- 1Công văn số 6015/VPCP-VX về việc Thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề thanh tra trong Công an nhân dân do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 2313/2007/TT-TTCP hướng dẫn mẫu thẻ Thanh tra và việc quản lý, sử dụng thẻ Thanh tra do Thanh tra Chính phủ ban hành
- 3Thông tư liên tịch 2478/2007/TTLT-TTCP-BNV-BTC-BCA hướng dẫn chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra đối với Thanh tra viên Công an nhân dân do Thanh tra Chính phủ - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính - Bộ Công an ban hành
- 4Thông tư liên tịch 150/2007/TTLT-BTC-TTCP hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát trang phục của thanh tra viên, cán bộ thuộc các cơ quan Thanh tra Nhà nước do Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 09/2010/QĐ-TTg quy định tiêu chuẩn các ngạch Thanh tra viên Công an nhân dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư 20/2010/TT-BLĐTBXH quy định về cộng tác viên thanh tra dạy nghề và hoạt động tự thanh tra, kiểm tra trong các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Thông tư 03/2010/TT-TTCP hướng dẫn về màu sắc, chất liệu, quy cách và quản lý, sử dụng trang phục của thanh tra viên, cán bộ thuộc các cơ quan Thanh tra Nhà nước do Thanh tra Chính phủ ban hành
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 100/2007/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 13 tháng 06 năm 2007 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 28 tháng 4 năm 2000; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003;
Xét đề nghị của Tổng Thanh tra,
NGHỊ ĐỊNH :
Nghị định này quy định về thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra và chế độ, chính sách đối với thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra.
Điều 2. Thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra
1. Thanh tra viên là công chức nhà nước được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và các nhiệm vụ khác của cơ quan thanh tra nhà nước theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thanh tra.
2. Thanh tra viên trong Quân đội nhân dân và trong Công an nhân dân là sĩ quan Quân đội nhân dân Việt
Tiêu chuẩn, ngạch bậc đối với thanh tra viên quốc phòng, thanh tra viên công an nhân dân thực hiện theo các quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt
3. Cộng tác viên thanh tra là người được cơ quan thanh tra nhà nước hoặc cơ quan quản lý nhà nước trưng tập tham gia Đoàn thanh tra. Cộng tác viên thanh tra là người không thuộc biên chế của các cơ quan thanh tra nhà nước.
Điều 3. Trách nhiệm của thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra
1. Thanh tra viên phải gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật, không ngừng phấn đấu rèn luyện, giữ vững tiêu chuẩn thanh tra viên; có lối sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng; có trách nhiệm học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra.
2. Thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra khi tham gia Đoàn thanh tra phải thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn Đoàn thanh tra.
3. Khi tiến hành thanh tra, thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra phải tuân thủ các quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được giao; thanh tra viên còn phải chịu trách nhiệm trước người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
1. Thanh tra viên không được làm những việc sau đây:
a) Những việc mà pháp luật về cán bộ, công chức và các quy định khác của pháp luật có liên quan quy định không được làm;
b) Tiến hành thanh tra khi không có quyết định thanh tra hoặc văn bản phân công của cấp có thẩm quyền;
c) Thông đồng với đối tượng thanh tra và những người có liên quan trong vụ việc thanh tra để làm sai lệch kết quả thanh tra;
d) Can thiệp trái pháp luật vào việc thanh tra hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình để tác động đến người có trách nhiệm khi người đó thực hiện nhiệm vụ thanh tra vì vụ lợi;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật; sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra; bao che cho đối tượng thanh tra và những người có liên quan;
e) Cung cấp thông tin, tài liệu thanh tra cho những người không có trách nhiệm biết;
g) Tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra khi chưa có kết luận chính thức.
1. Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thanh tra có trách nhiệm quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng thanh tra viên, thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với thanh tra viên theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thanh tra trưng tập cộng tác viên thanh tra có trách nhiệm sử dụng cộng tác viên thanh tra theo đúng chuyên môn, nghiệp vụ, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ thanh tra; quản lý và sử dụng cộng tác viên thanh tra trong thời gian trưng tập; thực hiện chế độ, chính sách đối với cộng tác viên thanh tra theo quy định.
1. Thanh tra viên có các ngạch như sau:
a) Thanh tra viên;
b) Thanh tra viên chính;
c) Thanh tra viên cao cấp.
2. Công chức nhà nước, sĩ quan Quân đội nhân dân và sĩ quan Công an nhân dân được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên theo tiêu chuẩn và thủ tục do pháp luật quy định.
Điều 7. Các cơ quan nhà nước có thanh tra viên
Thanh tra viên có ở các cơ quan sau:
1. Thanh tra Chính phủ.
2. Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Thanh tra tỉnh).
3. Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Thanh tra huyện).
4. Thanh tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý nhà nước (sau đây gọi tắt là Thanh tra Bộ, ngành).
5. Thanh tra Sở.
6. Các cơ quan khác của Nhà nước, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang có bố trí thanh tra viên do pháp luật quy định.
Điều 8. Trách nhiệm ban hành quy định về tiêu chuẩn các ngạch thanh tra viên
1. Tiêu chuẩn các ngạch thanh tra viên trong các cơ quan Thanh tra nhà nước do Tổng Thanh tra chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ soạn thảo và gửi đến Bộ trưởng Bộ Nội vụ tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.
2. Tiêu chuẩn các ngạch thanh tra viên trong Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Tổng Thanh tra trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Tiêu chuẩn các ngạch thanh tra viên trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Tổng Thanh tra trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra viên
1. Thanh tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và quy định khác của pháp luật liên quan.
2. Trong quá trình thanh tra, thanh tra viên có các nhiệm vụ, quyền hạn do Luật Thanh tra và các văn bản pháp luật khác quy định.
Thanh tra viên khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành có các nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra viên chuyên ngành do Luật Thanh tra, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật khác quy định.
3. Thanh tra viên được sử dụng các phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật để phục vụ công tác thanh tra.
Thanh tra Chính phủ và Bộ Công an hướng dẫn việc quản lý và sử dụng công cụ hỗ trợ phục vụ công tác thanh tra.
Điều 10. Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm các ngạch thanh tra viên
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bổ nhiệm các ngạch thanh tra viên, thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp theo quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm, miễn nhiệm các ngạch thanh tra viên thuộc Thanh tra Quốc phòng, Thanh tra Công an theo quy định.
3. Cấp có thẩm quyền bổ nhiệm ngạch thanh tra viên nào thì có quyền miễn nhiệm đối với ngạch thanh tra viên đó.
Điều 11. Việc miễn nhiệm, cách chức thanh tra viên
1. Thanh tra viên được miễn nhiệm chức danh thanh tra viên do thuyên chuyển công tác, do sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác xét thấy không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2. Thanh tra viên bị mất chức danh thanh tra viên khi bị kết tội bằng bản án của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.
3. Thanh tra viên bị cách chức chức danh thanh tra viên khi bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Điều 12. Thẻ thanh tra viên, phù hiệu, biển hiệu
1. Thanh tra viên được cấp thẻ thanh tra viên để sử dụng khi thi hành nhiệm vụ.
Tổng Thanh tra quy định mẫu, hướng dẫn việc quản lý và sử dụng thẻ thanh tra viên.
Thẻ thanh tra viên do cấp có thẩm quyền bổ nhiệm thanh tra viên cấp.
Thẻ thanh tra viên được thu hồi khi thanh tra viên không làm nhiệm vụ thanh tra, nghỉ hưu hoặc bị miễn nhiệm, mất chức, cách chức.
2. Phù hiệu, biển hiệu:
a) Phù hiệu, biểu hiệu của thanh tra viên được áp dụng thống nhất do Tổng Thanh tra quy định;
b) Đối với thanh tra chuyên ngành cần có cấp hàm, cầu vai để phân biệt ngạch, bậc thanh tra viên thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thống nhất với Tổng Thanh tra quy định;
Phù hiệu, biển hiệu của thanh tra viên do cấp có thẩm quyền bổ nhiệm thanh tra viên cấp;
c) Phù hiệu, biển hiệu của thanh tra viên Quốc phòng, thanh tra viên Công an nhân dân thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an.
3. Thanh tra viên có trách nhiệm bảo quản, sử dụng thẻ thanh tra viên, biển hiệu, phù hiệu trong khi thi hành nhiệm vụ. Nghiêm cấm sử dụng thẻ thanh tra viên, phù hiệu, biển hiệu vào mục đích cá nhân. Trường hợp thanh tra viên sử dụng thẻ, phù hiệu, biển hiệu thực hiện hành vi trái pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 13. Trang phục của thanh tra viên, cán bộ thuộc các cơ quan thanh tra nhà nước
1. Thanh tra viên, cán bộ thuộc các cơ quan thanh tra nhà nước được cấp trang phục, bao gồm: quần áo thu đông, áo măng tô, áo sơ mi dài tay, áo xuân hè, mũ kêpi, thắt lưng da, giầy da, dép quai hậu, bít tất, caravat, áo mưa, cặp tài liệu.
Đối với một số thanh tra Bộ, ngành cần có trang phục riêng thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thống nhất với Tổng Thanh tra hướng dẫn việc cấp trang phục cho thanh tra viên thuộc Bộ, ngành đó.
3. Tổng Thanh tra quy định việc quản lý, sử dụng trang phục của thanh tra viên và cán bộ thuộc các cơ quan thanh tra nhà nước.
4. Trang phục của thanh tra viên quốc phòng và thanh tra viên công an nhân dân thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.
1. Kinh phí mua sắm trang phục, làm thẻ thanh tra viên, phù hiệu, biển hiệu, cấp hiệu, cầu vai, cấp hàm cho thanh tra viên cấp nào thì do ngân sách nhà nước cấp đó đảm nhiệm.
2. Hàng năm, các cơ quan thanh tra nhà nước lập dự toán kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp đề nghị cấp kinh phí cho việc mua sắm trang phục, làm thẻ thanh tra viên, phù hiệu, biển hiệu, cấp hiệu, cầu vai, cấp hàm.
Điều 15. Chế độ, chính sách đối với thanh tra viên
1. Thanh tra viên được hưởng lương, phụ cấp và các chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật.
Thanh tra viên quốc phòng, thanh tra viên công an nhân dân được hưởng chế độ của lực lượng vũ trang và chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề thanh tra.
Điều 16. Tiêu chuẩn cộng tác viên thanh tra
Cộng tác viên thanh tra là người có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của Đoàn thanh tra.
1. Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có quyền trưng tập cộng tác viên thanh tra.
2. Việc trưng tập cộng tác viên thanh tra phải thực hiện bằng văn bản. Nội dung văn bản trưng tập cộng tác viên thanh tra phải ghi rõ căn cứ để trưng tập, đối tượng được trưng tập, thời gian trưng tập, nơi làm việc, chế độ đãi ngộ.
Trước khi trưng tập cộng tác viên thanh tra, Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước phải thống nhất với cơ quan quản lý trực tiếp người được trưng tập.
3. Khi kết thúc thời gian trưng tập, cơ quan trưng tập có văn bản nhận xét về việc thực hiện nhiệm vụ của cộng tác viên thanh tra gửi cho Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người được trưng tập.
Cộng tác viên thanh tra khi tham gia Đoàn thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước và Trưởng đoàn thanh tra.
2. Kiến nghị Trưởng đoàn thanh tra áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền của Trưởng đoàn thanh tra để xử lý những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra.
3. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Trưởng đoàn thanh tra, Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung đã báo cáo.
Điều 19. Chế độ đối với cộng tác viên thanh tra
Trong thời gian tham gia Đoàn thanh tra, cộng tác viên thanh tra được hưởng các chế độ:
1. Được cơ quan quản lý trực tiếp trả lương và cơ quan trưng tập chi trả tiền công tác phí đối với cán bộ, công chức được trưng tập.
2. Được cơ quan trưng tập bảo đảm các điều kiện, phương tiện làm việc, chế độ thù lao và được hưởng các quyền lợi khác như thành viên của Đoàn thanh tra.
Đối với cộng tác viên thanh tra thuộc một số lĩnh vực chuyên ngành được áp dụng chế độ đãi ngộ theo quy định của pháp luật.
3. Tổng thanh tra thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ đãi ngộ cụ thể đối với cộng tác viên thanh tra.
Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ trong việc quản lý thanh tra viên
Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập kế hoạch, tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng thanh tra viên.
2. Phối hợp với Bộ Nội vụ quy định nội dung, hình thức thi nâng ngạch các ngạch thanh tra viên; tổ chức thi nâng ngạch thanh tra viên cao cấp.
3. Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định việc bổ nhiệm các ngạch thanh tra viên trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
4. Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ xây dựng chế độ, chính sách đối với cán bộ, thanh tra viên trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành.
5. Quy định nội dung, chương trình, phương thức, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng các ngạch thanh tra viên.
6. Tổ chức thi nâng ngạch thanh tra viên lên thanh tra viên chính.
7. Thống kê, báo cáo về thanh tra viên trong cả nước.
8. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật theo phân cấp quản lý đối với thanh tra viên.
9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo phân cấp quản lý.
10. Bổ nhiệm, miễn nhiệm thanh tra viên thuộc quyền quản lý theo quy định.
11. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật đối với thanh tra viên.
1. Thanh tra Bộ, ngành, Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra huyện có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với thanh tra viên;
b) Bố trí, phân công nhiệm vụ và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của thanh tra viên;
c) Đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho thi nâng ngạch, chuyển ngạch, điều động; phối hợp đào tạo, bồi dưỡng đối với thanh tra viên trong cơ quan;
d) Đánh giá thanh tra viên thuộc quyền quản lý theo quy định;
đ) Quản lý, kiểm tra việc sử dụng phù hiệu, biển hiệu, thẻ thanh tra viên trong phạm vi được phân cấp quản lý;
e) Thống kê và báo cáo tình hình thanh tra viên thuộc quyền quản lý cho cơ quan quản lý thanh tra viên cấp trên;
g) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với thanh tra viên thuộc cơ quan theo quy định của pháp luật;
h) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thanh tra viên.
2. Thanh tra Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quản lý về thanh tra viên theo quy định tại
Điều 22. Khen thưởng, xử lý vi phạm
1. Thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra có thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Thanh tra viên lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì được xét để nâng ngạch, nâng bậc lương trước thời hạn theo quy định của Chính phủ.
2. Thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 191-HĐBT ngày 18 tháng 6 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quy chế thanh tra viên và việc sử dụng cộng tác viên thanh tra.
2. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này.
1. Tổng Thanh tra hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
| TM. CHÍNH PHỦ |
- 1Nghị định 191-HĐBT năm 1991 ban hành Quy chế thanh tra viên và việc sử dụng cộng tác viên thanh tra do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Nghị định 97/2011/NĐ-CP quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra
- 3Nghị định 92/2014/NĐ-CP sửa đổi Khoản 1 Điều 16 Nghị định 97/2011/NĐ-CP quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra
- 1Luật Công an nhân dân 2005
- 2Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998
- 3Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999
- 4Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, Công chức năm 2000
- 5Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 6Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003
- 7Luật Thanh tra 2004
- 8Công văn số 6015/VPCP-VX về việc Thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề thanh tra trong Công an nhân dân do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9Thông tư 2313/2007/TT-TTCP hướng dẫn mẫu thẻ Thanh tra và việc quản lý, sử dụng thẻ Thanh tra do Thanh tra Chính phủ ban hành
- 10Thông tư liên tịch 2478/2007/TTLT-TTCP-BNV-BTC-BCA hướng dẫn chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra đối với Thanh tra viên Công an nhân dân do Thanh tra Chính phủ - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính - Bộ Công an ban hành
- 11Thông tư liên tịch 150/2007/TTLT-BTC-TTCP hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát trang phục của thanh tra viên, cán bộ thuộc các cơ quan Thanh tra Nhà nước do Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ ban hành
- 12Quyết định 09/2010/QĐ-TTg quy định tiêu chuẩn các ngạch Thanh tra viên Công an nhân dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Thông tư 20/2010/TT-BLĐTBXH quy định về cộng tác viên thanh tra dạy nghề và hoạt động tự thanh tra, kiểm tra trong các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 14Thông tư 03/2010/TT-TTCP hướng dẫn về màu sắc, chất liệu, quy cách và quản lý, sử dụng trang phục của thanh tra viên, cán bộ thuộc các cơ quan Thanh tra Nhà nước do Thanh tra Chính phủ ban hành
- 15Nghị định 92/2014/NĐ-CP sửa đổi Khoản 1 Điều 16 Nghị định 97/2011/NĐ-CP quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra
Nghị định 100/2007/NĐ-CP về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra
- Số hiệu: 100/2007/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 13/06/2007
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: 07/07/2007
- Số công báo: Từ số 440 đến số 441
- Ngày hiệu lực: 22/07/2007
- Ngày hết hiệu lực: 15/12/2011
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực