Chương 2 Nghị định 25/2009/NĐ-CP về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO
Điều 6. Nguyên tắc quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
1. Bảo đảm tính thống nhất, hệ thống và phù hợp với đặc điểm, vị trí địa lý, quy luật tự nhiên của các vùng biển, vùng ven biển và hải đảo.
2. Bảo đảm lợi ích quốc gia, kết hợp hài hòa lợi ích của các ngành, lĩnh vực và địa phương trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên biển, hải đảo phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
3. Hạn chế tác động có hại, đồng thời bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, bảo đảm sử dụng bền vững tài nguyên biển và thúc đẩy sự phát triển kinh tế biển và hải đảo.
Điều 7. Căn cứ lập quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
1. Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia.
2. Định hướng chiến lược phát triển bền vững và chiến lược biển của Việt Nam.
3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của cả nước và vùng kinh tế trọng điểm.
4. Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo của cả nước, của vùng và của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển, hải đảo (sau đây gọi là các tỉnh ven biển).
5. Giá trị tài nguyên và mức độ dễ bị tổn thương của môi trường biển và hải đảo.
Điều 8. Nội dung quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
1. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
2. Xác định phương hướng, mục tiêu và định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
3. Xác định vị trí, diện tích và thể hiện trên bản đồ các vùng sử dụng mặt biển, đáy biển, đảo phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; xác định các vùng cấm khai thác, các vùng khai thác có điều kiện, khu vực cần bảo vệ đặc biệt cho mục đích quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và bảo tồn hệ sinh thái và các công trình nổi, ngầm trên biển.
4. Xác định cụ thể các vùng bờ biển dễ bị tổn thương như bãi bồi, vùng bờ biển xói lở, rừng phòng hộ, đất ngập nước, cát ven biển, xác định vùng đệm và có các giải pháp quản lý, bảo vệ phù hợp.
5. Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
Điều 9. Lập và phê duyệt quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển lập quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo trong phạm vi cả nước trình Chính phủ phê duyệt. Đối với quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo liên quan đến quốc phòng, an ninh thì phải có ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trước khi trình Chính phủ phê duyệt.
2. Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển có trách nhiệm đề xuất nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp vào quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
3. Quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo được lập cho giai đoạn mười (10) năm và định hướng cho giai đoạn hai mươi (20) năm tiếp theo. Định kỳ năm (05) năm phải đánh giá, điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi, điều chỉnh các căn cứ lập quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo quy định tại
Điều 10. Tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức quản lý, thực hiện quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; kiểm tra việc thực hiện quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
2. Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện đúng quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Tổ chức, cá nhân có các dự án đầu tư liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo có trách nhiệm tuân thủ quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
1. Quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm và hàng năm của Nhà nước và địa phương.
3. Nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trường biển và hải đảo của tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư.
1. Đánh giá hiện trạng quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
2. Xác định mục tiêu quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
3. Xác định thứ tự ưu tiên để quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
4. Đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp và các hoạt động cụ thể để thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
5. Nguồn lực để thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
1. Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm lập chương trình, kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
2. Căn cứ vào quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo đã được phê duyệt, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp chương trình, kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo của các Bộ, ngành và địa phương; lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình, kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo liên ngành, liên tỉnh.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành để thực hiện chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo đối với các chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo liên quan đến nhiều Bộ, ngành và địa phương.
2. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam thực hiện nhiệm vụ là cơ quan thường trực của các Ban Chỉ đạo liên ngành để điều phối thực hiện chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
Điều 15. Quản lý điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển, hải đảo
1. Mọi hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học biển, hải đảo và đại dương phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường
a. Thẩm định, tham gia thẩm định các chương trình, kế hoạch điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học biển, hải đảo và đại dương của các Bộ, ngành và địa phương theo quy định của pháp luật;
b. Phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học biển, hải đảo và đại dương của các Bộ, ngành và địa phương; đề xuất điều chỉnh chương trình, kế hoạch điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học biển, hải đảo và đại dương.
Điều 16. Quản lý việc khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu và khả năng khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định của pháp luật.
2. Việc cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo phải căn cứ vào quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; quy hoạch chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo thể hiện trong văn bản đề nghị hoặc dự án khai thác, sử dụng tài nguyên biển, hải đảo theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm biển, hải đảo
1. Biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm biển, hải đảo:
a. Các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh trên hải đảo, chủ phương tiện nổi trên biển có trách nhiệm báo cáo về lượng chất thải và phương án xử lý chất thải cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; chủ phương tiện vận tải, kho lưu giữ hàng hóa trên biển có nguy cơ gây ra sự cố môi trường cao phải có phương án phòng tránh sự cố môi trường và phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn và Cảnh sát biển biết;
b. Nước thải từ các dàn khoan thăm dò và khai thác dầu khí, phương tiện nổi, nước dằn tàu của các tổ chức, cá nhân hoạt động tại các vùng biển của Việt Nam chỉ được phép xả ra biển sau khi đã xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;
c. Chất thải rắn phát sinh tại dàn khoan, các phương tiện nổi phải được quản lý theo quy định của pháp luật;
d. Hoạt động nuôi trồng thủy sản tại vùng biển của Việt Nam và vùng ven biển phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định của pháp luật khác liên quan.
đ. Bùn nạo vét luồng giao thông thủy, cảng biển phải được thải đổ vào các điểm thải đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức nghiên cứu, điều tra, đánh giá tình trạng ô nhiễm biển, hải đảo và xác định các vùng ô nhiễm nghiêm trọng; tiến hành xử lý, khắc phục hậu quả ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường biển, hải đảo; ban hành các quy định về quản lý chất thải và kiểm soát ô nhiễm biển, hải đảo; chỉ đạo và hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển thực hiện các quy định về quản lý chất thải và kiểm soát ô nhiễm biển, hải đảo.
3. Các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường điều tra, đánh giá hiện trạng ô nhiễm biển, hải đảo; xây dựng, ban hành và kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật về quản lý chất thải và kiểm soát ô nhiễm biển, hải đảo phát sinh từ hoạt động của ngành mình; huy động các lực lượng chuyên trách tham gia kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý chất thải và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, hải đảo.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường biển, hải đảo trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật.
1. Các hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố môi trường, thiên tai trên các vùng ven biển, vùng biển và hải đảo Việt Nam gồm:
a. Theo dõi, cảnh báo đầy đủ, kịp thời sự cố môi trường, thiên tai trên các vùng ven biển, vùng biển và hải đảo Việt Nam;
b. Ứng phó kịp thời và hiệu quả sự cố môi trường, thiên tai để làm giảm nhẹ tác động có hại của sự cố môi trường, thiên tai;
c. Xử lý và khắc phục hậu quả về môi trường do sự cố môi trường, thiên tai;
d. Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường trên biển, hải đảo phải bồi thường thiệt hại về môi trường và bị xử lý theo quy định của pháp luật;
đ. Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ứng phó sự cố môi trường, cảnh báo thiên tai.
2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trên biển và sinh sống ven biển, hải đảo tham gia bảo hiểm rủi ro do thảm hoạ thiên tai gây ra. Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể quy định tại khoản này.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển tổ chức hoạt động theo dõi, giám sát và cảnh báo sự cố môi trường, thiên tai; xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động thích ứng với mực nước biển dâng cao; xây dựng lộ trình tham gia các điều ước quốc tế liên quan đến ứng phó sự cố môi trường, thiên tai.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban quốc gia tìm kiếm, cứu nạn và các Bộ, ngành liên quan trong việc ứng phó sự cố môi trường, thiên tai.
5. Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển trong phạm vi quản lý nhà nước của mình có trách nhiệm tổ chức xử lý, khắc phục hậu quả do sự cố môi trường, thiên tai gây ra và yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Bảo vệ môi trường bờ biển
1. Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường bờ biển, bảo đảm an toàn dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển bền vững.
2. Bờ biển phải được quan trắc sự biến động, đánh giá hiện trạng và dự báo xu thế biến động; xác định, khoanh vùng đệm để bảo vệ các vùng bờ biển dễ bị tổn thương và có biến đổi lớn như bãi bồi, vùng bờ biển xói lở, vùng bờ cát, rừng phòng hộ và đất ngập nước ven biển để có các giải pháp quản lý, bảo vệ phù hợp.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển xây dựng chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường bờ biển trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ bờ biển theo quy định của pháp luật.
5. Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm quản lý, bảo vệ bờ biển, xác định các vùng bờ biển dễ bị tổn thương và biến đổi lớn, đề xuất và thực hiện các giải pháp quản lý, bảo vệ phù hợp.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến quản lý, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo liên ngành, liên tỉnh.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp liên quan đến khai thác tài nguyên biển và hải đảo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp về quản lý, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường ven biển, hải đảo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình.
4. Việc giải quyết khiếu nại liên quan đến quản lý, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Nghị định 25/2009/NĐ-CP về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
- Số hiệu: 25/2009/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 06/03/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 165 đến số 166
- Ngày hiệu lực: 01/05/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
- Điều 5. Nội dung quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
- Điều 6. Nguyên tắc quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
- Điều 7. Căn cứ lập quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
- Điều 8. Nội dung quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
- Điều 9. Lập và phê duyệt quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
- Điều 10. Tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
- Điều 11. Căn cứ lập chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
- Điều 12. Nội dung chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
- Điều 13. Lập, phê duyệt chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
- Điều 14. Thực hiện chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
- Điều 15. Quản lý điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển, hải đảo
- Điều 16. Quản lý việc khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo
- Điều 17. Phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm biển, hải đảo
- Điều 18. Ứng phó, khắc phục sự cố môi trường, thiên tai trên các vùng ven biển, vùng biển và hải đảo Việt Nam
- Điều 19. Bảo vệ môi trường bờ biển
- Điều 20. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quản lý, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
- Điều 21. Kinh phí cho quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
- Điều 22. Phát triển nguồn nhân lực
- Điều 23. Tuyên truyền về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
- Điều 24. Tham gia của các tổ chức, cá nhân vào quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
- Điều 25. Hoạt động khoa học, công nghệ về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
- Điều 26. Hợp tác quốc tế về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo