Chương 3 Nghị định 42/2003/NĐ-CP về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ SỞ HỮU, QUYỀN CỦA TÁC GIẢ THIẾT KẾ BỐ TRÍ
Chủ sở hữu có các quyền sau đây:
1. Độc quyền sử dụng thiết kế bố trí;
2. Chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí;
3. Quyền tạm thời quy định tại
4. Chuyển giao hoặc từ bỏ toàn bộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí;
5. Yêu cầu xử lý, khởi kiện về việc xâm phạm các quyền trên của mình.
Điều 22. Độc quyền sử dụng thiết kế bố trí
Độc quyền sử dụng thiết kế bố trí của chủ sở hữu quy định tại
1. Sao chép thiết kế bố trí được bảo hộ; sản xuất mạch tích hợp bán dẫn theo thiết kế bố trí được bảo hộ;
2. Phân phối, nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí được bảo hộ, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ.
Điều 23. Chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí
1. Quyền chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí của chủ sở hữu quy định tại
2. Trường hợp quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí thuộc sở hữu chung, việc một hoặc một số chủ sở hữu chung chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí cho người khác phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu chung còn lại.
3. Việc chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí phải được thể hiện bằng văn bản hợp đồng. Nội dung Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí phải tuân theo các quy định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
4. Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí phải đăng ký tại Cục Sở hữu công nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí có hiệu lực từ ngày đăng ký. Bên được chuyển giao (Bên nhận) có quyền sử dụng thiết kế bố trí trong phạm vi và với điều kiện ghi trong Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí đã được đăng ký.
5. Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí mặc nhiên bị đình chỉ hiệu lực hoặc vô hiệu khi quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí của Bên giao bị đình chỉ hoặc bị hủy bỏ.
Điều 24. Chuyển giao, từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí
1. Việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí được thực hiện dưới hình thức chuyển nhượng theo thoả thuận, để thừa kế, chuyển dịch trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia tách... pháp nhân.
2. Trường hợp quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí thuộc sở hữu chung, việc chuyển giao phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu chung.
3. Thoả thuận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí phải được thể hiện bằng văn bản Hợp đồng chuyển nhượng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
4. Mọi hình thức chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí đều phải được đăng ký với Cục Sở hữu công nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
5. Kể từ ngày việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí được đăng ký tại Cục Sở hữu công nghiệp, Bên được chuyển giao trở thành chủ sở hữu và tiếp nhận mọi quyền và nghĩa vụ của Bên chuyển giao phát sinh từ Văn bằng bảo hộ và các quyền và nghĩa vụ của Bên chuyển giao phát sinh trên cơ sở các giao dịch với bên thứ ba, với điều kiện điều đó phải được ghi trong Hợp đồng chuyển nhượng hoặc văn bản chuyển giao.
6. Chủ sở hữu không được từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí khi không được sự đồng ý của Bên được chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí nếu Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí đang còn trong thời hạn hiệu lực. Quy định này không áp dụng cho trường hợp một hoặc một số chủ sở hữu chung từ bỏ phần quyền của mình nhưng vẫn còn một hoặc một số chủ sở hữu chung khác tiếp tục sở hữu thiết kế bố trí đó.
Điều 25. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả thiết kế bố trí
1. Nếu tác giả thiết kế bố trí không phải là chủ sở hữu thì chủ sở hữu có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả thiết kế bố trí về việc đã tạo ra thiết kế bố trí theo thoả thuận giữa tác giả thiết kế bố trí và chủ sở hữu, hoặc theo quy định tại khoản 2 của Điều này, nếu không có thoả thuận khác.
2. Nếu giữa tác giả thiết kế bố trí và chủ sở hữu không có thoả thuận nào khác thì mức và thời hạn thù lao phải tuân theo quy định sau đây:
a) Mức thù lao tối thiểu cho tác giả thiết kế bố trí bằng 5% số tiền làm lợi thu được trong mỗi năm sử dụng thiết kế bố trí hoặc 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí;
b) Việc thanh toán tiền thù lao cho tác giả thiết kế bố trí phải được thực hiện không muộn hơn 60 ngày tính từ ngày cuối cùng của tháng thứ 12 của mỗi năm sử dụng hoặc không muộn hơn 30 ngày tính từ ngày chủ sở hữu nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí.
Điều 26. Quyền của tác giả thiết kế bố trí
1. Tác giả thiết kế bố trí có các quyền sau đây:
a) Được ghi họ tên với danh nghĩa là tác giả trong Văn bằng bảo hộ, trong Đăng bạ quốc gia cũng như trong các tài liệu công bố về thiết kế bố trí;
b) Được nhận thù lao của chủ sở hữu theo quy định tại
c) Được yêu cầu xử lý, khởi kiện về việc xâm phạm các quyền nêu trên của mình.
2. Quyền nhận thù lao của tác giả thiết kế bố trí nêu tại điểm b khoản 1 của Điều này có thể được chuyển giao cho người khác, kể cả dưới hình thức để thừa kế theo quy định của pháp luật.
Nghị định 42/2003/NĐ-CP về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
- Số hiệu: 42/2003/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 02/05/2003
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 42
- Ngày hiệu lực: 22/07/2003
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Đối tượng được bảo hộ
- Điều 5. Đối tượng không được bảo hộ
- Điều 6. Căn cứ xác lập quyền của chủ sở hữu, quyền của tác giả thiết kế bố trí
- Điều 7. Văn bằng bảo hộ
- Điều 8. Quyền tạm thời của chủ sở hữu
- Điều 9. Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ
- Điều 10. Quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ
- Điều 11. Thời hiệu thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ đối với thiết kế bố trí đã được khai thác thương mại
- Điều 12. Thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ
- Điều 13. Xét nghiệm đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ
- Điều 14. Cấp, từ chối cấp và đăng bạ Văn bằng bảo hộ
- Điều 15. Cấp lại Văn bằng bảo hộ, cấp bản sao tài liệu
- Điều 16. Đình chỉ hiệu lực Văn bằng bảo hộ
- Điều 17. Hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ
- Điều 18. Khiếu nại các quyết định liên quan đến việc cấp, đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ
- Điều 19. Công bố
- Điều 20. Phí và lệ phí
- Điều 21. Quyền của chủ sở hữu
- Điều 22. Độc quyền sử dụng thiết kế bố trí
- Điều 23. Chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí
- Điều 24. Chuyển giao, từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí
- Điều 25. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả thiết kế bố trí
- Điều 26. Quyền của tác giả thiết kế bố trí
- Điều 27. Hành vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu
- Điều 28. Hành vi không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu
- Điều 29. Hành vi xâm phạm quyền của tác giả thiết kế bố trí
- Điều 30. Bảo đảm thực thi quyền của chủ sở hữu và quyền của tác giả thiết kế bố trí