Chương 1 Nghị định 32/2001/NĐ-CP thi hành Pháp lệnh Thương phiếu
1. Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Thương phiếu.
2. Các quy định của Pháp lệnh Thương phiếu và Nghị định này điều chỉnh các quan hệ thương phiếu phát sinh từ hoạt động thương mại, trong đó có sự tham gia của một hoặc một số tổ chức tín dụng vào quan hệ thương phiếu với tư cách là người chấp nhận cho vay để thanh toán thương phiếu hoặc người bảo lãnh cho người bị ký phát, người phát hành thương phiếu tại nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đối tượng áp dụng của Nghị định này bao gồm:
1. Người tham gia quan hệ thương phiếu với tư cách của người ký phát, người phát hành, người bị ký phát, người chuyển nhượng, người thụ hưởng, người bảo lãnh, người nhận cầm cố phải là các doanh nghiệp quy định tại Điều 2 Pháp lệnh Thương phiếu, trừ trường hợp người nước ngoài tham gia quan hệ thương phiếu với tư cách là người thụ hưởng.
2. Tổ chức tín dụng không được tham gia vào quan hệ thương phiếu với tư cách là người phát hành, người ký phát.
Điều 3. Thời hạn thanh toán thương phiếu
Thời hạn thanh toán thương phiếu do người bán hàng hóa, người cung ứng dịch vụ thương mại và người mua hàng hóa, người nhận dịch vụ thương mại thoả thuận xác định và ghi trên thương phiếu, nhưng không quá 180 ngày đối với các thương phiếu sử dụng trong hoạt động thương mại trong nước và không quá 364 ngày đối với thương phiếu sử dụng trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam với thương nhân nước ngoài, trừ thương phiếu được ký phát để thanh toán ngay khi xuất trình. Trường hợp vượt quá thời hạn trên phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận bằng văn bản.
Điều 4. Thương phiếu ghi trả bằng ngoại tệ
1. Thương phiếu chỉ được ghi trả bằng ngoại tệ khi phát sinh từ hoạt động thương mại, trong đó một bên tham gia là người không cư trú.
2. Thương phiếu ghi trả bằng ngoại tệ theo quy định tại khoản 1 Điều này được thanh toán bằng ngoại tệ khi người thụ hưởng cuối cùng được phép thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
3. Thương phiếu được ghi trả bằng ngoại tệ nhưng không phù hợp với quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối thì số tiền trên thương phiếu được thanh toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thanh toán.
Điều 5. Mẫu thương phiếu, ngôn ngữ trên thương phiếu.
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thiết kế, tổ chức in ấn mẫu thương phiếu. Việc cung cấp mẫu thương phiếu cho các doanh nghiệp sử dụng được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Thương phiếu do doanh nghiệp phát hành phải được lập bằng tiếng Việt trên mẫu in sẵn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trường hợp quan hệ thương phiếu có yếu tố nước ngoài thì thương phiếu phát hành tại Việt Nam phải được lập bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Quan hệ thương phiếu phát sinh từ hoạt động thương mại" là quan hệ thương phiếu phát sinh trên cơ sở một thương phiếu được phát hành để thanh toán một giao dịch mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ thương mại;
2."Chữ ký của người có quyền và nghĩa vụ trên thương phiếu" là chữ ký bằng tay trực tiếp trên thương phiếu kèm theo việc đóng dấu (nếu có) của người có quyền và nghĩa vụ đối với thương phiếu, hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Nghị định 32/2001/NĐ-CP thi hành Pháp lệnh Thương phiếu
- Số hiệu: 32/2001/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 05/07/2001
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 29
- Ngày hiệu lực: 20/07/2001
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Thời hạn thanh toán thương phiếu
- Điều 4. Thương phiếu ghi trả bằng ngoại tệ
- Điều 5. Mẫu thương phiếu, ngôn ngữ trên thương phiếu.
- Điều 6. Giải thích từ ngữ
- Điều 7. Tờ phụ đính kèm thương phiếu
- Điều 8. Chấp nhận hối phiếu
- Điều 9. Phát hành thương phiếu
- Điều 10. Nghĩa vụ của người có liên quan
- Điều 11. Bảo lãnh thương phiếu
- Điều 12. Cầm cố thương phiếu
- Điều 13. Thời hạn và thủ tục cầm cố thương phiếu
- Điều 14. Xử lý thương phiếu được cầm cố
- Điều 15. Chuyển nhượng thương phiếu
- Điều 16. Người thụ hưởng nước ngoài
- Điều 17. Xuất trình thương phiếu để thanh toán
- Điều 18. Hoàn thành nghĩa vụ thanh toán trong trường hợp người thụ hưởng huỷ bỏ thương phiếu.
- Điều 19. Quyền truy đòi
- Điều 20. Thông báo về việc từ chối chấp nhận hoặc từ chối thanh toán
- Điều 21. Chấp nhận truy đòi
- Điều 22. Quyền khởi kiện
- Điều 23. Thời hiệu khởi kiện