Điều 12 Nghị định 42/2003/NĐ-CP về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Điều 12. Thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ
1. Để được cấp Văn bằng bảo hộ, tổ chức, cá nhân có quyền nộp đơn quy định tại
2. Tổ chức, cá nhân Việt Nam có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp tiến hành việc nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ và tiến hành các thủ tục liên quan.
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ và tiến hành các thủ tục liên quan như sau:
a) Cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, pháp nhân nước ngoài có đại diện hợp pháp tại Việt Nam, cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện việc nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ và tiến hành các thủ tục liên quan;
b) Cá nhân, pháp nhân nước ngoài không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a của khoản này nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ và tiến hành các thủ tục liên quan thông qua việc uỷ quyền cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện.
4. Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nêu tại khoản 2 và khoản 3 Điều này là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp hoạt động theo quy định tại Nghị định số 63/CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 06/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2001.
5. Người nộp đơn phải bảo đảm tính trung thực của các thông tin về quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ, về người nộp đơn và về tác giả khai trong đơn. Khi Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ hiệu lực vì lý do các thông tin nói trên không trung thực thì chủ Văn bằng bảo hộ phải chịu trách nhiệm do hậu quả của việc thiếu trung thực của mình gây ra.
Nghị định 42/2003/NĐ-CP về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
- Số hiệu: 42/2003/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 02/05/2003
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 42
- Ngày hiệu lực: 22/07/2003
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Đối tượng được bảo hộ
- Điều 5. Đối tượng không được bảo hộ
- Điều 6. Căn cứ xác lập quyền của chủ sở hữu, quyền của tác giả thiết kế bố trí
- Điều 7. Văn bằng bảo hộ
- Điều 8. Quyền tạm thời của chủ sở hữu
- Điều 9. Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ
- Điều 10. Quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ
- Điều 11. Thời hiệu thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ đối với thiết kế bố trí đã được khai thác thương mại
- Điều 12. Thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ
- Điều 13. Xét nghiệm đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ
- Điều 14. Cấp, từ chối cấp và đăng bạ Văn bằng bảo hộ
- Điều 15. Cấp lại Văn bằng bảo hộ, cấp bản sao tài liệu
- Điều 16. Đình chỉ hiệu lực Văn bằng bảo hộ
- Điều 17. Hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ
- Điều 18. Khiếu nại các quyết định liên quan đến việc cấp, đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ
- Điều 19. Công bố
- Điều 20. Phí và lệ phí
- Điều 21. Quyền của chủ sở hữu
- Điều 22. Độc quyền sử dụng thiết kế bố trí
- Điều 23. Chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí
- Điều 24. Chuyển giao, từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí
- Điều 25. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả thiết kế bố trí
- Điều 26. Quyền của tác giả thiết kế bố trí
- Điều 27. Hành vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu
- Điều 28. Hành vi không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu
- Điều 29. Hành vi xâm phạm quyền của tác giả thiết kế bố trí
- Điều 30. Bảo đảm thực thi quyền của chủ sở hữu và quyền của tác giả thiết kế bố trí