Điều 29 Nghị định 25/2012/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
Điều 29. Trách nhiệm của các Bộ, ngành có liên quan
1. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch có trách nhiệm:
b) Phối hợp với Bộ Công an thực hiện việc chuyển loại, thanh lý, tiêu hủy các loại vũ khí thể thao.
c) Kiểm tra việc quản lý, sử dụng vũ khí thể thao đã được trang bị cho các đối tượng theo quy định của Pháp lệnh và Nghị định này.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Bộ Công an thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ sử dụng trong nghiên cứu khoa học và công nghệ.
b) Xây dựng định mức, tiêu chuẩn sử dụng vật liệu nổ trong nghiên cứu khoa học và công nghệ.
3. Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn việc cấp và sử dụng kinh phí phục vụ việc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; việc thu lệ phí đăng ký, cấp Giấy phép để quản lý các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; hướng dẫn việc dự trữ quốc gia đối với vật liệu nổ.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông tuyên truyền, phổ biến các quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; tuyên truyền, vận động nhân dân phát hiện, thu nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tàng trữ, sử dụng trái phép.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm xây dựng chương trình phổ biến các quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trong các trường phổ thông, dạy nghề, trung học, cao đẳng, đại học.
6. Các Bộ, ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an cung cấp số liệu phục vụ thống kê nhà nước và thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc nội dung quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
Nghị định 25/2012/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
- Số hiệu: 25/2012/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 05/04/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/05/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 5. Đối tượng được phép mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong các trường hợp đặc biệt
- Điều 6. Số lượng, chủng loại vũ khí, công cụ hỗ trợ được phép mang vào, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong các trường hợp đặc biệt
- Điều 7. Trách nhiệm của người được giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
- Điều 8. Loại vũ khí quân dụng trang bị cho lực lượng Kiểm lâm, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan, đơn vị Hải quan cửa khẩu, An ninh hàng không
- Điều 9. Quy định nổ súng khi thi hành nhiệm vụ độc lập
- Điều 10. Nhập khẩu và cấp Giấy phép vận chuyển vũ khí thể thao
- Điều 11. Phân loại vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao
- Điều 12. Cơ sở, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí
- Điều 13. Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ
- Điều 14. Sở hữu vũ khí thô sơ của cá nhân
- Điều 15. Thủ tục cấp Giấy phép mua vũ khí thô sơ
- Điều 16. Quản lý, sử dụng vũ khí thô sơ
- Điều 17. Đối tượng được phép sử dụng vật liệu nổ quân dụng
- Điều 18. Điều kiện bảo đảm an toàn trong nghiên cứu, chế tạo, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ quân dụng
- Điều 19. Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ
- Điều 20. Thủ tục cấp Giấy phép mua công cụ hỗ trợ
- Điều 21. Thủ tục cấp Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ
- Điều 22. Thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển công cụ hỗ trợ
- Điều 23. Thủ tục sửa chữa công cụ hỗ trợ
- Điều 24. Quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ
- Điều 25. Điều kiện của cơ sở, doanh nghiệp nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa công cụ hỗ trợ
- Điều 26. Điều kiện của cơ sở, doanh nghiệp nhập khẩu, xuất khẩu, kinh doanh công cụ hỗ trợ