Điều 11 Nghị định 32/2001/NĐ-CP thi hành Pháp lệnh Thương phiếu
Điều 11. Bảo lãnh thương phiếu
1. Bảo lãnh thương phiếu là việc người thứ ba, sau đây gọi tắt là người bảo lãnh cam kết với người nhận bảo lãnh (người thụ hưởng) sẽ thanh toán toàn bộ hoặc một phần số tiền được ghi trên thương phiếu, nếu đến hạn thanh toán người được bảo lãnh (người bị ký phát hoặc người phát hành hoặc người chuyển nhượng) không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ số tiền ghi trên thương phiếu.
2. Người bảo lãnh cho người phát hành, người chấp nhận có nghĩa vụ thanh toán số tiền đã bảo lãnh khi thương phiếu không được người phát hành, người chấp nhận thanh toán đầy đủ số tiền ghi trên thương phiếu.
3. Người bảo lãnh cho người ký phát có nghĩa vụ thanh toán số tiền đã bảo lãnh khi người ký phát không thực hiện nghĩa vụ thanh toán thương phiếu đến hạn.
4. Việc bảo lãnh thương phiếu phải lập thành văn bản riêng hoặc ghi trên thương phiếu. Văn bản bảo lãnh thương phiếu không phải có sự công chứng hoặc chứng thực của cơ quan công chứng hoặc ủy ban nhân dân các cấp, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
5. Việc bảo lãnh không được huỷ bỏ, trừ trường hợp sau đây:
a) Thương phiếu không lập trên mẫu in sẵn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
b) Thương phiếu không lập bằng tiếng Việt hoặc tiếng Việt và tiếng Anh trong trường hợp có yếu tố nước ngoài;
c) Hối phiếu thiếu một trong các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 11 Pháp lệnh Thương phiếu;
d) Lệnh phiếu thiếu một trong các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 17 Pháp lệnh Thương phiếu.
6. Sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, người bảo lãnh được tiếp nhận các quyền của người được bảo lãnh đối với các bên có liên quan, kể cả tài sản bảo đảm của người được bảo lãnh.
7. Người bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh có quyền yêu cầu người được bảo lãnh, người phát hành, người bị ký phát đã ký chấp nhận liên đới thực hiện nghĩa vụ trả số tiền bảo lãnh đã thanh toán.
8. Việc bảo lãnh của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Nghị định này và các quy định hiện hành khác liên quan đến bảo lãnh ngân hàng.
Nghị định 32/2001/NĐ-CP thi hành Pháp lệnh Thương phiếu
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Thời hạn thanh toán thương phiếu
- Điều 4. Thương phiếu ghi trả bằng ngoại tệ
- Điều 5. Mẫu thương phiếu, ngôn ngữ trên thương phiếu.
- Điều 6. Giải thích từ ngữ
- Điều 7. Tờ phụ đính kèm thương phiếu
- Điều 8. Chấp nhận hối phiếu
- Điều 9. Phát hành thương phiếu
- Điều 10. Nghĩa vụ của người có liên quan
- Điều 11. Bảo lãnh thương phiếu
- Điều 12. Cầm cố thương phiếu
- Điều 13. Thời hạn và thủ tục cầm cố thương phiếu
- Điều 14. Xử lý thương phiếu được cầm cố
- Điều 15. Chuyển nhượng thương phiếu
- Điều 16. Người thụ hưởng nước ngoài
- Điều 17. Xuất trình thương phiếu để thanh toán
- Điều 18. Hoàn thành nghĩa vụ thanh toán trong trường hợp người thụ hưởng huỷ bỏ thương phiếu.
- Điều 19. Quyền truy đòi
- Điều 20. Thông báo về việc từ chối chấp nhận hoặc từ chối thanh toán
- Điều 21. Chấp nhận truy đòi
- Điều 22. Quyền khởi kiện
- Điều 23. Thời hiệu khởi kiện