử dụng số tiền thu từ cổ phần hóa
- Điều 43. Quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp
- Điều 44. Điều lệ công ty cổ phần
- Điều 45. Đại hội đồng cổ đông và đăng ký doanh nghiệp lần đầu
- Điều 46. Cử người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa
- Điều 47. Chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp cổ phần hóa
- Điều 48. Chính sách ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa