Mục 1 Chương 2 Nghị định 25/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư
Mục 1. SƠ TUYỂN ĐỐI VỚI DỰ ÁN PPP
Điều 17. Quy trình chi tiết
1. Chuẩn bị sơ tuyển, bao gồm:
a) Lập hồ sơ mời sơ tuyển;
b) Thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển.
2. Tổ chức sơ tuyển, bao gồm:
a) Thông báo mời sơ tuyển;
b) Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển;
c) Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự sơ tuyển;
d) Mở thầu.
3. Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển.
4. Trình, thẩm định, phê duyệt kết quả sơ tuyển và công khai danh sách ngắn.
Điều 18. Áp dụng sơ tuyển
1. Dự án quan trọng quốc gia, nhóm A phải áp dụng sơ tuyển quốc tế, trừ trường hợp quy định tại các
2. Dự án quan trọng quốc gia, nhóm A thuộc trường hợp quy định tại các
3. Dự án nhóm B, nhóm C không áp dụng sơ tuyển.
4. Căn cứ kết quả sơ tuyển, người có thẩm quyền xác định hình thức đấu thầu rộng rãi theo quy định tại các
Điều 19. Lập, thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển
1. Lập hồ sơ mời sơ tuyển:
Nội dung hồ sơ mời sơ tuyển bao gồm:
a) Thông tin chỉ dẫn nhà đầu tư: Nội dung cơ bản của dự án và các nội dung chỉ dẫn nhà đầu tư tham dự sơ tuyển.
b) Yêu cầu về tư cách hợp lệ của nhà đầu tư theo quy định tại Điều 5 của Luật Đấu thầu.
c) Yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư bao gồm:
- Năng lực tài chính - thương mại, khả năng thu xếp vốn và năng lực triển khai thực hiện dự án; kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự. Trường hợp liên danh, năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư được xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh; nhà đầu tư đứng đầu liên danh phải có tỷ lệ sở hữu vốn tối thiểu là 30%, từng thành viên trong liên danh có tỷ lệ sở hữu vốn tối thiểu là 15% trong liên danh;
- Phương pháp triển khai thực hiện dự án sơ bộ và cam kết thực hiện dự án; kê khai về tranh chấp, khiếu kiện đối với các hợp đồng đã và đang thực hiện.
Đối với dự án BT, nhà đầu tư phải đáp ứng thêm yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm (nếu có) theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan để thực hiện dự án khác.
d) Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá
Phương pháp đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển được thực hiện thông qua tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển nêu trong hồ sơ mời sơ tuyển. Sử dụng phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000 để đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm phải quy định mức điểm tối thiểu để được đánh giá là đáp ứng yêu cầu nhưng không được thấp hơn 60% tổng số điểm và điểm đánh giá của từng nội dung yêu cầu cơ bản không thấp hơn 50% điểm tối đa của nội dung đó.
2. Thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển:
a) Bên mời thầu trình người có thẩm quyền dự thảo hồ sơ mời sơ tuyển và các tài liệu liên quan đồng thời gửi đơn vị thẩm định;
b) Việc thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển được thực hiện theo quy định tại
c) Việc phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển phải bằng văn bản, căn cứ tờ trình phê duyệt và báo cáo thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển.
Điều 20. Thông báo mời sơ tuyển, phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển
1. Thông báo mời sơ tuyển thực hiện theo quy định tại
2. Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển:
a) Hồ sơ mời sơ tuyển được phát hành theo quy định tại
b) Trường hợp sửa đổi hồ sơ mời sơ tuyển sau khi phát hành, bên mời thầu phải gửi quyết định sửa đổi kèm theo những nội dung sửa đổi hồ sơ mời sơ tuyển đến các nhà đầu tư đã mua hồ sơ mời sơ tuyển.
c) Trường hợp cần làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển thì nhà đầu tư phải gửi văn bản đề nghị đến bên mời thầu tối thiểu 05 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu để xem xét, xử lý. Việc làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển được bên mời thầu thực hiện theo một hoặc các hình thức sau đây:
- Gửi văn bản làm rõ cho các nhà đầu tư đã mua hoặc nhận hồ sơ mời sơ tuyển;
- Trong trường hợp cần thiết, tổ chức hội nghị tiền đấu thầu để trao đổi về những nội dung trong hồ sơ mời sơ tuyển mà các nhà đầu tư chưa rõ. Nội dung trao đổi phải được bên mời thầu ghi lại thành biên bản và lập thành văn bản làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển gửi cho các nhà đầu tư đã mua hồ sơ mời sơ tuyển;
- Nội dung làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển không được trái với nội dung của hồ sơ mời sơ tuyển đã duyệt. Trường hợp sau khi làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển dẫn đến phải sửa đổi hồ sơ mời sơ tuyển thì việc sửa đổi hồ sơ mời sơ tuyển thực hiện theo quy định tại điểm b khoản này.
d) Quyết định sửa đổi, văn bản làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển là một phần của hồ sơ mời sơ tuyển.
Điều 21. Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự sơ tuyển và mở thầu
1. Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự sơ tuyển:
a) Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trong việc chuẩn bị và nộp hồ sơ dự sơ tuyển trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo yêu cầu của hồ sơ mời sơ tuyển. Trường hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa quy định lộ trình áp dụng và hướng dẫn chi tiết theo quy định tại
b) Bên mời thầu tiếp nhận và quản lý các hồ sơ dự sơ tuyển đã nộp theo chế độ quản lý hồ sơ mật cho đến khi công khai kết quả sơ tuyển; trong mọi trường hợp không được tiết lộ thông tin trong hồ sơ dự sơ tuyển của nhà đầu tư này cho nhà đầu tư khác, trừ các thông tin được công khai khi mở thầu. Hồ sơ dự sơ tuyển được gửi đến bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu sẽ không được mở, không hợp lệ và bị loại. Bất kỳ tài liệu nào được nhà đầu tư gửi đến sau thời điểm đóng thầu để sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự sơ tuyển đã nộp đều không hợp lệ, trừ tài liệu nhà đầu tư gửi đến để làm rõ hồ sơ dự sơ tuyển theo yêu cầu của bên mời thầu hoặc tài liệu làm rõ, bổ sung nhằm chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư;
c) Khi muốn sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự sơ tuyển đã nộp, nhà đầu tư phải có văn bản đề nghị gửi đến bên mời thầu. Bên mời thầu chỉ chấp thuận việc sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự sơ tuyển của nhà đầu tư nếu nhận được văn bản đề nghị trước thời điểm đóng thầu;
d) Bên mời thầu phải tiếp nhận hồ sơ dự sơ tuyển của tất cả các nhà đầu tư nộp hồ sơ dự sơ tuyển trước thời điểm đóng thầu, kể cả trường hợp nhà đầu tư tham dự thầu chưa mua hoặc chưa nhận hồ sơ mời sơ tuyển trực tiếp từ bên mời thầu. Trường hợp chưa mua hồ sơ mời sơ tuyển thì nhà đầu tư phải trả cho bên mời thầu một khoản tiền bằng giá bán hồ sơ mời sơ tuyển trước khi hồ sơ dự sơ tuyển được tiếp nhận.
2. Mở thầu:
Hồ sơ dự sơ tuyển nộp theo thời gian và địa điểm quy định trong hồ sơ mời sơ tuyển sẽ được mở công khai và bắt đầu ngay trong vòng 01 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu. Việc mở hồ sơ dự sơ tuyển phải được ghi thành biên bản và biên bản mở thầu phải được gửi cho các nhà đầu tư nộp hồ sơ dự sơ tuyển. Hồ sơ dự sơ tuyển được gửi đến sau thời điểm đóng thầu sẽ không được mở, không hợp lệ và bị loại.
Điều 22. Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển
1. Việc đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời sơ tuyển. Hồ sơ dự sơ tuyển của nhà đầu tư có số điểm được đánh giá không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu được đưa vào danh sách ngắn; hồ sơ dự sơ tuyển của nhà đầu tư có số điểm cao nhất được xếp thứ nhất; trường hợp có nhiều hơn 03 nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu thì lựa chọn tối thiểu 03 và tối đa 05 nhà đầu tư xếp hạng cao nhất vào danh sách ngắn.
2. Làm rõ hồ sơ dự sơ tuyển:
a) Sau khi mở thầu, nhà đầu tư có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự sơ tuyển theo yêu cầu của bên mời thầu. Trường hợp hồ sơ dự sơ tuyển của nhà đầu tư thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì bên mời thầu yêu cầu nhà đầu tư làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm;
b) Trường hợp sau khi đóng thầu, nếu nhà đầu tư phát hiện hồ sơ dự sơ tuyển thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà đầu tư được phép gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà đầu tư để xem xét, đánh giá; các tài liệu bổ sung, làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm được coi như một phần của hồ sơ dự sơ tuyển;
c) Việc làm rõ hồ sơ dự sơ tuyển chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà đầu tư có hồ sơ dự sơ tuyển cần phải làm rõ. Nội dung làm rõ hồ sơ dự sơ tuyển phải thể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự sơ tuyển. Việc làm rõ phải đảm bảo nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của nhà đầu tư tham dự thầu.
Điều 23. Trình, thẩm định, phê duyệt kết quả sơ tuyển và công khai danh sách ngắn
1. Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, bên mời thầu trình phê duyệt kết quả sơ tuyển, trong đó nêu rõ ý kiến của bên mời thầu về các nội dung đánh giá của tổ chuyên gia.
2. Kết quả sơ tuyển phải được thẩm định theo quy định tại
3. Trong trường hợp chỉ có một nhà đầu tư đăng ký và đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời sơ tuyển hoặc chỉ có một nhà đầu tư trúng sơ tuyển, cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao bên mời thầu thực hiện các thủ tục để thông báo gia hạn về việc tiếp tục nhận hồ sơ dự sơ tuyển trong thời hạn 20 ngày (kể từ ngày thông báo).
4. Sau khi gia hạn, trường hợp không có thêm nhà đầu tư nộp hồ sơ dự sơ tuyển hoặc tất cả các nhà đầu tư mới nộp hồ sơ dự sơ tuyển không đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời sơ tuyển, bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền quyết định xử lý theo một trong hai cách như sau:
a) Quyết định áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại
b) Giao bên mời thầu thực hiện các thủ tục để thông báo gia hạn thời gian nhận hồ sơ dự sơ tuyển và rà soát, điều chỉnh nội dung hồ sơ mời sơ tuyển (nếu cần thiết).
5. Việc gia hạn và điều chỉnh nội dung hồ sơ mời sơ tuyển (nếu có) theo quy định tại khoản 3 và 4 Điều này phải được thông báo rộng rãi tới tất cả các nhà đầu tư đã tham dự thầu và đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
6. Trong thời gian gia hạn theo quy định tại khoản 3 và 4 Điều này, các nhà đầu tư đã nộp hồ sơ dự sơ tuyển có quyền sửa đổi, thay thế hoặc rút hồ sơ dự sơ tuyển đã nộp.
7. Sau khi tiến hành gia hạn thời gian nhận hồ sơ dự sơ tuyển theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều này, trường hợp không có thêm nhà đầu tư nộp hồ sơ dự sơ tuyển hoặc tất cả các nhà đầu tư mới nộp hồ sơ dự sơ tuyển không đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời sơ tuyển, người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt kết quả sơ tuyển theo quy định.
8. Kết quả sơ tuyển phải được phê duyệt bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định kết quả sơ tuyển. Trường hợp lựa chọn được danh sách ngắn, văn bản phê duyệt kết quả sơ tuyển phải bao gồm tên các nhà đầu tư trúng sơ tuyển và các nội dung cần lưu ý (nếu có). Trường hợp không lựa chọn được danh sách ngắn, văn bản phê duyệt kết quả sơ tuyển phải nêu rõ lý do không lựa chọn được danh sách ngắn.
9. Công khai danh sách ngắn: Danh sách ngắn phải được đăng tải theo quy định tại
Nghị định 25/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư
- Số hiệu: 25/2020/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 28/02/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 273 đến số 274
- Ngày hiệu lực: 20/04/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
- Điều 3. Ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP
- Điều 4. Đăng tải thông tin về đấu thầu
- Điều 5. Thời hạn đăng tải thông tin về đấu thầu
- Điều 6. Thời gian trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 7. Chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 8. Thời gian và chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án PPP nhóm C
- Điều 9. Hình thức lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án PPP
- Điều 10. Hình thức lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư có sử dụng đất
- Điều 11. Điều kiện xác định dự án đầu tư có sử dụng đất
- Điều 12. Danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất
- Điều 13. Chuẩn bị, nộp và đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư
- Điều 14. Lưu trữ thông tin trong đấu thầu
- Điều 15. Tổ chuyên gia
- Điều 16. Lựa chọn nhà đầu tư theo quy định pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa
- Điều 17. Quy trình chi tiết
- Điều 18. Áp dụng sơ tuyển
- Điều 19. Lập, thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển
- Điều 20. Thông báo mời sơ tuyển, phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển
- Điều 21. Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự sơ tuyển và mở thầu
- Điều 22. Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển
- Điều 23. Trình, thẩm định, phê duyệt kết quả sơ tuyển và công khai danh sách ngắn
- Điều 24. Lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 25. Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 26. Thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 28. Lập hồ sơ mời thầu
- Điều 29. Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu
- Điều 30. Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu
- Điều 31. Mời thầu
- Điều 32. Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu
- Điều 33. Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu
- Điều 34. Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật
- Điều 35. Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu
- Điều 36. Làm rõ hồ sơ dự thầu
- Điều 37. Sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch
- Điều 38. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật
- Điều 39. Thẩm định, phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật
- Điều 40. Mở hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại
- Điều 41. Đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại
- Điều 42. Nguyên tắc xét duyệt trúng thầu
- Điều 44. Đàm phán, hoàn thiện hợp đồng
- Điều 45. Ký kết hợp đồng và công khai thông tin hợp đồng dự án
- Điều 47. Lập hồ sơ mời thầu
- Điều 48. Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu
- Điều 49. Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu
- Điều 52. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật
- Điều 53. Thẩm định, phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật
- Điều 54. Mở hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại
- Điều 55. Đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại
- Điều 56. Nguyên tắc xét duyệt trúng thầu
- Điều 57. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 58. Đàm phán, hoàn thiện hợp đồng
- Điều 59. Ký kết hợp đồng và công khai thông tin hợp đồng dự án
- Điều 60. Triển khai thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất
- Điều 61. Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 62. Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 63. Đánh giá hồ sơ đề xuất
- Điều 64. Nguyên tắc xét duyệt trúng thầu
- Điều 65. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu
- Điều 66. Đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng và công khai thông tin hợp đồng dự án
- Điều 67. Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 68. Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 69. Đánh giá hồ sơ đề xuất
- Điều 70. Nguyên tắc xét duyệt trúng thầu
- Điều 71. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu
- Điều 72. Đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng và công khai thông tin hợp đồng dự án
- Điều 73. Trình tự thẩm định, phê duyệt phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt
- Điều 74. Hồ sơ đề xuất áp dụng lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt
- Điều 75. Thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
- Điều 76. Thẩm định kết quả sơ tuyển, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, kết quả lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 77. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 78. Trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Điều 79. Trách nhiệm của đơn vị thẩm định
- Điều 80. Xử lý tình huống trong lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 81. Điều kiện để xem xét, giải quyết kiến nghị
- Điều 82. Hội đồng tư vấn
- Điều 83. Giải quyết kiến nghị đối với lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 84. Các hình thức xử lý vi phạm
- Điều 85. Hình thức cấm tham gia quá trình lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 86. Hủy, đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà đầu tư
- Điều 87. Bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật về đấu thầu