Điều 3 Nghị định 42/2003/NĐ-CP về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Mạch tích hợp bán dẫn" là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử - với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn và nhằm thực hiện chức năng điện tử. "Mạch tích hợp" đồng nghĩa với "IC", "chip" và "mạch vi điện tử";
2. "Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn" là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và các mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là "Thiết kế bố trí");
3. "Tác giả thiết kế bố trí" là người hoặc những người tạo ra thiết kế bố trí bằng lao động sáng tạo của mình.
Những người chỉ giúp đỡ, hỗ trợ về kỹ thuật, vật chất, kinh phí nhưng không góp phần tạo ra thiết kế bố trí bằng lao động sáng tạo của mình thì không được coi là tác giả;
4. "Chủ sở hữu" là chủ thể được cấp Văn bằng bảo hộ hoặc chủ thể được chuyển giao một cách hợp pháp quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí;
5. "Phân phối" dùng để chỉ mọi hình thức lưu thông thương mại, gồm bán, cho thuê, chuyển nhượng, kể cả quảng cáo, chào hàng hoặc tàng trữ nhằm các mục đích đó;
6. "Khai thác thiết kế bố trí nhằm mục đích thương mại" là việc phân phối công khai mạch tích hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết kế bố trí đó hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết kế bố trí đó.
Nghị định 42/2003/NĐ-CP về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Đối tượng được bảo hộ
- Điều 5. Đối tượng không được bảo hộ
- Điều 6. Căn cứ xác lập quyền của chủ sở hữu, quyền của tác giả thiết kế bố trí
- Điều 7. Văn bằng bảo hộ
- Điều 8. Quyền tạm thời của chủ sở hữu
- Điều 9. Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ
- Điều 10. Quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ
- Điều 11. Thời hiệu thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ đối với thiết kế bố trí đã được khai thác thương mại
- Điều 12. Thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ
- Điều 13. Xét nghiệm đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ
- Điều 14. Cấp, từ chối cấp và đăng bạ Văn bằng bảo hộ
- Điều 15. Cấp lại Văn bằng bảo hộ, cấp bản sao tài liệu
- Điều 16. Đình chỉ hiệu lực Văn bằng bảo hộ
- Điều 17. Hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ
- Điều 18. Khiếu nại các quyết định liên quan đến việc cấp, đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ
- Điều 19. Công bố
- Điều 20. Phí và lệ phí
- Điều 21. Quyền của chủ sở hữu
- Điều 22. Độc quyền sử dụng thiết kế bố trí
- Điều 23. Chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí
- Điều 24. Chuyển giao, từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí
- Điều 25. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả thiết kế bố trí
- Điều 26. Quyền của tác giả thiết kế bố trí
- Điều 27. Hành vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu
- Điều 28. Hành vi không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu
- Điều 29. Hành vi xâm phạm quyền của tác giả thiết kế bố trí
- Điều 30. Bảo đảm thực thi quyền của chủ sở hữu và quyền của tác giả thiết kế bố trí