Điều 19 Nghị định 25/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư
Điều 19. Lập, thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển
1. Lập hồ sơ mời sơ tuyển:
Nội dung hồ sơ mời sơ tuyển bao gồm:
a) Thông tin chỉ dẫn nhà đầu tư: Nội dung cơ bản của dự án và các nội dung chỉ dẫn nhà đầu tư tham dự sơ tuyển.
b) Yêu cầu về tư cách hợp lệ của nhà đầu tư theo quy định tại Điều 5 của Luật Đấu thầu.
c) Yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư bao gồm:
- Năng lực tài chính - thương mại, khả năng thu xếp vốn và năng lực triển khai thực hiện dự án; kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự. Trường hợp liên danh, năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư được xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh; nhà đầu tư đứng đầu liên danh phải có tỷ lệ sở hữu vốn tối thiểu là 30%, từng thành viên trong liên danh có tỷ lệ sở hữu vốn tối thiểu là 15% trong liên danh;
- Phương pháp triển khai thực hiện dự án sơ bộ và cam kết thực hiện dự án; kê khai về tranh chấp, khiếu kiện đối với các hợp đồng đã và đang thực hiện.
Đối với dự án BT, nhà đầu tư phải đáp ứng thêm yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm (nếu có) theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan để thực hiện dự án khác.
d) Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá
Phương pháp đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển được thực hiện thông qua tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển nêu trong hồ sơ mời sơ tuyển. Sử dụng phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000 để đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm phải quy định mức điểm tối thiểu để được đánh giá là đáp ứng yêu cầu nhưng không được thấp hơn 60% tổng số điểm và điểm đánh giá của từng nội dung yêu cầu cơ bản không thấp hơn 50% điểm tối đa của nội dung đó.
2. Thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển:
a) Bên mời thầu trình người có thẩm quyền dự thảo hồ sơ mời sơ tuyển và các tài liệu liên quan đồng thời gửi đơn vị thẩm định;
b) Việc thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển được thực hiện theo quy định tại
c) Việc phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển phải bằng văn bản, căn cứ tờ trình phê duyệt và báo cáo thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển.
Nghị định 25/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư
- Số hiệu: 25/2020/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 28/02/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 273 đến số 274
- Ngày hiệu lực: 20/04/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
- Điều 3. Ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP
- Điều 4. Đăng tải thông tin về đấu thầu
- Điều 5. Thời hạn đăng tải thông tin về đấu thầu
- Điều 6. Thời gian trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 7. Chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 8. Thời gian và chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án PPP nhóm C
- Điều 9. Hình thức lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án PPP
- Điều 10. Hình thức lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư có sử dụng đất
- Điều 11. Điều kiện xác định dự án đầu tư có sử dụng đất
- Điều 12. Danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất
- Điều 13. Chuẩn bị, nộp và đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư
- Điều 14. Lưu trữ thông tin trong đấu thầu
- Điều 15. Tổ chuyên gia
- Điều 16. Lựa chọn nhà đầu tư theo quy định pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa
- Điều 17. Quy trình chi tiết
- Điều 18. Áp dụng sơ tuyển
- Điều 19. Lập, thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển
- Điều 20. Thông báo mời sơ tuyển, phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển
- Điều 21. Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự sơ tuyển và mở thầu
- Điều 22. Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển
- Điều 23. Trình, thẩm định, phê duyệt kết quả sơ tuyển và công khai danh sách ngắn
- Điều 24. Lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 25. Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 26. Thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 28. Lập hồ sơ mời thầu
- Điều 29. Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu
- Điều 30. Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu
- Điều 31. Mời thầu
- Điều 32. Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu
- Điều 33. Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu
- Điều 34. Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật
- Điều 35. Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu
- Điều 36. Làm rõ hồ sơ dự thầu
- Điều 37. Sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch
- Điều 38. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật
- Điều 39. Thẩm định, phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật
- Điều 40. Mở hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại
- Điều 41. Đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại
- Điều 42. Nguyên tắc xét duyệt trúng thầu
- Điều 44. Đàm phán, hoàn thiện hợp đồng
- Điều 45. Ký kết hợp đồng và công khai thông tin hợp đồng dự án
- Điều 47. Lập hồ sơ mời thầu
- Điều 48. Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu
- Điều 49. Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu
- Điều 52. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật
- Điều 53. Thẩm định, phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật
- Điều 54. Mở hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại
- Điều 55. Đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại
- Điều 56. Nguyên tắc xét duyệt trúng thầu
- Điều 57. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 58. Đàm phán, hoàn thiện hợp đồng
- Điều 59. Ký kết hợp đồng và công khai thông tin hợp đồng dự án
- Điều 60. Triển khai thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất
- Điều 61. Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 62. Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 63. Đánh giá hồ sơ đề xuất
- Điều 64. Nguyên tắc xét duyệt trúng thầu
- Điều 65. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu
- Điều 66. Đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng và công khai thông tin hợp đồng dự án
- Điều 67. Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 68. Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 69. Đánh giá hồ sơ đề xuất
- Điều 70. Nguyên tắc xét duyệt trúng thầu
- Điều 71. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu
- Điều 72. Đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng và công khai thông tin hợp đồng dự án
- Điều 73. Trình tự thẩm định, phê duyệt phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt
- Điều 74. Hồ sơ đề xuất áp dụng lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt
- Điều 75. Thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
- Điều 76. Thẩm định kết quả sơ tuyển, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, kết quả lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 77. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 78. Trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Điều 79. Trách nhiệm của đơn vị thẩm định
- Điều 80. Xử lý tình huống trong lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 81. Điều kiện để xem xét, giải quyết kiến nghị
- Điều 82. Hội đồng tư vấn
- Điều 83. Giải quyết kiến nghị đối với lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 84. Các hình thức xử lý vi phạm
- Điều 85. Hình thức cấm tham gia quá trình lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 86. Hủy, đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 87. Bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật về đấu thầu