Hệ thống pháp luật

Mục 2 Chương 2 Nghị định 24a/2016/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng

Mục 2. QUY HOẠCH KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Điều 16. Phân loại quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng bao gồm:

1. Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng.

2. Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu, không bao gồm khoáng sản làm xi măng (sau đây gọi tắt là quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu).

3. Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường).

Điều 17. Thời kỳ lập quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng

1. Thời kỳ lập quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng là 5 năm, tầm nhìn 10 năm.

2. Điều chỉnh quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo quy định tại Điều 14 của Luật Khoáng sản năm 2010.

Điều 18. Căn cứ lập quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng

1. Căn cứ lập quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng:

a) Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng, chiến lược khoáng sản, quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam, quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu;

b) Nhu cầu khoáng sản làm xi măng cho chế biến và sử dụng cả nước;

c) Tiến bộ khoa học và công nghệ trong thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng;

d) Kết quả thực hiện quy hoạch khoáng sản làm xi măng của kỳ trước; kết quả đánh giá môi trường chiến.

2. Căn cứ lập quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu:

a) Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng, chiến lược khoáng sản, quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam, quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu;

b) Nhu cầu khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu cho chế biến và sử dụng cả nước;

c) Tiến bộ khoa học và công nghệ trong thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu;

d) Kết quả thực hiện quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu của kỳ trước; kết quả đánh giá môi trường chiến lược.

3. Căn cứ lập quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường:

a) Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng; khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu; quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng địa phương;

b) Nhu cầu khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cho chế biến và sử dụng của địa phương;

c) Tiến bộ khoa học và công nghệ trong thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường;

d) Kết quả thực hiện quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của kỳ trước; kết quả đánh giá môi trường chiến lược.

Điều 19. Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng

1. Ghi danh Mục, lập kế hoạch vốn xây dựng đề cương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Triển khai lập quy hoạch theo các bước:

a) Tổng hợp các kết quả Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, phân tích, đánh giá tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng;

b) Xây dựng báo cáo và các tài liệu liên quan;

c) Lấy ý kiến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan; hoàn thiện hồ sơ quy hoạch;

d) Trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

Điều 20. Nội dung quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng

1. Nội dung quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng gồm:

a) Điều tra, nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá tình hình thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng;

b) Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước.

c) Xác định nhu cầu sử dụng khoáng sản làm xi măng và khả năng đáp ứng nhu cầu trong kỳ quy hoạch;

d) Khoanh định chi Tiết khu vực mỏ khoáng sản làm xi măng cần đầu tư khai thác và tiến độ khai thác. Khu vực khai thác khoáng sản làm xi măng được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các Điểm khép góc thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia với tỷ lệ thích hợp;

đ) Xác định quy mô, công suất khai thác, yêu cầu về công nghệ khai thác khoáng sản làm xi măng;

e) Giải pháp, tiến độ tổ chức thực hiện quy hoạch;

g) Đánh giá môi trường chiến lược theo từng giai đoạn;

2. Nội dung quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu gồm:

a) Điều tra, nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá tình hình thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu;

b) Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước;

c) Xác định nhu cầu sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu và khả năng đáp ứng nhu cầu trong kỳ quy hoạch;

d) Khoanh định chi Tiết khu vực mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu cần đầu tư khai thác và tiến độ khai thác. Khu vực khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các Điểm khép góc thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia với tỷ lệ thích hợp;

đ) Xác định quy mô, công suất khai thác, yêu cầu về công nghệ khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu;

e) Giải pháp, tiến độ tổ chức thực hiện quy hoạch;

g) Đánh giá môi trường chiến lược theo từng giai đoạn.

3. Nội dung quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường gồm:

a) Điều tra, nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá tình hình thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của địa phương;

b) Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước;

c) Xác định nhu cầu sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của địa phương và khả năng đáp ứng nhu cầu trong kỳ quy hoạch;

d) Khoanh định chi Tiết khu vực mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, trong đó thể hiện cả khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố cần đầu tư khai thác và tiến độ khai thác. Khu vực khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các Điểm khép góc thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia với tỷ lệ thích hợp;

đ) Xác định quy mô, công suất khai thác, yêu cầu về công nghệ khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của địa phương;

e) Giải pháp, tiến độ tổ chức thực hiện quy hoạch;

g) Đánh giá môi trường chiến lược theo từng giai đoạn.

Điều 21. Hồ sơ quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng

1. Hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng gồm:

a) Báo cáo chính quy hoạch gồm căn cứ pháp lý, thuyết minh, các bản đồ, phụ lục;

b) Báo cáo tóm tắt quy hoạch;

c) Các tài liệu có liên quan;

d) Báo cáo tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan;

đ) Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC);

e) Dự thảo tờ trình và dự thảo quyết định phê duyệt quy hoạch.

2. Hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng gồm:

a) Hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Văn bản thẩm định quy hoạch;

c) Báo cáo tiếp thu, giải trình theo văn bản thẩm định;

d) Tờ trình và dự thảo quyết định phê duyệt quy hoạch.

3. Hồ sơ quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây được lưu trữ và bảo quản theo quy định.

Điều 22. Trách nhiệm lập quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng

1. Bộ Xây dựng tổ chức lập các quy hoạch gồm:

a) Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng;

b) Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; Sở Xây dựng là đơn vị chủ trì, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

3. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng được lựa chọn tổ chức, cá nhân tư vấn có năng lực phù hợp lập quy hoạch theo quy định.

Điều 23. Thẩm định quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng

1. Thẩm quyền thẩm định quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng:

a) Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định các quy hoạch gồm: Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng; quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu.

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

2. Cơ quan tổ chức thẩm định quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng thành lập Hội đồng thẩm định.

3. Thành phần Hội đồng thẩm định:

a) Đối với quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng; quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu, thành phần Hội đồng thẩm định gồm đại diện các Bộ: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan; các chuyên gia có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm về lĩnh vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

b) Đối với quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, thành phần Hội đồng thẩm định gồm đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đại diện các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành, cơ quan có liên quan; các chuyên gia có trình độ chuyên môn về lĩnh vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

Điều 24. Nội dung thẩm định quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng

1. Nội dung thẩm định quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng, gồm:

a) Cơ sở pháp lý để lập quy hoạch;

b) Cơ sở khoa học, độ tin cậy của các thông tin, số liệu, tài liệu để xây dựng quy hoạch;

c) Sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, chiến lược khoáng sản; tính thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam, quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu và các quy hoạch ngành khác có liên quan;

d) Sự phù hợp các nội dung của quy hoạch;

đ) Tính khả thi trong việc xác định quy mô, công suất khai thác, yêu cầu về công nghệ khai thác khoáng sản làm xi măng;

e) Các giải pháp thực hiện quy hoạch, tính khả thi của quy hoạch và các biện pháp quản lý thực hiện quy hoạch;

g) Sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược bảo vệ môi trường.

2. Nội dung thẩm định quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu, gồm:

a) Cơ sở pháp lý để lập quy hoạch;

b) Cơ sở khoa học, độ tin cậy của các thông tin, số liệu, tài liệu để xây dựng quy hoạch;

c) Sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, chiến lược khoáng sản; tính thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam, quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu và các quy hoạch ngành khác có liên quan;

d) Sự phù hợp các nội dung của quy hoạch;

đ) Tính khả thi trong việc xác định quy mô, công suất khai thác, yêu cầu về công nghệ khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu;

e) Các giải pháp thực hiện quy hoạch, tính khả thi của quy hoạch và các biện pháp quản lý thực hiện quy hoạch;

g) Sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược bảo vệ môi trường.

3. Nội dung thẩm định quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, gồm:

a) Cơ sở pháp lý để lập quy hoạch;

b) Cơ sở khoa học, độ tin cậy của các thông tin, số liệu, tài liệu để xây dựng quy hoạch;

c) Sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chiến lược khoáng sản; tính thống nhất với quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng; quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu; quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng của địa phương và các quy hoạch khác có liên quan;

d) Sự phù hợp các nội dung của quy hoạch;

đ) Tính khả thi trong việc xác định quy mô, công suất khai thác, yêu cầu về công nghệ khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường;

e) Các giải pháp thực hiện quy hoạch, tính khả thi của quy hoạch và các biện pháp quản lý thực hiện quy hoạch;

g) Sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược bảo vệ môi trường.

Điều 25. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng

1. Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt:

a) Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng;

b) Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

3. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng là cơ quan có thẩm quyền Điều chỉnh quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

Điều 26. Công bố quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng

1. Bộ Xây dựng công bố quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng; quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu tại trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức công bố quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tại trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và của Sở Xây dựng.

3. Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan tổ chức lập quy hoạch có trách nhiệm công bố quy hoạch.

Nghị định 24a/2016/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng

  • Số hiệu: 24a/2016/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 05/04/2016
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
  • Ngày công báo: 20/04/2016
  • Số công báo: Từ số 293 đến số 294
  • Ngày hiệu lực: 26/05/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH