Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 191-HĐBT | Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 1991 |
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ Pháp lệnh thanh tra ngày 1 tháng 4 năm 1990;
Xét đề nghị của Tổng thanh tra Nhà nước,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1.- Ban hành kèm theo Nghị định này bản Quy chế thanh tra viên.
Điều 2.- Các tổ chức thanh tra Nhà nước được sử dụng cộng tác viên trong hoạt động thanh tra.
Cộng tác viên thanh tra là người có hiểu biết sâu về chuyên môn, nghiệp vụ khoa học, kỹ thuật chuyên ngành, có hiểu biết tình hình thực tế của hoạt động quản lý Nhà nước, kinh tế, xã hội, được các tổ chức thanh tra Nhà nước trưng dụng.
Giao Tổng Thanh tra Nhà nước ban hành chế độ sử dụng cộng tác viên thanh tra sau khi thống nhất với Bộ trưởng - Trưởng ban Ban Tổ chức - cán bộ của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
THANH TRA VIÊN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 191-HĐBT ngày 18-6-1991 của Hội đồng Bộ trưởng)
Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra viên:
1. Chỉ tuân theo pháp luật và phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về kết luận, kiến nghị, quyết định thanh tra của mình.
2. Thực hiện nhiệm vụ theo quyết định thanh tra của Thủ trưởng cơ quan Nhà nước hoặc của Thủ trưởng các tỏ chức thanh tra có thẩm quyền và sự phân công công tác của Thủ trưởng tổ chức thanh tra.
Điều 3.- Tiêu chuẩn của Thanh tra viên:
1. Có phẩm chất chính trị tốt, có ý thức trách nhiệm, trung thực, công minh, khách quan.
2. Đã tốt nghiệp một trong các ngành kinh tế, kỹ thuật, xã hội, quản lý nhà nước và được bồi dưỡng kiến thức pháp lý; hoặc tốt nghiệp đại học pháp lý và được bồi dưỡng về quản lý kinh tế, xã hội, quản lý Nhà nước.
3. Có nghiệp vụ công tác thanh tra, nắm vững và vận dụng đúng đắn đường lối chính sách pháp luật vào công tác thanh tra, có trình độ nghiên cứu, phát hiện, phân tích, tổng hợp và đề xuất biện pháp giải quyết theo chức năng công tác thanh tra.
4. Đã có ít nhất 2 năm làm nghiệp vụ thanh tra (không kể thời gian tập sự), nếu đang công tác ở các cơ quan Đảng, Nhà nước, đơn vị vũ trang chuyển sang công tác ở các tổ chức thanh tra Nhà nước thì có ít nhất 1 năm làm nghiệp vụ thanh tra.
Khi bổ nhiệm, phải xem xét từng trường hợp cụ thể, cân nhắc kỹ các tiêu chuẩn và căn cứ chủ yếu vào năng lực đảm nhiệm công việc và có kế hoạch tiếp tục bồi dưỡng kiến thức nâng cao trình độ.
Điều 4.- Ngạch Thanh tra viên:
1. Thanh tra viên có 3 cấp, xếp theo thứ tự từ thấp đến cao:
- Thanh tra viên cấp I.
- Thanh tra viên cấp II.
- Thanh tra viên cấp III.
THẨM QUYỀN BỔ NHIỆM, MIỄN NHIỆM THANH TRA VIÊN
Điều 5.- Thẩm quyền bổ nhiệm Thanh tra viên các cấp trong hệ thống tổ chức Thanh tra Nhà nước được quy định như sau:
1. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng (gọi tắt là Bộ trưởng) bổ nhiệm theo đề nghị của Chánh thanh tra Bộ đối với Thanh tra viên cấp I công tác trong các cơ quan Thanh tra Nhà nước do Bộ quản lý.
2. Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương (gọi tắt là Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh) bổ nhiệm theo đề nghị của Chánh thanh tra tỉnh đối với Thanh tra viên cấp I công tác trong các cơ quan Thanh tra Nhà nước do tỉnh quản lý.
3. Tổng thanh tra Nhà nước bổ nhiệm theo đề nghị của các Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Thanh tra viên cấp II công tác trong các cơ quan Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh; bổ nhiệm Thanh tra viên cấp I, Thanh tra viên cấp II công tác trong cơ quan Thanh tra Nhà nước.
4. Thanh tra viên cấp III ở các cơ quan Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra Nhà nước do Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh đề nghị Tổng Thanh tra Nhà nước trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng bổ nhiệm.
Trường hợp Thanh tra viên có sai phạm nghiêm trọng thì Thủ trưởng tổ chức Thanh tra quản lý trực tiếp Thanh tra viên có quyền tạm đình chỉ công tác của Thanh tra viên đó, đồng thời làm văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
PHÙ HIỆU, BIỂN HIỆU, THẺ THANH TRA VIÊN VÀ CÁC CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI THANH TRA VIÊN
1. Thẻ Thanh tra viên mầu hồng tươi, bề rộng 75mm, dài 100mm. Mặt trước ghi:
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THẺ THANH TRA VIÊN
Số thẻ:
Họ tên:
Đơn vị công tác (ghi tên tổ chức thanh tra):
Góc trái có biểu tượng thanh tra, dưới biểu tượng thanh tra có ảnh người được cấp thẻ (kiểu 3cm x 4cm) và có đóng dấu nổi. Từ góc bên trái đến góc dưới bên phải có gạch chéo rộng 10mm mầu đỏ tươi.
Ngày tháng năm
Tổng Thanh tra Nhà nước
(Ký tên đóng dấu)
Mặt sau ghi: Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải thực hiện yêu cầu liên quan đến hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật, tạo điều kiện để Thanh tra viên hoàn thành nhiệm vụ.
2. Khi phát hiện thấy dấu hiệu vi phạm chính sách, pháp luật thuộc thẩm quyền giải quyết của tổ chức Thanh tra Nhà nước thì Thanh tra viên xuất trình thẻ, yêu cầu đối tượng vi phạm phải giải trình, đồng thời lập biên bản và chuyển ngay cho Thủ trưởng tổ chức Thanh tra hoặc người phụ trách quản lý đối tượng đó để có biện pháp xử lý.
Chế độ xét nâng bậc lương hàng năm đối với Thanh tra viên thực hiện theo quy định chung của Nhà nước, Thanh tra viên có thành tích xuất sắc thì cấp có thẩm quyền xét quyết định nâng bậc lương trước thời hạn.
1. Trang phục cấp cho Thanh tra viên:
- Quần áo thu đông mặc ngoài: 1 bộ 2 năm
- Quần áo xuân hè mặc ngoài: 1 bộ 1 năm
- áo sơ mi dài tay: 1 cái 1 năm
- Giày da: 1 đôi 2 năm
- Mũ kê-pi: 1 chiếc 4 năm
- Mũ cứng: 1 chiếc 2 năm
- Mũ mềm: 1 chiếc 2 năm
- Thắt lưng da: 1 chiếc 3 năm
- Dép nhựa: 1 đôi 2 năm
- Bít tất: 2 đôi 2 năm
- Ca rơ vát: 2 chiếc 4 năm
- Áo mưa: 1 chiếc 2 năm
- Cặp tài liệu: 1 chiếc 2 năm
Mẫu, mầu sắc, chế độ sử dụng do Tổng Thanh tra Nhà nước quy định. Thanh tra viên thuộc ngành có trang phục thống nhất thì áp dụng theo quy định về trang phục ngành đó.
2. Thanh tra viên được sử dụng các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ trong hoạt động thanh tra như: máy ghi âm, máy sao chụp, máy ảnh, máy tính và các trang bị kỹ thuật cần thiết khác.
2. Khi thi hành nhiệm vụ Thanh tra viên phải mặc trang phục, đeo phù hiệu, biển hiện, xuất trình thẻ Thanh tra viên.
Người nào giả mạo trang phục, phù hiệu, biển hiệu, thẻ Thanh tra viên để thực hiện hành vi trái pháp luật thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 210 của Bộ luật Hình sự.
- 1Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng 1981
- 2Bộ luật Hình sự 1985
- 3Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 4Thông tư 1183/TTNN-1996 hướng dẫn việc đổi và quản lý, sử dụng thẻ và biển hiệu Thanh tra viên do Thanh tra Nhà nước ban hành
- 5Thông tư liên bộ 1-TT/LB năm 1991 hướng dẫn chế độ trang phục đối với thanh tra viên thuộc hệ thống Thanh tra Nhà nước do Bộ Tài chính- Thanh tra Nhà nước ban hành
- 6Thông tư liên tịch 2-TT-LB năm 1991 hướng dẫn chế độ tiền lương của Thanh tra viên do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Thanh tra Nhà nước ban hành
- 7Thông tư 3-TTNN năm 1991 hướng dẫn thực hiện quy chế thanh tra viên do Thanh tra Nhà nước ban hành
- 8Quyết định 134-QĐ-TTNN năm 1991 ban hành tạm thời tiêu chuẩn chung về nghiệp vụ của các cấp Thanh tra viên của Tổng Thanh tra Nhà nước
- 9Công văn về việc bổ nhiệm thanh tra viên công an các cấp
- 10Nghị định 235-HĐBT năm 1985 về cải tiến chế độ tiền lương của công nhân, viên chức và các lực lượng vũ trang do Hội Đồng Bộ Trưởng ban hành
- 11Thông tư 455/2003/TT-TTNN quy định mẫu Thẻ Thanh tra viên và việc cấp phát, quản lý, sử dụng thẻ do Thanh tra Nhà nước ban hành
Nghị định 191-HĐBT năm 1991 ban hành Quy chế thanh tra viên và việc sử dụng cộng tác viên thanh tra do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- Số hiệu: 191-HĐBT
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 18/06/1991
- Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 14
- Ngày hiệu lực: 18/06/1991
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra