Hệ thống pháp luật

Điều 47 Nghị định 35/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư

Điều 47. Tổ chức đàm phán cạnh tranh

1. Nguyên tắc đàm phán cạnh tranh

a) Bảo đảm công bằng, minh bạch, khách quan. Việc đàm phán phải căn cứ theo yêu cầu của hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ dự đàm phán và các tài liệu giải thích, làm rõ của các nhà đầu tư;

b) Không tiết lộ thông tin hồ sơ dự đàm phán, nội dung đàm phán của nhà đầu tư này cho nhà đầu tư khác, trừ các thông tin được công khai khi mở hồ sơ về năng lực, kinh nghiệm;

c) Cho phép nhà đầu tư điều chỉnh nội dung đề xuất về mặt kỹ thuật, tài chính - thương mại nhằm mục đích duy nhất là đưa ra được giải pháp triển khai thực hiện dự án mang lại hiệu quả cao hơn;

d) Không dẫn đến thay đổi các nội dung của quyết định chủ trương đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật PPP, trừ trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 18 của Luật PPP;

đ) Không ràng buộc bất cứ trách nhiệm nào của cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu đối với các nội dung nhà đầu tư đã chào khi tham gia đàm phán; không loại bỏ nhà đầu tư trong quá trình đàm phán.

2. Tổ chức đàm phán cạnh tranh

a) Đàm phán cạnh tranh được tổ chức thành hai vòng, mỗi vòng gồm các phiên trao đổi trực tiếp và độc lập với từng nhà đầu tư. Các phiên trao đổi về từng nội dung đàm phán được thực hiện trong cùng một khoảng thời gian. Bên mời thầu không được thay đổi người đại diện tham gia đàm phán trong suốt quá trình đàm phán, trừ trường hợp bất khả kháng.

Trong quá trình đàm phán, trường hợp sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời đàm phán, bên mời thầu gửi đồng thời các nội dung này tới tất cả các nhà đầu tư trong danh sách ngắn.

b) Vòng đàm phán thứ nhất

Bên mời thầu tiến hành mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, tài chính - thương mại và trao đổi với từng nhà đầu tư về các nội dung đàm phán. Kết thúc vòng đàm phán thứ nhất, bên mời thầu sửa đổi yêu cầu về mặt kỹ thuật, tài chính - thương mại của dự án (nếu cần thiết) và thông báo cho các nhà đầu tư.

c) Vòng đàm phán thứ hai

Căn cứ các nội dung yêu cầu sửa đổi, nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, tài chính - thương mại và nộp cho bên mời thầu. Bên mời thầu tiếp nhận, mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, tài chính - thương mại của nhà đầu tư và tiến hành vòng đàm phán thứ hai với từng nhà đầu tư để chuẩn xác yêu cầu chi tiết về mặt kỹ thuật, tài chính - thương mại của dự án, là căn cứ bên mời thầu hoàn thiện hồ sơ mời thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu.

d) Kết quả, nội dung đàm phán sau mỗi vòng được lập thành biên bản có chữ ký xác nhận của đại diện của bên mời thầu và nhà đầu tư. Bên mời thầu lưu trữ biên bản của từng vòng đàm phán và tệp dữ liệu (file) ghi âm của từng phiên trao đổi. Biên bản đàm phán được gửi cho nhà đầu tư tham gia đàm phán, không được gửi biên bản đàm phán của nhà đầu tư này cho nhà đầu tư khác.

Nghị định 35/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư

  • Số hiệu: 35/2021/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 29/03/2021
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 519 đến số 520
  • Ngày hiệu lực: 29/03/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH