Chương 3 Nghị định 27/2014/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về lao động là người giúp việc gia đình
TIỀN LƯƠNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ
Điều 15. Tiền lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương
3. Trường hợp người sử dụng lao động yêu cầu người lao động làm việc ngoài thời gian ghi trong hợp đồng lao động, làm việc vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương thì người sử dụng lao động phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật Lao động.
Điều 16. Tiền lương ngừng việc
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả đủ tiền lương cho người lao động trong trường hợp người lao động phải ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
2. Người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động trong trường hợp người lao động phải ngừng việc mà không do lỗi của người sử dụng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
1. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc làm mất tài sản của người sử dụng lao động theo nội dung của hợp đồng lao động.
2. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 30% mức tiền lương hằng tháng đối với người lao động không sống tại gia đình người sử dụng lao động; không quá 60% mức tiền lương còn lại sau khi trừ chi phí tiền ăn, ở hằng tháng của người lao động (nếu có) đối với người lao động sống tại gia đình người sử dụng lao động.
3. Khi khấu trừ tiền lương người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết.
Hằng năm, căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc của người lao động và khả năng kinh tế của hộ gia đình, người sử dụng lao động thưởng cho người lao động.
Điều 19. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để người lao động tự lo bảo hiểm.
Điều 20. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị ốm, bị bệnh
1. Trường hợp người lao động sống cùng gia đình người sử dụng lao động bị ốm, bị bệnh, người sử dụng lao động tạo điều kiện để người lao động nghỉ ngơi, khám, chữa bệnh. Chi phí khám, chữa bệnh do người lao động chi trả, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
2. Người sử dụng lao động không phải trả lương cho những ngày người lao động phải nghỉ việc do bị ốm, bị bệnh.
Nghị định 27/2014/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về lao động là người giúp việc gia đình
- Số hiệu: 27/2014/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 07/04/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 453 đến số 454
- Ngày hiệu lực: 25/05/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Người ký kết hợp đồng lao động
- Điều 5. Ký kết hợp đồng lao động
- Điều 6. Cung cấp thông tin trước khi ký kết hợp đồng lao động
- Điều 7. Nội dung của hợp đồng lao động
- Điều 8. Thử việc
- Điều 9. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
- Điều 10. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
- Điều 11. Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
- Điều 12. Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
- Điều 13. Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
- Điều 14. Học văn hóa, học nghề của người lao động
- Điều 15. Tiền lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương
- Điều 16. Tiền lương ngừng việc
- Điều 17. Khấu trừ tiền lương
- Điều 18. Tiền thưởng
- Điều 19. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
- Điều 20. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị ốm, bị bệnh
- Điều 21. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động sống cùng gia đình người sử dụng lao động
- Điều 22. Nghỉ hằng tuần
- Điều 23. Nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết